Xu Hướng 12/2023 # Cách Chọn Chim Cu Gáy Hay Nhất # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Chim Cu Gáy Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đầu bi (đầu tròn): Hình dáng đầu tròn.

Đầu xà: Đỉnh đầu hơi bằng, trông có vẽ hơi vuông và có góc cạnh.

Mắt đóng (mắt sâu): đây là kiểu mắt của con mồi chiến, chim mồi có kiểu mắt này rất bản lĩnh, gan dạ và tính chiến đấu rất cao.

Mắt lộ: Chim có mắt lồi thì thường nhát nên ít người chọn nuôi.

Hai mắt khác nhau: còn gọi là Lưỡng nhãn (lưỡng nhãn ắt kỳ tài) có người đánh giá rất cao cón chim mồi có mắt này. Bao hàm cả con chim mắt lé: một bên mắt bình thường, một bên mắt méo.

Màu mắt: có màu đỏ (nhìn giống màu máu), con có màu mắt đỏ thì được cho là sát bổi, chim có màu mắt vàng nghệ (cũng đựoc cho là chim sát bổi), màu mắt vàng nhạt (nhìn như có màu trắng) chim không ra gì không nên nuôi.

Mỏ đinh: thẳng, nhỏ (chim có mỏ này thường được xem là nhặt nước tức là gáy nhanh, thúc dồn, mau miệng)

Mỏ quặp: có nhiều con mồi mỏ quặp thì thấy rất hay, tuy nhiên không phải là tất cả.

Mỏ sẻ: ngắn mỏ, mỏng mỏ (nhìn như to, rộng và mỏng vậy), con này mau miệng, nhặt nước, mau sào.

Mỏ đỏ: chim có mỏ đỏ được xem là chim sát thủ, các cụ quan niệm là có chú chim này thì chủ nhân của chim sẽ hay gặp những điều may mắn vậy.

Cách chọn chim gáy nuôi làm chim mồi

1. Cách phân biệt chim gáy trống, má i

Dù nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó những tiêu chuẩn cao của nghề chơi chim gáy như: siêng gáy, giọng hay (thổ bầu, thổ rền, thổ sấm,…. kim vắt,…), có nhiều tiết tấu như: chu, lèo, dặm (dặt?), vấp, gù chồng đấu,… Càng tích hợp trong chú chim gáy này nhiều những đặc điểm quý trên thì chú chim càng có giá trị cao, càng làm chủ nhân thêm cao hứng và tự hào.

Nhưng trong loài chim gáy, thì chỉ có chim trống là hay gáy, phong độ luôn ổn định nếu đựoc chăm nom tốt. (cũng có con chim mái gáy hay, hay đến nỗi có con còn làm chim mồi được nữa đấy nhưng lúc nó lòi ra vài quả trứng là lại không gáy hoặc ít gáy hẳn đi, người sành chơi không ai chịu nuôi chim gáy mái làm cảnh hay làm mồi dù có gáy hay đến mấy).

Vậy làm thế nào để chọn chính xác một con chim bổi trống để nuôi?!

Cách nhanh nhất là nhờ những người có kinh nghiệm chọn hộ bằng cách bẫy những con bổi tốt và nhường cho nuôi (Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì có khi không quen biết, ngại nhờ,…). Nên thông thường, đa số các bác đều chọn cách mua ngoài hiệu bán chim cảnh.

Chim gáy thuộc họ bồ câu nên con chim trống đa phần đều có kích thước lớn hơn chim mái

– Mỏ chim trống thường có phần lỗ mũi to hơn (nâng cao hơn ở phần cánh mũi).

– Mắt chim trống dữ hơn (thông thường có phần viền vàng bên ngoài có diện tích rộng hơn, con ngươi như thu nhỏ lại)

– Chim trống khi đậu trên cầu (hoặc trên cành) có lưng gù, đuôi cụp.

– Chân chim gáy trống đa phần to mập hơn, chân chim mái mảnh mai hơn.

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên khi phân biệt cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế, có những con chim mái có ngoại hình khá đẹp, thậm chí còn đẹp hơn chim trống nữa đấy mấy bác à!

2. Tiếng gáy của loài chim gáy.

Theo các cụ nghệ nhân, giọng chim gáy thường chia ra nhiều cung bậc cao thấp khác nhau. Để cho dễ gọi các cụ đã đặt tên các loại giọng gáy theo âm vực như sau:

– Giọng thổ: âm trầm. Trong giọng thổ, được chia thành các giọng: thổ đồng, thổ rền, thổ sấm (thổ hùm?!), thổ nhệ,…

Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng, nghe như trong tiếng gáy có độ rung (luyến láy), như có tiếng kim loại (đồng, vàng) ngân rung.

Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên. (nghe “tròn” hơn tiếng thổ đồng)

Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.

Thổ rền: âm trầm mà rỉ rả nỉ non .

– Giọng kim (có nơi còn gọi là giọng còi, giọng son): âm cao. Trong giọng kim có kim đồng (kim chuông), kim vắt.

– Giữa các giọng gáy trên còn phân chia làm kim pha, thổ pha.

Việc nghe và xác định giọng gáy theo các thụât ngữ trên không thống nhất nhau giữa các vùng miền, vì thế nên có rất nhiều người ngại tranh luận trên các diễn đàn về giọng chim. Hoặc ngay giữa các cụ cao niên cũng có khi còn nhầm lẫn về các loại giọng này.

Giọng chim gáy vì có sự đa dạng, phong phú như trên nên không ai dám nói là mình biết hết tất cả các loại. Nhưng sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, và giữa không gian bao la của thiên nhiên chợt nghe vọng từ đâu tới một tiếng chim gáy của nhà ai đó, hoặc của thiên nhiên. Người chơi lắng tai nghe rồi đặt tên giọng gáy của chú chim này,…

Và càng thú vị hơn khi có người còn ví von giọng gáy của loài chim này với các giọng ca của các ca sỹ.

Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức )

Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)

Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)

Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm).

Còn giọng thổ đồng xuất sắc là giọng của một MC nam dẫn chương trình Văn nghệ chủ nhật trên VTV3 trước đây mấy năm thì phải.

2. Tiết tấu của giọng gáy.

Nói về gáy gọi (bổ, rao,..):: là tiếng gáy tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, nghe dõng dạc, khoan thai

chim gáy hụt (mổ ba, trơn lỡ); chỉ gáy có ba tiếng: cục cú cu…u!

Gáy đủ: cục cú cu….cu.

Bổ hai: cục cú cu…cu…cu.

Bổ ba: cục cú cu…cu…cu…cu.

Có chú chim còn gáy gọi bổ bốn, bổ năm thậm chí con bổ sáu nữa.

Tiếng gáy trận (thúc, ủ,…): là lúc chim gáy chiến đấu với nhau để tranh giành hoặc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Chim gáy gấp gáp, thúc giục như tiếng trống giục xung trận vậy.

cứ ba tiếng một: cục cù cù, cục cù cù, cục cù cù,…. liên tục vậy.

Trong gáy trận có thể có những tiết tấu kèm theo rất quý sau:

Tiếng chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ (nhẹ nhàng, xa xăm)

VD Cúc cu cu, Cúc cu chúng tôi Cúc cu cu..cu

Tiếng lèoà khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. hoặc cục cú cu, cù cu! cục cú cu. cù cu…cù cu. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục (nếu ra lèo liên tục thì người ta gọi là con có dặm (dặt) thì phải).

Tiếng vấp:Khi gáy tiếng trận, đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu.

Chim gù khi đã nói hết lời hơn lẽ thiệt với nhau bằng tiếng trận ở trên mà không anh nào chịu nhường anh nào cả và phải bật ra tiếgn gù thách thức, doạ nạt lẫn nhau:

– gù: cù cu, cù cu, cù cu, cù cu. (cứ hai tiếng gù cù cu là kèm theo một cái gật đầu)

– Gù chồng đấu: cù cu cục, cù cu cục, (ba tiếng một). có con gù chồng đấu ròng, có con gù lỡ (lúc chồng đấu, lúc gù bình thường)

Được chú chim gáy giọng thổ có đủ chu, lèo, dặm, vấp, gù chồng đấu thì coi như là người chơi đã rất có duyên với nghề chơi chim gáy rồi vậy.

3. chọn chim gáy có ngoại hình tốt để nuôi chim mồi hay chim khách.

Vì sao lại phải chọn chim có ngoại hình tốt?!

Bất kể chim chơi hay chim mồi, dù tiếng hay, giọng đẹp đến mấy ở ngoài rừng nhưng có ngoại hình xấu có khi nuôi rất khó nổi ( nổi = chim thuần thuộc, gáy ở nhà cũng như khi ở ngoài rừng vậy). Hơn nữa, còn gì quý hơn, tự hào hơn khi nuôi được một chú chim có cả thanh hay lẫn sắc đẹp. Như cô hoa hậu vừa đẹp người, đẹp nết mà còn hát hay nữa. ư

Trong nghề chơi, các bác có kinh nghiệm hoặc các nghệ nhân rất quan tâm đến vấn đề ngoaị hình của chim gáy. Không thế mà còn có cả một khoa xem tướng đoán tiền vận, hậu vận cho chim gáy nữa đấy.

3.1. Thuật ngữ, nghề chơi

Tổng hợp các chú chim gáy có đặc điểm sát bổi.

Người chơi chim gáy lâu năm chỉ quan tâm và mong tìm ra những chú gáy có đặc điểm sát bổi. Chim mồi có những đăc điểm sau đây thường hay

1. Chim khi gù có tròng vàng giản ra, tròng đen nhỏ(co) lại

2. Chim khi gù dơ cánh lên( thường thì dơ 02 cánh)

3. Chim có mỏ cong như mỏ con cắt và kèm theo giọng gù cà lăm.

4. Chim có vảy giao long cả hai chân và đóng kín không hở vảy nào.

5. Chim có giọng gù rè rè, âm thấp

6. Chim có bộ lông dặm cánh nhặt, mỏng như vảy con cá Diếc và có viền sáng vàng trên từng lông dặm cánh.

7. Chim gáy có âm hậu thấp nhất ở tiếng sau cùng.(tỉ lệ nhiều cho chim giọng thổ, thổ pha đồng).

8. Con chim sa cầu nhưng biết dặm gù và vẫn không đổi thế khi chim bổi chung thế.

9. Con chim nhỏ như con cun cút (chim bị còi).

10. Chim có cườm đóng gần khít vòng cổ

11. Chim chỉ gù một hoặc hai sạt khi chim vô thế, rồi sau đó xù lông từ đầu đến gần đuôi như con nhím, đi lòng vòng chậm chạp trong lồng, đầu gục gục như là đang muốn gù nhưng không bao giờ gù nữa (Quê tôi gọi là gù gió), loại này bắt chim bỗi cở nào cũng được.

12. Chim có mỏ đinh và khi gù cái mặt nó nghiêng song song đáy lồng, có động tác như cái liềm cắt cỏ

13. Viền ngoài lông quy cánh tưu tưu, sơ xác nhìn như kiểu lông đuôi quét đất.

14. Con có hình dạng giống chim mái nhưng là chim trống nghe(chắc bổi tưởng mái)

15. Chim cu gáy có móng trắng

Ngoài ra con có một số nhận xét như sau:

chim có cánh nhạn bắt nhiêu hơn chim không có chim có đường chỉ mỏ thẳng vào mắt bắt nhiều hơn chỉ mỏ cong chim có chân màu đỏ hồng [giọng đồng] bắt nhiều hơn chim chân nâu chim có chân màu đỏ đậm hoặc nâu [giọng thổ ] bắt chim nhiều hơn chân đỏ hồng.

Chim cu gáy từ bắc chí nam tất cả đều như nhau,nhưng chim miền nam khác chim miền bắc chỉ khác nhau một chút về sắt lông,đó là điểm mực chấm bí ,có nơi gọi là mã vẩy. Chim miền bắc thường mã phấn hồng điểm mực rất mờ dường như không có ,chim bắc thường bóng bộ to hơn chim nam. Còn tất cả đều như nhau!

Đại đa số vùng miền nào cũng có chim hay chim dỡ,nhưng tuỳ vùng miền phong trào và đạo chơi, vì vậy những người đam mê ở trường phái nào thì chọn cho mình chú chim chơi theo trường phái đó, cùng một con cu gáy nhưng hai trường phái khác nhau hoàn toàn,nhưng trường phái nào ,cũng phải bài bản đủ cả,chim mới được đánh giá cao. Chim mồi nước tiền phải đủ bài bản thì mới rút bổi về nhanh và giữ bổi ,để nước hậu kết thúc. Bài bản của mồi phải có những nước như gù (phóng đón rước đủ chu đe lèo kèm hậu gù đúng lúc và bền+ âm giọng thoát ăn rừng nữa ) với mình đích thị một con chim mồi hay,chỉ đơn giản vậy thôi là đủ !

Bài bản của con chim đấu nó hơi khác chút là không quang trọng nước hậu gù cho lắm, nước tiền mới quyết định để đánh giá con chim. Bài bản chim đấu phải có những giọng điệu như: (Chu . Đe . lèo . Dặm . Vấp .Nhịu . Ngợ . Mơ ) Nước hậu không cần khoẻ gù cho lắm,nhưng phải có giọng điệu gù kép cà lăm hay chồng đấu nữa mới là con chim đủ bài bản của chim đấu . Trường phái nào cũng vậy sỡ hửu được những chú chim có nước chơi như vậy không phải dễ tìm,nhưng không có gì là không thể,nếu có đam mê,có phận có duyên là có tất cả

Phải nuôi cu non chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ. Có thể nuôi cu rừng bắt tổ , hoặc cu con do nuôi đẻ.

THAM KHẢO CÁCH NUÔI CHIM CU GÁYBước 1 / 8

Nếu cu còn tơ, có thể nhai gạo thành nhỏ vụn, cho miệng nó vào miệng của bạn, nghe ghê ghê nhưng vui lắm, chim sẽ tự rúc tìm gạo trong miệng của bạn để ăn, như rúc trong miệng chim mẹ vậy! Không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim, nếu cho đậu nhiều lần sẽ làm cho cu bại liệt ở chân. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên lưng bàn tay.

Bạn nuôi dưỡng nó cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn nó, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại, mỗi khi bạn đến bên lồng thì nên thả cho nó vài hạt mè (vừng) hay ngô (bắp), làm nhiều lần thì nó sẽ mến bạn, bạn đến gần thì nó sẽ xông xáo như muốn tìm cách đến bên bạn (chim mến người), nhưng không được thả nó ra đâu nha! Vì nếu bạn thả ra, nó sẽ bay đi mất đó, chỉ cần nó tập vỗ cánh vài bữa là có thể bay xa, bay cao.

Mỗi khi đến bên lồng, giai đoạn cườm bắt đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như “cục cu, cục cu…” càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh “cục cu cu cu” như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay.

Phải kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên, ban đầu chim sợ nên nó né bạn, sau thì quen, thỉnh thoảng khi nó sung lên nó sẽ gù lại bạn.

Một số người khi gù với chim thì hay gật gật đầu như cúi chào nó, hay nói đúng hơn là giống như hai con chim cu đang gù nhau, một số cao thủ khác lại sử dụng bàn tay, đưa lên đưa xuống trước mặt nó, vừa đưa lên đưa xuống miệng vừa gù. Các bậc tiền bối thì sau mỗi lần tập cho nó như vậy thường thả cho nó vài hạt vừng (mè) để kích thích nó, như huấn luyện viên đang luyện các con vật trong gánh xiếc.

Thỉnh thoảng mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ. Khi chim đã nổi lửa hay sung thì nó gáy lại với bạn, nhiều khi bạn đến chưa gần lồng là nó đã gáy chào đón bạn rồi!

Khi nó sung, tức đã lên lửa nhiều, bạn nên để nó ở nơi đó và tập luyện nhiều để cho nó đứng chim. Sau đó mới chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân.

Cách Chọn Chim Cu Gáy Mồi Hay

Nuôi chim cu gáy có lắm công phu, tùy theo từng vùng miền thổ nhưỡng, khí hậu mà đặc điểm của chim khác nhau như trọng lượng, màu lông của chim. Hơn nữa tùy theo người chơi, kinh nghiệm và cách cảm nhận của từng nghệ nhân mà kinh nghiệm chọn chim gáy hay truyền lại cho hậu thế cũng khác nhau. Nói chung là rất, rất nhiều….Do đó trước mắt mình sẽ phân tích cách chọn chim gáy mà các cụ đã truyền lại, sau đó cuối bài này mình sẽ tổng kết lại những kinh nghiệm thực tế của mình một cách ngắn gọn cho anh em mới vào nghề chơi chim gáy dễ nắm bắt.

1. Thứ nhất là quan điểm đánh giá chim gáy “nhất tiếng, nhì tướng”

Theo mình quan điểm này cũng đúng nhưng không chính xác tuyệt đối. là vì:

Những người chơi chim lâu năm khi nghe tiếng gáy, tiếng thúc, tiếng gù của con chim họ sẽ biết con chim đó có bền hay không, có điềm tĩnh hay không. ( Con gáy mồi hay là con gáy không được quá nóng tính, vì khi nóng quá, rát quá sẽ làm cho chim bổi sợ. Ngược lại gáy mồi đương nhiên cũng không được quá nguội, vì chim ngoài về rồi mà cả buổi nó mới gáy 1 tiếng thì chim bổi cũng chán mà bay đi mất). Có những con mồi hay thậm chí nó còn nhường nước chơi cho đối thủ nhưng không bao giờ bỏ nước khi cần thiết.

Thế nhưng đâu phải lúc nào cũng nghe được tiếng chim gáy để chọn đâu, đặc trường hợp chúng ta đi ra chợ mua chim bổi thì sao? Thậm chí có nhiều con chim gáy hay mới bẫy ở rừng về vài tháng, có khi gặp chim nhát thì cả năm nó ko gáy là chuyện bình thường, làm sao để chúng ta chọn chim. Cho nên ta phải chọn từ tướng chim. Thôi thì ” nhất tướng nhì tiếng vậy”….ui đau đầu nhỉ.

Anh em có thấy cái cổ nó túm lại không? Đây là khuyết điểm nha, mình sẽ cân nhắc giữa ưu điểm và khuyết điểm. Nhưng nhìn chung ưu điểm cách mấy mà có cái cổ thế này thì cũng không nuôi nha.

Con chim có lông mũi dài, lòi ra ngoài luôn đó là một dấu hiệu của con gáy hay. Đây là hình của em nó.

Thứ nhì chéo cánh: Nghĩa là con chim có bộ lông cánh dài hơn bình thường, cho nên khi nó đứng và xếp cánh lại thì hai cánh nó chéo qua nhau. Đây là hình của em nó.

Anh em có thấy con này khác với những con gáy khác không. Nó dài và bộ cánh chéo nhau, đây cũng là 1 dấu hiệu của con gáy hay.

3. Tam quá khóe chỉ đàm quá khóe mắt

5. Ngủ liên hoàn ( chim gáy có bộ cườm quanh cổ, hay nói cách khác là cườm kiềng )

6. Lục cườm rựng ( dựng ) khi gáy cườm dựng ngược lên nhìn rất ngầu.

Quá khóe, ý nói con chim có chỉ đàm ( là cái đường màu đen từ mũi tới mắt đó ) Chỉ đàm dài quá khóe mắt là tiêu chí của một con gáy hay.

Chỉ đàm là đường màu đen này nè Bình thường nó dài từ khóe mắt tới mũi, nhưng con chim lâu lâu nó cũng có chỉ đàm dài hơn vượt khỏi khóe mắt.

Đây là con chim chân khô:

Ngoài ra con chim có cườm liên hoàn ( cườm kiềng ). Bạn có thấy con chim này cườm của nó đóng xung quanh cổ luôn không, đó cũng là tiêu chí để chọn 1 con gáy mồi hay.

Còn cườm rựng ( một số nơi gọi cườm dựng ) Tùy theo từng vùng, mình không nói về chính tả và tên gọi. Mình chỉ nói về kinh nghiệm và ý nghĩa để các bạn biết cách chọn chim thôi. Con chim cườm dựng đó là cườm của nó lúc gáy nó dựng ngược lên nhìn rất dữ, đó cũng là tiêu chí của một con mồi hay.

1. Nhất tiếng nhì tướng ( tùy từng người, và tùy từng trường hợp )

2. Đầu nhỏ, mỏ đinh, thân hình bắp chuối.

3. Nhất thì lông mũi chỉa ra, thứ nhì chéo cánh, thứ 3 sa cườm.

4. Nhất huỳnh kiêng, nhì liên giáp, tam quá khóe, tứ chân khô, ngũ liên hoàn cườm kiềng đó, lục cườm dựng.

Ngoài ra có một số quan niệm khác mà trên thực tế cũng rất đúng bạn cũng cần lưu ý theo quan điểm “dị tật thì sẽ dị tài”, cũng giống như ông chủ của Alibaba người giàu nhất Trung Quốc hiện nay đó, tướng thấy ghê nhưng đích thực là người tài. Hihi, nói chơi cho vui.

1. Mắt lé, tức là 2 mắt nó khác nhau mà các cụ quan niệm lưỡng nhãn thì kỳ tài.

2. Mỏ quặp, mỏ nhỏ và quắp lại, thậm chí thỉnh thoảng bạn phải cắt bớt mỏ thì nó mới mổ được, đó cũng là con chim hay.

3. Móng trắng hay còn gọi là móng bạch đề, tức là thay vì móng nó màu xám xanh như bình thường thì nó có màu trắng, có con 1 móng trắng, 2 móng trăng….

Còn đây là con chim lai giữa cu gáy với loài cu khác như cu nhật chẳng hạn.

Hoặc là chim lai từ Thái Lan về mà một số anh em vẫn bị mắc lừa là chim đột biến, chim bạch tạng quý hiểm rồi mất tiền oan…

Theo mình chọn chim gáy để nuôi làm mồi thì cần có những điều kiện cần như sau.

1. Cu gáy hay còn gọi là cu cườm thì phải ưu tiên cườm của nó trước. Cườm phải mọc đều và dày, không bể cườm. Cườm 2 liên, 3 liên thì càng tốt.

3. Ngực phải nở hình bắp chuối. Ngực càng nở càng chẻ chứng tỏ con chim càng có lực.

4. Mỏ nhỏ và thẳng.

5. Chân đỏ và vuông, nếu vảy song long càng tốt ( nghĩa là hai hàng vảy đều nhau bắt từ ngoài vào trong như vảy chân gà vậy)

6. À, mắt xâu đỏ. ( không chọn chim mắt lồi )

7. Không chọn chim cổ lãi.

8. Và nữa là không nuôi chim gáy từ 5 tiếng trở lên.

Đó còn điều kiện đủ nữa thì phải nuôi chờ thời gian kiểm nghiệm rồi mới biết được hay dở thế nào.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Cu Gáy Và Cách Lựa Chọn, Chăm Sóc Chim Cu Gáy Hay

Thứ Bảy – 03/10/2023

1. Tròng đen – Vòng tròn của tròng đen của con trống nhỏ hơn và sáng hơn con mái.

2. Màu lông – khi ta nhìn thật kỷ sẽ thấy mầu lông của chúng có khác. Lông trên trán của con trống sáng hơn con mái. Riêng chim gầm ghì lông trên trán con trống có màu xám nhạt còn con mái có màu nâu nhạt.3. Kích thước goại hình – Chim trống dĩ nhiên to hơn con mái. Hai con xuất hiện, tướng tá của con trống to khỏe hơn của con mái và cái đầu cua con trống to và cục mịch hơn.4. Giọng – Con trống gáy to tiếng hơn con mái. Con mái rất im lặng và khi con mái gù sẽ có âm sắt cao hơn con trống.5. Gù đấu ( gù chào) – con trống sẽ gù đấu; Khi con bạn tình xuất hiện, thì con trống sẽ gù sát đất ( gù cái đầu thấp) với con mái nhiều lấn, còn con mái thì hầu như không bao giờ gù, trừ khi trong đàn toàn mái và không có con trống trong khoản thời gian dài.6. Chân của chim trống thì to và dài hơn chim mái.7. Xương dưới bụng ( 2 xương ghim ) gần phao của chim mái thì rộng hơn chim trống. Điểm này hầu như loài chim đều giống nhau , bởi vì chim mái phải có khoản trống để cho trứng nằm.8. Chim trống ngực phải rộng và thường đậu trên những cành chắc chắn, con con mái thì đậu khác hơn ( cành nào cũng được).9. Cái đầu của chim trống to và rộng hơn, còn chim mái thì đầu nhỏ và tròn hơn. 10. Chim trống chủ động và hung hăng về phía chim trống khác.

1. Chim cu là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ (xây sát) trước khi cho chúng ăn. Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Lúa hạt ngắn, trước khi cho ăn, họ thường rữa sạch bụi và những cọng cỏ, phơi khô rồi cất giữ chúng nơi khô ráo hay bỏ vào chai lọ rồi đậy kín lại để tránh ẩm móc và côn trùng. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy … ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì … ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn. Ở thailand, lúa là món ăn chính cho chim cu, những loại hạt khác chỉ món ăn phụ. Chứa đựng thức ăn trong hủ riêng. Không được trộn hạt với lúa bởi vì chim cu chỉ ăn ngũ cốc thôi, như vậy sẽ làm chim cu mập và không khỏe mạnh được.

2. Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lòng chim thường treo ngoài nắng, thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng.

3. Chim cu phải cần được nhận ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày. Treo lồng những nơi khác nhau sẽ làm cho chim cu có khí thế và sung hơn, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chổ cho chim cu vào khi cần thiết. Chim cu khi phơi nắng thường nằm xòe cánh và đuôi dưới đấy lồng để tống khứ những côn trùng ( ve ) ra khỏi lông chúng. Nếu không có ánh sáng mặt trời thí phải mua bóng đèn ( spectrum light) để chiếu sáng cho chim cu để thây thế ánh sáng mặt trời.

Nếu để lồng những nơi tối trong nhà hay là những nơi lạnh, bạn có thể mắc thêm bóng đèn cho mỗi cái lồng với khoản cách phù hợp.

4. Đất đen – ở Thailand, công thức làm đất đen thật đặt biệt, đất đen được làm ra từ cây cỏ và khoán chất, làm nền tản vững chắc cho sức khỏe và giọng gáy cho chim cu. Nó bao gồm chất vôi, trộn với đất và một ít than đập nhỏ ( hay mồ hống ). Chim cu trong thiên nhiên ăn đất và đất núi lửa ( đất đỏ ) đôi khi liếm muối để bồi dưỡng chất dinh dưỡng và sức khỏe.

5. Chim cu trong tự nhiên rất cần ăn sạn để nghiền nát thức ăn nhất là những hạt già và cứng. Chim cu cần chất vôi để tạo vỏ trứng và sú thức ăn cho chim con. Đặt biệt cho việc sinh sản và tạo xương của chúng. Sinh học của chim cu mái sẻ lấy chất vôi từ xương chúng để cung cấp đủ cho con cái, bởi thế sự sinh sản sẽ dừng lại đến khi nào có đầy đủ chất vôi chúng cần cho cơ thể. Than củi giúp tiêu hóa và sạn giúp nghiền nát hạt trong mề của chim cu. Đất sạn không nên trộn chung với thức ăn mà phải chứa vào cóng riêng.

6. Muối là chất khoán cần thiết. Chim cu thường hấp thụ những khoán chất vi lượng từ thức ăn nhưng không đủ những phân tử như là iod, mangan, coban … thận trọng cho ăn thêm muối cho vật nuôi rất tốt. Muối biển nguyên chất rất có nhiều khoán chất cho chim cu, nhưng nếu ta cho ăn nhiều quá sẽ làm giảm chất giọng. Tốt nhất cho chim cu ăn muối mỗi tuần một lần, muối cho vào cái dĩa cho chim ăn và ngày hôm sau nhớ lấy dĩa muối ra .

7. Sự hoản sợ ban đêm – Trong thiên nhiên khi chổ ngũ bị đe dọa ( hoản sợ ) chúng sẽ bay lên để thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm của chúng. Thỉnh thoản chim trong nuôi trong lồng cũng bị hoản sợ ban đêm. Sự hoản sợ này có thể lảm gảy lông cánh, lổ đầu hay rách mình chảy máu. Sự việc xảy ra khi chim cu ngủ những nơi rất tối hay là những con chim mới đặt trong tình cảnh mới ( đổi chổ, chim bổi mới…). Chim cu nhìn đêm tối rât kém nên chúng dễ bị hoản sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Dĩ nhiên chim cu càn cố thoát khỏi cái lồng, thì những chắn song lòng sẻ làm chim cu bị thương tồi tệ hơn.

Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoản sợ.

8. Nhiệt độ – Chim gầm ghì và cu cườm chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C chim cu sẻ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa thì chim cu sẻ chết. Người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì chim cu là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.

Khi người nuôi chọn một đôi chim cu cho đẻ, điều trước tiên là phải cần chuẩn bị một cái chuồng ( lồng ) đẻ, Chuồng đẻ không có qui định về kích thước, nó chỉ phụ thuộc vào điều kiện nơi ở của người nuôi. Để bảo vệ chim cu từ mèo, chuột và các loài thú ăn thịt khác, chuồng đẻ nên làm bằng lưới sắt. Chiều cao của chuồng nuôi đẻ thường là 45, 90, 135 hay là 180 cm, chiều rộng 60 cm và chiều dài từ 100 đến 180 cm.

Dưới đấy lồng người nuôi thường đổ cát sỏi khô hay làm bằng gổ ván , bởi vì chim cu ngoài hoang dã thường kiếm ăn ở dưới đất nên việc này giúp chúng cảm thấy giống ngoài thiên nhiên hơn. Chuồng phải đặt nơi có ánh nắng buổi sáng chiếu vào, nhưng cái tổ cần phải đặt trong bóng râm ( tối ).

Lần đầu chọn 2 chim cu giống, người nuôi phải để cho chúng ” làm quen ” với nhau trước khi bỏ vào chuồn đẻ. Nhốt chim cu trống, mái vào hai lồng riêng và treo (đặt) hai cái lồng gần kề với nhau từ một đế hai tuần . Khi cả hai đã quen nhau, ban đêm chúng sẽ nằm ngủ gần nhau. Khi chuyển chúng ra xa nhau chúng sẽ gù và gáy gọi nhau ầm ỉ ( cái này sao giống mấy bác quá nhỉ … mất bạn gái ai mà không la làng chứ ). Kỷ thuật để tránh chúng gây hấn và đá nhau, nên sang con chim cu mái từ lồng nuôi vào chuồng đẻ trước rồi đặt lồng nuôi của chim cu trống kề bên chuồng chim đẻ. Sau vài ngày sang chim cu trống vào luôn chuồng đẻ . Tốt nhất là nên sang chim trống vào buổi chiều tối bưởi vì chúng không có thời gian để gây hấn và đá nhau. Nếu chúng còn tiếp tục đá nhau thì nên ngăn chúng bằng một tấm bìa cứng hay là bỏ thêm vào chuồng đẻ vài con chim con để chúng có bầu bạn và sẻ hết đá nhau.

Trong chuồng đẻ nên đặt vài cái tổ làm bằng dây mây, hộp gỗ hay vật liệu khác có hình dạng giống như cái bát (tô) nhỏ, vừa cho chim cu. Nên đặt 3 hay 4 cái tổ trong lồng đẻ để cho chúng chọn. Chim cu sẽ đẻ 2 trứng và nở sau 14 hay 15 ngay ấp. Chim trống và chim mái thay phiên sú cho chim con. Không được quấy rối hay kiểm tra chúng thường xuyên, bưởi làm như vậy chúng sẽ bỏ tổ hay bị stress và không sú cho chim con nữa. Suốt những ngày đầu tiên, chim cu cha mẹ sú cho chim cu non bằng sữa của chúng. Sữa này được sản làm thức ăn lỏng ở trong cổ họng của chim cu bố mẹ. Chim cu sẽ chăm sóc con của chúng đến khi chúng có thể tự kiếm ăn, và rời tự rời xa bố mẹ.

Nhiều người nuôi đã dùng chim ngói sú ,nuôi và chăm sóc chim gáy hay chim gầm ghì con thay cho cha mẹ chúng. Người nuôi có thể dụng chim giống tốt và chỉ lấy trứng cho chim ngói ấp và nuôi, tiến trình này có thể sản sinh ra nhiều chim cu trong thời gian ngắn. Chim ngói không có gây sự với các loài chim cu khác và nuôi chim con rất tốt. Chim ngói có thời gian ấp trứng giống như chim gáy hay chim cu gầm ghì. Chim ngói nuôi chim non rất tốt và chim con sẻ lớn rất nhanh.

Theo tôi, nuôi chim gáy đẻ các Bác nên cho chim mái ăn đầy đủ chất vôi, dinh dưỡng, thức ăn, vitamin …. mà đã đề cập trong diễn đàn.

Hôm nay có tý thời gian rỗi nên viết ít chữ về cái lụp và chim gáy, để các bác độc tham khảo và góp ý cho. Thú chơi chim thì có ” muôn hình vạn tượng” về cách chơi. Kẻ thì thích chim đá, ngừơi thì thích chim hót, còn các Bác trong trang này, theo tôi đoán biết vẫn thích chim rập (chim gáy) hơn. Một con chim gáy hay, giá có thể lên đến bạc triệu và thậm chí hơn. Cổ nhân có nói “Con chim quí phải ở lồng son” nhưng có ai hiểu hết nghĩa “lồng son” ấy. Có ngừơi định nghĩa là phải một cái lồng bằng gỗ quí, bên trong phải có cầu ngà, cóng ngọc… và đa số người đời cho rằng ” lồng son” là cái lồng đẹp và rất quí giá, thế thôi. Nhưng lồng son mà nhốp con chim gáy thì quả là “trọc phú” quá , “dị hợm” quá … đôi khi khách tới chơi và chỉ coi cái lồng, “quên” đi chú gáy cưng thì làm cho người chủ gáy buồn lắm lắm…. còn nếu nuôi chim gáy mà nhốt cái lồng to, rộng quá , lông đuôi dài nhằng, thân hình bóng mựơt … thì sẽ bị đánh giá ngay; là không phải “nghệ nhân” chơi chim gáy, và chú gáy cảm thấy mình thật là ” hạnh phúc” và ” sung sướng ” thì làm sao cất tiếng gáy một cách ” Bức bối, tức tới, và dằn vặc” được. Bởi thế người chơi chim gáy sang trọng ở chổ là phải “biết chơi lồng”.

Lồng chim gáy tiêu chuẫn là lồng quả đào, mà các Bác đã đề cập nhiều trên diễn đàn, nên miễn bàn, nhưng bố trí ” nội thất” và “ngọai cảnh” như thế nào thì quả là một vấn đề. Cái lồng quả đào ấy mà bỏ vào vài cái “cóng” bằng chai nhựa “lavie” , hay lon “sữa ông thọ” cắt ngang thì khó coi lắm. Nên các Bác “chịu khó” ra tiệm mua cái cóng bằng nhựa hay thủy tinh đựng nước, và kiếm vài cái giỏ đang bằng tre như bác “Kiwi đã làm” để đựng thóc thì hoàn mỹ gì bằng, có vậy chú gáy mới biết rằng chủ của nó cũng “thương yêu” và “chiêu hiền đãi sĩ ” vậy, tuy ở trong cái lồng chật chội nhưng cũng không đến nổi “bạc đãi nhân tài ” như chú ta và người đời thường nghĩ. Khi có cóng trong tay thì chủ nhân cũng phải trang trí nội thất sao cho hợp lý một tý. Đặt cóng cao quá thì “làm khó” anh tài quá, khi đói khát thì phải ráng dói cổ lên thật là bất tiện … , còn nếu đặt cóng thấp quá thì cũng dễ bị chú ta ” khinh khi” rồi ị luôn trong đó…”khổ lắm” nói mãi.. nên các Bác phải để vừa tầm cho chim dễ ăn dễ uống. Cái cầu trong lồng tốt nhất là phải tròn và to như ngón tay cái và bề mặt phải nhám nhưng mịn để cho chú gáy cưng dễ đậu… Cái cầu không được đặt sát đáy lồng, mà phải cách đáy lồng khoản 1 cm, vì để sát đáy lòng dễ bị chú ta “hứng khởi ” rồi “bum bùm bum” lên đó hay lên những nang lồng thì “mất sức lắm”. Nếu các bác dùng tấm lót để lốt phân thì phải nên dọn vệ sinh mỗi ngày. Còn vị trí treo lòng trong nhà cũng rất quan trọng, nơi treo phải thoáng một tý. Đừng bao giờ treo lồng sát mái nhà, nhất là mái nhà bằng tole , vì nóng nên rất dễ bị nhặm mắt, nhất là mùa hè. Cẩn thận với lũ kiến và lũ chuột xăm lăng thức ăn rồi gây hại cho chim cu. Nếu chú chim cu cưng là chim bổi thật hay mới bắt về thì nên che phủ hai phần ba lồng bằng một tấm vải mỏng, để cho em nó cảm thấy an toàn nơi định cư mới. “nhà sạch thì mát” nên chú bổi cưng mới cảm thấy “hứng khởi” trong lòng rồi cất lên vài tiếng gáy để chủ nhân nó “mát lòng mát dạ” và hãnh diện với ba con lối xóm, rồi nhấc cái telephone gọi cho anh em trong hội chim cu: “À chú bổi của nhà em “chịu gáy” rồi đấy !!!

Nói về lồng lụp. Thì mỗi quốc gia, mỗi địa Phương có mỗi kiễu lụp khác nhau, làm gì thì làm, một cái lụp tốt thì cần ít nhất 3 yếu tố quan trọng.

Thứ nhất là cái lụp phải gọn, nhẹ, và cứng, vì vậy có thể vác lồng đi cả vài cây số mà không thấy mỏi mệt, khung lồng nên làm bằng thép lò xo thì quả tuyệt vời. Còn nếu có lò xo giường sắt thì càn tuyệt vời hơn.

Nói về thú chơi chim gáy, ai cũng mong muốn cho mình có một con mồi hay ” trên cả tuyệt vời” để chu du khắp chốn núi rừng, cho thỏa lòng ” nghiện ngập”….

Rồi bỗng một ngày đẹp, trời xách con mồi “vừa đủ sài” vào chốn thâm sơn gặp một “anh hùng” một cõi, giọng thổ đồng, tiếng gáy to như “loa” làng, tiếng gù êm như suối chảy, tiếng thúc nhanh như “gõ cây” “mắc me” ” gù đấu, gù chồng…. nói chung không thể chê vào đâu được… nên chủ nhân của con mồi “cà tàng” với tài mọn ” kém cỏi” thầm khấn vái “thần núi ” nồi chè “xui” cho nó ” trượt chân” vào cái cầu sáng sáng cong cong ! ? … có lẽ “thần núi” bận đi canh ” lâm tặc” nên không nghe lời khấn vái …. tối về, chủ nhân ” than thở” ” nhớ về em” không sao mà chợp mắt được, mong sao cho trời mau sáng để hy vọng gỡ ván ” bài cào” này…. rồi một ngày, hai ngày, ba ngày … Với trăm phương nghìn kế, một ngày nào đó em nó nhập khẩu nhà ta …. Đó là một trong những tình huấn mà anh em chơi chim gáy nói riêng và các anh em chim gáy trong ABV nói chung, ít nhất một lần gặp phải….. Phục được nó đã khó nhưng nuôi nó ra một con mồi hoàn mỹ theo ý nguyện càng khó hơn. Có con một hai năm, sẽ ra mồi, nhưng có con nuôi cả chục năm, thậm chí hơn vẫn hoài công, có con nuôi ra mồi rồi lại ” dỡ chứng ” chịu đời không thấu… đó là tại sao ??? câu trả lời đơn giãn là không phải tướng mồi, bỡi thế chọn tướng chim gáy quan trọng biết chừng nào !

Tôi may mắn được các tiền bối, bạn bè chỉ ” nghề “và một chút đỉnh kinh nghiệm bản thân, nên hôm nay viết cách chọn lựa chim gáy bổi, mong các bác đống góp ý kiến. Thứ nhất là làm diễn đàn sôi động hơn, thứ hai là để chúng ta “nâng tay nghề” cao hơn cho việc chơi chú gáy:

Đầu: Đầu nhỏ, tròn, cổ lãi, đa phần là chim rất hay, và rất nhanh miệng, nhưng nhược điểm khó ra mồi, ít bền chim, chăm sóc tốt thì chơi bẫy được khoản 5 năm đến 8 năm sau đó sẽ giảm nước và hầu như không được rừng già nữa, lúc này thích hợp nhất chơi bẫy ở rừng thưa, láng, hay đồng bằng. Đầu to, cổ rô, nuôi khó nổi (căng lửa), nhưng nổi căng thì dễ ra mồi. Loại này đa phần gáy, thúc chậm nhưng bền, thích hợp đi bẫy xa và ở bất cú địa hình nào… nên nuôi.

Đôi mắt: Lồi : không nên nuôi, bởi vì ít đứng chim, xào lồng, nhác, nóng chim, khó thuần… Mắt lửa; nóng chim, xào lòng, dữ chim, ngu , khi gặp chim ngoài thường bay lòng….không nên chọn nuôi Mắt vàng: loại này hiền chim, rất sát bổi, nhưng nước gù đấu ít, dặm mắt me nhiếu, nước xa cầu mấy cánh nhiều…. Mắt vàng màu nghệ: ít xào lồng, gù đấu tốt, rất tỉnh chim khi giao đấu… loại này thích hộp nuôi ra mồi.

Khi gù; chim có tròng vàng dãn ra, tròn đen co lại, đây là chim sát thủ ( may bổi ) Khóe chỉ:

Lông màu đen tính từ khóe mỏ vào nếu: ngoài nhỏ trong lớn thì có nước hậu, bền chim. ngược lại ngoai lớn trong nhỏ thì nước hậu kém.

Đôi cánh: Hai bên phải no tròn, lông qui phải nhỏ, mịn và phải đều 2 bên, nếu không đều thì sẽ sáng nắng chiều mưa, chơi chán lắm… đôi cánh phải che khuất phần lưng nhiều chừng nào tốt chừng ấy , nếu chéo cánh càng tốt. Những con có đôi cánh hở lưng thì rất lười gáy, loại này bắt chim phục cội thì sướng lắm … nhưng đi chơi hội thì thua. Còn những em có đôi cánh ” mốp” thì đa phần không bền chim. chơi cho giỏi lắm thì 4 năm rớt đài

Đuôi : Đuôi trong to, ngoài nhỏ , le chim, nhanh miệng, liền sào Đuôi trong nhỏ ngoài to, chim lười gáy, xào lồng khi gặp đối thủ…

Cườm: Cái này là quan trọng nhất trong tướng con chim ( bởi thế người ta mới gọi là cu cườm) nó là đại diện cho nước non của con chim gáy, nếu chim có cườm thẳng hàng thì có nước rước. nhưng về nước khuya thường hay bỏ vẹt…. Cườm lộn xộn không hàng ngũ thì có nước dặm (mắt me) nhiều hơn Cườm trắng nhiều hạt to (cườm đá), nước gù đươc nhưng ưa bị đứt nữa chừng Cườm trắng nhỏ hạt kèm với cườm vàng thì gù nhiều Cườm lửa (vàng) nhiều gù nhiều nhưng nóng chim, hay xào lồng Cườm đen nhiều, thường rất êm lồng, gù khá Cườm có hình chử V thì gù không ra hồn gì cả, không nên nuôi, bởi vì loại này nhác rừng, chơi thời gian ngắn

Nếu biết coi tướng chim gáy vậy, thì tại sao không ra chợ chim ” Lê Hồng Phong” gần ngã bảy ( SG ) đễ chọn bổi… cho nó khỏe, chứ lên rừng xuống bằng chi cho nó tốn công tốn sức và tốn xăng… Xem tướng chỉ đúng tương đối thôi, chim may bổi, nước đấu,chim già ,chim non có thể coi ra được, có thể thành mồi trong tương lai hay không, có thể coi ra được….Nhưng làm sao biết được giọng thổ hay đồng, làm sao biết được nhanh miệng hay không, làm sao biết được tiếng to hay nhỏ, làm sao biết được nó bổ mấy… vân vân và vân vân.

Khổng Minh Gia Các có luận: Từ cổ chí kim, người thống binh tự cho mình là tướng soái, như vậy tướng soái chỉ là một con người, chỉ có những võ phu mới có thể biết được, xem trọng binh lực, dũng mảnh thế nào…. những võ tướng như vậy cũng chỉ là bình thường, không có gì đáng sợ…. còn những thống soái cao minh thì phải biết người biết mình, biết dùng binh tướng, phải biết lợi dụng thiên thời, địa lợi, phải biết nhân sanh…. ví dụ như; dụng binh, giữ binh phải có học thức rất lớn, binh giả, có binh có thế nhìn thấy, có binh có thể không nhìn thấy, binh nhìn thấy thì không có mang giáo mang tên, là những con người bằng xương bằng thịt, còn những binh sĩ không nhìn thấy như là nhật nguyệt phong thần, phong linh thủy hỏa, linh khí của núi rừng đều có thể thành binh….. Vậy thuật chơi gáy cũng như thuật cần binh vây, chúng ta còn phải học và rút kinh nhiệm nhiều lắm lắm…

Thứ hai: Chim đi ngoài, Banchu tôi cam đoan rằng nếu con bổi có bị đi ngoài thật sự, bịnh này rất khó trị và con bổi ấy sẽ chết ngay trong vòng ít ngày. Chim rừng tỷ lệ có sán lải rất cao; nên nhiều người mới phục về, thấy phân loãn, thường nghĩ rằng chim bị đi ngoài, nên dùng nhiều loại thuốc đông tây để ” điều trị” , nhưng không thiên giảm… sán lãi không giết chết chim, nhưng dùng sai thuốc có thể hại chim một cách vô tình và lâu dài. Khi chim có lải thông thương phao của nó lúc nào cũng ” ướt ” . Nếu vậy thì dùng thuốc xổ sán lải cho gia cầm, trị đúng liều lượng … thì chúng sẽ hết sán lải trong vòng một tuần. Còn việc sai lầm khác nữa là chim nhẩy đêm cũng có hiện tượng đi ngoài, phân xanh. Nếu đúng vậy thì nên tìm cách ” che chắn” cho chim khỏi nhảy đêm, được vậy phân sẽ không còn loãng, theo kinh nghiệm, khi chi hết nhảy đêm, thì chim sẽ ” nổi ” căng và chuẩn bị ra mồi rồi đấy; Bởi thế chim có hiện tượng đi ngoài thì nên theo dõi thật kỷ mà trị cho đúng bịnh. Nhiều người có kinh nghiệm chuyên sâu về con chim gáy, có thể nhìn con chim gáy rồi nhìn phân, có thể đoán được khi nào con chim ấy có thể ra mồi là vậy. Ví dụ: thấy chim bổi có bộ lông mướt, mắt hơi đỏ, phân to, không lỏng thì con chim ấy có thể ra mồi từ 3 đến 6 tháng sau…. đây là bí quyết để đi ” mua ” chim bổi.

Thứ ba: Chuyện đấu chim, khi chim bổi có chiều hướng “sung”. nhiều người nghĩ rằng dùng mồi thục đấu với bổi sẽ làm bổi ” căng ” hơn. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Chim bổi khi đang sung lên, là nó đang trong thời kỳ chuẫn bị tranh giành lãnh địa, nên nó chỉ gáy hơi nhiều và hơi căng thôi, chứ chưa nổi lắm, đấu chim, nó vẫn đấu dữ dội, nhưng khi hết đấu nó sẽ bị xuống theo thời gian, nhất là gặp những anh mồi già mồm thì bổi sẽ nằm liệt luôn, có xung lửa lại thì nó cũng dễ thành mồi lúc nắng lúc mưa sau này. Tệ hại hơn có nhiều bác cho nó đấu gù mới chết chứ… có khi gù đến tắc tiếng luôn …. muốn kích chim cho xung lửa hơn, nên để chim mồi thật xa, ít nhất là 100 m , cho đấu vài tiếng đồng hồ rồi đừng cho đấu nữa, làm như vậy chim rất dễ xung hơn. Còn khi nào nó xuống cầu, thúc gù với đôi cánh nhịp nhịp cả ngày…. lúc này có đập chết cũng không hư… nói thì nói như vậy thôi …. tốt nhất là đấu những con mồi cở trung bình thôi. Bởi nếu gặp mồi hay quá ( nhất là mồi già gù ) dễ bị knock out thì tiếc lắm, dù gì nó cũng là con bổi thôi mà. Nếu có đấu thì nên đấu theo hình bật thang; hôm nay đấu con mồi tệ nhất, ít ngày sau đầu con mồi hay hơn ty…. cứ như vậy mà tăng lên. Nhưng nên nhớ đừng bao giờ đấu gần, và nhất là đừng cho gặp mặt gù quá lâu … dễ bễ chim

Thứ tư: Sự tham lam quá độ có thể làm hư một con mồi tương lai. Con chim mồi mới. Tiếng gáy, còn ” run run ” nên rất sát bổi, nhiều khi gọi và bắt bổi nhiều hơn chim thuộc. Nên chủ nhân của nó hứng chí lắm nên quên rằng em nó là chim mồi tập nên cứ gặp, nghe chim rừng gáy….bẫy, đấu, bắt thoải mái… hậu quả đi vài chuyến là chim mồi ” bẹp ” luôn. Khi con mồi tơ mới đi tập, đừng nên bắt nhiều, khi gặp con bổi già rừng thì đừng bao giờ cho đấu lâu, chỉ vài chục phút nên xách lồng bẩy nơi khác. Nếu gặp những con già lồng đấu ít thôi, để vài ngày tới cho đấu lâu hơn. Khi mồi cứng rồi cho đấu thoải mái.

Tóm lại: Nếu những ngày đầu đi bẫy nên tìm những con chim bổi thường, bắt 1 hay 2 con bổi dễ bắt. nếu gặp những con bổi già lồng hay già rừng thì nên để dành đó khi nào con mồi “cứng” sẽ quay lại tính sổ với chúng. Đừng nên bắt quá nhiều chim bổi trong một chuyến, vì làm thế con mồi sẻ bị ” rớt ” trong thời gian ngắn…. vì ngán….. Thứ năm: tập thói quen cho chim; như tập gù sào, chơi một buổi, cho chim nghĩ trưa… đó là điều rất tệ hại cho chim mồi sau này. Khi chúng đã quen cách chơi như vậy thì sẽ rất khó trị. Khi tập chim bổi nên phải kiên nhẫn, trên mọi địa hình, Cây cao, cây rậm… làm láng hết. Nhưng tốt nhất là tập ở rừng già trước. Khi thuộc ở rừng già rồi thì bẫy bất cứ lúc nào, bất cứ địa hình nào… vì chim chơi tốt ở rừng già sẽ chơi tốt hơn ở rừng thấp, láng … còn ngược lại thì chưa chắc được như ý. Khi treo bẫy chim mồi tập, cội đầu tiên phải chờ cho nó gáy mới chuyển cội, dù phải chờ lâu, nếu không nó sẽ dễ bị ” sượng ” và lười sau này. Khi đi tập thì phải đi suốt ngày, kể cả buổi trưa nắng nóng, nếu không chim dễ có thói quen, gáy một buổi,sáng gáy, trưa nghĩ , chiều nghỉ luôn thì phiền… Chú ý khi tập chim mồi, đừng bao giờ đi quá xa nơi bẫy chim, vì chỉ cần sơ ý tý…gặp chồn, cắt, kiến, bìm bịp… thì …. coi như công cóc. Nuôi chim bổi phải khoa học thì mới có được một con mồi tốt cho tương lai……giống như một lập trình C++ vậy; if ( đúng phương pháp khoa học & đủ thời gian chín mùi)

Banchu tôi có vài kinh nghiệm nhỏ viết lên để cho anh em đọc và góp ý cho, nếu có quá lời thì mong các bác bỏ qua, vì banchu tôi cần phải học hỏi nhiều các kinh nghiệm từ những anh em trên diễn đàn nhiều lắm.

Banchu tôi đến với chim gáy không nhớ rỏ từ lúc nào, tôi chỉ nhớ lúc xưa bố tôi mỗi lần đi bẫy chim thi thường đèo tôi sau lưng; hôm nào đi xa thì dùng chiếc honda “đam” cà tàng, còn đa số thì đèo tôi trên chiếc xe đạp ” đùm dông ” cọc cạch. Thời bao cấp, xăng chỉ phát theo tiêu chuẩn của một cán bộ HTX nông nghiệp thôn….nên lấy đâu ra nhiều để đi thường xuyên. Nói tiếng đi xa cho oai, chứ cao lắm chừng chục cây số là cùng. Cu gáy thời ấy thật là nhiều và dễ bắt. Nhiều đến nổi có khi chim mồi gáy chim bổi bay về tận sau nhà, thế là bố tôi treo lòng lên… thế nào cũng chui vào lồng chứa… hôm nào đi hơi xa làng tí thì cũng được một vài con… Nếu đi xa thì khi về mang chim bổi mệt nghĩ luôn… nói tới đây, sướng lắm phải không các bác ! mỗi khi bố tôi “thông báo” ngày mai đi xa thì đêm ấy tôi không ngủ được, mặc dù tôi ” tranh thủ ” vào giường sớm hơn mọi ngày, không phải vì chim gáy mà trằng trọc mà vì vào rừng có nhiều cái mới, cái lạ nên thích … , trẻ con mà trằng trọc tý rồi hồn cũng vào giấc ngũ. Con bố tôi đi chuẩn bị thức ăn cho hai buổi sáng trưa… nói chuẩn bị cho sang chứ, nấu chút đỉnh cơm bỏ vào lon li-gô, và vài con cá khô, một hủ mắm thắm…. thế là hai cha con no được một ngày …. . Sáng khoản 3 hay 4 giờ gì đó khi nghe tiếng bố kêu thì tôi bật dậy như một cái lò xo… tự giác làm mọi việc thật nhanh, để cùng bố lên đường ( ngày thường không dễ đâu nha, còn phải nằm nướng nữa… ). Vào đến rừng bố tôi gởi xe ở rẫy dân tộc rồi hai cha con cuốc bộ khoản hai hay ba chục phút vào nơi đánh… đi theo đường nghĩ vu vơ đủ thứ, vì ám ảnh những câu chuyện “kinh dị” của bạn bè tôi, của những chuyện kể trong sách vở thần thoại ở trường, tờ mờ sáng,trên đường đi, nhìn cây, nhìn cảnh mà hình dung và tưởng tượng ra đủ thứ, nào là ma, nào là thú dữ …. nên lúc nào cũng cố gắng đi cho thật gần và thật sát bố tôi. Đến nơi bẫy, lúc này trời chưa sáng lắm, bố tôi đổ nước, lúa cho chim, đứng quan sát khoản 5 hay 10 phút rồi bố tôi mới treo mồi…. rồi vào chổ núp… bố tôi giải thích đủ thứ về chim gáy, nào là cách đánh thế này thế nọ, nào là mồi hay, nào dặm, rước… rồi con bổi nó như thế này thế kia…. tôi đâu có hiểu gì, ầm ừ cho qua chuyện, nghe lổ tai này rồi chạy qua lổ tai khác … rồi không nhớ gì cả, chỉ nhớ câu ” chim dù hay đến đâu nếu không sát bổi coi như đồ bỏ ” vì ông thường nó chuyện với bạn bè nhiều lần như là kinh thánh vậy, sau này tôi mới hiểu câu đó đúng lắm… với tôi lúc ấy sướng nhất là khi bổi gù ờ nhánh thế rồi nhảy vào lưới …. vậy là được rồi, còn không thì ngấm đủ loại chim xanh, đỏ, vàng…thích lắm. Bạn chim gáy của bố tôi rất nhiều, mỗi khi mấy người ấy đến chơi, nói và bàn luận chuyện chim gáy sau sưa… nào là con này hay, con kia dở, còn này sát bổi, con kia không …. nói suốt cả buổi , trể nải công việc nên đôi khi cũng làm phật lòng mẹ tôi lắm, chờ bạn bố tôi về thì thế nào cũng có cuộc chiến nho nhỏ…. bố thường năn nỉ cười xòa cho qua chuyện chúng tôi hi .Trong số người ấy có người rất tốt, có người rất tồi, người thì ít nói, người thì nổ như rang, người thì chơi cho tao nhã, người nuôi gáy chỉ vì tiền … ha ha đủ dạng người… nhiều khi mẹ tôi hỏi sao ông chơi mấy đứa ba xạo chi vậy… “thú chơi thôi mà để trong lòng làm gì “, bố tôi trả lời thế…. Xưa kia, người chơi chim gáy ít, đa phần là chơi kiểu văn nghệ, không tính toán nhiều… miễn sao vui là được.

Từ lúc gia đình tôi đi nước ngoài còn tôi ở lại, chim cu bố tôi phóng sanh hết…. nên mọi chuyện chim gáy … tưởng đâu đã vào dĩ vãng…. Cu gáy đến banchu tôi cũng là cái duyên, hôm ấy có ông bạn của bố tôi đi bẫy chim ngang qua nhà và ghé lại thăm, nghe sau nhà tôi có chim gáy tu tu… ông ta treo mồi lên… chỉ vài phút sau con chim ấy vào lưới của ông ta. Ông ta thấy chim ấy khá và chưa đủ cườm nên tặng tôi nuôi chơi… ai dè đâu chỉ mấy tháng sau nó nổi và bắt mồi ào ào… đam ra ghiện, đi bẫy nhiều hơn, đi xa hơn. Lúc ấy chơi chim rất non cơ… chỉ mấy tháng sau… chim mồi gáy ấy hư luôn, từ đó về sau banchu tôi đóng học phí cho mồi gáy rất nhiều… nghe ở đâu có mồi hay là đi tới , trước lạ sau quen (chơi chim gáy là dễ kết bạn nhất) chơi đủ mồi, từ thổ buồn, thổ sấm, thổ bầu, tới đồng bể, đồng kim… và cũng chơi và học hỏi đủ hạn người, cuối cùng nghiệm lại, chim mồi gáy chơi sướng nhất vẫn là thổ hay thổ pha. Hai loại giọng trên nước rút chậm nhưng chắc lắm, chơi thường bền chim, ít rớt đài nửa đường và xác xuất sát bồi thường nằm ở hai giọng này rất cao. Không như đồng hay kim nước rút nhanh, đôi khi mình sợ chúng hụt hơi mà chết… điểm yếu của hai giọng này là hay bị out nửa chừng, có lẻ giọng nghe ” gắt ” quá nên rất hiếm những con sát bổi ở hai giọng đồng và kim này…. còn việc này nữa là giọng thổ thì nghe ấm, rất đã tai, còn giọng đồng, kim; nghe ít thì sướng lắm nhưng nghe nhiều thì giống như ai quấy cây vào tai vậy… chán lắm, điểm này lý giải vì sao giá của hai loại này lúc nào cũng rẻ hơn giá của mồi thổ … Nhưng có nhiều địa phương mê điên cuồng hai giọng này, mỗi người một ý , nếu anh em nào thấy banchu tôi nói sai thì xin bỏ qua…

Còn việc chim mồi sát bổi theo ban chủ tôi là không liên hệ gì về tướng cả, chỉ liên hệ về giọng. Chất giọng rất quan trọng cho chim gáy, thông thường những con gáy tiếng to, rỏ thì đa phần sát bổi. Vì chim rừng nghe tiếng gáy đã ” ghét ” rồi, bay ngay về chung cội đấu, có khi chim mồi chỉ thúc trận có vài tiếng thì chim bổi đã nằm trọn trong lưới rồi. Đi chung với mấy con sát bổi thì có nước ” húp cháo rùa”. Banchu tôi đã gặp rồi, khi chim rừng vào chung cây với mồi mình thì nó kéo qua rất dễ, chỉ cần tu tu vài tiếng, mà khi đã vào chung với nó thì chim mồi của mình đừng có mơ mà kéo lại… thôi đành ” ngậm bò hòn làm ngọt” mà đi tránh xa nó ra….

Thời hôm nay, việc chơi gáy có khác, đi bẫy xa hơn, chim rừng khôn hơn, người chơi nhiều, và trẻ hơn, trang bị “đồ chơi” hiện đại hơn … ngược lại chim rừng thì ít hơn. Có nhiều bác chơi chim gáy rất là nghệ thuật, đi chơi chim chỉ là để tiêu khiển, để giải trí, sau một tuần lao động mệt nhọc, họ rất trân trọng nghề chơi… thật là kính phục. Tuy nhiên vẫn có số ít người đi bẩy thì phải kèm theo việc tính toán thật là kỉ lưởng, một con hai chục ngàn, hai con bốn chục ngàn … nên họ bắt bổi bằng mọi giá , càng nhiều càng tốt để bù lổ tiền xăng. Chơi như vậy làm sao cho bền… Họ đã làm mai một nghề chơi, và góp phần đẩy giống chim gáy tới đà tuyệt chủng …. thật là đáng buồn ….

Trong cuộc sống ai cũng có niềm tin “tín ngưỡng” riêng. Người khác nhìn vào đôi khi bực mình cho rằng ấy là mê tín…. nhưng mà không thể nào bỏ được, ví dụ; chuyện cưới xin, tuy rằng hôm nay là thời hiện đại, kỷ thuật số nhưng đố ai dám cưới mà cha mẹ một lần không đi coi “thầy”. Còn thầy thì sao ? chỉ học thuộc lòng những câu chữ có nguồn gốc từ Trung quốc đại loại như là ” xuân thìn tý tị trúng không phòng, hạ tuất hơi mùi ách tử vong, thu …” kết hợp thêm nhiều ngày kỵ, tuổi tác (đại hung,tam nương …trong tháng …. rồi phán cho gia chủ ngày nên cưới ngày nào không…. Còn nhiều ông tướng xưa kia cầm binh cũng vậy, cũng mê tín lắm, mỗi khi hành quân thì phải coi ngày, hay quan cảnh có hợp khi ra quân không …. có khi đang đi hành quân mà gặp con rùa…. thì lui quân tức khắc…. vì họ cho rằng đó là điềm dữ… nhưng thực tế cưới trong ngày tốt chưa hẳn là hôm đó lại là trời đẹp, và cuộc hôn chưa hẳn đã hạnh phúc, đi hành quân trong giờ lành không chắc gì không gặp phục binh…. may rủi thật là mong manh….

Cũng như trong việc chơi chim, cũng có người cũng khá mê tín, nhiều người ngày đầu tiên để tập bổi thì thường phải coi ngày, họ thường chọn ngày đại lợi gì đó để ra quân…. họ tin rằng ra quân những ngày đó sẽ may mắn cho bổi cưng sau này …. và nhiều chuyện khó nói, khó tin khác nữa…. và thậm chí khi đang bẫy chim cũng vậy…. lên rừng họ rất kiên cữ từ việc đi đứng cho tới nói năng… họ sợ thần núi “quở ” , nhan giàng (vàng) bắt thì rỏ khổ… nếu là mê tín họ sợ cũng đúng, vì rất nhiều người đi chơi chim gáy rồi bị sốt rét, ngã nước… thậm chí gây chết người, thú chơi thôi, như vậy thì thật đáng tiếc quá. Nhưng xét theo khoa học thì làm gì cũng có cái nguyên nhân của nó, ví dụ như sốt rét thì do kí sinh trùng, còn ngã nước là do cơ thể suy yếu cộng với ám khí núi rừng gây nên… nên các bác nhớ khi đi bẫy thì ngừa muỗi bằng nhan muỗi Rumbo Jet luôn đốt quanh chổ ngồi và thậm chí khi đi ngũ, uống thì nên uống nước đun sôi để nguội hay là nước khoán đống chai cho chắc ăn. Chim mồi cũng vậy, để ngừa chim bị ngã nước … nên chăm sóc cho kỷ thức ăn nước uống cho nó, nhiều nghệ nhân đã sơ ý trong việc này nên khi bẫy ngang qua suối, giục lồng xuống cho nước tràng vào cống…về nhà, hôm chúng tôi đi ngoài… chủ nhân bận việc nên quên để ý , rồi em nó đi về nơi chín suối… làm cho chủ nhân vừa buồn vừa tiếc và hụt hẫm vô bờ ….

Chơi chim gáy tuy rất đơn giản, nhưng mà rất phức tập và đòi hỏi tay nghề phải cao và khéo léo mới bách chiến bách thắng được. Có khi trời thật đẹp, tưởng rằng chắc ăn… nhưng khi bẫy thì mạnh mồi mồi gáy mạnh bổi bổi đấu sơ rồi đi kiếm ăn …. thế là hết một ngày …buồn… có khi đi tới nơi không nghe tiếng gáy nào… nhưng khi mồi chỉ giống vài tiếng thì bổi về ào ào….chiến đấu với mồi thật sung và nhẩy vào lụp xòn xọt thật là sướng. Có phải đây là liên hệ với thuật “ngũ hành, phong thủy” không ? … thì đây cũng là một ẩn số…. khó mà lý giải !!! Nhưng theo banchu tôi, có 3 thứ rất quan trọng trong việc bẫy chim gáy ( thời cơ, địa lợi và nhân hòa), nếu kết hợp cả 3 điều này tốt thì hiệu suất bẫy chim cao hơn.

1, Thời cơ: Tim hiểu thật kỹ về con chim bỗi (kết), thời điểm nào nó hăng ( sung) nhất để phục. Đây là điều quan trọng hàng đầu. Thông thường con rừng hăng nhất là lúc hắn ta sống một mình và đã làm chúa được một vùng, loại này sáng ngũ dậy bay lên cây cao gáy gù thật rôm rả, khi thấy em nào bay sạt qua, hoặc nghe em chim lạ nào gáy….thì hắn ta bay tới và đuổi đánh thật mảnh liệt. Còn loại còn lại là từ sáng tới chiều chỉ đứng trong bụi và thúc trận với chim mái nhè nhẹ …. nghe thật sướng tai. lúc này rình rình đi tới rồi bẫy lót thì sướng biết chừng nào….

2. Địa lợi, phải biết được vị trí con chim bổi đàng làm chúa ở khu vực nào, thường gáy ra oai ở cây cội nào nhất…. nếu đặt bẫy sai vị trí lãnh thổ cũng làm cho con mồi khốn đốn vô cùng, nhiều khi chỉ cách nhau một bờ ranh, con đường mòn, hay là sai hướng thì coi như công cóc, dù chim mồi có làm rát cuống họng thì nó có về đấu chăng nữa thì chỉ đấu cầm chừng thôi, và rất ít có cơ hội nhập hộ khẩu nhà ta…

3. Nhân hòa; Dù chim hay cở nào mà, nhưng chủ nhân của nó yếu tay nghề, hoặt cẩu thả cho điểm này thì có ngày sẽ ôn hận … thông thường nhất là bể trận nhì là “bể chim”. Trước khi treo lồng thì phải quan sát gần nơi bẩy có đường mòn nào, có người làm rẫy đốn củi gần đó không, treo lồng cao chừng nào tốt chừng ấy, nhánh thế phải chọn cho thật đẹp, tốt nhất là đừng bao giờ chọn nhánh thế quá xa, quá cao và nhất là quá to; vì quá cao, quá xa chim bổi rất khó nhảy và rất dễ bị trượt… còn quá to thì có ngày gặp bổi già gù thì chim mồi rất dể bể mồi bởi thế nên chọn nhánh thế nhỏ thôi, và cái cầu ngoài phải sáng và to hơn nhánh thế là tốt nhất. Để ngăn ngừa kẻ thù của chim gáy ( trộn, chồn, bìm bịp….) nên việc quan sát thì phải ” me ” gần lồng, và quan trọng nhất là phải để mồi trong tầm mắt…. Nếu lỡ chim rừng có đậu sát chổ ngồi thì cứ ngồi im đừng nhúc nhích, chờ cho đến khi nó đấu và chuyền gần tới lòng thì lúc ấy ta tha hồ chuyển chố…..

Ngoai ra banchu tôi và các bạn chơi chim còn rút kinh nghiệm rắng;nếu gặp những trường hợp dưới thì hôm ấy rất khó bắt bổi.

– Chim bổi bắn đèn nhiều trước khi về đấu với chim lồng – Đài khí tượng báo sắp có bão, hay ấp thấp, bão ở ngoài khơi – Chim bay thành đàn ra hướng rẫy, ruộng – Nghe tiếng con đỏ ( hoãng ) kêu nhiều trong ngày – Chim rừng gáy rộ buổi sáng sớm, nhưng đến khi mặt trời mọc lên… không nghe em nào gáy nữa. – Chim rừng đang đấu với chim mồi rồi bỏ đi xuống đất kiếm ăn , thì thế nào vào buổi chiều cũng sẽ có mưa – Nhiệt độ thời tiết quá nóng hay là quá lạnh….. Còn nữa …. nhưng quên rồi….

Nói thì nói vậy thôi, chứ khi nổi cơn ghiền (nghiện) lên rồi ….thì làm sao cưỡng lại cho nổi, phải không các bác ?

Quay về con chim gáy, nói thiệt về hình thể thì đây là loại khó phân biệt nhất, nhiều người có truyền thống tới mấy đời chơi chim gáy, “thâm niên” từ mấy chục năm lội suối băng rừng, nắm trong tay hàng chục con mồi nhưng khi cũng phải thở than về vấn đề trống mái…. nhiều con mái nuôi cũng thành mồi , và ra trận bắt bổi ào ào…. có nhiều ” cao thủ ” bé cái nhầm nên đánh giá rất cao…. nhiều người hỏi mua… chủ nhân lắc đầu quầy quậy…. nên mới chuyện em nó thấy chủ nhân thèm “ốp la” sáng ngủ dạy, em nó thưởng trong lồng một trứng , trắng nõm nà ….làm chủ nhân nó thấy, muốn xỉu luôn…..muốn chắc ăn… các bác nên theo dõi những con chim gáy hay mà các bác đã “kết” từ rừng, nhớ phải châm chú thật kỹ để khỏi phải bé cái nhầm thì ôn hận biết chừng nào…. sau đây là những kinh nghiệm của banchu tôi viết ra để các anh em cùng tham khảo và góp ý.

Những con trống, khi chung cội, thì lúc nào tiếng nó cũng cố gắng gáy đấu tiếng thật to để lấn át đối phương, còn con mái thì ngược lại tiếng gáy đấu có vẽ nhường nhịn hơn nên có phần nhỏ hơn hoặt có khi không gáy gù chi cả mà chỉ chuyền từ cao xuống và nhảy, có con đấu ào ào, có con chỉ đấu sơ sơ , còn nhiều con im lăng luôn… nhưng điểm mà ta dễ nhận biết nhất là khi lên nhánh thế thì hầu như chim mái không gù đấu, hoặt gù một hay hai lèo rồi nằm luôn ở nhánh thế rỉa lông, các bác nhớ nằm trên nhánh thế rỉa lông còn con mồi thì chuyển qua nước xa cầu mấy cánh… hứng lên thì tu tu vài tiếng rồi bài cũ tiếp diễn…. thì chắc chắn 100% là nàng. Nhưng lầm hàng nhất vẫn là về đấu chung cội cả đôi, nếu cội treo lục thưa thì còn dễ nhận biết, còn nếu cây to, rậm thì rất dễ bị lầm hàng, đã vậy thông thường loại này đấu dai như đỉa, nên làm cho các chủ nhân mệt mỏi và dễ lơ là…. rồi em mái nhảy vào mà chủ nhân cứ ngỡ rằng ” trúng quả” nhưng ai có ngờ…. Nếu để ý tí các bác cũng khám phá ra, thông thường trước khi con trống nhảy vào lụp thì ít nhất nó cũng gù đấu được vài sạc… chứ tự nhiên nghe đấu khang khang rồi sập lồng ” phạch” chỉ có con mồi gù… chạy tới thấy một em bay ra … thì các bác nên xét lại em nào đã dính bẫy…các bác nên làm siêng chiều hay chuyến tới xách mồi trở lại nơi ấy check cho chắc ăn…. có nhiều bác gặp nhiều con bổi hay, bắt nhầm con mái rồi về kể với bạn “cu”, có nhiều người có nhiều kinh nghiệm nghe kể tình huấn, và biết được địa điểm rồi sẽ quay lại “hốt” em trống… thì tiếc lắm….

Còn những mồi là chim mái thì sao ? nếu mà mồi mái thì nó có những biểu hiện rất dễ nhận biết, nó rất sát bối, khi bổi về chung cội, đấu rất sơ sài, có khi nín luôn, rồi lâu lâu thúc vài tiếng rồi im lặng, nhưng hầu như những con bổi chết vì sự im lặng này… nếu các bác để ý tý thì lúc chim bổi đấu trong cây, nếu con mồi mái sung thì nó sẽ nằm xuống cầu và hai cánh nhịp nhịp, lâu lâu thúc một tiếng nhỏ để gợi tình… như vậy anh bổi nào lại không té. còn nếu con mồi mái không sung thì chị ta sẽ xoi lồng về hướng con bổi… làm cho chủ nhân cứ ngỡ chim mình hăng hay nóng chim quá nên xoi, chứ đâu có ngờ ” mồi” là mái ấy, nhiều người có tính nóng còn chủi rủa con mồi om sòm… thiệt là không nên nết tý nào. Nói tóm lại, nếu khả nghi chim mồi của mình là mái thì banchu tôi có một mẹo nhỏ để xác định… Các bác nên tìm một cái lồng to và rộng, thả con mồi vào lồng rộng ấy chừng vài tiếng đồng hồ cho quen, rồi dùng một con bổi mới bắt ngoài rừng về (nhớ là bổi mới bắt hôm qua rồi xách nó cùng mồi bẫy cả ngày nên sáng hôm nay còn mệt và nhừ, lúc này dùng cho việc thử mồi trống hay mái là sướng nhất ). Thả con bổi vào lồng…. nếu con mồi đá con bổi vài tua rồi có cử chỉ âu yếm, tệ hơn nữa ….nằm xuống chổng đít lên… chắc chắn là con mái. Còn nếu mồi là con trống thì nó sẽ gù chừng một hay hai lèo rồi trèo lên mình con chim bổi ngay….thì đó chắc chắn 100% là trống…. Nhiều người thấy nhiều con mồi có mã mái mà không dùng cách này để thử, mà thử bằng cách mổ thịt ra xem, kết quả giết chết oan uổng một con mồi… đôi khi còn làm mất lòng anh em trông hội… bởi một lời phán ” mồi của chú mày là chim mái. Nếu không phải mất cái gì qua cũng chịu ” ….

Nhất là nghề chơi chim gáy, hôm nay banchu tôi chỉ nói về phụ kiện cho những chuyến đi bẫy… Nếu bẫy quanh nhà thì lụp, sào, bị chứa “cà tàng” sao cũng được…. Còn nếu đi bẫy xa thì phải chuẩn bị sao cho gọn, nhẹ và phải tiện lợi duy chuyển trên mọi địa hình….. Nếu các bác đi xa mà không trang bị cho tốt dụng cụ chơi thì đôi khi rất bực mình và sao mà còn hứng thú đâu nữa mà chơi…. phải không các bác.

Sào: có nơi còn gọi là ” sào câu liêm ” …. Thông thường sào được làm bằng tre ” tầm vông” loại này dùng làm sào thì quả là tuyệt, đặt ruột, bền, chắc, vừa tầm tay… chọn tre làm sào thì nên chọn cuối mùa xuân ( tháng năm là tốt nhất)… lúc này thân cây tích nhựa để chuẩn bị cho măng mọc nên rất cứng và ít bị mọt ăn… chọn những cây già, thân thẳng., coi kỷ có bị sâu mọt ăn không… nếu thân không được thẳng thì nên uống lại bằng cách hơ lửa rồi uốn… nếu không uốn được thì nên chọn nhiều cây…. rồi cắt khúc khoản 70 cm tới 110 cm rồi dùng ống sắt hay inox nối lại, nếu sang hơn thì nên vào tiệm thợ tiện, móc những khúc nối có thể nối lại khi treo mồi và mở ra khi di chuyễn…dễ dàng hơn, nên làm sào chim khoản 4 khúc là vừa và tổng độ dài của cây sào khoản 3- 4 mét là tốt nhất… Câu liêm thì nên làm bằng thép cứng, phải mỏng, bén, điểm này rất quan trọng cho việc đánh lót, và ” nhẹ nhàng” khi cắt tỉa nhánh thế…. Hôm nay, nhiều người ở phố thị dùng sào nhôm, sào inox… kéo ra, rút sào lại rất nhanh và rất tiện cho việc đi bẫy xa… nhưng hạn chế của sào nhôm thì yếu còn sào inox thì quá nặng… đôi khi cũng rất phiền lòng cho những chuyến đi.

Thông thường chơi chim gáy người ta thường để ý tới giọng, tài, tướng, lông nhưng hầu như và rất ít người để ý cái chỉ mỏ. Nhưng đối với banchu tôi, nó cũng rất quan trọng đấy…. các bác biết tại sao không ?cứ …từ… từ banchu tôi giải thích cho.

Nhiều con mồi phải nói là nước làm rất hay, khi móc lên cây, gáy gù ầm ầm, chim về đấu rất là dữ dội, nhưng khi lên thế gù chừng vài lèo… là con bổi thấy ngã ngữa, từ từ lui ra …. xỉa lông, đấu tiếng một tiếng hai rồi làm cuộc chơi ngày càng nhàn chán… rồi bay xuống đất kiếm ăn… coi như không có gì hết…. mặc dù con mồi vẫn làm ì xèo trên cây, hôm nào may mắn lắm tóm được một con … nhưng xét lại công sức mà chú ta bỏ ra rất nhiều mới phục được….. lúc banchu tôi chơi chim còn non cơ nên dính vài con như vậy, không chỉ tốn tiền mà tốn thời gian….nói thật mỗi con đi bẫy tốn mấy can xăng ấy, nhưng bắt bổi điếm trên đầu ngón tay vẫn chưa đủ…. đôi khi ức lắm…

Còn có con mồi gù ít, gáy ít, nhưng khi đã lên thế thì phải chết với nó. Nhiều lúc mình hỏi tại sao như vậy ? sau một thời gian dài tìm hiểu và học hỏi mới biết; thì ra con chim gáy có cái chỉ mỏ đậm to thì khi ra mồi hạp chim hơn con có chỉ mỏ nhỏ và lợt…. nhưng nhược điểm của con có cái chỉ mỏ to, đậm, dài là rất khó lên mồi hơn những con chỉ mỏ nhỏ và luợt hơn, nhưng khi nó đã ra mồi thì chơi chắc ăn và bền hơn.

– Những con có cái chỉ mỏ ngắn (đoản chỉ) thông thường yểu tử và rất dễ bị đứt (bể, chết) nữa chừng… nên cẩn thận với những con mồi như thế này, bác nào có mượn thì cũng nên dành tý tiền … để có mà đền

– Tiêu chuẩn nhất là con chim mồi có cái chỉ mỏ đậm, to, dài và phải thẳng + cấp mình tốt tốt tý thì rất hạp và rất bền chim. Có nhiều bật tiền bối còn cho rằng con có chỉ mỏ to đậm dài + cấp mình dài thì nước rước nước gù bao la và đấu với bổi rất thừa hơi… và gù rất thư thả khi có bổi…. còn con có cái chỉ mỏ như vậy + cấp mình cù (ngắn) thì lóc cóc gù miết … nên ai mà đi chung với những chú này thì có nước húp cháo ….

– Chỉ mỏ dầy, đậm, thẳng+lông thật mỏng thì mười con hay hết chín con, dù trái gió trở trời nó cũng ăn nên làm ra hơn những con chim gáy có cái chỉ mỏ kém hơn. Ngoài cái chỉ mỏ đẹp, còn phải cộng điểm với màu lông, giàn cườm, chân, vẫy, đầu, cánh…và kinh nghiệm của chủ nuôi…. nên kiếm một con bổi hay, tướng đẹp đâu phải là chuyện dể … rồi luyện thành con mồi kỳ tài quả là gian nan phải không các bác…???

Cách Chọn Mua Chim Cu Gáy Chuẩn Nhất

Bẫy cu gáy Chim cu gáy sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ “đơn thê”, gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, có một con trống có dáng hình đẹp đẽ, có tiếng gáy tuyệt vời. Có lẽ nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, tất đưa đến “đấu khẩu” rồi “ác chiến” giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy.

Cách bẫy chim cu

Chọn địa điểm thích hợp – Địa điểm thích hợp nhất là một góc nào đó ở các nương rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng mồi thượng, có bụi tương đối rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn núp kín đáo (vì chim cu hoang rất sợ bóng người) nhưng có thể quan sát chiến trường.

Nghi trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là “nhánh thế”, vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi. Đậu ở nhánh thế, chim hoang có thể nhìn xuống đất và trông thấy chim mồi đất.

Gài chiếc lưới đất, thả con mồi đất đã nhíp kín mắt cho đi lui đi tới để nhử. Người đi đánh cu vào chỗ ẩn núp.

Các giai đoạn từ khi chim mồi thượng cất tiếng gáy cho đến khi chim hoang sập bẫy và bị bắt.

– Chim mồi thượng cất tiếng gáy. Nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy.

– Con chim hoang, lãnh chúa của vùng lãnh thổ này đang nghỉ ngơi ở một nơi nào đó đột nhiên nghe tiếng gáy của chim lạ. Biết lãnh thổ riêng của mình đang bị xâm phạm, nó liền bay về, đậu ở một cây nào đó, nghểnh tai nghe ngóng. Khi biết được vị trí của kẻ xâm lăng, nó phóng đến nhánh thế. Mồi thượng trông thấy liền cất tiếng gáy thách thức, vừa gáy vừa xoay mình như con vụ. Chim hoang lãnh chúa cũng không phải tay vừa, nó xòe hai cánh ra, xù cườm, gục gặc đầu, nóng nảy, vừa chạy tới chạy lui trên nhánh thế vừa gáy liên hồi. Hai con đấu gáy sôi nổi, không con nào chịu thua con nào.

– Đến đây có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây:

a. Con chim hoang tức tối nhảy vào lồng để ác chiến với kẻ thù. Vừa nhảy vào, bẫy liền sập và người đánh cu nhào ra để bắt. Đó là trường hợp dễ.

b. Nhưng thường thường, người đi đánh cu gặp trường hợp khó hơn nhiều vì con chim lãnh chúa đã mấy lần dợm nhảy nhưng rồi lại thôi. Nó là con chim khôn, nó bay đi. Chim mồi thượng im tiếng.

c. Có trường hợp con chim khôn ấy không bay đi mà lao xuống đất, nhìn chim mồi đất rồi đi vòng quanh ở ngoài triêng lưới đất. Nó khôn lắm, rất cảnh giác với những gì lạ quanh mình.

d. Có trường hợp con chim lãnh chúa bay đi vì cảnh giác, nhưng khi nghe chim mồi lại cất tiếng gáy, vì tức tối nó lại bay về, hai con lại đấu gáy rồi chim hoang có lẽ tức tối quá, trong phút chốc mất hết cảnh giác, nó lao vào cửa lồng, chiếc bẫy sập và nó vùng vẫy cũng không thoát ra được.

Như trên đã trình bày, muốn bắt được con chim hay, người đi đánh cu phải chịu khó kiên nhẫn, có khi phải mất cả ngày mới có kết quả. Còn gặp những con chim tầm thường, không có gì đặc biệt thì với một lưới đất, một ngày có thể bắt được năm bảy con là chuyện dễ dàng.

Chim mồi và lồng bẫy

Đi đánh cu phải có chim mồi và chiếc lồng đặc biệt gọi là lồng bẫy sập.Chim mồi

Chim mồi là chim rừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, hết sợ bóng người, gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi “đánh” chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi “lỡ” và mồi “giỏi”. Mồi “lỡ” là thứ mới đem đi đánh một vài lần. Mồi “giỏi” hay còn gọi là mồi “chai” là thứ đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc!

Một con chim gáy trống nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:

Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.

Liều trơn: cúc cu cu Liều bổ một: cúc cu cu, cu Liều bổ hai: cúc cu cu, cu cu Liều bổ ba: cúc cu cu, cu cu cu

Quí nhất là con gáy liều bổ ba: cúc cú cu, cu cu cu. Có người gọi nó là con chim mồi “kim bất hoán”, ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.

Những con gáy gọi 4 tiếng (bổ tứ) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa

Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay

Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng ko biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng

“…chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.

– Giọng Trơn: Cúc cu cu (mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).

– Giọng Một: Cúc cu chúng tôi (có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).

– Giọng Hai: Cúc cu cu… cu cu (có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).

– Giọng Ba: Cúc cu cu… cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).

– Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả…chỉ có đem thịt mà thôi.

Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi)

Gáy trận:Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp

Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ

Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh.

Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy không ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi

+ Chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu + Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VíDụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục. + Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vídụ: Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu + Dặm (Dặt?): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù… grù (vd: cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiêù làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.

2- Cách phân biệt chim trống mái:Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy – Bí quyết chọn gà chọi hay Dạy chim sáo nói tiếng người – Bí quyết nuôi chào mào Nuôi chim họa mi hót hay bằng cách nào Bí quyết nuôi gà chọi Kinh nghiệm nuôi chim họa mi Kỹ thuật nuôi bồ câu đạt năng suất cao Cách gột chim cu gáy (ST)

– Chim trống:

+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh. + Mỏ to, gồ. + Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp). + Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm. + Khi gáy: Chim trống có khả năng đảo giọng.

3- Mầu chân chim: – Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.

– Chim có móng trắng, được cho là chim hay.

4- Hình dạng lông cách chim:

– Có hai loại chính:

+ Loại hình tròn (quy me?): chim nuôi mau nổi, không bền chim + Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?): chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.

5- Đặc điểm của chim theo vùng:

– Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp, lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.

– Ở Miền Nam chim gáy sống ở các vùng rừng thường dữ hơn chim sống ở Đ ồng Bằng vì trong môi trường thiên nhiên chúng phải tranh đấu giành lãnh thổ, thức ăn khắc nghiệt hơn, tuy nhi ên nói vậy không phải là phủ nhận chim ở đồng bằng không có chim hay mà tỷ lệ chim dữ ở vùng đồng bằng rất thấp. Cụ thể là chim sống ở đồng bằng nước gù rất thấp. Chim ở Tây Ninh, Bù Đốp, Đà Nẵng, Huế… được đánh giá là chim dữ.

“… một chim Cu thuộc vào loại tốt nhất … phải có những điểm đặc biệt sau:

– Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng.Loại này hiếm khi gặp được.

– Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.

– Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.

– Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.

– Ngủ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.

– Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.

Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:

– Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.

– Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.

– Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.

– Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, chọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.

Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi (cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối…”

Quan trọng nhất là nhìn tổng quát , chim nên đứng thẳng, lưng dọc, tránh chim đứng co rụt, lưng song song mặt đất.

Mỏ: độ dài vừa phải, không ngắn, không dài, độ cong vừa phải, chim mỏ cong hay phá thóc và thức ăn trong cóng lại còn không đẹp. Đặc biệt nên chọn chim co mũi lớn, chim sẽ khỏe và bền hơi hơn.

Đầu: nhọn (như đầu rắn) chim sẽ dữ và khôn hơn, tránh chim trán vồ và cao, chim hay nhát và ngu, hay sợ chim ngoài. Ngoài ra nên chon chim mắt vàng lửa, chim này có tính khí hung hăng hơn, mau thuần hơn.

Cổ: cổ phải cao, chim sẽ gáy lớn tiếng.

Cườm: đặc biệt quan trọng, cườm trắng phải nhỏ (thường gọi là cườm cám) , đóng dày, càng dày càng tốt (chim này siêng gáy, bền hơi),

Ức : nên xẹp, không nên căng tròn.

Cánh: nên xếp gọn, dài quá phao câu (chim cực khỏe, lông đẹp), lông mao nhỏ (càng nhỏ càng tốt).

Đuôi: cuống đuôi lớn, đuôi dài, thường người nuôi hay cắt lông đuôi cho khỏi vướng (chim mồi).

Cẳng chân: nên thấp (mau thuần, chim ít nhảy), vảy khô (càng khô chim càng dữ) đỏ.

Bệnh và cách chữa trị Chim gáy nuôi thường mắc một số bệnh phổ biến như đau mắt, ỉa chảy… không chữa trị kịp thời chim sẽ chết.

Cu gáy khi đã bị bệnh như vậy phát ra ngoài là do 1 quá trình nuôi chim khá lâu không được chăm sóc tốt (nước uống thiếu và bẩn kkông vệ sinh, thức ăn lúc đủ lúc hết kéo dài, lồng ít khi được vệ sinh) vì vậy lúc đó sức khỏe của chim xuống cấp yếu nên chim sẽ mắc bệnh thôi: ĐI ỈA, ĐAU MẮT, RỤI ƯỚT LÔNG BẢ CÁNH, MẮT CÀNG ĐAU LÊN HẠT ĐẬU quanh mép

Khi phát hiện chim bị như vậy hãy bình tĩnh xử trí từng bước,tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nặng hay nhẹ ,nếu phát hiện sớm để chữa thì chim khỏi bệnh khá cao.

Cách chữa: Đầu tiên cần nâng thể trạng của chim lên vì lúc này thể trạng chim khá yếu bằng cách cho cu ăn cám con cò ở cóng riêng. Ngoài ra vẫn có cóng thóc, kê và đỗ xanh.

Nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt: vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2 – 3 lần là khỏi.

Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiết vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần, thời gian thì khi nào thấy chim không còn đau mắt nữa thì thôi. Bắt chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh như vậy.

Có cách trị dau mắt rất hay, hiệu quả đây: dùng lá khổ qua, đập dập bôi lên mắt và cho ăn luôn, đảm bảo hiệu quả.

Còn hạt đậu của chim thì lấy dao Lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật nha), cứ thấy hạt đậu chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn .Cái này thì chỉ cần làm 1 lần là xong không phải làm lần thứ 2 đâu.

Để chữa bệnh đi ỉa hãy pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480mg (lấy1/2 viên-cách này hiệu quả hơn) hòa vào cóng nước cho chim uống thì sẽ cầm đi ngoài.

Thực tế khi cu gáy bị bệnh này thì cách chữa như vậy tỷ lệ thành công khá cao,bạn nào có chim bị như vậy thử áp dụng xem ,có khi lại thành công đối với chim của mình đó

Chim gáy bị đau mắt thường đi kèm với bệnh đi ỉa, để lâu không chữa trị sẽ chết.

Thông thường chim gáy khi đau mắt thường lấy cánh dụi (vì thế thường ướt ở vai cánh), trước đây thường hay lấy ớt xát vào cánh để con chim bị cay sẽ không lấy cánh dụi mắt nữa (ớt không tác dụng chữa mắt cho chim gáy), sau này sẽ còn làm hỏng giọng chim.

Không nên cho gáy uống các loại thuốc (vì đây là các loại thuốc cho người, liều lượng theo trọng lượng cơ thể), ở Việt nam cũng chưa có bác sỹ chuyên chữa cho chim cảnh.

Muốn chữa thì phải tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh: Nuôi chim ít vệ sinh lồng, để lồng ở nơi thiếu mát, thiếu độ ẩm (nuôi trên độ cao quá), thiếu ánh sáng.

Bạn có thể chữa rất đơn giản: Bỏ đáy lồng chim và hạ thổ (đặt lồng vào góc vườn mát hoặc lên chậu cây, nếu không có vườn hoặc chậu cây thì có thể tạo một khay đựng đất to. Lưu ý: đất cần đánh tơi). Thức ăn: 1 giỏ thóc và 1 giỏ kê, thỉnh thoảng đào giun đỏ và cho ăn. Nuôi nhự vậy sau khoảng 15-20 ngày là tự khỏi.

Cách Chọn Gà Đá Cựa Sắt Hay Chi Tiết Nhất

S.N/Sức Khỏe Cộng Đồng

Cách chọn gà đá cựa sắt hay chi tiết nhất. Cách chọn gà đá cựa sắt hay, cách chọn gà chọi, cách chọn gà chọi đá hay.

Cách chọn gà đá cựa sắt hay chi tiết nhất.

Cách chọn gà đá cựa sắt hay Tiêu chuẩn hình thể

Tiêu chuẩn hình thể rất quan trọng khi chọn gà đá cựa sắt hay.

Theo kinh nghiệm thực chiến ở nhiều đấu trường lớn, đặc điểm ngoại hình quyết định rất nhiều tới việc chú gà chọi có thể đá được hay không.

Một màu lông tuyệt đẹp, bóng mượt cùng với một hình thể vạm vỡ với bắp đùi chắc nịnh, sải cánh rộng, vỗ cánh mạnh là điều mà các sư kê mong muốn ở một chú gà đá cựa sắt. Kết hợp với cách huấn luyện khoa học, có thể tạo ra một chiến kê có sức mạnh hủy diệt.

Tiêu chuẩn sức khỏe

Tiêu chuẩn về sức khỏe trong cách chọn gà đá cựa sắt hay.

Muốn bước vào một đấu trường danh giá, một siêu kê phải trải qua quy trình kiểm tra sức khỏe khắt khe. Có thể dựa vào những yếu tố sau để đánh giá sức khỏe của một chú gà đá cựa sắt hay.

+ Kiểm tra miệng gà chọi: Một chú gà đá cựa sắt hay có phần miệng không có ké, không nhớt và không có mùi hôi.

+ Kiểm tra cánh gà chọi: Bạn hãy tung con gà chọi lên cao quá đầu người, một siêu kê có sức khỏe tốt sẽ có tần suất đập cánh, vỗ cánh nhiều hơn những con khác và có thời gian bay trước khi đáp xuống đất lâu hơn. Hãy lặp lại hành động này ba lần, nếu gà chọi không bị xuống sức thì đó nhất định là một con gà chọi có sức khỏe tốt.

+ Kiểm tra chân gà: Bạn ôm hai cánh gà, đưa gà lên cao quá đầu gà rồi thả ra. Quan sát xem khi đáp xuống đất, gà có bị chúc đầu về trước hay không. Chân có khụy xuống không và cánh gà có phải xòe ra không. Nếu xuất hiện một trong ba trường hợp trên thì chân gà chọi không được chắc khỏe lắm.

Kỹ năng đá của gà chọi

Tất nhiên, kỹ năng đá là yếu tố quan trọng nhất để chọn gà đá cựa sắt hay.

Theo kinh nghiệp của những người đi trước, một chiến kê có tố chất đá thì đá càng ngày sẽ càng hay bằng cách rèn luyện mỗi ngày. Một chú gà không hề biết đá thì dù cho có rèn luyện đến đâu thì cũng không thể nào mà cho ra những màn võ tuyệt đỉnh được.

Đá gà cựa sắt hoặc đá gà cựa dao thì đều có tỷ lệ bị thương hay chết cao. Do tính chiến đấu cao nên những con gà chọi cần phải đá gà giỏi.

Bài viết chia sẻ về cách chọn gà đá cựa sắt. Những tiêu chuẩn của gà đá cựa sắt hay. Cách chọn gà đá hay, cách chọn gà chọi tốt theo kinh nghiệm của những sư kê có tiếng. Hướng dẫn chi tiết cách chọn gà đá cựa sắt, chọn gà cựa sắt.

Chim Chích Chòe Than Ăn Gì? Cách Nuôi Chòe Than Hót Hay Và Siêng Hót

Chim chích chòe than là loài chim được anh em yêu chim săn tìm rất nhiều. Chích chòe không quá khó nuôi nếu anh em được trang bị những kiến thức về chúng. Tuy nhiên không phải anh em nào cũng biết được tập tính và có một cách nuôi chích chòe than chuẩn xác.

Cách chọn chích chòe than

Chọn chích chòe than thì nhiều anh em cần phải chú ý 3 điểm chính: Giọng hót, ngoại hình, điệu bộ. Đây chính là những đặc điểm sẽ tạo nên một con chòe than hoàn hảo nhất dành cho anh em.

Chọn chích chòe than qua giọng hót

Chọn chim thì chắc chắn chúng ta sẽ cần chú ý đến giọng hót đầu tiên. Con chích chòe mà đẹp nhưng không biết hót thì có anh em ưa nổi. Để chọn được chòe than có giọng hót hay thì anh em cần chú ý một số điểm sau:

Chọn những chú chích chòe than siêng hót. Những con chích chòe than hót liên tục, hót không ngừng nghỉ sẽ là những con vô cùng tuyệt vời. Đây là dấu hiệu của chim căng lửa và có khả năng đấu đá bất cứ đối thủ nào khi thi đấu. Những con chích chòe như vầy thì giá cũng cao hơn một chút.

Ngoài siêng hót thì giọng hót của chúng cần phải hay, luyến láy tài tình. Những con này có thể hót được nhiều giọng qua đó lôi cuốn người nghe. Ngồi bên chiếc bàn trà mà có mấy em này thì quên luôn sự đời ấy chớ.

Ngoại hình của chim chích chòe than

Ngoài việc chọn giọng hót hay thì ngoại hình của chim cũng vô cùng quan trọng. Để chọn được một con chích chòe than đẹp thì anh em cần lựa chọn những con chích chòe cân đối, thân hình vừa phải thon dài.

Về mỏ chim thì anh em chú ý kỹ sẽ thấy những con hót hay, nhiều giọng thường có mỏ dài, mảnh. Đặc biệt là mỏ trên và mỏ dưới sẽ khít với nhau.

Bộ lông của chích chòe than cần mượt mà, mướt mát và mỏng. Ngoài ra chú ý đến bộ lông đuôi của chúng cần phải dài và dày để chim có thể dễ dàng điều chỉnh hướng, chim sẽ có nhiều thế chơi. Về chân chim thì cần chọn những con chim đầy đủ móng, không bị dị tật. Nếu chọn chích chòe non thì anh em cần chú ý sắc lông của chúng đen trắng rõ ràng, sau này trưởng thành thì chim rất đẹp.

Điệu bộ của chòe than

Chòe than khi hót thường đứng yên trên cầu, trông nó rất tự tin. Dù có di chuyển cũng chỉ xoay sở trong một khu vực nhỏ. Đây chính là con chích chòe than anh em phải mua ngay khi đã xem kỹ về ngoại hình và nghe giọng hót.

Những con chích chòe than mà hay lộn mèo thì nó không thể hiện được sự tự tin khi hót. Anh em không nên chọn những con chòe than như thế vì đây là tướng xấu, không được ưa thích.

Chích chòe than ăn gì

Tuy nhiên điều mình muốn nói ở đây và cảnh báo anh em ở đây đó là chích chòe than ăn rất nhiều. Nếu con chích chòe than nào mà ăn nhiều cũng tầm 50~60 con cào cào. Đặc biệt những con cào cào mà được đem đi đá thì ngày cũng phải ngốn từ 80~100 con cào cào.

Ngoài thức ăn tươi thì anh em nên bổ xung cám cho chòe than. Như thế mới đủ thức ăn và dinh dưỡng cho chúng. Về cám chích chòe than thì anh em mua sâu khô (sâu gạo rang khô) về trộn với bột đậu phộng trộn trứng với tỉ lệ 30 đến 50%.

Nếu ngại hoặc không làm được cám hoặc lo thành phần không đúng thì anh em có thể mua cám chích chòe có sẵn cũng rất nhiều. Anh em có thể mua online hiện giờ cũng rất tiện lợi.

Chế độ tắm táp Chọn lồng chim chích chòe than

Ngoài ra thì thức ăn cho chim anh em nên cho vào cóng vừa phải. Như thế sẽ tránh được thức ăn bị thừa, nên men… Vừa không tốt cho chim lại lãng phí khi thức ăn rơi vãi ra sàn lồng. Mất công chúng ta phải dọn liên tục.

Nuôi chòe than căng lửa

Để chích chòe than có lửa thì khi chim bắt đầu có dấu hiệu nói gió. Sau đó phát ra những tiếng càng ngày càng rõ hơn là lúc ấy chim có thể hót. Anh em bắt đầu cho chúng cám giúp căng lửa và bổ xung sâu khô cho chúng.

Khi chim ăn nhiều sâu khô thì chúng càng căng lửa. Căng lửa chúng sẽ có xu hướng đấu đá mãnh liệt. Anh em cho tay vào thay thức ăn chúng đậu, mổ vào tay… Nhiều khi còn không lấy được cóng ra được ấy chứ. Đặc biệt mà có con chim nào ở gần là nó có xu hướng nhảy bổ vào đấu đá.

Khi chích chòe than căng lửa thì đi đá rất hay nhưng chúng lại ít hót. Chính vì thế nếu muốn nghe chim hót thì hãy giảm tỷ lệ sâu khô cho chúng ăn xuống. Mục đích là để hãm chim lại, giữ lửa ở mức nhất định. Như thế thì chim có thể sung và hót suốt ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Chim Cu Gáy Hay Nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!