Xu Hướng 10/2023 # Bi, Hài Chuyện Xem Bói Đầu Năm # Top 17 Xem Nhiều | Hartford-institute.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bi, Hài Chuyện Xem Bói Đầu Năm # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bi, Hài Chuyện Xem Bói Đầu Năm được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bi, hài chuyện xem bói đầu năm

(ANTĐ) – Đầu năm mới là thời điểm nhiều người đi xem bói với mong muốn xem năm nay mình có gặp may mắn hay vận hạn gì không. Người xem bói thường vui thì ít buồn lo thì nhiều.

Thấy nhiều người đã truyền tai nhau một số địa chỉ xem bói như nhà thầy X, ở Văn Lâm, Hưng Yên, thầy V, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, thầy T ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh… xem đâu trúng đấy, chị Vũ Thanh Trà, ở khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, quận Cầu Giấy bèn rủ cô bạn đến nhà thầy V, ở Hoài Đức. Lặn lội đi từ 5h sáng nhưng chị Trà phải xếp hàng chờ đến 2h chiều mới tới lượt. Vừa nhìn thấy chị Trà, thầy V phán ngay: “Có chồng làm “sếp”, thường xuyên đi công tác đúng không”? Thấy chị Trà gật đầu, “thầy” nói một lèo: “Thế thì năm nay nhà chị có hạn nặng, từ chồng chị đấy. Chồng chị sẽ phát sinh tình cảm với một người phụ nữ vốn là bạn lâu năm. Mối quan hệ này sẽ rất khó “gỡ”. Chị muốn “giải hạn” phải thật thành tâm, chuẩn bị lễ đầy đủ, hàng tháng qua đây mới được”.

Nghe vậy, chị Trà rụng rời chân tay. Khi về đến nhà, nghe chồng nói chuẩn bị phải đi công tác đầu năm, chị Trà lại càng tin vào lời thầy V. Chị nằng nặc yêu cầu chồng ở nhà rồi tự ý đến gặp cấp trên của chồng xin cho chồng hoãn chuyến công tác để… lo việc gia đình đồng thời lục tung đồ đạc, tra hỏi chồng về mọi chuyện. Trước thái độ khó hiểu của vợ, chồng chị Trà đùng đùng nổi giận xách vali ra khỏi nhà kèm theo lời nhắn vào máy điện thoại của vợ “sẽ không về nhà nếu không nhận được lời giải thích thỏa đáng”… Trước thái độ kiên quyết của chồng, chị Trà than thở: “Tự dưng mất tiền mà rước lo vào người, gia đình đầu năm đã lục đục. Đúng là chả có cái dại nào giống cái dại nào”…

Với mong muốn lấy chồng trong năm Tân Mão, chị Dương Ngọc Hà, 27 tuổi, ở phố Núi Trúc, quận Ba Đình đã lặn lội sang Bắc Ninh để xem bói. Sau khi nghe Hà trình bày hoàn cảnh “đã yêu nhau được 5 năm nhưng người yêu chưa muốn cưới”, ông thầy bèn phán một câu xanh rờn: “Cô đúng là có thân phận giống… Thúy Kiều, tài hoa nhưng phận không suôn sẻ. Sở dĩ người yêu chưa muốn cưới là do cô và anh ta còn có mối duyên từ kiếp trước nhưng chưa cắt nên hai người chưa đến được với nhau. Nếu không nhanh chóng làm lễ cắt tiền duyên thì trong năm nay không những không cưới được mà tình yêu còn gặp lận đận trắc trở, thậm chí bỏ nhau”. Nghe thầy nói vậy, Hà buồn rầu, ăn uống không yên, bỏ bê mọi công việc.

“Tiền mất, tật mang”

Vào những ngày tết, tranh thủ lượng người du xuân tăng mạnh, các điểm xem bói ở Hà Nội đua nhau “mọc” lên. Tại nơi công cộng, chỉ cần du khách vừa ngồi xuống ghế đá là những phụ nữ xem bói dạo xuất hiện, chèo kéo mời xem chỉ tay. Giá cả xem bói cũng khá đa dạng. Với những người bói dạo ở các công viên, cổng chùa, mức giá từ 50.000 – 100.000 đồng.

Không chỉ xem bói trực tiếp mà hiện nay nhiều người có nhu cầu còn có thể xem bói… qua mạng Internet. Chỉ cần nhấp chuột và điền đầy đủ thông tin về bản thân (tên, tuổi, giới tính, ngày tháng năm sinh, sở thích…) là bạn đã có thể tự xem vận may, những cơ hội trong năm mới cho mình và cho người thân. Dịch vụ xem bói trực tuyến này ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.

Các nhà tâm lý học cho rằng, việc đi lễ chùa đầu năm, làm từ thiện… là điều nên làm để tâm linh được thanh thản, nhẹ nhõm, từ đó công việc làm ăn học hành, sức khỏe cũng theo đó được cải thiện. Tuy nhiên, nếu việc đi lễ chùa, bói toán, cúng bái trở nên thái quá sẽ trở thành mê tín dị đoan. Chuyện các thầy bói nói dựa, nói láo để ăn tiền đã khá phổ biến. Người có khả năng xem bói, tướng số thực sự là rất hiếm. Hầu hết các “thầy bói” hiện nay chỉ nói theo kiểu “may thì trúng”, “phán” bừa, lung tung, không có cơ sở khoa học và thực tế, lợi dụng sự cả tin, mê tín của người xem để hù dọa, moi tiền.

Người xưa đã có câu: “Bói ra ma, quét nhà ra rác”. Xem bói đầu năm để có những kế hoạch chuẩn bị cho tương lai là điều cần thiết, song không nên quá tin tưởng vào lời thầy bói để chuốc lo lắng, muộn phiền vào mình. Khi đi xem, người xem nên có sự tỉnh táo, cảnh giác trước các chiêu lừa đảo, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa văn hoá và mê tín, kẻo vừa mất tiền, vừa tổn hại sức khỏe lại phá vỡ hạnh phúc gia đình.

Bi Hài Xem Bói Đầu Năm

Đến đường Điện Biên Phủ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), hỏi thầy L xem bói thì hầu như ai cũng biết. Nhiều người truyền tai nhau rằng thầy L xem bài tây và cau, phán đúng lắm, từ chuyện học hành, tình duyên, nhà cửa, đất cát, công danh, sự nghiệp… Nhà thầy L là một phòng ở tầng 3, chật chội, bừa bộn trong một căn hộ cũ nằm trên đường Điện Biên Phủ. Khi chúng tôi có mặt, thầy đang ngồi trên giường cuốn chăn quanh người cho ấm để xem, đếm sơ sơ chỉ tính riêng buổi chiều hôm đó thầy xem cho chừng chục người, mọi người đến xem dường như đều biết giá chung nên khi xong đều tế nhị để lại 100.000 đồng ở chiếc bàn của thầy. Theo quan sát của phóng viên thì khi xem cau, thầy lấy dao bổ đôi quả cau ra và ai được thầy phán mua cau đẹp thì y rằng mặt mày hớn hở, tin rằng mua cau đẹp thế thì năm tới chắc chắn may mắn, cầu gì được nấy. Mà như một liều thuốc tinh thần, gần chục người xem thầy đều phán: “Cau mua đẹp đấy!”. Chả biết cau đẹp nghĩa là thế nào, có người thắc mắc: “Hạt cau lỗ chỗ thế này mà cũng đẹp hả cô?” thì thầy chỉ trả lời chỏng lỏn: “Quá đẹp ấy chứ”.

Thầy L không phán gì nhiều, chủ yếu đưa ra những lời khuyên không có căn cứ nhưng nhiều người cứ gọi là “tin đứ đừ”, năm tới cứ thế mà làm. Một chị khác thầy bảo vợ chồng hai tuổi đại kỵ, ra chùa làm lễ dâng một hình nhân thế mạng, một ông voi vàng. “Hai tuổi đại kỵ, sao mày không làm lễ sớm. Ra chùa làm lễ, kêu nhiều vào, kêu Đức ông cho nó nghe lời mình”. Thầy còn khuyên: Đừng làm ở chùa X, sư trụ trì ở đó lung tung lắm, toàn bồ bịch, gái gú, uống cà phê, cờ bạc như điên, không thiêng đâu. Phủ Y thì toàn xin cờ bạc thôi, cứ tìm hiểu xem chùa nào thiêng hãy làm…

Một điểm chung của các thầy bói là sẽ khơi ra một điểm nào đó, nếu khách xem xác nhận thì thầy sẽ dựa theo đó mà nói tiếp, còn nếu không xác nhận thì sẽ chuyển sang một hướng khác theo kiểu nước đôi. Một thầy khác là thầy Đ ở Nguyễn Lương Bằng, khi chúng tôi có mặt thầy đang xem cho vài bạn trẻ có vẻ đang là sinh viên. Thầy bảo, cháu đã từng yêu hai người, 25 tuổi sẽ cưới chồng. Bạn trẻ tỏ vẻ lưỡng lự lắc đầu phản đối việc mình yêu hai người thì thầy tiếp luôn không để khách kịp phản bác: “Là bác nói yêu hai người sâu đậm, còn yêu vớ vẩn bác không tính, có mà chả 5-6 người ấy chứ. Nói chung đường tình duyên cũng lận đận, phải làm lễ cắt tiền duyên mới ổn…”.

Thủ tục rườm rà là vậy, nhưng đa số những điều cô Q nói đều hú họa, nói dựa, nói những thứ không ai kiểm chứng được. Một khách xem bói khi ra khỏi cổng nhà cô Q ngán ngẩm, tiếc công đi và tiền xem bói. Chị này cho biết: Cô nói về gia đình, nhà cửa, đất cát cái gì cũng sai. Mình đang thất nghiệp, hỏi cô xem công việc thế nào thì cô lại bảo: Cứ làm công việc hiện tại đi, đừng tìm việc mới làm gì, cũng đừng hùn hạp với ai…

Trong quá trình viết bài này, chúng tôi cứ tự hỏi không hiểu sao người ta lại thích xem bói toán đến vậy, người tin đã đành, có những người thầy phán sai lè lè vẫn miệt mài đi xem. Chẳng thế mới có chuyện khi phóng viên gõ cửa các thầy với ngỏ ý muốn xem bói thì nhiều thầy còn “làm kiêu”. Thầy Tr nổi tiếng xem tử vi ở phố Nguyễn An Ninh ngay từ sáng sớm đã có gần chục người ngồi xếp hàng trên gác để chờ thầy ăn sáng xong sẽ xem cho. Khách mới đến, thầy phải hỏi luôn là đã có bảng tử vi chưa, nếu có bảng rồi, tức là khách cũ đã được thầy kẻ bảng tử vi từ những năm trước, giờ đến chỉ việc đọc xem năm nay làm ăn, vận hạn ra sao thì thầy mới tiếp. Khách chưa có bảng thì thầy hẹn qua tháng 2 mới xem được vì giờ đông quá, thầy không có thời gian. Hay như cô T ở Khâm Thiên, phóng viên chầu chực nhưng mấy lần đều không được cô tiếp. Lần thì bảo cô mới đi lễ về, mệt lắm hẹn lúc khác quay lại. Lần thì người nhà cô bảo đêm qua cô xem đến nửa đêm, giờ còn phải nghỉ ngơi…

Chia sẻ này cũng giống với quan sát của chúng tôi. Các thầy thường phán những chi tiết chung chung, kiểu đúng với… tất cả mọi người, phải ai thì người ấy cứ áp vào mình, lại càng tin. Chẳng hạn người trẻ thì thầy bảo: Vợ chồng hay cãi nhau vặt hả? (cãi nhau vặt thì vợ chồng nào chả có). Người thì thầy bảo có vong bà cô, ông chú gì đó chết trẻ theo (thời chiến tranh, nạn đói nhà ai chả có người chết trẻ, còn vong có theo hay không thì có trời mới biết), rồi thì bảo nhà cửa, đất cát đẹp, xấu, cẩn thận vận hạn tháng này, tháng này… Nói thế mà dân ta vẫn cứ tin, vẫn đổ xô đi bói toán thì cũng thật… khó tin. Lại nghĩ, nếu người ta chỉ cần bỏ ra 100-200 nghìn đồng mà có người nói trước cho vận hạn, chỉ cho đường đi nước bước trong cuộc sống đã là điều vô lý không tưởng rồi.

Chuyện Bi Hài Chỉ Có Trong Phòng Đẻ

Tử cung mở gần 10 cm bà bầu đau bụng quá vẫn khóc xin “thôi không đẻ nữa”, có sản phụ nhất định chọn ngày đẹp mới ra viện…

Tại phòng đẻ ở các bệnh viện phụ sản, có những câu chuyện mà chỉ có y bác sĩ và bệnh nhân biết với nhau, thầm nhủ sẽ không kể với người thứ ba vì những tình huống dở khóc dở cười. Bác sĩ Lê Quang Hòa, khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chứng kiến rất nhiều tình huống hài hước mà chỉ làm bác sĩ đỡ đẻ mới có cơ hội được trải nghiệm. Bác sĩ vẫn còn nhớ sản phụ quê Hưng Yên sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sản phụ được chỉ định đẻ thường. Khi lên bàn đẻ, tử cung đã mở 8-9 phân bà bầu vẫn cầu xin bác sĩ cho không đẻ nữa với lý do “đau không chịu được”. “Trường hợp này bắt buộc bác sĩ phải nghiêm khắc nói to để át được tiếng la hét của sản phụ, yêu cầu không la hét, dặn dò giữ sức để rặn con ra”, nam bác sĩ chia sẻ.

Cảnh sản phụ la hét “xin thôi đẻ” vì quá đau đớn rất thường gặp ở bệnh viện phụ sản. Có chị em trong cơn đau gọi chồng, gọi mẹ, có sản phụ “bắt đền” chồng để giờ phải chịu đau một mình. Bác sĩ Nguyễn Văn Quyết, công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, còn nhớ sản phụ ở Thái Bình đi đẻ lần đầu nên còn nhiều điều bỡ ngỡ, lo sợ. Mặc áo váy thùng thình của người vượt cạn, sản phụ bước chậm vào phòng đẻ. Chị di từng bước chân như kiểu sắp phải đi đến đoạn đường cùng. Khi bác sĩ yêu cầu cởi váy áo để nằm lên bàn sinh, bà bầu nói: “Cái bàn đẻ này bé quá, em sợ lúc đẻ đau quá lăn lộn ngã xuống đất thì sao”. Bác sĩ phải trấn an: “Ở đây chưa bao giờ có chuyện sản phụ ngã xuống đất khi đẻ cả”.

Sản phụ e ngại cởi từng món quần áo sau khi mặc cả với bác sĩ được mặc áo ngực “để đẻ cho đỡ ngại”, nhất khi người đỡ đẻ là bác sĩ nam. Cũng theo bác sĩ, nhiều sản phụ đi đẻ thắc mắc “sao cả bệnh viện này không có bác sĩ nữ nào?”. Bác sĩ trấn an bệnh nhân: “Đã đi đẻ sản phụ không nên ngại ngần gì nữa”, bác sĩ Quyết cho biết. Cũng theo bác sĩ Quyết, bác sĩ sản khoa nam thì tác phong, thái độ là rất quan trọng. Bác sĩ cần nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng phải có tác phong nghiêm túc, không sỗ sàng để bệnh nhân tin tưởng và người nhà bệnh nhân tôn trọng.

Bác sĩ Lê Quang Hòa kể, sản phụ đẻ thường cần rất nhiều sức để rặn đẻ, nhất là khi những cơn gò đến liền nhau. Vì vậy, thay vì la hét gây mất sức, sản phụ nên cố gắng dành sức. “Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt vào vị trí cố định để nằm chặt, dồn lực xuống phía dưới nhưng cũng có không ít bà bầu không ghìm chặt tay mà huơ lung tung, giơ lên đập xuống rồi la hét”, bác sĩ Hòa kể.

Chị Nhung ở Hà Đông, Hà Nội, chuyển dạ, nhập viện và được chỉ định đẻ thường. Trước khi sinh, chị Nhung tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đi trước mách nước nên đã đem vào phòng đẻ vỏ chai nước để bóp giải tỏa cơn đau. Chỉ bóp được vài cái, cảm thấy không có tác dụng, chị vứt đi chai nước lúc nào không hay rồi huơ tay lung tung, bất chợt chị vơ mạnh vào “chỗ nhạy cảm” của bác sĩ nam đứng bên cạnh. Chỉ khi mẹ tròn con vuông, sức khỏe và tâm lý ổn định trở lại, chị mới cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình. Dù ái ngại nhưng các nam bác sĩ cũng coi đó là “tai nạn nghề nghiệp” mà thôi.

Ngoài việc giúp các sản phụ vượt cạn thành công, các bác sĩ còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác bởi sản phụ đẻ xong nhất định không ra viện mà chờ ngày đẹp. Bác sĩ Quyết cho biết, các bệnh viện phụ sản tuyến trên hầu hết đều quá tải nhất là vào những hôm đẹp ngày.

Sản phụ đẻ thường 2 hôm có thể ra viện, còn đẻ mổ thì lâu hơn một chút. Nhiều sản phụ đẻ mổ nên chọn ngày đẹp cho con ra đời và chọn cả ngày đẹp để đưa con về nhà. Khoa dịch vụ D3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 sản phụ, có hôm đỉnh điểm lên tới hơn 100 sản phụ hầu hết sinh mổ. Sinh xong, theo dõi 6 tiếng, sản phụ được về phòng thường và gặp con. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra sức khỏe của sản phụ và em bé đến khi đủ điều kiện xuất viện.

Theo bác sĩ, có sản phụ đến ngày ra viện thì đưa ra những lý do như “em đau bụng lắm”, hay “em đi tiểu lạ lắm cho ở lại theo dõi thêm” mà không giải thích được lạ như thế nào. Có sản phụ nói: “Con em làm sao ấy bác sĩ ạ, nó toàn nhắm mắt, chỉ ti mẹ mới mở mắt” trong khi em bé đang ngủ. “Chúng tôi biết rõ sản phụ viện lý do để chờ ngày đẹp xuất viện nên phải làm công tác tư tưởng rất kỹ để mẹ con ra viện đúng ngày trong khi có rất nhiều sản phụ khác đang chờ giường trống để nằm”, bác sĩ Quyết nói.

Nguyên Phương

Nguồn: VnExpress

Bi Hài Chuyện Kiêng Kị Tốt Xấu Của Nhiều Người

Kiêng kị ngày giờ xấu để xuất hành hay khởi sự là thói quen lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, cũng nhiều người đã dở khóc dở cười vì kiêng kị thái quá. Mất tiền đặt cọc chỉ vì chờ ngày tốt

Câu chuyện của anh Hà Trọng Nam, 56 tuổi (ở CHLB Đức) giờ mỗi lần nhắc lại không ai không tức cười. Cách đây khoảng 5 tháng, anh Nam có mang khoảng 10.000 EU đến salon ô tô bên đó để đặt cọc mua xe. Vốn tính cẩn thận, anh không dám rước xe về sớm mà chờ ngày tốt tới thanh toán nốt tiền và đón xe về.

Chờ mãi, chờ mãi cuối cùng cũng đến ngày lành tháng tốt hợp tuổi, anh Nam hí hửng mang số tiền còn lại tới salon làm thủ tục thanh toán. Tới đây, nhân viên salon kiểm tra hồ sơ và danh sách khách hàng đặt cọc đã trả lời, xe của anh đã được bán cho người khác do quá hẹn đến làm thủ tục mua.

Anh Nam tròn mắt kinh ngạc “tôi đã đặt cọc sao lại bán cho người khác? Tôi chờ ngày tốt hợp tuổi mình mới đến mua” v.v..và v.v. Mọi lý giải của anh Nam đều không được salon chấp nhận bởi họ đã có quy định trong khi vấn đề này lại là thói quen của cá nhân khách hàng. Anh Nam ngậm ngùi trở về. Thấy anh chán nản, bà xã đã book vé bay để cả 2 về Việt Nam thăm thân.

Mọi chuyện sẽ không có gì để nói khi chính anh Nam một lần nữa tự mình “đốt” tiền mình. Cầm vé bay chuẩn bị lên đường, nghĩ thế nào, anh lại mở lịch điện tử ra tra giờ tốt xấu và buông câu “ngày xung không đi”. Biết tính chồng nặng nề chuyện kiêng kị nên vợ anh Nam mặt cắt không còn giọt máu vì tiếc tiền. Sau hổi năn nỉ ỉ ôi, khóc đứng khóc ngồi, cuối cùng chuyến đi chỉ có mình vợ anh Nam. Còn anh Nam mất phí đổi ngày bay về sau để chờ ngày tốt.

Chuyện kiêng kị hay chọn ngày tốt, giờ tốt nằm trong quan niệm của hầu hết người Việt. Với những người buôn bán, việc kiêng kị còn nặng nề hơn.

Có người sáng xách túi ra chợ mở quầy mà gặp người họ cho là “hãm vía” thì thà quay về còn hơn cả ngày ngồi đếm ruồi. Có người tính kiêng khem cẩn trọng tới mức, con dâu đẻ không cho ai vào thăm, càng không cho ai bế em bé vì sợ vía khách không tốt ảnh hưởng….

Cũng nặng nề chuyện ngày giờ như anh Nam, trường hợp anh Nguyễn Trung Thành, 52 tuổi (Hà Nội) cũng từng là đề tài nhắc đến trong mỗi cuộc vui vì quá kỹ tính. Dù là công chức nhà nước, không hành nghề bói toán hay cúng bái nhưng anh Thành rất rành khoản bấm giờ tốt xấu, đặc biệt là giờ xuất hành. Mỗi khi đi xa, dù là đi chơi anh cũng lẩm nhẩm tính toán. Có lần phải bay chuyến 15 giờ, thay vì rời nhà lúc 11 giờ thì anh Thành bắt cả gia đình phải dậy từ 7 giờ sáng để đi. Lý do, nếu đi giờ kia sẽ rơi vào cung tử lộ, tuyệt mạng v.v… Sau hồi nghe anh giảng giải lẫn đe dọa, mọi người đành chấp nhận dậy sớm, đi sớm cho an tâm.

Suýt mất mạng vì chờ giờ tốt

Được đánh giá là thầy kiêng kị, ông Phạm Văn Rỗi, 70 tuổi (Hải Phòng) không biết bao lần làm người nhà thót tim hú vía.

Nhớ đợt con dâu nhà ông đau bụng sinh em bé, cả nhà cuống cuồng soạn đồ, gọi xe đưa đi nhưng vừa ra tới cửa bị ông ngăn lại vì “đi vào giờ xấu”. Ông Rỗi đe “Nếu cố tình đi là chết cả mẹ cả con…” khiến cô con dâu vừa bò lê bò quàng vì đau vừa sợ hãi. Hơn 1 tiếng sau, được giờ tốt, ông Rỗi mới đồng ý để cả nhà đưa con dâu lên viện. Cả hành trình lên viện, ai cũng nơm nớp lo sợ. Quả nhiên, chưa kịp tới bệnh viện, con dâu ông Rỗi đã hạ sinh ngay trên taxi trong tình trạng kiệt sức. Rất may, xe cứu thương được huy động đến kịp, cả mẹ và con được đưa vào viện cấp cứu an toàn.

Cũng giống ông Rỗi, trường hợp bà Trần Thị Vang, 65 tuổi (Lê Chân, Hải Phòng) có con dâu sinh thường nhưng nằm viện tới hơn 10 ngày vì lý do không có ngày tốt để về. Cho dù y bác sĩ thăm khám và kết luận hoàn toàn đủ điều kiện xuất viện nhưng bà Vang nhất quyết không cho về vì thầy bói đã phán “chờ ngày tốt mới được về”. Vừa mệt mỏi, vừa bức bách vì chăm vợ dài ngày trên viện cộng việc đội thêm chi phí không cần thiết…, cậu con trai đã vục vặc với bà Vang một thời gian dài.

Theo duy tâm của anh Thanh, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh bà đẻ, em bé vừa chào đời này, anh luôn gặp xui xẻo. Vì thế, khi có người thân hay bạn bè, quan hệ sinh nở, anh tuyệt đối không bao giờ đi thăm. Nếu có, cũng phải chờ sau 6 tháng mới dám đến.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu nói quen thuộc của người Việt trong cuộc sống hàng ngày. Việc kiêng ít, kiêng nhiều hay không kiêng phụ thuộc vào quan điểm, suy nghĩ, cách sống, duy tâm, tín ngưỡng mỗi người. Có điều đối với những người mê tín thái quá, họ nên điểm lại các ví dụ về những việc thuận lợi, có kết quả tốt đẹp, thành công mà chẳng cần tính toán ngày giờ tốt xấu để thấy câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cũng là nói đến những việc làm, hành động cần có cơ sở khoa học và tính toán cẩn thận, hạn chế hoặc lường trước rủi ro mà thôi.

Theo GiaDinh

Hài Hước Chuyện Người Tây Đi… Xem Bói

Một người đàn ông Mỹ sống ở khu Manhattan, New York, Mỹ, đã quyết định đến xem bói ở tất cả các “thầy chiêm tinh học, tâm linh học, tâm lý học” đang hoạt động ở khu này để xem vận mệnh tương lai của mình ra sao. Điều duy nhất người đàn ông này thấy được, đó là những lời thầy phán đều mập mờ, hoàn toàn vô ích, chỉ tốn tiền.

Người đàn ông này thực ra là một nghệ sĩ hài có tên Tyler Fischer. Trong chuyến viếng thăm các thầy chiêm tinh, tâm linh…, Tyler đã giấu sẵn một chiếc máy quay trong ba-lô để ghi lại toàn bộ quá trình các thầy xem tay của anh rồi “phán”. Cùng một bàn tay đó nhưng mỗi thầy nói mỗi kiểu.

Đoạn video này vừa được chia sẻ trên YouTube, đã cho thấy một câu chuyện hài hước khi người Tây đi xem bói. Thường chuyện bói toán không phổ biến trong đời sống người phương Tây, tuy vậy vẫn có những người tin vào bói toán và muốn được biết trước những bí mật của cuộc sống nhờ vào các thầy chiêm tinh (bên ta gọi là… thầy bói).

Tyler đến gặp hơn một chục thầy chiêm tinh hoạt động ở khu Manhattan, New York để xem các thầy nói gì về vận mệnh của mình, hóa ra mỗi thầy nói một kiểu. Người phụ nữ này còn dọa Tyler rằng anh đang bị “ám” và muốn Tyler chi ra 400 đô la để cô giúp anh “đuổi tà”.

Tyler thực hiện video này với mục đích khiến những ai vốn tin vào bói toán sẽ “tỉnh ngộ” để không nướng tiền vào trò vô bổ này nữa.

Xem tay Tyler, mỗi thầy nói một kiểu. Chỉ có một điểm giống nhau mà tất cả các thầy đều nói, đó là anh sẽ “sống lâu”, tuy vậy, mỗi thầy lại phán một con số khác nhau về tuổi thọ của anh.

Tyler chủ động đặt cùng một câu hỏi với “các thầy”, rằng liệu rồi anh có lấy vợ không, có con không. Một lần nữa, Tyler lại nhận được những câu trả lời khác nhau. Có thầy thì nói anh sẽ lấy vợ trong 2 năm tới, có thầy lại nói trong 4 năm nữa, thậm chí có thầy phán anh sẽ không bao giờ lập gia đình.

Về đường con cái, các thầy cũng đưa ra những tiên đoán khác nhau. Người thì bảo anh sẽ có 2 con, người lại bảo 3 con, có người còn phán anh sẽ không có con đẻ mà sẽ nhận hai con nuôi.

Cuối cùng, Tyler hỏi về… thời tiết, rằng trời bao giờ thì mưa. Một thầy bói nói thẳng: “Tôi không biết”, trong khi một thầy khác “phán”: “Đi xem bản tin thời tiết đi. Nó sẽ nói cho anh biết tất cả”.

Chỉ có một lần Tyler bị “giật thột”, đó là khi có một “thầy” hỏi rằng liệu cô ấy có đang bị ghi hình hay không.

Tản Mạn Chuyện Xem Bói Đầu Năm

A – Dân tộc Việt Nam ta có những kho tang quí giá vô ngần. Ông cha đã lắm công phu mới tạo được, mới gìn cho đến… “ngày nay con cháu lấy làm chơi”. Hiển hiện, có bức địa đồ, mà xé rách nát mãi. Thi sĩ Tản Đà không buồn làm sao được?

Vào thế kỷ thứ mười ba, quân Mông Nguyên vạn thắng, vó ngựa giẵm nát cỏ, từ cao nguyên trung bộ Á châu đến trung bộ Âu châu, cướp kinh đô thứ hai của đế quốc La Mã là Constantinople, rầm rộ kéo đến ngưỡng cửa Ai Cập của Phi Châu, chà đạp đế quốc Ba Tư và Ấn Độ, chinh phục nhà Tống, diệt nước Kim, tạo lập một đế quốc khổng lồ, cổ kim chưa từng có.

Thế mà…

Thế mà quân Mông Nguyên kéo sang qua xâm lăng đất Việt. Đợt đầu vào năm 1257. Nhờ lòng trời (giúp đỡ dân Việt bằng cách bủa bịnh tật làm cho chúng không chịu nổi chướng khỉ) hiệp với sức người, mà đợt xâm lăng ấy bị phá tan, mà đạo binh kiêu hùng ấy bại trận, mà chúng ngậm đắng nuốt cay, mà thêm vào số vạn thắng một trận thảm bại đầu tiên.

Thuở ấy có người thấy xa, thấy quân Mông Nguyên vì vạn thắng mà kiêu hùng, lẽ nào chịu nuốt hận của một cơn thảm bại? Người bèn để hết tâm trí, nghiên cứu tất cả các loại binh thơ, từ Âm phù kinh của Hoàng đế cùng các biến thể do Khương Thượng, Phạm Lãi, Trương Lương, Khổng Minh, cho đến đủ bốn mươi ba chương binh pháp (xin nhấn mạnh nơi con số bốn mươi ba, vì hậu thế chỉ còn giữ được “thập tam thiên”) của Tôn Võ, suốt hơn hai mươi năm. Người rút hết tinh hoa của tiền nhân, thêm kinh nghiệm và suy tư riêng của nòi Việt, mà đúc kết thành hai tác phẩm.

Lần nầy các sử gia không ghi được sự giúp sức của Trời. Âu là ta phải kết luận rằng, chỉ có nhờ sức và tài của người mà thôi. Sức người, ấy là công phu và cố gắng của toàn dân. Còn tài? Tài ấy nhờ hai bộ Binh thơ yếu lược và Vạn kiếp bí truyền mà người Việt thuở ấy rèn tập mà có được. Quả thật là kho tàng quí giá vô ngần, bởi vì nhờ binh pháp của Trần Quốc Tuấn, mà người Việt ngăn làn sóng vạn thắng của Mông Nguyên. Thử hỏi, có dân tộc nào có thể trưng ra một binh pháp tài tình như vậy chăng?

Thế mà, của báu ông cha xưa để lại, “ngày nay con cháu lấy làm chơi”… cho đến đỗi, ông Nguyễn Huyền Anh, trong quyển Việt Nam danh nhân tự điển, (tr. 337, cột 2, dòng 19) bảo rằng “…tuy đã thất truyền, nên hiện tại khó lòng mà lượng được giá trị nội dung”.

***

Thật ra, chưa hẳn là hai tác phẩm của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã hoàn toàn thất truyền. Để chứng minh rằng Binh thơ yếu lược còn truyền đến ngày nay, tôi xin trích đăng những dòng đầu của tác phẩm ấy, thuộc về loại “bói đầu năm”, trích từ thiên Thiên tượng : 天象 39.

I – “Chiếm nguyền đán thiên sắc vân khí bí pháp. Nguyền đán chánh nguyệt, sơ nhất nhật, tý thời, đăng lâu bí chiếm tứ phương. Hữu hoàng vân khí, hòa cốc đại thục. Bạch vân khí, hữu binh khởi. Nhược độc xuất kỳ phương hạ, tắc thị hữu phương binh khởi. Tứ phương vọng vô vân, nhi độc kiến xích bạch nhị sắc tương liên, xích vi huyết, bạch vi kim, sở giáng phương hạ tắc khởi loạn. Thanh sắc phong tai, Hắc sắc thủy tai. Chủ quốc cảnh bị”.

占元旦天色雲氣秘法.元旦正月初一日子辰,豋樓秘占四方.有黄雲氣和穀大熱白雲氣有, 兵起若獨出其方下則是方有兵起四方望無雲而獨見赤白二色相連.赤爲血.白爲金所降方下則起亂. 青色風灾黑色水灾主國警備.

Đối với các bạn đọc không rành hán tự, tôi xin tạm dịch như sau:

“Phép bí mật để xem khí trời và sắc mây trong tiết Nguyên đán. Tiết Nguyên đán, đúng tháng giêng, ngày mồng một, giờ tý, lên lầu mà bí mật xem bốn phương. Nếu thấy khí mây màu vàng, thì năm ấy lúa trúng mùa lớn. Nếu thấy khí mây có sắc trắng, thì năm ấy có binh dậy. Nếu một vầng mây hiện ra một mình dưới một phương trời nào, thì ở phương ấy có binh dậy. Nếu trông bốn phương không có mây, mà chỉ thấy hai sắc đỏ trắng liền nhau, thì sắc đỏ tượng trưng cho máu, sắc trắng tượng trưng cho chất kim (gươm đao): hai sắc trắng đỏ hạ xuống phương nào, thì phương ấy bắt đầu loạn. Sắc xanh là điềm có nạn gió bão. Sắc đen là điềm có nạn mưa lụt. Nước nào có điềm ấy phải phòng bị”.

Trước chúng ta, gần bảy trăm năm, có biết bao kẻ, thử giở Binh Thư Yếu Lược mà đọc mấy dòng đầu, vội vã xếp sách lại và buột miệng nói:

“Ông già nầy lẩm cẩm thật! Ngày Tết, mồng một tháng giêng, trời tối đen như mực, chỉ có sao mà không có trăng, dầu có leo lên lầu mà xem khí sắc của trời và mây, làm sao mà thấy mây sắc trắng, sắc vàng, sắc xanh, sắc đỏ?”

Suốt bảy trăm năm, đã có bao nhiêu người có thành kiến rằng ông già Trần Quốc Tuấn là một ông già lẩm cẩm, nên chi, bộ Binh Thư Yếu Lược chẳng ai thèm đọc, chẳng ai thèm gìn làm của báu của nước nhà.

***

Tôi cũng thuộc về hạng “già lẩm cẩm”. Ai đi thuở nhỏ học khoa học, trong phòng làm việc toàn là sách khoa học cao cấp, vị tất những ông hiện nay vỗ ngực xưng mình là khoa học và nhơn danh khoa học để chưởi tôi là phản khoa học, lại đọc nổi năm mươi trang mà ngáp không chảy nước mắt. Tôi lại thích đủ loại văn phản khoa học của ông già Trần Quốc Tuấn, để tìm hiểu những chỗ mà thế nhân gọi là “lẩm cẩm”. Đây xin chép một đoạn nữa.

“Thiên thời hành vân pháp:

Phàm vân giả sơn khí dã, nhân xúc thạch nhi khởi, vị chi thành vân giả. Cẩm thư vân: Tướng đương chánh đán, tý thời, đăng lâu vọng chiếm. Từ phương quang lãng, nhi độc trung thiên sở hiện thanh vân, thiên hạ cơ cẩn. Bạch vân quốc tang chi sự. Xích vân lưu huyết, thiên hạ khởi binh, di địch động tái. Hắc vân tạo thủy tai. Hoàng vân cát triệu. Nhược tứ tái phong trần, xích mãn sơn xuyên, tất giáng vũ dã”.

“天時行雲法: 凡雲者山氣也, 因觸石而起為之成雲者.禁書云: “將當正旦子辰, 登樓望占四方光朗, 而獨中天所現青雲, 天下飢謹. 白雲國喪之事. 赤雲流血天下起兵,夷狄動塞. 黑雲潦水災. 雲黄吉兆. 若四塞風塵, 赤滿山川, 必降雨也”.

Xin miễn dịch và xin kể thêm bao nhiêu phép bí mật để bói đầu năm. Như phép “Nguyên đán lôi thinh” (ở miền Nam nầy, làm gì có tiếng sấm vào dịp tết để mà nghe?), như phép “bát phong bí chỉ pháp lệ” trong ấy ông già lẩm cẩm nêu ra nào “hồng sắc ác phong”, “huỳnh sắc phong”, “hắc sắc phong”, “sát tặc phong”, “thần lịnh ác phong”, “bại binh phong”, “ác noãn phong”, “thủy ác phong” (Làm gì mà thấy được màu sắc của gió, để đếm được tám thứ gió) và vân vân.

1 – Hồng sắc ác phong 1 – Gió sắc hồng 2 – Huỳnh sắc phong 2 – Gió sắc vàng 3 – Hắc sắc phong 3 – Gió sắc đen 4 – Sát tặc phong 4 – Gió giết giặc 5 – Thần lịnh ác phong 5 – Gió dữ theo lịnh của thần 6 – Bại binh phong 6 – Gió làm bại binh 7 – Ác noãn phong 7 – Gió ấm ác hại 8 – Thủy ác phong 8 – Gió mưa ác hại

Đọc năm “lẩm cẩm” của Trần Quốc Tuấn, riết rồi cũng hóa ra lẩm cẩm theo, nên thử dịch những bài thi của ngài ra văn Nôm cho người bây giờ đọc mà ngâm nga chơi.

1 – Bích sắc thiên 1 – Bích sắc thiên 2 – Hồng sắc thiên 2 – Hồng sắc thiên 3 – Hoàng sắc thiên 3 – Hoàng sắc thiên 4 – Hắc sắc thiên 4 – Hắc sắc thiên 5 – Hư kinh thiên 5 – Hư kinh thiên 6 – Khải môn thiên

Phép xem gió đà như thế, mà hãy còn chín phép nhìn da trời, gọi “chiếm cửu tiên bí pháp”. Xin tạm dịch:

6 – Khải môn thiên

Tuần phương Ngọc nữ khải thiên môn Cao hưởng nghiêm thanh đại khởi văng Hiệp bách nhật trung hữu tiên tấn Hốt nhiên tái thượng định phong trần Quốc trung thiên khải hung long lịnh Đế vương tiện bái thượng tướng quân

7 – Thiên giáng binh khí 7 – Giáng binh khí thiên 8 – Thiên khí bất điều 8 – Khí bất điều thiên 9 – Càn thiên sinh biến 9 – Càn thiên sinh biến

Một tuần vang dội tiếng nghiêm thanh: Ngọc Nữ phương trời mở rộng thênh. Tiếng vọng xuống trần nghe ngỡ sấm, Trăm ngày không tới ắt ra binh. Bỗng dưng phá giặc ngoài biên cảnh Hung lịnh trời ban xuống nước mình. Để khiến ba quân tuân tướng lịnh. Đăng đàn bái tướng mới thân chinh.

Nếu phải trích dẫn những lối xem trời, trăng, mây, sao, gió của Trần Quốc Tuấn, giữ thật vững cái nguyên tắc “nói có sách”, mặc dầu “mách chưa có đủ chứng”, thì ít nữa cũng vài ngàn trang. Âu là dừng nơi đây mà bước sang qua địa hạt khác.

B – Ông đồ Nguyễn Thành Long, đêm ba mươi rạng mặt mồng một nầy, từ đầu hôm đến bấy giờ, chưa có ngủ. Cái đồng hồ con ngựa treo nơi cột nhà, đánh mười một tiếng. Ông lấy giấy, viết, nghiên mực ra, trải một miếng giấy hồng đơn to ra mà chiếm một quẻ Kỳ môn độn giáp, để xem năm nay trong xứ sẽ xảy ra việc chi.

Đứa con trai đầu lòng của ông, là hương hào Nguyễn Thành Hưng, chuẩn bị để chốc nữa, khi chuông đồng hồ đánh mười hai giờ sẽ cúng giao thừa, thấy cha đặt địa bàn, trí các sao, nói:

– Thưa cha, Kỳ môn độn giáp có tính được vài trăm năm chăng?

– Có thể được. Nhưng không xác cho lắm. Muốn cho xác, phải dựa theo Thái Ất thần kinh. Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Kiêm chiếm một quẻ “bói đầu năm”, cho mỗi năm, liên tiếp mấy trăm năm, cho hết một vòng “Thái ất” là cụ làm được bài sấm lưu lại cho đến bây giờ… Nhưng bây giờ, có mấy ai nhẫn nại như Trạng Trình, làm lại hơn năm trăm quẻ “bói đầu năm” để viết sấm?

Đứa con trai út của ông đồ, là cậu học trò Nguyễn Thành Phương, lem nhem ba chữ nho cho khỏi thẹn tiếng cha làm thầy, con bán sách, có một lối “bói đầu năm” khác. Chàng viết lên giấy ba chữ Nhật Nguyệt Minh và đếm nét:

– Nhật, bốn nét. Nguyệt, bốn nét. Minh, tám nét. Con số là 448. Trừ đi 384, còn lại 64.

Phương lấy cuốn Gia Cát thần toán ra mà tìm quẻ 64. Và đọc quẻ.

Hương hào Hưng thấy em làm vậy nói:

– Đáng lẽ, mầy phải ráng mà đặt một bài thơ chữ, rồi viết lên giấy, gọi là khai bút, đưa cho cha xem mà đoán cái quẻ đầu năm của mầy.

Phương đáp:

– Em làm sao mà đặt nổi một bài thơ chữ. Thì mượn thơ làm sẵn của Khổng Minh để lại. Em chép ra, ấy cũng là “khai bút” vậy.

C – Bà hương hào Hưng sắp bánh mứt vào dĩa xong, đặt vào mâm, thấy chưa đúng mười hai giờ, nên lại tủ sách lấy ra cuốn Truyện Kiều, hai tay cầm sách mà khấn. Khấn xong, bà giở sách ra, nhắm mắt lại, lấy ngón trỏ chỉ vào một trang, mở mắt ra mà đọc:

Chàng Vương quen mặt ra chào Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa…

Còn thím Phương, thấy chị bạn dân “bói Kiều”, cũng bắt chước lấy quyển Lục Vân Tiên ra mà bói. Thím bói được câu:

Đêm nằm thấy một ông Tiên Đem cho liều thuốc mắt liền sáng ra

nên thím tin rằng năm nay thím sẽ hanh thông lắm.

D – Tiếng đồng hồ gõ đúng mười hai giờ. Chú An, người ở bạn của ông đồ, theo làm chân tay cho ông từ lúc để chỏm, có một lối “bói đầu năm” khác. Chú ngồi trong bóng tối, nơi góc cây xoài, lắng tai nghe con gì kêu trước hơn hết, sau tiếng chuông đồng hồ gõ mười hai giờ khuya.

Tùy theo “con gì ra đời”, là chú An đoán rằng năm ấy sẽ làm ăn dễ dàng hay khó khăn.

Nhưng thím nấu ăn chưa vội bói đầu năm. Thím chờ mùng ba, luộc gà để cúng tổ ra nghề, thím sẽ “coi chơn gà” ra thể nào. Thím tin rằng bói chơn gà là chắc hơn cả.

Còn con Bảy, vừa bưng mâm bánh mứt đặt xong để cho ông đồ khấn vái trời đất, thì nó ra bẻ một nhánh lộc mà bói.

***

Lúc tôi hồi nhỏ, tôi thấy chung quanh tôi, ở nơi làng quê mùa, người ta bói đầu năm như vậy.

(theo Hồ Hữu Tường/Trithucvn.net)

Năm nay, 1966, tôi không biết phải bói bằng khoa nào để đoán được số phận mình, số phận của toàn dân tộc. Hay là phải leo lên tầng thượng của một cái “binh đinh” mười từng mà xem sắc của trời, của mây, của gió, như Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã dạy trong Binh Thơ Yếu Lược?

Vũ hoa @ 19:32 29/01/2023 Số lượt xem: 29

Cập nhật thông tin chi tiết về Bi, Hài Chuyện Xem Bói Đầu Năm trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!