Xu Hướng 4/2023 # 6+ Lưu Ý Quan Trọng Phong Thủy Về Nhà Mới Đón Tài Lộc # Top 4 View | Hartford-institute.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # 6+ Lưu Ý Quan Trọng Phong Thủy Về Nhà Mới Đón Tài Lộc # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết 6+ Lưu Ý Quan Trọng Phong Thủy Về Nhà Mới Đón Tài Lộc được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi chuẩn bị về nhà mới chúng ta phải xin phép thổ công cho động thổ để đào móng chuẩn bị có việc xây nhà, nghi lễ này là một trong nghi lễ quan trọng, nó quyết định vận mệnh của căn nhà và các thành viên sống trong căn nhà đó có được những may mắn, cuộc sống âm êm hay không.

Khi chúng ta đã hoàn thiện một căn nhà, nghi lễ quan trọng số 2 chính là lễ cất nóc, nghi lễ này cũng quan trọng không kém lễ động thổ. Chính thức căn nhà của chúng ta đã xong và nghi lễ sẽ xin phép thần linh, thổ địa cho chúng ta chuẩn bị dọn về nhà mới, nghi lễ này sẽ giúp những mong cầu của chúng ta gửi tới thần linh thổ địa, đón tài lộc và sức khoẻ đến với các thành viên trong gia đình

Lễ nhập trạch

Lễ báo cáo ông bà tổ tiên, thần linh rằng chúng ta chuyển đến nhà mới, đón những điều tốt đẹp và mong cầu có một cuộc sống mới với niềm vui và sự hạnh phúc, công việc thuận lợi gia đình êm ấm, hạnh phúc hơn.

Chọn ngày tốt

Chọn ngày tốt là việc rất quan trọng với việc chuyển về nhà mới, ngày được chọn phải hợp với tuổi và ngày tháng năm sinh của gia chủ. Thông thường ngày chuyển nhà sẽ vào buổi sáng để lấy sinh khí và kiêng kỵ chuyển vào buổi tối.

Ngày về nhà mới không phải là ngày tân gia nên chỉ cần những người sống trong nhà mới có mặt đẩy đủ là được.

Nếu nghi lễ nhập trạch chọn ngày mới để nhập trạch mà chưa chuyển đến ngay thì gia chủ nên ngủ lại một đêm ở đó.

Làm mới không gian

Ngay khi về nhà mới chúng ta nên bật sáng hết tất cả các bóng đèn và xả hết tất cả các vòi nước để lưu thông đường ống trong nhà, cũng như lưu thông trấn trạch trong nhà.

Thần linh và gia tiên

Bài vị gia tiên cực kỳ quan trọng, người mang vào nên là gia chủ mang vào và bước vào đầu tiên, các thành viên khác theo sau rắc tiền vàng để cầu mong gia tiên sẽ phù hộ và ban phước cho tài lộc đến với gia đình. Tránh đi tay không vào nhà, người mang thai không được tham gia nghi lễ.

Quý gia chủ muốn được tư vấn miễn phí về Phong Thuỷ

Tìm hiểu thêm kiến thức về phong thuỷ

3 Lưu Ý Khoa Học Và Phong Thủy Mái Nhà Quan Trọng

Tầm quan trọng của mái nhà trong thiết kế

Trong phong thủy nhà ở, mái nhà thường được coi là nơi tụ khí, ảnh hưởng đến cả gia đình trong quá trình sinh sống. Mái nhà là quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống các thành viên. Vì thế, mái nhà thiết kế phù hợp không chỉ khiến căn nhà thêm đẹp hơn mà còn đem lại sự thư thái, an lành cho cả gia đình bạn. Do đó, những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.

Những lưu ý khoa học khi thiết kế mái nhà

Mái nhà trong kiến trúc ngày nay rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao nhưng dù thiết kế theo phong cách nào thì chúng ta vẫn luôn luôn lưu ý đáp ứng 3 chức năng quan trọng của mái nhà trong phong thủy: “Bài thủy – cách nhiệt – triệt lôi”.

1. Yếu tố bài thủy

Để mái nhà vững chắc trong mùa mưa gió của miền nhiệt đới xưa ông cha ta thường dùng rơm rạ để làm mái vì đây là chất liệu ngậm nước và khả năng thoát nước mạnh. Nhưng ngày nay để làm mái, con người có nhiều sự lựa chọn về vật liệu như tôn, ngói, tấm lợp sinh thái….Dù là nguyên liệu gì thì mái vẫn phải đảm bảo độ dốc để thoát lượng nước càng nhanh càng tốt.

2. Yếu tố cách nhiệt

Ngoài việc an toàn vào mùa mưa thì mái cần tạo cho không khí mát mẻ những ngày hè nóng bức; đây cũng là lý do người xưa thường dùng rơm rạ. Do vậy, theo mục đích sử dụng mà ta cần lựa chọn những vật liệu thích hợp: mái để ở nên dùng ngói, hoặc tôn cách nhiệt hoặc tấm lợp sinh thái…

3. Yếu tố triệt lôi của ngôi nhà

Những kiêng kị phong thủy và cách khắc phục với từng loại hình mái nhà:

1. Nóc mái hình tam giác

Với mái hình tam giác lại có độ dốc quá lớn dễ làm cho khí trong và ngoài nhà biến đổi dị thường. Bởi vậy, cách khắc phục tốt nhất là cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mới nghiêng ra ngoài, như vậy vừa đẹp lại vừa phù hợp với yêu cầu phong thủy.

2. Mái dốc về một phía

Kiểu mái này dễ làm cho ánh nắng chiếu dọi vào trong nhà, làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ khí của cơ thể người. Khắc phục bằng cách nâng cao một mái lên cách mặt là 3m và ở phía bên kia nên thiết lập mái mới, dài 3m là lý tưởng nhất.

Ngày nay, nhiều người thường thiết kế kiểu mái này để tận dụng làm sân thượng, đồng thời làm sân phơi hoặc hóng mát buổi tối. Vì là mái bằng phẳng nên truyền nhiệt khá nhanh, khiến không khí trong nhà luôn nóng bức về mùa hè và lạnh lẽo về mùa đông, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bên trong. Khắc phục bằng cách: nếu mái gỗ thì nên nâng cao nền, nếu giấy dán tường trong nhà là loại plastic thì nên đổi bằng vải hoặc ốp ván mỏng; nếu nhà kiểu Tây hoặc biệt thự, có thể bóc gõ những vật liệu hợp chất hóa học, vật liệu tổng hợp kiểu mới ra ốp bằng ván gỗ mỏng lên tường, mặt nền nên lát bằng gỗ dày sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, ấm áp hơn.

4. Mái giữa cao hai bên thấp

Mái nhà này lồi lõm không bằng phẳng, tốc độ nước mưa xối xuống nhanh và mức độ xâm thực của nước cũng tăng, vật liệu chóng mục và chỗ tiếp giáp của mái cũng bị ảnh hưởng không tốt. Khi lựa chọn dùng loại mái này, cần phải chú ý tới việc lắp đặt vật liệu xây dựng có chất lượng tốt.

Mái nhà cao có vai trò rất quan trọng trong việc tránh nước mưa và gió. Do đó, khi xây mái nhà nhất định phải biết sự cần thiết, phải xây mái cao và chú ý đến chất liệu làm mái nhà. Hiện nay có rất nhiều vật liệu xây dựng, độ nghiêng dốc của mái nhà cũng phải phụ thuộc vào chất liệu xây dựng. Chất liệu làm mái cũng nên lựa chọn những loại thuộc về thực vật có chứa nước như rơm rạ, cỏ, cỏ tranh, tấm ván… Độ nghiêng của mái nhà phải lớn mới có thể chống nước mưa dễ dàng. Nếu dùng ngói thì phần ngói xếp đè lên nhau phải lớn để tránh nước mưa chảy ngược lại hoặc bị gió lật ngược. Ngoài ra, cũng có thể dùng tấm thép, tấm nhôm để lợp mái nhà, có điều giá thành cao hơn.

Bất kể mái nhà làm bằng chất liệu gì, có hình dạng như thế nào thì việc chống mưa dột, gió lùa là điều rất quan trọng. Bởi thế cần phải sớm sửa chữa phần mái bị dột nước mưa để giảm bớt nguy hiểm. Trong sách cổ xưa người ta gọi là “vị vũ trù mưu”.

Nhà bị dột nước hay mái trên ngói nhà không chắc chắn là dấu hiệu người trong nhà bị bệnh tật, cần phải cẩn thận. Mái nhà không chắc chắn thể hiện ngôi nhà đã quá cũ.

Mái nhà là bộ phận quan trọng và nổi bật của mỗi nhà; nếu mái nhà bị dột mưa hay ngói trên nhà không chắc chắn là do thiếu tu sửa. Hơn nữa nhà bị dột sẽ dẫn đến tai họa liên tiếp, bởi thế người ta có câu: “nhà dột do gặp nhiều mưa liên tiếp, thuyền hỏng do nằm ở đầu gió”.

Nhà Sang luôn muốn lắng nghe ý kiến khách hàng để dựa trên chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm lâu năm để đưa ra những tư vấn hợp lý nhất cùng với khách hàng kiến tạo nên không gian sống lý tưởng mang đậm phong cách, cá tính riêng từng chủ đầu tư.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí tận tình.

9 Lưu Ý Về Phong Thủy Nhà Ở Khi Dọn Về Nhà Mới

Từ xưa đến nay, theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt, chuyển về nhà mới luôn là một chuyện đại sự. Nếu sơ ý, gia chủ rất dễ phạm phải những điều kiêng kỵ về phong thủy nhà ở. Chính vì không lưu tâm đến vấn đề này mà nhiều gia đình gặp những chuyện không may, mất hòa khí, mất lộc,…

1. Chọn ngày tốt nhập trạch

Việc chọn ngày lành chuyển nhà tượng trưng cho một khởi đầu tốt đẹp. Mọi chuyện sau đó cũng vì thế mà may mắn, suôn sẻ hơn. Nhiều người tin rằng, ra mắt thần linh, thổ địa vào những ngày trời đất hòa hợp sẽ tốt cho phong thủy nhà ở, đem đến nhiều tài vận cho gia chủ. Quan niệm dân gian cho rằng khi chọn ngày chuyển nhà, gia chủ nên chọn ngày “Thủy” và tránh chọn ngày “Hỏa”, tốt nhất là vào ngày có Dịch Mã hay ngày Tam hợp, ngày Hoàng đạo, ngày Trực Thành…

Ngược lại, gia chủ cần tránh một số ngày xấu như ngày Hắc đạo, ngày Trực Phá, ngày Đại bại, ngày Tam Nương, ngày Dương công kỵ Nhật, ngày mùng 1 và ngày rằm 15 âm lịch. Ngoài ra, khi xem ngày để chuyển nhà cũng nên chú ý một chút đến con giáp của gia chủ, nếu con giáp đó xung với ngày là dấu hiệu không lành, nên tránh chọn những ngày đó.

Từ xa xưa, ông bà ta đã rất kiêng chuyển nhà vào ban đêm. Theo quan niệm phong thủy nhà ở, buổi sáng là thời gian con người sống và làm việc, còn tối đến là thời điểm để nghỉ ngơi, xum vầy. Chính vì vậy, việc chuyển nhà vào đêm ám chỉ một cuộc sống không an nhàn, vất vả ngược xuôi ngày đêm. Sáng sớm hoặc buổi trưa là khoảng thời gian đẹp nhất để thực hiện việc chuyển nhà. Gia chủ nên cố gắng sắp xếp thời gian để chuyển vào nhà mới trước khi mặt trời lặn, tốt hơn hết, gia chủ nên hoàn thành việc chuyển nhà trước 15h (3 giờ chiều).

2. Cúng thổ địa, thần linh

Nhập trạch không thể thiếu nghi thức cúng bái, thắp hương các vị thổ thần, thổ địa, khấn phù hộ độ trì và cầu bình an cho gia chủ. Cũng giống đăng ký hộ khẩu, lễ cúng thổ địa thần linh như lời chào hỏi và xin phép các vị cho gia chủ “nhập khẩu cư trú” tại vùng đất ấy.

Trong nghi thức cúng thổ địa, thần linh, mâm lễ phải được bày biện trang trọng và đầy đủ hoa hương, vàng mã, cau trầu,… để không làm phật ý các Ngài.

3. Xông nhà cải thiện phong thủy nhà ở

Đặc biệt là những ngôi nhà lâu ngày không có người ở, ẩm mốc lâu ngày. Việc xông nhà giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày, tẩy ô uế và đẩy các năng lượng xấu ra khỏi nhà.

4. Nấu ăn trong ngày đầu tiên đến ở

Để cầu chúc tài lộc, sức khỏe dồi dào cho các thành viên trong gia đình, bạn hãy nhớ nổi lửa đun một ấm nước. Khi lấy nước để đun, nhớ mở vòi nước vừa phải, để nước chảy từ từ. Nước chảy không ngừng tượng trưng cho tài lộc không bao giờ cạn, gia chủ lúc nào cũng sung túc đủ đầy. Còn việc nổi lửa đun nước là ngụ ý cầu mong cho cuộc sống sau này lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, người sống trong nhà sinh lực dồi dào, tràn đầy nhiệt huyết.

5. Thay thế cây cảnh đã héo trong nhà

Khi chuyển tới nhà mới, bạn nên dạo quanh nhà và thay thế tất cả các cây cảnh đã héo úa. Theo nguyên tắc phong thủy nhà ở, cây cảnh chết tượng trưng cho vận khí xấu, mang đến không khí u buồn, thiếu sức sống cho ngôi nhà mới của bạn.

6. Phụ nữ có thai nên kiêng tham gia chuyển nhà

Xuất phát từ quan niệm về Thần Thai, dân gian cho rằng khi một người phụ nữ mang thai, Thần Thai sẽ cư ngụ trong các đồ vật và vị trí khác nhau trong tư gia để bảo vệ cho người mẹ và đứa bé. Chính vì vậy, việc chuyển nhà, di chuyển đồ đạc sẽ gây động đến Thần Thai, mang đến vận xui cho gia đình và không tốt cho sức khỏe thai phụ cũng như phong thủy nhà ở. Tuy vậy, đó cũng chỉ là quan niệm lưu truyền trong dân gian chưa biết rõ thực hư nên không thể nói rằng người có thai tuyệt đối không được tham gia vào việc chuyển nhà. Nếu muốn, thai phụ hoàn toàn có thể phụ giúp việc chuyển nhà nhưng tránh mang vác đồ vật nặng và hết sức cẩn thận khi phải di chuyển đồ đạc lên xuống cầu thang.

7. Không dùng chổi và cây lau nhà cũ

Không đem theo chồi và cây lau nhà cũ qua nhà mới để tránh mang rắc rối, xui xẻo từ nhà cũ sang nơi ở mới. Không chỉ riêng 2 món đồ trên, các đồ đạc đã cũ kỹ cũng nên bỏ hoặc thanh lý để ngôi nhà thêm nhiều vận khí tốt, khang trang và sạch sẽ hơn, ví dụ như thảm lau nhà, nồi niêu, chén bát và đặc biệt là nệm, chăn, ga, gối. Trong phong thủy nhà ở, chuyển nhà còn được gọi là “nhập hỏa”. Nhập hỏa ở đây mang ý chuyển dịch về trường khí của con người, vì thế cần phải mang gối hay các vật dụng chăm sóc giấc ngủ mới như nệm, chăn ga mới vào nhà mới. Tùy theo số lượng người ở trong nhà mà mang số gối tương đương vào nhà, lại sắp xếp gối ở vị trí giường của từng người. Điều này tượng trưng cho một cuộc sống mới bắt đầu, mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cả gia đình.

Tham khảo một số sản phẩm Nệm, Chăn – Ga – Gối chính hãng tại Vua Nệm:

Bên cạnh đó, ngày chuyển vào nhà mới, gia chủ tuyệt đối không được đi tay không vào nhà. Khi bước vào nhà, trên tay nên cầm đồ đạc, một là những đồ quý giá, hai là đồ dùng sinh hoạt, có vậy mới đúng với phong thủy nhà ở. Ngày xưa, người ta thường mang theo một hũ gạo khi bước vào nhà mới để cầu mong một cuộc sống đầy đủ ấm no, không phải trăn trở về chuyện “cơm áo gạo tiền”. Ngày nay, hũ gạo có vẻ không còn hợp thời lắm, chính vì vậy gia chủ có thể lựa chọn các đồ vật như chăn gối ngụ ý cuộc sống “chăn ấm nệm êm” không trải qua sóng gió bôn ba nữa. Ngoài ra, nhiều người tin rằng càm theo thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, vàng bạc, tiền đô thì cũng có nghĩa là mang tài lộc về nhà, để tài vận của gia chủ luôn luôn tăng tiến, không bị sa sút khi chuyển đến nơi ở mới.

8. Giữ hòa khí trong ngày đầu chuyển nhà

Dân gian có câu “Đầu xuôi, đuôi lọt” ngụ ý nếu khởi đầu tốt đẹp thì mọi chuyện về sau cũng vì thế mà suôn sẻ hơn. Vì vậy, các thành viên nên tránh cãi vã, gây mất hòa khí trong gia đình vào ngày đầu tiên chuyển nhà. Gia chủ đặc biệt không nên la mắng con nít.

9. Không đón khách vào ngày nhập trạch

Việc nhập trạch chỉ nên gồm các thành viên trong gia đình. Nếu khách muốn đến chung vui với gia chủ, bạn có thể sắp xếp dịp này vào một ngày khác. Bởi lẽ trong dịp như thế, thông thường mọi người sẽ ăn uống, không tránh khỏi sát sinh nhiều để chế biến các món đãi quan khách. Cánh đàn ông lại không thể thiếu bia rượu, mà rượu vào lời ra, dễ dẫn đến cãi vã, to tiếng và xô xát. Mất hòa khí trong ngày đầu tiên chuyển đến nhà mới là một điều tuyệt đối kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở.

Bạn có biết, rất nhiều gia đình đã vô tình rước vận xui vào người do thiếu kiến thức phong thủy nhà ở?

Hy vọng qua bài viết này bạn biết thêm nhiều điều về phong thủy nhà đất khi chuyển đến nơi ở mới và bớt lo lắng hơn về các vấn đề này. Vua Nệm chúc mừng bạn có một căn tư gia mới, khang trang hơn để đón năm mới Canh Tý 2020!

Nếu bạn có nhu cầu lựa chọn cho mình một chiếc nệm ưng ý cho căn nhà mới của bạn, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).

Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.

Phong Thủy Phòng Thờ: 9 Điều Cấm Kỵ &Amp; Những Lưu Ý Quan Trọng

9 điều cấm kỵ trong không gian thờ

Bởi vậy, 9 điều đại kỵ trong phong thủy phòng thờ phải kiêng kỵ tránh tại họa ập đến là:

Đặt gương đối diện bàn thờ

Đặt bàn thờ cạnh bếp, phòng vệ sinh hoặc phòng tắm

Đặt bàn thờ đối diện bếp, phòng vệ sinh hoặc phòng tắm

Đặt bàn thờ dưới gầm cầu thang

Đặt bàn thờ ngược hướng nhà

Đặt bàn thờ gần lối ra vào

Đặt bàn thờ trong phòng ngủ

Để ánh sáng và gió rọi thẳng vào bàn thờ

Đặt bàn thờ nhìn hướng Ngũ Quỷ

Kinh nghiệm thiết kế phòng thờ hợp phong thủy

1. Vị trí và hướng của phòng thờ

Vị trí phòng thờ nên đặt ở nơi kín đáo từ hướng cửa nhìn vào. Tốt nhất là nên đặt phòng thờ từ tầng 2 trở lên.

Hướng của phòng thờ tránh nhìn hướng Ngũ Quỷ và nên mang tính dương ngược hướng ánh sắng mặt trời.

2. Kích thước và màu sắc của phòng thờ

Phòng thờ có thể chiếm một không gian lớn trong căn hộ nhà bạn. Tùy theo kích thước của bàn thờ mà phòng thờ cũng có kích thước khác. Phòng thờ phải có kích thước đủ lớn và đủ không gian cho nhiều người sử dụng, không cần quá rộng.

3. Trang trí và bày biện

Trong phòng thờ không nên để quá nhiều đồ đạc mà tập tủng chủ yếu mang lại không gian thanh tịnh cho nên bạn chỉ nên bố trí vật dụng ở xung quanh phòng thờ. Chính giữa phòng thờ nên để trống để gia đình có thể hành lễ khấn bái.

Ngoài ra, các vật dụng trong phòng thờ và trên bàn thờ nên bố trí đối xứng.

4. Nguyên tắc chiếu sáng phòng thờ

Không gian ấm cúng và trang nghiêm của phòng thờ thích hợp khi sử dụng bóng đèn phát ánh sáng màu vàng dịu. Ánh sáng của đèn trong phòng thờ không được quá gắt mà phải dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng không gian thờ.

Những lưu ý khi thiết kế không gian phòng thờ

1. Cửa sổ phòng thờ

Nếu trong phòng thờ có cửa sổ để thông thoáng khí thì nên thiết kế xa bàn thờ tránh ánh sáng và gió trời rọi trực tiếp vào bàn thờ.

2. Rèm cửa sổ phòng thờ

Chọn rèm cửa sổ phòng thờ bạn nên chú ý đến màu sắc sao cho hài hòa với gam màu của căn phòng. Phòng thờ nên chọn rèm cửa màu đậm hơn so với màu sơn tường.

3. Phòng thờ kết hợp phòng khách

Đối với những căn hộ chung cư thì bàn thờ thường được đặt chung tại phòng khách. Bạn chỉ cần lưu ý không đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh hoặc bếp ăn là được.

4. Tranh treo ở phòng thờ

Tranh phong thủy treo trong phòng thờ không chỉ mang mục đích trang trí mà còn đem đến những vượng khí và tài lộc nếu sử dụng hợp lý.

5. Gạch lát nền và trần của phòng thờ

Trần của phòng thờ nên cao hơn bàn thờ một mức lý tưởng để khi đốt nhang không bị đen. Phòng thờ nên làm trần bằng thạch cao sẽ không lo bám màu khói khi thắp nhang.

Gạch lát nền của phòng thờ cũng tương tự như trên, không nên sử dụng những màu sặc sỡ. Phòng thờ nên lát gạch có màu tối chủ đạo là màu gỗ hoặc lát nền bằng gỗ thì càng tốt.

6. Xây phòng thờ trên sân thượng

Phòng thờ được xây ở tầng cao nhât (tầng thượng) sẽ tránh được những hoạt động của gia chủ tác động là điều rất tốt. Tuy nhiên trên sân thượng phải có một phòng rộng và thoáng mát hạn chế ánh sáng mặt trời.

7. Phòng thờ ở tầng lửng

Phòng thờ hoàn toàn có thể đặt ở tầng lửng nhưng phải đảm bảo tránh nằm trên nhà vệ sinh hoặc đối diện cầu thang.

Bên cạnh đó, việc đặt phòng thờ ở tầng lửng khiến cho không gian thờ có thể nhỏ gây khó khăn hơn một chút cho việc sinh hoạt một chút.

8. Phòng thờ kết hợp phòng đọc sách

Không gian thờ cúng yên tĩnh hoàn toàn phù hợp sử dụng kết hợp với việc đọc sách. Hơn nữa, bạn có thể tĩnh tâm và tập trung hơn khi đọc sách trong phòng thờ mà không lo sợ tội thất kính.

Cập nhật thông tin chi tiết về 6+ Lưu Ý Quan Trọng Phong Thủy Về Nhà Mới Đón Tài Lộc trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!