Xu Hướng 3/2023 # Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Chuẩn Phong Thủy # Top 6 View | Hartford-institute.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Chuẩn Phong Thủy # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Chuẩn Phong Thủy được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách bố trí nhà vệ sinh nói chung và cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống nói riêng như thế nào là chuẩn phong thủy và những cấm kỵ cần tránh để bảo vệ mệnh trạch, cũng như vận khí của gia chủ sẽ được Thanh Bình hé lộ trong khuôn khổ bài viết này. Nếu quan tâm, xin mời quý khách cùng tham khảo ngay sau đây!

Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà lý tưởng nhất là những nơi kín đáo, khuất gió. Đối với nhà ống, nhà vệ sinh đặt cuối nhà là vị trí hợp lý nhất vì có thể tiết kiệm được diện tích mặt bằng sử dụng, hạn chế việc phát tán xú uế và âm khí đến tất cả các căn phòng còn lại theo hướng gió.

Mặt khác, vị trí nhà vệ sinh đặt cuối nhà còn tránh được các trường hợp đối diện trực tiếp với cửa ra vào, cửa phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp. Tuy nhiên hãy nhớ, vị trí cuối nhà không có nghĩa là nằm ngang cuối hành lang vì đây là cách bố trí phòng vệ sinh “lộ xung sát”, ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ. Thay vào đó, quý khách nên chọn vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ở góc cuối cùng phía bên hông hành lang sẽ tốt hơn.

Để bố trí nhà vệ sinh hợp lý, việc chỉ chú ý đến vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà thôi chưa đủ vì phương hướng của khu vực này cũng rất quan trọng. Thông thường, hướng WC sẽ được tính theo hướng đặt bồn cầu và chúng ta nên dựa vào Bát Cung, sau đó chọn đặt WC tại vị trí xấu để chế sát.

Cấu trúc nội thất của một nhà vệ sinh thông dụng gồm 3 khu vực chính, gồm: Bồn cầu, chậu rửa và khu tắm đứng. Do vậy, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống là việc sắp xếp 3 khu vực này sao cho thật khoa học, đem đến sự thuận tiện tối đa.

Để bố trí nhà vệ sinh hợp lý, quý khách nên phân chia thành khu vực khô và khu vực ướt. Khu vực khô để lắp bồn cầu, chậu rửa; khu vực ướt dùng để tắm. Có thể dùng vách ngăn di động hoặc tạo cao độ nền khu vực ướt thấp hơn khu vực khô để tách bạch không gian.

Nếu nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích không quá eo hẹp, khoảng 4m2 trở lên thì ngoài các thiết bị chính chúng ta có thể lắp đặt thêm bồn tiểu nam, hoặc bồn tắm nằm để tăng tiện ích.

Nếu nhà vệ sinh trong nhà ống có kích thước nhỏ, quý khách nên ưu tiên gạch ốp màu sáng, tương sinh với màu của bản mệnh gia chủ càng tốt. Đồng thời, sử dụng gương cũng là cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống giúp nhân đôi không gian. Đối với chậu rửa, nên chọn kiểu dáng dài và hẹp, các thiết bị nên được gắn vào tường thay vì đặt dưới sàn.

Đối với những nhà ống nhiều tầng, cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý là lắp đặt theo trục đứng để dễ dàng đi đường ống, điện nước.

Nên thiết kế thêm hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh và mở cửa sổ quay về hướng mặt trời để đảm bảo sự thông thoáng, giúp toilet luôn khô ráo.

Một số cấm kỵ trong phong thủy khi bố trí nhà vệ sinh

Bên cạnh những thông tin hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống ở trên, chúng ta cũng cần hiểu về những cấm kỵ trong khi xây dựng công trình phụ để tránh phạm phong thủy, khiến vận khí của ngôi nhà suy giảm. Vậy những cấm kỵ đó là gì? Nội dung sau đây chính là câu trả lời:

Hướng cửa chính còn gọi là hướng tọa lạc của ngôi nhà. Do đó, khi đặt nhà vệ sinh hướng ra cửa chính có nghĩa là toilet trùng với hướng nhà, điều này cũng phạm phải đại kỵ trong phong thủy, khiến các thành viên trong gia đình luôn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cũng như công việc.

Phòng khách được xem là không gian mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, nơi đầu tiên đón nhận dương quang, hội tụ nhiều vượng khí nhất. Vì vậy, nếu đặt nhà vệ sinh trên phòng khách sẽ khiến nguồn năng lượng tích cực bị âm khí lấn át, đè nặng, nếu phòng khách nằm ở vị trí trung cung thì lại càng nguy hiểm hơn.

Trong khi đó, phòng ngủ là nơi riêng tư và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi để lấy lại tinh thần, nuôi dưỡng thể chất. Việc đặt nhà vệ sinh phía trên phòng ngủ cũng khiến chủ nhân của căn hộ bên dưới tiếp nhận hết xú uế độc hại.

Riêng đối với phòng bếp, đây là nơi chế biến nên những món ăn mỗi ngày nên cũng quyết định trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ. Trong khi nhà vệ sinh là tổng hợp những gì bẩn thỉu, ẩm ướt nhất, nếu đặt gần nhau sẽ khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa.

Trung cung ngôi nhà thuộc Thổ, theo quy luật vận động của ngũ hành thì Thổ và Thủy tương khắc với nhau nên không tốt. Mặt khác, vị trí chính giữa ngôi nhà được ví như trái tim của con người, khi trái tim bị ô nhiễm thì mệnh trạch cũng đứt đoạn.

Theo phương vị Bát Quái, hướng chính Nam là Li quái, thuộc mệnh Hỏa trong ngũ hành, trong khi đó nhà vệ sinh lại có Thủy khí mạnh. Nếu quý khách bố trí nhà vệ sinh hướng chính Nam sẽ tạo thế khắc chế Hỏa địa, điều này không mang lại may mắn cho gia chủ, nhất là gia chủ mệnh Hỏa.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống nằm ngay phía trên cửa chính cũng không hợp phong thủy. Bởi vì cửa chính là nơi trực tiếp dẫn các nguồn năng lượng vào nhà. Khi cửa chính bị đè nén bởi xú uế từ toilet thì sẽ khiến dương khí giảm, âm khí dễ dàng lưu thông vào mọi ngóc ngách trong nhà ống.

Không chỉ đặt nhà vệ sinh trên phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp mới phạm phải cấm kỵ mà phòng thờ cũng không ngoại lệ. Lý do, phòng thờ là nơi linh thiêng, cần sự thanh tịnh tuyệt đối. Nếu được xếp ngang với phòng vệ sinh sẽ làm nơi đây bị nhiễm bẩn, không tốt về mặt tâm linh, cũng như phong thủy.

Cấm kỵ tiếp theo trong phong thủy là cửa WC đối diện với cửa ra vào của phòng khách, phòng thờ, phòng bếp, phòng ngủ. Giải thích cho điều này là bởi vì khi những nơi cần nguồn năng lượng tốt đối diện trực tiếp với nguồn năng lượng xấu sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Việc đặt phòng vệ sinh bên dưới hoặc bên cạnh các không gian giữ vị trí trọng yếu trong phong thủy này cũng vậy.

Nếu vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà không hợp phong thủy hoặc gây bất tiện trong sinh hoạt và buộc phải chuyển đến chỗ khác thì quý khách không nên cải tạo làm phòng ngủ, tốt nhất chỉ nên tận dụng làm nơi chứa đồ để tránh xui xẻo, bệnh tật bủa vây.

Bố Trí Phong Thủy Cho Nhà Ống

Nhà ống càng dài, càng hẹp thì càng khó xoay xở. Đặc trưng của nhà ống là luôn bị kẹp giữa hai bức tường. Đặc biệt những ngôi nhà có nhà bên cạnh cao hơn sẽ hình thành nên một loại trường khí mà phong thủy gọi là “vùng sơn xuyên”, từ đó dẫn đến nhiều luồng gió mạnh (gió hút, gió lùa), tạo thành vùng xoáy ảnh hưởng đến sức khỏe của người cư ngụ.

Do đó, các ngôi nhà ống thời xưa thường được bố trí giếng trời hoặc sân trong để cân bằng âm dương. Ngoài ra, nhà ống xưa thường không quá cao như hiện nay, cấu trúc mái cũng khác nhau, do vậy, khả năng hút gió và lấy sáng khá tốt nhờ các cửa trời.

Số lượng và kích thước giếng trời phụ thuộc vào chiều dài và chiều cao của nhà, nhưng tối thiểu cũng phải có một giếng trời giữa và một giếng trời sau. Bên cạnh đó, nhà ống thường được gia chủ bố trí thêm gương phản chiếu để giúp “ăn gian” diện tích và phản hồi lại các xung sát khi lên xuống cầu thang.

Tuy có sân trong nhưng nếu mở cửa thông suốt từ trước ra sau thì cũng khiến luồng khí mạnh hút vào gây bất lợi. Thế nhưng, nếu ngăn chia nhà thành từng phòng kín bít bùng thì dù làm giếng trời cũng không có tác dụng bởi trong nhà vừa ngột ngạt mà gió lại lùa mạnh dọc theo lối đi.

Vì thế, cần tạo lối đi và dẫn gió theo kiểu uốn lượn, tránh tầm nhìn xuyên thấu từ ngoài vào nhà bằng cách dùng các bình phong hay chậu cây để che chắn. Bên cạnh đó, có thể bố trí không gian sinh hoạt chung xen giữa các không gian riêng dể tạo luồng di chuyển có hẹp có rộng, có mở có đóng về không gian.

Trong trường hợp nhà ống có hai mặt tiền, có thể thiết kế ban công trên lầu sao cho vừa có thể làm khoảng đệm, vừa ngăn nắng tốt nhưng cũng lấy được gió. Trường hợp này không cần làm giếng trời mà chỉ cần mở cửa sổ bên hông để tăng sự đối lưu với môi trường bên ngoài.

Theo phong thủy, hai nhà ống đối diện cửa với nhau sẽ không tốt. Trường hợp không thể đảo cửa thì nên dùng bình phong, tủ, chậu cây để che chắn.

Nếu ngay từ ban đầu không bố trí hệ thống cửa cho hợp lý cho nhà ống thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, ánh sáng và thông gió sẽ bị kém.

Ngôi nhà nào cũng cần có nhiều loại cửa, tùy theo hình thế đất đai và tính chất nhà. Thế nhưng, theo phong thủy, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một cửa chính, các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không phụ thuộc nhiêu vào cửa chính.

Cùng Danh Mục:

Cách Chia Và Bố Trí Các Phòng Trong Nhà Ống Theo Phong Thủy

Có thế thấy trong thời kỳ đô thị hóa như hiện nay, các hộ gia đình thường có xu hướng xây nhà ống để vừa tiết kiệm được diện tích, chi phí mà vẫn đảm bảo được công năng sử dụng và tính tiện lợi cao. Tuy nhiên để căn nhà ống không bị chật hẹp, bí bách về mặt không gian thì hầu hết mọi người lại đều băn khoăn về việc bố trí mặt bằng, phân chia các phòng như thế nào cho hợp lý, thoải mái, đặc biệt là phải phù hợp phong thủy nữa.

Nhà ống là gì?

Cách chia các phòng trong nhà ống

Nhà ống 1 trệt 1 lầu, 1 trệt 2 lầu hay 1 trệt 3 lầu rất phổ biến hiện nay. Để tạo ra được một không gian sống hoàn hảo, tiện nghi, đầy đủ chức năng mà vẫn rộng rãi, thoáng mát bạn cần biết cách chia phòng trong nhà ống hợp lý.

Kiến trúc sư gợi ý cho bạn cách chia phòng trong nhà ống như sau:

Nhà không có tầng: Bao gồm khoảng sân nhỏ, phòng khách liên thông phòng bếp rồi bố trí thêm 2 phòng ngủ nhỏ, cuối cùng là nhà vệ sinh.

Một số bản vẽ mặt bằng bố trí nhà ống có 1 tầng

Nhà có 1 tầng: Từ cổng đi vào là khoảng sân nhỏ, khoảng sân này vừa có thể để xe, vừa để trang trí một khu vườn nhỏ cho ngôi nhà thêm sinh động. Qua khoảng sân là bước vào các không gian: phòng khách, phòng ăn và bếp liên thông, nhà tắm và khu vệ sinh. Lên đến tầng 2 có thể là không gian ban công lớn để giặt và phơi đồ và 2 phòng ngủ nhỏ

Nhà có 2 tầng: Tầng 1 được chia thành 2 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh chung. Tại đây thường có thêm ban công được bố trí đẹp mắt để các thành viên đón nắng, gió mát và trò chuyện với nhau.

Tầng 2 được chia thành 1 phòng ngủ, 1 phòng thờ, giếng trời, sân thượng lớn, khu vực giặt đồ

Với cách bố trí các phòng trong nhà ống 2 tầng hay 3 tầng, 4 tầng,… các tầng trên sẽ là các phòng ngủ, nhà vệ sinh. Tầng trên cùng gồm phòng thờ và khu vực giặt đồ.

Cách bố trí đồ nội thất các phòng trong nhà ống hợp phong thủy

Bởi vì nhà ống có không gian nhỏ hẹp nên bạn hãy ưu tiên chọn những sản phẩm nội thất có thiết kế tối giản, đa năng. Ngoài ra màu sắc của những món đồ nội thất cũng cần phải có màu nhã nhặn, hài hòa để tạo sự thông thoáng, rộng rãi cho không gian.

Lựa chọn đồ nội thất bằng gỗ để không gian sống thêm hiện đại và sang trọng

Cửa chính: Bạn nên thiết kế cửa chính nơi thông thoáng, không bị các các vật lớn chắn ngang. Lưu ý là không làm cửa trước tại vị trí vòng cung hay đường gấp khúc, đường đâm thẳng vào nhà, đường thấp hơn đường đi trước cửa.

Thiết kế cửa kính tạo không gian thoáng đãng, thoải mái

Phòng khách liên thông phòng bếp:

Phòng khách chật hẹp, gia chủ nên tận dụng các góc nhà bằng cách đặt bình phong, kệ hay chậu cây xanh..

Phòng khách với không gian thoải mái, tiện nghi và không quá nhiều đồ đạc

Phòng khách được thiết kế hiện đại, sang trọng với nội thất cao cấp, tiện nghi. Phòng ăn và khu bếp rộng rãi, thoáng mát. Cầu thang được bố trí cạnh phòng khách, kiến trúc sư đã tận dụng không gian dưới gầm cầu thang để tủ tivi, tivi phòng khách.

Chiếc ghế sofa dài bọc vải nhung quý phái

Nếu không ưa chuộng các vách gỗ kiểu truyền thống và cổ điển, bạn có thể thiết kế vách ngăn theo phong cách hiện đại và trẻ trung chạm trổ họa tiết, thể hiện gu thẩm mỹ của bản thân và khiến không gian thêm phần tinh tế.

Sử dụng gương lớn treo trên tường để “ăn gian” diện tích phòng

Ngoài việc trang trí bằng những bức tranh hay những chiếc đèn chùm sang trọng, bạn có thể sử dụng chiếc gương lớn màu trắng để nhìn không gian thêm phần rộng mở

Phòng bếp: không nên đặt bếp ở dưới khu vệ sinh hay trên khu vệ sinh, không bố trí tựa lưng bếp ra cửa sổ hoặc ra các khoảng trống, không để bếp dưới giường ngủ hoặc gần bể nước.

Tủ bếp nên được thiết kế nhỏ gon, đa chức năng

Phòng ngủ, giường ngủ: giường ngủ không nên đặt ở phía trên bếp hoặc phía trên bàn. Không được đặt giường ngủ ở dưới xà nhà, dầm nhà, quạt trần, đồ trang trí có góc nhọn. Đặc biệt không để đầu giường ngủ quay ra trực tiếp của sổ, cửa đi, bệ xí.

Nội thất phòng ngủ hiện đại và tiện nghi

Nếu như không gian đủ rộng thì bạn nên bố trí thêm những cây xanh ưa bóng tối trong phòng ngủ vừa có tác dụng làm đẹp thêm cho căn phòng vừa giúp điều hòa không khí, mang lại không khí dễ chịu.

Khu vệ sinh:

Vị trí trong nhà ống cần phải thông thoáng: Nhà vệ sinh tối và ẩm thấp là điều không dễ chịu đối với bất cứ người nào. Do đó, khu vực này nên được thiết kế với nhiều cửa sổ hoặc gắn mái kính để lấy ánh sáng và không khí.

Cấu trúc nhà vệ sinh: Gồm ba khu vực, bồn cầu, lavabo và khu tắm đứng. Bên cạnh việc quan tâm đến sự thông thoáng, một yếu tố hệ trọng nữa là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt. Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo; khu vực ướt dành để tắm

Lưu ý: Không đặt khu vệ sinh trên khu bếp hoặc trên bàn thờ, trên giường ngủ, cửa ra vào chính.

Cầu thang: Nên xây dạng thẳng hoặc uốn cong, tránh thiết kế và xây hình xoắn ốc. Bởi vì theo phong thủy, dạng xoán ốc như khoan vào quả tim của ngôi nhà, không tốt cho vận khí.

Mẫu cầu thang sang trọng

Ban công: Ban công được chú trọng trong thiết kế nhà ống bởi nó sẽ trở thành không gian thoáng mát, thư giãn nhất trong căn nhà bị hạn chế về diện tích. Chúng ta chỉ cần bố trí một vài cây xanh và một bộ bàn ghế là đã có thêm một không gian lý tưởng tuyệt vời để khuyến khích mọi người ra ngoài tận hưởng không khí trong lành nhiều hơn.

Qua phần chia sẻ cách chia và bố trí các phòng trong nhà ống theo phong thủy trên, hy họng bạn sẽ học được các mẹo sắp xếp và phân chia không gian nhà ống khoa học và hợp lý nhất.

Tham khảo các mẫu thiết kế nội thất nhà ống hiện đại và tiện nghi

Mẫu thiết kế nội thất nhà ống của anh Đức (Bến Tre) 2 tầng

Phòng khách cần được thoải mái, tiện nghi và không quá nhiều đồ đạc

Phòng bếp với phong cách hiện đại, nhỏ nhắn tạo cảm giác dễ chịu cho người nhìn.

Phòng ngủ đầy đủ tiện nghi cho người chủ gia đình

Sự kết hợp màu sắc tinh tế, khéo léo của các kiến trúc sư mang đến một không gian tuyệt vời cho bé

Phòng giặt với thiết kế gạch ốp tường màu trắng tinh tế

Cùng không gian với phòng giặt có thể đặt chiếc ghế bành ngồi thư giãn, hòa mình với thiên nhiên

Khu vực nhà tắm và nhà vệ sinh được ngăn cách bằng tấm kính cường lực giúp căn phòng trông rộng rãi, thông thoáng hơn

Mẫu thiết kế nội thất nhà ống của chị Trân (Tân Phú) 2 tầng

Không gian phòng khách đẹp hiện đại

Tủ bếp chữ U gỗ công nghiệp

Không gian ăn uống lịch sự

Không gian phòng ngủ khá rộng rãi và thoáng mát

Phòng ngủ của bé cũng hiện đại không kém

Phòng sinh hoạt chung cho các thành viên trong gia đình

Tại Mạnh Hệ, chúng tôi có xưởng sản xuất nội thất trực tiếp, tiết kiệm 30% chi phí cho bạn. Ngoài ra còn có dịch vụ nếu bạn đặt thi công nội thất nhà ống.

chúng tôi

Cách Bố Trí Phong Thủy Phòng Khách Nhà Ống Thu Hút Tài Lộc

Phòng khách – nơi tiếp đón những khách quý, nơi sinh hoạt chung để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau. Vì vậy khi thiết kế nội thất, nhất là những căn nhà ống có chiều ngang nhỏ hẹp thì càng cần phải chú trọng thiết kế nội thất phòng khách.

Ngoài yếu tố thẩm mỹ, phong thủy cũng là yếu tố quan trọng khi thiết kế nội thất nhà ống. Vậy làm thế nào để bố trí phong thủy phòng khách nhà ống vừa thu hút tài lộc vừa đẹp mắt?

1/ Đặc điểm phong thủy phòng khách nhà ống

Với mỗi kiểu nhà khác nhau sẽ có những đặc điểm và tính chất phong thủy khác nhau, phòng khách cũng vậy. Do đó, phong thủy phòng khách nhà ống cũng sẽ có những nét đặc trưng về hình dáng như: Chiều rộng khiêm tốn, thiết kế mặt tiền khá sâu.

Điều này đồng nghĩa với việc phòng khách của ngôi nhà sẽ bị bó hẹp chật chội đây đã là điều không tốt cho phong thủy. Bởi theo như quan niệm phong thủy phòng khách xưa phòng khách phải rộng rãi mới đón được nhiều tài lộc, thịnh vượng đến với ngôi nhà.

2/ Xác định hướng đặt nội thất

Hướng hợp phong thủy phòng khách nhà ống là điều gia chủ cần quan tâm. Bởi hướng tốt cũng đồng nghĩa với việc thu năng lượng được suôn sẻ hơn rất nhiều. Một vài hướng tốt như sau:

Hướng Bắc hướng năng lượng Thủy gia chủ nên dùng nội thất hợp mệnh Thủy như: Bể cá, bình thủy sinh,…

Hướng Nam hướng năng lượng Hỏa gia chủ có thể bố trí đồ đạc có gam màu nóng như: Đỏ, hồng, cam,… có chất liệu bằng gỗ.

Hướng Đông, Đông Nam hướng tượng trưng cho năng lượng Mộc, Thổ. Đồ đạc được bố trí hướng này nên bằng chất liệu gỗ, gốm sứ,…

3/ Cách bố trí phong thủy phòng khách nhà ống đẹp

3.1/ Bố trí nội thất phòng khách theo phong thủy

Để thiết kế phòng khách nhà ống hợp phong thủy gia chủ nên bố trí nội thất chính ở vị trí trung tâm để có được tầm nhìn bao quát nhất nhìn được toàn bộ phòng và cửa ra vào.

Hướng Tây, Tây Bắc hướng của năng lượng Kim gia chủ nên dùng các vật bằng kim loại mang màu sắc chủ đạo là trắng, ánh kim, vàng,…

Hướng Đông Bắc, Tây nam hướng năng lượng Thổ. Các vật trang trí nội thất nên đặt ở hướng này là: Gốm sứ, đá quý,…

Khi sắp xếp vị trí có tầm nhìn bao quát như vậy sẽ khiến cho bạn có cảm giác cân bằng, thoải mái và an tâm hơn cũng như đề phòng mọi bất trắc.

3.2/ Bố trí ghế ngồi trong phòng khách

Để bố trí nội thất chuẩn theo phong thủy phòng khách nhà ống bạn nên bố trí ghế ngồi đối diện với khoảng cách hợp lý để tạo nên sự thông thoáng và trang trọng cho không gian.

Tuy nhiên, phòng khách nhà ống thường hẹp nên bạn có thể sắp xếp ghế ngồi theo hình chữ L hoặc theo hình bát quái để tạo thêm sự may mắn và cảm giác gần gũi, không khí thân mật khi tụ họp.

3.3/ Thiết kế ánh sáng thân thiện

Khi thiết kế phòng khách nhà ống bạn nên đặc biệt chú ý đến ánh sáng. Có hai cách lấy sáng phổ biến hiện nay là lấy sáng tự nhiên và sử dụng ánh đèn điện.

Để có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên, ngoài việc bố trí vị trí phòng khách gần cửa, sử dụng hệ thống cửa kính thì bạn có thể thiết kế hệ thống giếng trời gần phòng khách.

3.4/ Lựa chọn màu sắc sáng màu

Một trong những bí quyết cơi nới không gian, được nhiều người yêu thích chính là sử dụng màu sắc để khắc chế sự hạn hẹp của không gian sống.

Thiết kế phong thủy phòng khách sẽ rộng và thoáng hơn nếu sử dụng những gam màu tươi sáng, màu pastel như: Màu trắng, màu be, màu vàng nhạt,… để trang trí tường, nội thất.

3.5/ Bố trí gương trong phòng khách

Trong phong thủy nhà ở, gương có tác dụng điều hòa làm cho sinh khí lưu chuyển thuận lợi hơn. Không những thế, gương còn có tác dụng tăng thêm ánh sáng làm cho căn phòng trở nên cân đối.

Tuy nhiên gia chủ cũng cần những lưu ý khi bố trí gương trong phòng khách nhà ống tuyệt đối không gắn gương trên trần sẽ khiến người ngồi có cảm giác bị đè nén, lộn ngược, không thoải mái. Và tránh treo hai gương đối diện nhau sẽ làm khí năng bị luẩn quẩn, nhiễu loạn, khó thoát không tốt cho phong thủy phòng khách nhà ống.

4/ Cây phong thủy phòng khách nhà ống

Trồng cây trong phòng khách vừa giúp không gian gần gũi với thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Để chọn cây phong thủy phòng khách phù hợp gia chủ nên căn cứ vào tuổi mệnh.

Cách chọn cây cây phong thủy trồng trong phòng khách nhà ống cũng tương tự như cách chọn cây cảnh phong thủy phòng khách theo mệnh.

Đặc biệt có một vài loại cây hợp với mọi tuổi, mệnh nhờ ý nghĩa tiền tài may mắn như: Cây Kim Ngân, cây Kim Tiền, cây Ngũ Gia Bì, cây Phát Tài,… Trong đó, Kim Tiền là loại cây được ưa chuộng nhất bởi dễ trồng, đẹp mắt và mạng phong thủy tài lộc tốt.

5/ Lưu ý khi bố trí phong thủy phòng khách nhà ống

Để phòng khách có thể đảm bảo được cả về tính thẩm mỹ và phong thủy thì người thiết kế cũng như chủ nhà cần chú ý đến những điều sau:

Bài viết đang theo dõi:

Tranh treo phòng cần phù hợp với mệnh, tuổi của gia chủ.

Không trưng bày quá nhiều đồ đạc hay chọn nhiều nội thất có gam nàu nóng ở trong phòng khách sẽ đem đến cảm giác ngột ngạt, khó chịu, bí bách.

Phòng khách không nên có quá nhiều lối đi tránh thất thoát tài vận, không may mắn.

Tránh xà ngang áp đỉnh.

Phải thiết kế không gian phòng khách ngày ngăn, vuông vức.

Trong phòng khách nên sử dụng nhiều vật trang trí hình tròn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Chuẩn Phong Thủy trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!