Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Cóc Thiềm Thừ Trong Phong Thủy Nhà Ở được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tên gọi khác của linh vật này là Cóc ba chân, và đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất. Thông thường Cóc Thiềm Thừ được đặt trên một chiếc giá tài lộc, ba chân đạp trên hai lớp tiền cổ, miệng Cóc có ngậm một đồng xu, và hai bên sườn là hai xâu tiền cổ.
Ngoài những đặc điểm trên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên đầu cóc còn có hình Lưỡng nghi (hình tròn chia thành hai nửa giống hai con cá quay đầu lại với nhau). Trên lưng cóc có những nốt sần gọi là chòm sao Đại Hùng (hay Bắc Đẩu tinh).
Cóc Thiềm Thừ là linh vật được sử dụng phổ biến trong phong thủy nhà ở, có tác dụng chiêu tài
Trong phong thủy, biểu tượng cóc ngậm tiền chính là đại diện của tiền tài, ngoài ra do có hình Lưỡng nghi trên đầu nên linh vật này còn đại diện cho sự bảo vệ. Nhờ cả hai công dụng này, Cóc Thiềm Thừ là linh vật phong thủy được ứng dụng rất phổ biến, chỉ sau Tỳ Hưu. Những người buôn bán làm ăn hay doanh nhân rất thích đặt một con cóc ngậm tiền trong nhà, cửa hàng hay văn phòng làm việc với niềm tin cóc sẽ mang đến tài vận tốt, giúp công việc làm ăn suôn sẻ, may mắn.
Không chỉ phát ra năng lượng tốt để giữ tài lộc, linh vật cóc ngậm tiền còn có thể giúp xua đi những vận khí xấu, ngăn chặn những điều không may cho gia chủ. Do đó, ngoài chiêu tài, nhiều người cũng dùng cóc tài lộc để chuyển hung hóa cát trong phong thủy nhà ở, và đây cũng là linh vật thường được chọn làm quà tặng nhân dịp hỷ sự.
Những lưu ý khi sử dụng Cóc Thiềm thừ Cách chọn Cóc Thiềm Thừ
Cóc Thiềm Thừ có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, nên chọn loại phù hợp với không gian định đặt Cóc, ví dụ loại cóc để bàn thường nhỏ hơn nhiều so với cóc để trong phòng khách…
Nên chọn Cóc Thiềm Thừ bằng chất liệu tự nhiên, trong đó có đồng, gỗ và đá, tốt nhất là đá tự nhiên.
Theo thuyết Huyền Không Phi Tinh, con người đang sống ở Hạ Nguyên Vận 8 (2004 – 2023), đại diện là sao Bát Bạch (hành Thổ). Do đó Cóc Thiềm Thừ làm bằng đá được cho là tốt nhất, vì đá thuộc hành Thổ, được “Tương vượng” trong Vận 8. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với đá tự nhiên, không phải bột đá. Bởi đá tự nhiên mới tích tụ đủ các trường năng lượng, linh khí của trời đất
Nên chọn Cóc Thiềm Thừ làm từ đá tự nhiên
Cóc Thiềm Thừ hay các linh vật khác làm từ bột đá tuy có giá thành rẻ hơn, mẫu mã bắt mắt nhưng sẽ ít có công dụng phong thủy hơn do đã bị can thiệp, trộn thêm nhiều tạp chất trong quá trình sản xuất.
Với loại Cóc Thiềm Thừ đúc bằng chất liệu đồng, thuộc hành Kim, trong Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ) đạt được “tương sinh” , vì Thổ sinh Kim.
Tuy nhiêm, từ năm 2024 sẽ kết thúc Vận 8, sang vận 9 (2014 – 2043) đại diện là sao Cửu tử thuộc Hỏa, khắc Kim, nên Cóc Thiềm Thừ bằng đồng sẽ không còn phù hợp. Trong vận này, Cóc Thiềm Thừ bằng đá tự nhiên vẫn là lựa chọn tốt nhất, do thuộc Thổ, và được tương sinh (Hỏa sinh Thổ).
Cách đặt Cóc Thiềm Thừ đúng phong thủy
Cóc Thiềm Thừ có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Tuy nhiên, vị trí thích hợp nhất để đặt Cóc Thiềm Thừ là ở phòng khách, tại góc đối diện chéo với cửa chính. Với cửa hàng, có thể đặt cóc trên bàn thu ngân (đầu hướng vào phía trong). Với bàn làm việc, nên đặt đầu cóc hơi xoay về phía người ngồi làm việc.
Luôn để đầu Cóc Thiềm Thừ hướng vào trong nhà
Một nguyên tắc quan trọng cần nhớ là nên đặt Cóc Thiềm Thừ hướng mặt vào trong nhà với quan điểm cóc ngậm tiền mang vào nhà.
Một vị trí khác cũng được chọn để đặt Cóc Thiềm Thừ là dưới gầm bàn, gầm ghế hoặc trong tủ, nhưng cũng cần chú ý luôn để đầu cóc quay vào phía trong. Quay đầu cóc ra ngoài được cho là đại kị, vì như vậy sẽ khiến gia chủ hao tổn tài lộc, tiền bạc thất thoát.
Một số quan điểm cho rằng, do cóc là loài vật sống dưới đất nên ưu tiên đặt cóc ở những vị trí thấp hoặc đặt trực tiếp dưới mặt đất. Linh vật này càng đặt gần đất mẹ thì sẽ càng phát huy được tác dụng về mặt phong thủy.
Có thể đặt Cóc Thiềm Thừ trên két sắt để tăng vận may tài lộc
Với những gia đình muốn đặt cóc ở bàn thờ ông Địa thì nên để ngồi dưới đất, cạnh ban thờ. Tuy nhiên cần chú ý, nếu bố trí trong cùng một ban thờ thì phải để ông Địa cao hơn cóc.
Để tăng sự thu hút vận may tài lộc, nhiều doanh nhân, người buôn bán cũng thường đặt thêm tượng Cóc Thiềm Thừ trên nóc két sắt.
Những kiêng kỵ cần tránh khi sử dụng Cóc Thiềm Thừ
– Cóc Thiềm Thừ là linh vật nên tối kỵ đặt tại những nơi ẩm thấp, tăm tối, ô uế như nhà vệ sinh, phòng tắm. Nếu đặt ở những nơi ô uế, Cóc Thiềm Thừ có thể phá hỏng năng lượng tốt đẹp trong nhà, không có tác dụng chiêu tài hóa sát. Đây cũng là linh vật chiêu tài nên phải đặt trong nhà, không đặt phía ngoài.
– Không đặt Cóc Thiềm Thừ ở vị trí đối diện cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi vì sẽ làm thất thoát tài lộc.
– Không nên phủ vải hoặc bất kỳ thứ gì trên mắt Thiềm thừ.
– Nếu yêu thích Cóc Thiềm Thừ cũng không nên đặt quá 9 con trong nhà.
– Không đặt cóc trong phòng ngủ hoặc phòng bếp vì sẽ tạo ra những năng lượng xung đột, tốt nhất là đặt tại phòng khách.
– Nên an vị cóc ba chân ở vị trí cố định, không nên di chuyển nhiều vì mỗi lần di chuyển sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả phong thủy. Khi dời vị trí cần chọn thời điểm thích hợp.
– Do Thiềm Thừ là linh vật có mắt nên cần khai quang sau khi rước về. Khi khai quang Thiềm Thừ cũng cần có không gian riêng, chỉ có chủ nhân, không để người lạ vào.
Ngọc Sương (TH)
Theo Tuổi trẻ Online
Ông Cóc Thần Tài Nên Đặt Ở Đâu, Khai Quang Điểm Nhãn Thiềm Thừ Như Thế Nào.
09/05/2019
Ông Cóc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cóc 3 chân, cóc tài lộc, cóc chiêu tài hay Thiềm Thừ. Cóc ngậm tiền chỉ có 3 chân, được biết là một biểu tượng cho sự may mắn, mang đến nhiều tài lộc và bình an trong cuộc sống,Cóc 3 chân (Thiềm Thừ) cùng với Tỳ hưu là một trong những vật phẩm phong thủy
Ông Cóc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cóc 3 chân, cóc tài lộc, cóc chiêu tài hay Thiềm Thừ. Cóc ngậm tiền chỉ có 3 chân, được biết là một biểu tượng cho sự may mắn, mang đến nhiều tài lộc và bình an trong cuộc sống. Hình ảnh thường thấy là một con cóc với những nốt sần đặc biệt trên lưng tượng trưng cho chòm sao Đại Hùng, có 3 chân, miệng ngậm 1 đồng xu còn hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ. Cóc 3 chân (Thiềm Thừ) cùng với Tỳ hưu là một trong những vật phẩm phong thủy thường xuất hiện ở các cửa hàng kinh doanh, mang lại nhiều điều tốt lành, tài lộc và may mắn đến với gia chủ.
Đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài sao cho rước tài lộc về nhà
Theo như xuất xứ thì có nguồn gốc từ Trung Hoa, nếu chúng ta theo cách đặt Ông Cóc giống với họ thì có phần không chính xác lắm. Người Việt Nam thường ban ngay quay Cóc ra ngoài để đón tài lộc, tối thì quay mặt Ông Cóc vào trong nhà để giữ tiền. Vậy thì cùng tìm hiểu xem vị trí đặt Cóc ngậm tiền nên như thế nào là đúng nhất.
Bạn nên chọn một trong những vị trí đẹp nhất để đặt Cóc thần tài sau đây:
Một là đặt ở 2 góc của cửa chính, hướng quay đầu vào trong nhà với ý nghĩa cóc ngậm tiền nhảy vào nhà mang tài lộc, phú quý đến cho gia chủ. Hai là đặt ở bên trong tủ, dưới gầm bàn, trong góc phòng nhưng hướng quay nhất định phải quay vào trong nhà. Ba là đặt trên bàn thờ Thần tài ở 2 góc trước của bàn thờ Thần tài – Thổ Địa, hướng quay đầu vào trong nhà.
Vị trí cấm kị không nên đặt Cóc tài lộc
Một là không được đặt cóc ở đối diện hồ nước, bể cá vì sẽ làm trôi mất tiền tài. Hai là không có bất cứ thứ gì che khuất bởi nó sẽ làm mất sự linh thiêng của nó. Ba là không nên đặt Cóc 3 chân trong bếp sẽ không mang lại may mắn gì cho gia chủ.
Cách khai quang Thiềm Thừ đúng phong thủy
Khi khai quang tốt nhất chỉ nên có một mình gia chủ bởi khi nó nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi phù hộ cho người đó. Để có thể phát huy một cách tốt nhất giá trị phong thủy của Cóc ngậm tiền, chúng ta cần biết cách khai quang đúng cách . Bạn có thể tham khảo những bướckhai quang điểm nhãn thiềm thừ như sau:
Bước 1: Xem ngày tốt xấu và cần chọn một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ * Bước 2: Theo cách xem phong thủy thì nên lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa. * Bước 3: Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ. * Bước 4: Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm. * Bước 5: Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm thừ. * Bước 6: Lấy một chút nước chè(nước trà) vẩy vào mắt Thiềm thừ (đây còn gọi là khai quang điểm nhãn theo phong thủy thiết kế kiến trúc). * Bước 7: Thiềm thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm thừ sau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ” bạn.
Cách Sử Dụng La Bàn Phong Thủy Xác Định Hướng Nhà
Mua được một mảnh đất tốt với thế đất an hòa thôi vẫn chưa đủ, ta còn phải bàn tính việc xây nhà dựng cửa theo hướng nào cho phù hợp với phong thủy để có thể mang theo vận khí tài vượng vào ngôi nhà của mình.
Việc xác định hướng nhà đóng vai trò quyết định trong lựa chọn các biện pháp Phong thủy phù hợp cho một ngôi nhà. Quan sát vị trí mặt trời mọc hoặc lặn để xác định hướng là không đủ chính xác. Các nhà phong thuy thường xác định phương hướng bằng một dụng cụ đặc biệt là La bàn phong thủy (la kinh). Dụng cụ này hết sức phức tạp, chỉ các chuyên gia mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, đối với các bạn không nhà phong thuy thì chỉ cần dùng những chiếc là bàn đơn giản là được nhưng có độ số, càng lớn càng chính xác.
Cách sử dụng La Bàn phong thủy xác định hướng nhà
Bước đầu tiên trong thực hành phong thủy theo phái Bát trạch là phải xác định chính xác hướng nhà và hướng cửa chính. Thông thường, xem hướng ngôi nhà căn cứ vào hướng của cổng nhà. Khi cổng nhà hướng Nam, hướng của ngôi nhà sẽ là hướng Nam vì vận khí đi theo hướng này, xem huong lam nha. Muốn xem cổng, cửa mở hướng cát hay hung thì ta phải dùng la bàn.
Việc xác định hướng nhà và hướng cửa chính đóng vai trò quyết định trong lựa chọn các biện pháp phong thủy phù hợp cho một ngôi nhà. Quan sát vị trí mặt trời mọc hoặc lặn để xác định hướng là không đủ chính xác. Các nhà phong thủy thường xác định phương hướng bằng một dụng cụ đặc biệt là la bàn phong thủy (la kinh). Dụng cụ này hết sức phức tạp, chỉ các chuyên gia mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng phong thủy theo lối hiện đại, bạn chỉ cần dùng những chiếc la bàn đơn giản là được.
Chọn la bàn
Cần chọn những chiếc la bàn có chia độ rõ ràng. Có thể tìm mua những chiếc la bàn này ở các cửa hàng văn phòng phẩm, gian hàng bán dụng cụ cắm trại…
Nên chọn loại được gắn trên một chiếc thước nhựa, mũi tên in trên thước sẽ giúp bạn định hướng dễ dàng hơn.
Các bước thực hành đo hướng nhà
* Để tránh tác động của từ trường lên chiều quay của kim la bàn, khi đo hướng nhà, đừng đứng gần các thiết bị điện, ô tô.
* Tháo bỏ tất cả đồ dùng kim loại trên người (điện thoại di động, dây chuyền, đồng hồ, nhẫn, thắt lưng có kim loại…).
* Đứng quay lưng về ngôi nhà, đứng cách ngôi nhà chừng 1m -1,5 m.
* Hai chân dang nhẹ cho vững vàng. Đặt la bàn trong lòng bàn tay, ngang tầm hông, mũi tên in trên tấm thước nhựa hướng thẳng về phía trước.
* Đọc con số ghi trên vòng ngoài của la bàn, nằm trên cùng đường thẳng với mũi tên trên thước nhựa.
Cách sử dụng La Bàn phong thủy xác định hướng nhà
* Lặp lại điều này ba lần như trong hình vẽ ở trên (dịch sang trái sang phải một chút nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách tới ngôi nhà). Nếu có sự khác biệt giữa các số đo thì tính trung bình cộng của 3 giá trị trên. Ví dụ: (200 + 196+ 202): 3 = 199 độ (hướng Nam). Nếu có sai số lớn hơn 15 độ trong 3 lần đo, bạn đang chịu ảnh hưởng của các thiết bị điện hoặc kim loại, ví dụ đang đứng gần hệ thống đường ống nào đó. Hãy thay đổi vị trí và đo lại.
Xác định hướng nhà theo độ đo của la bàn. Hãy tra số đo bạn đọc được trên la bàn với bảng sau để biết hướng nhà:
1 Bắc 337,5- 22,5 2 Đông bắc 22,5- 67,5 3 Đông 67,5-112,5 4 Đông Nam 112,5- 157,5 5 Nam 157,5- 202,5 6 Tây Nam 202,5- 247,5 7 Tây 247,5- 292,5 8 Tây Bắc 292,5-337,5
Bạn cũng có thể học cách chuyển từ số đo thành hướng mà không cần đến bảng trên. Hãy hình dung toàn bộ la bàn như một vòng tròn 360 độ, khi đó, 8 hướng chiếm những phần bằng nhau và bằng 360 độ: 8 = 45 độ.
Khi kim chỉ 90 độ, ta nói đó là hướng chính Đông (E). Toàn bộ hướng Đông sẽ trải từ 67,5 đến 112,5 độ (22,5 độ về bên trái và 22,5 độ về bên phải mốc 90 độ). Tương tự như vậy, 0 độ tương ứng với hướng chính Bắc (N), toàn bộ hướng Bắc trải từ 337,5 đến 22,5 độ.135 độ tương ứng với Đông Nam, toàn bộ hướng Đông Nam trải từ 112,5 đến 157,5 độ…
La bàn đo hướng cửa chính:
Việc đo hướng cửa chính cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên, chỉ khác là bạn cần đứng ở giữa cửa ra vào của ngôi nhà (quay lưng vào trong, mặt hướng ra ngoài). Nếu nhà bạn có một vài cửa ra vào thì chọn cửa mà cả gia đình sử dụng thường xuyên nhất để đo.
Tiến lên một bước về phía trước, đo lần 2. Lùi về phía sau một bước, đo lần 3. Nếu có sai số thì tiến hành lấy trung bình cộng của 3 số đo. Nếu có sai số lớn thì chú ý ảnh hưởng của đồ điện hoặc kim loại quanh đó.
– Từ tầng 1 đến tầng 9: Hướng của căn hộ trùng với hướng của toàn bộ tòa nhà. – Từ tầng 10 trở lên: Do không còn chịu ảnh hưởng của đất nên hướng của căn hộ không phụ thuộc vào hướng tòa nhà. Lúc này, hướng căn hộ chính là hướng cho bạn tầm nhìn rộng nhất (thường đó là phía có cửa kính rộng, nơi cung cấp nguồn dương khí chính cho ngôi nhà của bạn).
La bàn phong thủy dùng 24 hướng sơn sau:
Thìn – Tốn – Tỵ (Đông Nam)
Mùi – Khốn – Thân (Tây Nam)
Tuất – Càn – Hợi (Tây Bắc)
Sửu – Cấn – Dần (Đông Bắc)
Nếu một ngôi nhà tọa (hướng sơn) Tý hướng Ngọ, tức tọa Bắc hướng Nam.
Một số chú ý khi sử dụng la bàn tìm hướng nhà như sau: 1. Xung quanh không có đồ kim loại vì sợ lệch hướng la bàn.
2. Xung quanh không có vật chuyển động, sợ làm rối loạn la bàn.
3. Khi đo hướng phải để la bàn cân bằng.
4. Phải chỉ kim la bàn đúng hướng chỉ đúng hướng Nam theo đường Tý – Ngọ
5. Để la bàn giữa nhà, tức điểm trung tâm của nhà và cổng.
Sau khi để la bàn đúng vị trí thì sẽ xác định được ngôi nhà tọa ở hướng sơn nào.
Điểm khác biệt giữa phải phái Phi Tinh và Bát Trạch là phái Phi Tinh khi đo hướng nhà thường đặt la bàn tại điểm trung tâm cổng để xác định hướng nhà vì phái này quan niệm cổng là nơi dẫn đường khí vào nhà. Vì vậy, có ảnh hưởng quyết định đến cát hung toàn bộ ngôi nhà. Còn trường phái Bát Trạch đo hướng nhà theo trạch mệnh, còn la bàn đặt ở tâm điểm nhà.
Những chuẩn tắc phong thủy xác định hướng nhà:
Lấy Minh đường (khoảng không gian trống trước nhà) làm hướng nhà: nhà nhìn ra Minh đường: như công viên, bãi đổ xe,…
Lấy sông hồ làm hướng nhà: nếu nhà nhìn ra sông hồ
Lấy phố chính làm hướng nhà: nhà trông ra phố chính
Lấy cửa chính của nhà làm hướng nhà: Khi nhà có nhiều cửa thì lấy phương trông của cửa chính làm Hướng nhà.
Lấy núi (tòa nhà cao) sau lưng nhà làm toạ, ngược lại là hướng nhà.
Lấy hướng có nhiều ánh sáng làm hướng nhà.
Các bạn hãy nhớ đại ý là: Nơi động (Dương) sẽ làm hướng nhà. Nếu không sẽ rất lúng túng.
Cách Đặt Và Sử Dụng Gương (Kiếng) Hợp Phong Thủy
01. Thứ nổi tiếng được gọi là linh hồn của phong thủy chính là gương, nó có thể tạo ra những điều tuyệt vời khi được sử dụng đúng cách. Một tấm gương phong thủy được sử dụng thông minh sẽ làm cho không gian lớn hơn và sáng hơn, thu hút năng lượng phong phú, sửa sai những điểm yếu trong thiết kế trong nhà, cũng như hút nhiều năng lượng quan trọng vào nhà của bạn. Tất nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết chính xác bạn đang sử dụng gương với mục đích gì, bởi vì việc bố trí ngẫu nhiên gương, bất kể là đẹp hay hấp dẫn trực quan, thường có thể tạo ra năng lượng xấu về phong thủy. Hãy lựa chọn những vị trí tốt và xấu cho việc đặt gương ở nhà bạn – từ cửa sổ chính đến phòng ngủ của bạn – để giúp bạn hiểu được sự kỳ diệu của gương trong việc tạo ra năng lượng phong thủy tốt.
Gương phòng tắm rõ ràng là một vật cần thiết. Gương trong phòng tắm của bạn nên đặt trong các cung phong thủy mà không ảnh hưởng đến các yếu tố nước đại diện bởi gương. Nếu không, gương càng lớn càng tốt vì chúng sẽ tạo ra một không gian sạch sẽ, thoáng đãng và phản chiếu ánh sáng xung quanh.
Gương trong nhà bếp – trừ khi chúng có kích thước nhỏ và chỉ để trang trí – đó cũng không phải là một ý tưởng hay, tốt cho phong thủy. Gương mang lại năng lượng của nước và nhà bếp là nơi của lửa; Hai yếu tố xung đột và tạo ra năng lượng tiêu cực trong cùng một cung mà bạn lại đang mong muốn thu về dạng năng lượng tích cực, hài hòa.
Vị trí tệ nhất của một chiếc gương trong phòng làm việc là đặt chúng ở đằng sau lưng bạn. Mặt khác, bạn có thể đặt gương trong phòng khách: hãy chú ý đến những gì gương phản chiếu và cung phong thủy nơi mà đặt gương ở đó. Bạn không nên để gương đối mặt trực diện với cửa cửa chính của các phòng.
Cung tốt nhất cho gương: cung phía Bắc, phía Đông và Đông Nam Bộ.
Cung tệ nhất: Cung phía Nam, Tây, và Tây Bắc
Các cung Trung tính: Tây Nam, Đông Bắc và Trung tâm.
Vận dụng con mắt thẩm mĩ của mình, hãy nhìn vào các nguyên tắc phong thủy và đừng quên yêu những gì ngôi nhà của bạn đang cần để có một luồng năng lượng tốt hơn.
Trên tường đối diện với bất kỳ cửa nào, đặc biệt là cửa trước
Đối mặt với giường hoặc trên đầu giường
Đằng sau lưng trong văn phòng
Đặt ở nơi phản chiếu nguồn năng lượng tiêu cực (cầu thang, đường dây điện, vv).
Phản chiếu ánh ánh sáng hoặc nơi có cảnh đẹp, thoáng đãng.
Đặt trong các cung phong thủy tốt nhất
Đặt trong cung tiền tài và sức khỏe.
Một tấm gương cho phép bạn nhìn thấy chính mình hoàn toàn là hợp phong thủy, vì nó phản chiếu lại cho bạn hình ảnh của chính bạn. Hãy chắc chắn ngôi nhà của bạn có ít nhất một vài tấm gương nơi mà cần nguồn năng lượng mới, tích cực hơn!
– Thu Minh
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Cóc Thiềm Thừ Trong Phong Thủy Nhà Ở trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!