Bạn đang xem bài viết Cần Làm Gì Khi Về Nhà Mới Để Hợp Phong Thủy, Gặp Nhiều May Mắn? được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
→ Chuyển nhà cần làm những gì?
Một cuộc sống mới vui vẻ, mọi điều tốt đẹp là điều bất kỳ ai cũng mong muốn khi dọn nhà đến nơi ở mới. Nhằm giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, Taxi Tải Sài Gòn Express sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết nhất, giúp bạn nắm rõ chuyển nhà mới cần làm gì để hợp phong thủy, từ đó có khởi đầu tốt đẹp, thuận buồm xuôi gió.
Xem xét các đồ đạc không thực sự cần thiết và tiến hành thanh lý để làm giảm lượng đồ bạn đang có, từ đó tiết kiệm chi phí vận chuyển cho gia đình. Bạn có thể tặng lại cho người quen, bán cho các cửa hàng thanh lý, đăng bán online, bán ve chay,… Tham khảo chi tiết tại: Các cách thanh lý đồ khi chuyển nhà.
Có nhiều cách để chọn ngày tốt chuyển nhà như ngày hoàng đạo, ngày hợp tuổi, ngày hợp hành,…Bạn có thể tham khảo loạt bài viết Hướng dẫn chi tiết cách xem ngày tốt chuyển nhàcủa Saigon Express để chọn ra ngày chuyển dọn phù hợp cho mình.
Văn khấn là lời trình bày của gia chủ đến đấng bề trên khi làm lễ, thờ cúng, được xem là không thể thiếu trong lễ nhập trạch. Văn khấn bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Tham khảo ngay bài văn khấn chuyển nhà thông dụng mà Saigon Express đã soạn sẵn, không phải mất thời gian tìm kiếm.
Chuyển dọn nhà cần làm gì để xua hết tà khí và côn trùng ở nơi cũ là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời là thực hiện xông nhà. Hỗn hợp bao gồm các loại rễ lá cây, hương liệu thiên nhiên, bạn có thể tìm mua ở các tiệp tạp hóa hay vàng mã. Sau đó đốt lên xông quanh nhà, đặc biệt góc nhà. Bước này là không bắt buộc vì nhiều nơi không cho phép nhằm đảm bảo an toàn cháy nổ. Nên bạn có thể bỏ qua, hoặc chỉ cần xông tinh dầu khi vào nhà mới. Miễn sao các góc nhà thông thoáng và không ẩm thấp, u tối là được. Tham khảo chi tiết Hướng dẫn 6 cách xông nhà đơn giản
Trong 24h sau khi chuyển đến nhà mới cần để đèn sáng nhằm giữ vượng khí, xua tà khí.
Thường xuyên nấu ăn để giữ căn bếp ấm cúng, bàn thờ cần được nhang khói để “tổ tiên” quen với nhà mới
Sau khi nhập trạch thì chọn ngày tốt để làm tân gia. Tân gia nhỏ không cần quá cầu kỳ, mời những người thân thiết, hàng xóm mới ,…. Một phần để gắn kết tình cảm, một phần để khuấy động không gian của ngôi nhà.
Các thành viên trong nhà nên giữ tinh thần thoải mái, luôn nói những điều tốt đẹp, may mắn. Tránh xa vấn đề cãi vã, to tiếng và đặc biệt không được la mắng, đánh đòn trẻ nhỏ trong ngày chuyển về nhà mới.
Dù dọn nhà mệt mỏi nhưng không được ngủ trưa tại nhà mới. Bởi quan niệm dân gian cho rằng, đó là biểu hiện của sự uể oải, đình trệ, lười biếng.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vậy nên đừng quên tránh các điều kiêng kỵ khi chuyển nhà
Đeo Nhẫn Phong Thủy Để Gặp Nhiều May Mắn
Đeo nhẫn phong thủy không phải chỉ để làm đẹp mà nó còn giúp chủ nhân gặp nhiều may mắn, tài vận trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu đeo nhẫn phong thủy không hợp với mệnh sẽ gặp nhiều điều xui xẻo, có thể dẫn đến tán gia bại sản. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách đeo nhẫn phong thủy để gặp nhiều may mắn.
1, Đeo nhẫn ở tay nào?
Với người chưa kết hôn nên đeo nhẫn theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” tức là với nam giới thì tay trái là đại diện cho bản thân còn tay phải đại diện cho người yêu, người vợ. Với nữ giới thì ngược lại, tay phải đại diện cho bản thân và tay trái đại diện cho người yêu, người chồng.
Đối với những người đã kết hôn thì áp dụng nguyên tắc “nam hữu, nữ tả”, ngược lại với nguyên tắc trên.
Vì vậy mà nếu bạn là nam giới chưa kết hôn thì nên đeo nhẫn ở tay trái, còn nếu đã kết hôn thì nên đeo nhẫn ở tay trái. Nữ giới thì ngược lại, chưa kết hôn nên đeo tay phải để mang lại may mắn cho bản thân, còn khi đã kết hôn thì đeo tay trái để mang lại vận khí tốt cho chồng mình.
Đeo nhẫn ở ngón cái để tăng vận thế và uy quyền
Ngón cái tượng trưng cho mệnh Mộc. Người đeo nhẫn ở ngón cái thường là những người độc lập, mạnh mẽ, dám thách thức bất kì thử thách nào. Đây có thể là người lãnh đạo tốt nhưng sẽ khó tìm được tình cảm chân thật khi cần.
Theo người xưa, ngón cái đại diện cho vật chất và uy quyền. Đó cũng là lý do mà ngày xưa vua chúa, quý tộc thường đeo nhẫn ngón cái.
Do đó, nếu bạn muốn tăng vận thế và uy quyền của bản thân thì hãy đeo nhẫn ở ngón cái.
Đeo nhẫn ở ngón cái để tăng vận thế và uy quyền. Đeo nhẫn ở ngón trỏ để thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến
Ngón trỏ tượng trưng cho hành Hỏa, đeo nhẫn ở đây bạn sẽ trở nên có nhiều tham vọng với năng lực của bản thân. Bạn có cách suy nghĩ của riêng mình và không ngại nói cho người khác biết điều đó.
Trên bàn tay, ngón trỏ đại diện cho địa vị, công việc, sự nghiệp và học vấn. Bạn hãy đeo nhẫn ngón trỏ nếu muốn thăng chức, tăng lương hay chuẩn bị cho một kì thi quan trọng do đeo nhẫn ngón trỏ có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp, học hành thuận lợi.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng ngón trỏ là vị trí tốt để khai vận tình yêu. Đeo nhẫn ngón trỏ tức là bật đèn xanh cho đối phương đồng thời kích thích vận đào hoa của bản thân.
Đeo nhẫn ở ngón trỏ để thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến. Đeo nhẫn ngón giữa để khai vận và duy trì hạnh phúc
Ngón giữa đại diện cho hành Thổ, nếu bạn đeo nhẫn ngón này bạn là người rất coi trọng gia đình và bạn bè.
Ngón giữa chính là vị trí trung tâm của bàn tay, có ý nghĩa tụ hợp. Đeo nhẫn ở ngón này giúp bạn hấp thu năng lượng, tập hợp sức mạnh tăng cường vận may trong mọi phương diện cuộc sống.
Bên cạnh đó, ngón này còn tượng trưng cho sự bình ổn. Vì vậy đeo nhẫn ngón giữa giúp bạn duy trì niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Đeo nhẫn ngón giữa để khai vận và duy trì hạnh phúc. Đeo nhẫn áp út để chiêu tài
Ngón áp út tượng trưng cho hành Kim đồng thời cũng tượng trưng cho người bạn đời của bạn. Đeo nhẫn ở ngón này có nghĩa là bạn đang đặt hy vọng vào điều bạn mong muốn bằng cả con tim.
Theo phong thủy, ngón áp út là vị trí tụ tài tốt nhất. Đeo nhẫn ở ngón này sẽ gặp nhiều điều may mắn về tiền bạc và tài lộc.
Tuy nhiên, theo một vài quan điểm đây là ngón tay đeo nhẫn cưới, nếu đeo nhẫn ở ngón này có thể sẽ khiến bạn bị lỡ mất cơ hội kết thân với người khác giới. Do đó, những người độc thân nên sử dụng những loại nhẫn có hình dạng khác nhẫn cưới để không bị lỡ mất tình duyên.
Đeo nhẫn ngón út để tăng vận quý nhân
Ngón út là biểu tượng của hành Thủy, đeo nhẫn ở ngón này giúp bạn có thể thân thiết với mọi người bất kể tầng lớp nào.
Có một số quan niệm cho rằng đeo nhẫn ở ngón út là biểu hiện của người đã ly hôn. Tuy nhiên, theo phong thủy, ngón út đại diện cho vận quý nhân hỗ trợ chủ nhân trong các mối quan hệ với người khác. Vị trí đeo nhẫn này cũng mang lại nhiều phúc khí cho người đeo.
3, Đeo nhẫn theo ngũ hành của nhẫn Nhẫn thuộc Kim
Nhẫn thuộc Kim là những nhẫn có hình dạng tròn, nhẫn trơn không có mặt lồi. Trên thân nhẫn có thể gắn những viên đá quý có hình tròn màu trắng hoặc vàng. Nhẫn được làm bằng vàng tây, bạch kim, bạc thiết kế đơn giản với màu trắng hoặc vàng. Nhẫn thuộc hành Kim hợp với những người mệnh Thủy.
Nhẫn thuộc Kim hợp với những người mệnh Thủy.
Nhẫn thuộc Mộc
Nhẫn thuộc Mộc thường có dạng tròn được cách điệu với nhiều đường nét uốn lượn, vặn chéo hay hình chữ nhật, mặt lồi của nhẫn thường được thiết kế thành hình tròn, bầu dục hoặc hình chữ L và được nạm những viên đá quý. Trên thân nhẫn có gắn những viên đá quý màu xanh. Nhẫn này hợp với những người mệnh Hỏa.
Nhẫn thuộc Mộc hợp với những người mệnh Hỏa.
Nhẫn thuộc Thủy
Nhẫn thuộc Thủy có dạng hình tròn được cách điệu với nhiều đường uốn lượn, thân nhẫn mảnh khảnh có thể có dạng hình chữ S, mặt lồi của nhẫn có hình tròn, bầu dục và có nạm những viên đá quý màu xanh tím, xanh đen, lục và đen. Trên thân nhẫn có gắn những viên đá quý màu sẫm. Nhẫn này hợp với người mệnh Mộc.
Nhẫn thuộc Thủy hợp với những người mệnh Mộc.
Nhẫn thuộc Hỏa
Nhẫn thuộc Hỏa thường có hình dạng nhọn, đường nét nhô cao, thân nhẫn có thể cắt chéo cạnh có thể dạng chữ V, mặt lồi của nhẫn được thiết kế hình tam giác, đa giác và nạm những viên đá quý màu hồng, đỏ hoặc da cam. Nhẫn này hợp với người mệnh Thổ.
Nhẫn thuộc Hỏa hợp với những người mệnh Thổ.
Nhẫn thuộc Thổ
Nhẫn thuộc Thổ có dạng hình vuông, được cách điệu với những đường nét vuông vắn, thân nhẫn có thể là hình vuông có thể là hình chữ T, mặt lồi của nhẫn được thiết kế thành hình vuông, hình chữ nhật và nạm những viên đá quý màu vàng. Trên thân nhẫn có thể gắn những viên đá quý màu vàng, xám , ghi. Nhẫn này hợp với người mệnh Kim.
Nhẫn thuộc Thổ hợp với những người mệnh Kim.
Hi vọng qua bài viết này bạn có thể chọn cho mình một chiếc nhẫn phù hợp và biết cách đeo nhẫn thế nào để đạt được điều mình mong muốn.
Công ty cung cấp sản phẩm thiết bị khách sạn cao cấp hàng đầu. Đăng ký trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp
Mệnh Thổ Hợp Mệnh Gì Để Kết Hôn Và Làm Ăn Gặp Nhiều May Mắn?
1. Năm sinh của người mệnh Thổ
Căn cứ vào bảng Lục Thập Hoa Giáp ta thấy, người mệnh Thổ sinh vào các năm sau:
2. Mệnh Thổ hợp mệnh gì?
Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Vậy nên người mệnh Thổ hợp người mệnh Hỏa, người mệnh Kim và chính mệnh Thổ tương đồng của mình.
2.1. Xem mệnh kết hôn: Mệnh Thổ nên kết hôn với mệnh nào?
Nếu hai người cùng mệnh THỔ kết hôn với nhau được coi là “lưỡng Thổ tương sinh” rất tốt cho cả hai.
Vợ chồng hòa hợp, ban đầu có thể gặp một vài khó khăn nhưng sẽ đồng lòng đồng sức cùng nhau vượt qua và hưởng phúc về sau. Hôn nhân lâu bền, trăm năm bền vũng, con cháu đông đủ, của cải dôi dư.
Kim và Thổ là hai hành tương hợp trong ngũ hành cho nên cặp vợ chồng này như sinh ra để dành cho nhai. Hai người hòa hợp, phú quý sung túc, tài lộc dôi dư, sinh con trai con gái đều là cát khí.
Một đời hưởng phúc hưởng lạc, con đàn cháu đống, khỏe mạnh giỏi giang, về già có con cháu quây quần.
Hỏa sinh Thổ, Hỏa dưỡng Thổ nên người mệnh Thổ hợp kết hôn nhất với người mệnh Hỏa.
Hai mệnh này kết hợp sẽ giúp cho hôn nhân phát tài, phúc lộc dư dả, vượng con vượng cháu, phúc thọ đầy nhà, gia đình hạnh phúc viên mãn.
Vợ chồng thuộc 2 mệnh này thì tiền tài luôn đầy ắp, tình cảm keo sơn, vợ chồng đồng lòng nên khó khăn nào cũng vượt qua được.
Theo quy luật ngũ hành, Thổ khắc Thủy nên nếu hai vợ chồng thuộc mệnh này được coi là tương khắc, dễ xảy ra nhiều xung đột, cãi vã.
Vợ chồng mệnh Thổ kết hợp mệnh Thủy khó hạnh phúc bền lâu, thường xuyên cãi cọ ảnh hưởng con cái và gia trưởng trong nhà, hôn nhân đầy bất lợi.
Mệnh Thổ đại kỵ với mệnh Mộc, nên vợ chồng thuộc hai mệnh này tạo thành “lưỡng hành bất dung”, được coi là tương khắc vô cùng.
Hai vợ chồng thuộc 2 mệnh này sẽ khiến gia trạch bất an, con cái hiếm muộn, tài lộc dễ tiêu tán. Đôi bên thường phát sinh chuyện tranh chấp, cãi vã, ảnh hưởng tới hòa khí của gia đình.
Hãy nhớ rằng hôn nhân có hạnh phúc, có bền chặt hay không phải đến từ tình cảm, sự thấu hiểu, cảm thông, tin tưởng… của hai bên chứ không phải do hợp tuổi, hợp mệnh nào cả.
2.2. Xem mệnh làm ăn: Mệnh Thổ nên hợp tác với mệnh nào?
Những người làm ăn kinh doanh lại càng có xu hướng xem xét vấn đề hợp tuổi hợp mệnh. Mục đích là để công việc được tiến hành thuận lợi và phát triển thành công, tránh những thất bại, thua lỗ trong kinh doanh.
Nhìn từ góc độ ngũ hành hợp – khắc thì người mệnh Thổ muốn tìm người hợp tác, kinh doanh, buôn bán, tốt nhất nên chọn người mệnh Hỏa hoặc mệnh Kim bởi Hỏa sinh Thổ, còn Thổ lại sinh Kim. Ngoài ra, vẫn có thể chọn người cùng cùng mệnh Thổ với mình.
Sự kết hợp với 2 mệnh Hỏa và Kim này sẽ mang lại sự cân bằng, bổ trợ cho mệnh Thổ, nhờ đó việc làm ăn sẽ thuận lợi, buôn may bán đắt hơn.
Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, khi có sự bổ sung của ngũ hành tương sinh tương hợp thì đối phương sẽ giúp cho mệnh Thổ vượt qua những khó khăn và tìm thời cơ thành công.
– Nếu mệnh Thổ muốn công việc luôn suôn sẻ, luôn có người phù trợ thì nên tìm người mệnh Hỏa và mệnh Thổ hợp với mệnh của mình để kết giao, giúp ích cho công việc và cả trong cuộc sống.
– Nếu bạn mệnh Thổ mà kết hợp với người mệnh Kim thì bạn luôn là người có tinh thần trượng nghĩa, đi giúp mệnh Kim thành công. Nhờ vậy, bạn là người có tấm lòng tốt, biết giúp đỡ bạn bè.
Mệnh Thổ nên thận trọng khi làm ăn với người có mệnh ngũ hành tương xung tương khắc là mệnh Mộc và mệnh Thủy, bởi 2 mệnh này có thể gây ra những bất hòa trong hợp tác, thậm chí là phá tài hao của, tổn thất nặng về tài chính, tiền bạc.
3. Vì sao nên lựa chọn người hợp mệnh để kết hôn và hợp tác làm ăn?
Mệnh Thổ hợp mệnh gì?
3.1. Đối với việc kết hôn
Theo quan điểm của người phương Đông nói chung và của người Việt nói riêng, từ xa xưa ông bà ta đã rất coi trọng yếu tố hợp mệnh trong hôn nhân.
Đó là kinh nghiệm mà họ đã đúc rút được sau khi quan sát các cặp vợ chồng không hợp tuổi nhau vẫn tiến tới hôn nhân để rồi nhẹ thì khắc khẩu, cãi vã. Lớn thì làm ăn lụi bại, lục đục khó khăn. Thậm chí còn có thể dẫn đến chuyện rạn nứt tình cảm, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Nhưng nếu các cặp đôi hợp mệnh thì vợ chồng chắc chắn có cuộc sống hạnh phúc, mọi sự hanh thông, gia đình đầm ấm, con cái hòa hợp, công danh sự nghiệp thăng tiến, sức khỏe dồi dào…
Và ngược lại, nếu mệnh hai vợ chồng xung khắc nhau thì gây ra nhiều điều bất lợi, bất hạnh cho cả hai cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.
Việc xem cung mệnh vợ chồng có hợp nhau hay khắc nhau trước khi kết hôn được dựa trên quan điểm tương sinh và tương khắc của ngũ hành. Đương nhiên, ngũ hành tương sinh, tương hợp sẽ mang lại kết quả tốt đẹp nhất.
Theo truyền thống, người ta căn cứ vào các yếu tố âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch… nôm na là xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh.
Nhưng phong thủy hiện đại còn xem xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, đó là dựa cả vào ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.
Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm cho rằng việc xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng không quá quan trọng, mà quan trọng là do tâm con người. Và những việc đó đều do tập tục để lại cũng như do yếu tố truyền thống, sự lo lắng (nếu không làm theo thì sợ gặp rủi ro áy náy,…)
Cho nên khi thực hiện các công việc quan trọng của đời người như cưới hỏi, tang gia… đều áp dụng yếu tố xem tuổi, xem giờ để chiều theo ý kiến của đa số mọi người. Đó là cách người Việt thể hiện sự tôn trọng với tập tục cha ông để lại và giữ sự hòa hợp với mọi người.
Ngoài ra, khi kết hôn không chỉ chú ý xem tuổi, xem giờ tốt mà quan trọng hơn cả là xem cả hai đã sẵn sàng cùng nhau tạo dựng nên một gia đình mới, có đủ khả năng bao dung, yêu thương, chăm sóc, chấp nhận những lỗi lầm của người kia hay chưa.
3.2. Đối với việc hợp tác làm ăn
Tương tự như kết hôn, việc chọn được người hợp mệnh để hợp tác làm ăn cũng quan trọng không kém.
Việc kinh doanh đơn lẻ vốn vô cùng khó khăn, hơn nữa, “buôn có bạn, bán có phường”, khó ai có thể chỉ 1 mình mình mà có thể làm được mọi chuyện.
Ai cũng mong muốn khi hợp tác buôn bán, kinh doanh sẽ có thể tìm được cộng sự, đối tác phù hợp với mình. Có như vậy thì việc làm ăn mới được suôn sẻ thuận lợi, tạo ra lợi nhuận cao. Ai cũng lo lắng rằng nếu kết hợp với người không hợp tuổi sẽ khiến công việc gặp nhiều khó khăn, đổ vỡ.
Chính vì thế, muốn chuyện làm ăn buôn bán được thuận lợi thì việc xem mệnh ngũ hành khắc hợp là chuyện không thể bỏ qua. Nếu đôi bên mệnh ngũ hành tương sinh tương hợp thì làm ăn tốt, kết hợp với nhau thuận buồm xuôi gió, tài lộc cứ thế ùn ùn kéo về nhà.
Nhưng lỡ như mệnh ngũ hành tương khắc, xung đột với nhau thì dễ xảy ra những chuyện không mong muốn, có thể là lừa đảo phản bội, có thể là mất công mất sức nhưng không đạt được thành quả như ý nguyện, khó khăn vất vả luôn ở bên.
Theo quan niệm của những người làm ăn kinh doanh, trước khi hợp tác với ai đó, họ cực kỳ cân nhắc việc hợp tuổi nhau hay không vì việc này ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp sau này của cả đôi bên.
Tuy nhiên, nếu như đang làm chung với một người kỵ tuổi do trước đây không được xem kỹ thì bạn cũng đừng lo lắng, bạn sẽ có những cách hóa giải để cải thiện thời vận làm ăn được thuận lợi hơn.
Khi chọn người kinh doanh buôn bán với mình cần đảm bảo những yếu tố: Cung mệnh, thiên can, địa chi, thiên mệnh năm sinh của hai người để biết mình và người đó có thể hợp tác với nhau được hay không.
Những Điều Cần Biết Về Phong Thủy Khi Làm Nhà
LỜI THƯA…
Khi làm nhà, không thể không quan tâm tới Phong thủy. Nói tới Phong Thủy, mọi người đều nghĩ đây là một môn thần bí của các thầy Địa lý. Chẳng thế mà vẫn gọi “Thuật Phong Thủy”.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Môn Khoa học Phong Thủy giúp ta tìm ra các yếu tố hài hòa giữa con người với tự nhiên, để chọn lựa nơi ở của mình tốt nhất. Nói khác đi, con người phải hài hòa với Đất Trời! Gọi là Tam tài đồng nhất thể!
Tam tài là ba ngôi trọng yếu trong Vũ Trụ: Thiên, Địa, Nhân, tức là Trời, Đất và Người.
Con người đầu đội Trời, chân đạp đất, là một Tiểu Thiên Địa, hay một Tiểu Vũ trụ; bởi vì Trời Đất có gì thì con người có nấy, chỉ thu nhỏ lại mà thôi. Như vậy, Trời – Đất – Người tương đồng từng điểm; cho nên Vũ trụ không có con Người, thì Vũ trụ không hoàn toàn. Vũ trụ là một sự hài hòa của Thiên – Địa – Nhân, nếu thiếu một yếu tố thì sự hài hòa không còn nữa.
Như thế, địa vị của con người trong Trời Đất rất quan trọng và cao cả, không thể thiếu được trong Vũ Trụ.
Phong Thủy là một bộ phận của nền Văn hóa thần bí của người phương Đông. Nó ra đời trước công nguyên, trước hết là phục vụ cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Chẳng thế mà khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, Lý Công Uẩn đã viết:
“…thành Đại La…ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” Trích Chiếu dời đô
Xem thế ta càng hiểu rõ, môn Phong Thủy có sức sống mạnh mẽ như thế nào. Qua thực tiễn chiêm nghiệm, người ta thấy Phong Thủy có đúng có sai. Làm nhà theo Phong Thủy, người được Phúc đến, thì lòng tin được nhân lên; người có điều chẳng may, thì hoài nghi…Tựu trung lại, vẫn phải quan tâm tới Phong Thủy khi làm nhà.
Phong Thủy là bộ môn vô cùng phức tạp. Trên cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch, được vận dụng vào thiên văn địa lý, để chỉ ra sự tiềm ẩn tốt xấu của vận khí, tác động đến cuộc sống con người. Tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến, chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Cũng như Tử Vi, Phong Thủy là môn khoa học dự báo về vận khí tốt xấu trong tự nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống. Đã là dự báo, đương nhiên có đúng có sai.
Biết cái tốt để tận dụng, thấy điều xấu mà đề phòng và hạn chế. Trong khi môi trường sinh thái, ngày càng bị con người phá vỡ sự cân bằng một cách nghiêm trọng. Hiểu biết Phong Thủy để hóa giải ngay trong ngôi nhà mình ở. Đó chẳng phải là việc nên làm hay sao?
Góp phần tìm hiểu môn Phong Thủy, đưa ra giải pháp ứng xử phù hợp thời đại; với phương châm cần biết tối thiểu, tập sách nhỏ này chỉ nêu những vấn đề cơ bản chủ yếu, có tính phổ thông của Phong Thủy. Người có nhu cầu làm nhà theo Phong Thủy có thể tự mình chọn vị trí đất, xem và xác định hướng nhà khi làm, hoặc mua chung cư. Tự xem tuổi, lựa thời gian…và tiến hành các thủ tục Tâm linh khi làm nhà; giải bài toán tâm lý, cầu mong cuộc sống vạn sự như ý, luôn được an khang thịnh vượng.
Chắc rằng nội dung cuốn sách còn nhiều thiếu sót.
Kính mong các bậc thức giả và quý độc giả chỉ giáo. Xin chân thành cảm ơn
Đầu mùa hè năm Tân Mão – 2011
Nguyễn Quý Phong
CHƯƠNG I CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG NHÀ I. XÁC ĐỊNH HƯỚNG – GÓC 45 ĐỘ.
Khi làm nhà, hướng nhà rất quan trọng. Hướng là mặt tiền ngôi nhà nhìn thẳng ra phía trước. Người ta chia thành 8 hướng, đó là: Tây Bắc – Bắc – Đông bắc – Đông – Đông Nam – Nam – Tây Nam – Tây. Mỗi hướng 45 độ
Ai cũng muốn nhà mình ở một trong hai hướng là Đông hoặc Nam. Đây là hai hướng mát mẻ. Chẳng thế đã có câu: ” Vợ hiền hòa nhà hướng Nam!” hoặc ” Vợ già nhà hướng Tây “.
Còn hướng nhà của mỗi người, hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi của người ấy. Bởi vì, mỗi người có một mệnh niên và một mệnh cung khác nhau. Mệnh niên và Mệnh cung quyết định hướng nhà của từng người. Dù người đó làm nhà vào bất cứ năm nào, hướng nhà vẫn không thay đổi.
Nhiều người vẫn phải mua đất, làm nhà hướng Tây hay hướng Bắc. Khi mua chung cư, vẫn có người chọn hướng cửa chính là Bắc hoặc Tây. Tại sao vậy?
Điều này là do sự phối hợp giữa thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch trong thuật Phong Thủy, để xác định phương và hướng nhà của từng tuổi.
Theo Thuyết Âm Dương Ngũ Hành, mỗi người sinh ra đều có một Mệnh Niên trong vòng Hoa Giáp 60 năm, từ Giáp Tý đến Quý Hợi. Ta thường gọi người ấy tuổi Giáp Tý, Ất Sửu…Bính Ngọ, Đinh Mùi…Nhâm Tuất, Quý Hợi…
Mặt khác, tuổi mỗi người còn ứng với một quẻ trong Tám quẻ ( Bát quái) của Kinh Dịch, gọi là Mệnh Cung.
Tám quẻ đó là: Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn.
Tám hướng cũng ứng với 8 quẻ: Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn.
BẢNG THUỘC TÍNH CỦA BÁT QUÁI
Hậu Thiên bát quái trong Kinh Dịch, xác định vị trí phương hướng theo 8 quẻ trên như sau:
Bốn hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây thuộc 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài.
Bốn hướng góc: Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam thuộc 4 quẻ Càn, Cấn, Tốn, Khôn.
Như vậy, mỗi hướng là cạnh của hình bát giác đều, nhìn tâm một góc 45 độ. ( Xem hình 1)
Hình 1: 8 hướng và 8 quẻ trên La bàn theo Hậu thiên bát quái
Mệnh cung được chia làm 2 loại: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
Tám hướng cũng được chia làm 2 loại: Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.
Đông tứ mệnh là những người có mệnh cung: Khảm, Ly, Chấn, Tốn.
Tây tứ mệnh là những người có mệnh cung: Càn, Khôn, Đoài, Cấn.
Người có mệnh cung Đông tứ mệnh, làm nhà theo Đông tứ trạch.
Người có mệnh cung Tây tứ mệnh, làm nhà theo Tây tứ trạch.
Muốn biết mình thuộc mệnh cung nào, xem Bảng tính sẵn Bát trạch mệnh cung của nam nữ sau đây:
BẢNG BÁT TRẠCH MỆNH CUNG
1 – Từ năm 1924 đến năm 1983
BẢNG BÁT TRẠCH MỆNH CUNG
2 – Từ năm 1984 đến năm 2043
Để tính cung mệnh đơn giản và chính xác (ai cũng làm được). Cách làm như sau:
– Trước tiên Lập Bảng:
– Lấy năm sinh chia cho 9. Đem số dư đối chiếu bảng trên ta sẽ biết cung mệnh nam hoặc nữ.
Thí dụ:
– Người sinh năm 1979, lấy 1979 chia 9 số dư là 8.
Đối chiếu bảng trên ta có Nam và Nữ đều cung Chấn.
– Người sinh năm 1980, lấy 1980 chia 9 số dư là 9.
Đối chiếu bảng trên: Nam cung Khôn, Nữ cung Tốn.
Lưu ý: Trường hợp chia hết, số dư 0 được coi là dư 9. Hai năm 1980 và 1989 giống nhau.
Chu kỳ Cung mệnh: Cứ 9 năm lặp lại như trước.
Còn một cách tính nhanh nữa là dùng phương pháp loại bỏ 9.
Thí dụ sinh 1979: bỏ 2 số 9, còn lại 1+7=8. vậy nam nữ đều cung Chấn.
Khi nắm được quy luật chu kỳ Cung mệnh, ta tự tính được cung mệnh bản thân; mặt khác có thể kiểm tra và đính chính các bảng đã in sẵn có thể sai sót do quá trình tác nghiệp ấn loát.
Sau khi biết mệnh cung, ta sẽ tìm được bản thân mình làm nhà theo Đông Tứ trạch hay Tây tứ trạch.
Ví dụ: Ông An và bà Mơ đều sinh năm 1985. Đối chiếu bảng trên ta thấy:
– Ông An sinh năm 1985, mệnh niên là Ất Sửu, mệnh cung là Càn, làm nhà theo Tây Tứ Trạch.
– Bà Mơ sinh năm 1985, mệnh niên cũng là Ất Sửu, nhưng mệnh cung lại là Ly, làm nhà theo Đông Tứ Trạch.
Phương vị tốt, xấu của bốn mệnh cung TÂY TỨ TRẠCH
( là những người có mệnh cung: CÀN – KHÔN – ĐOÀI – CẤN)
Phương vị tốt, xấu của bốn mệnh cung ĐÔNG TỨ TRẠCH
( là những người có mệnh cung: TỐN – CHẤN – LY – KHẢM)
Xem các bảng trên ta thấy: những người thuộc Đông tứ trạch hoặc Tây tứ trạch, các hướng tốt xấu đều giống nhau về vị trí phương hướng; chỉ khác nhau về mức độ tốt xấu của từng vị trí phương hướng mà thôi.
Xét hai trường hợp ông An và bà Mơ cùng sinh năm 1985, nhưng hướng nhà lại khác nhau rất nhiều:
a) – Ông An sinh năm 1985, mệnh niên Ất Sửu, mệnh cung Càn, làm nhà theo Tây Tứ Trạch. Xem bảng cung mệnh CÀN của Tây Tứ Trạch. Ông An có 4 hướng tốt có thể chọn để làm nhà là:
* ChínhTây: Sinh Khí tốt nhất.
* Tây Nam: Diên Niên tốt nhất.
* Đông Bắc: Thiên Y tốt vừa.
* Tây Bắc: Phục Vị tốt ít.
b) – Bà Mơ sinh năm 1985, mệnh niên cũng là Ất Sửu, nhưng mệnh cung lại là Ly, làm nhà theo Đông Tứ Trạch. Xem bảng cung mệnh LY của Đông Tứ Trạch. Bà Mơ có 4 hướng tốt có thể chọn để làm nhà:
* Chính Đông: Sinh Khí tốt nhất.
* Chính Bắc: Diên Niên tốt nhất.
* Đông Nam: Thiên Y tốt vừa.
* Chính Nam: Phục Vị tốt ít.
Như vậy Ông An và Bà Mơ đều có 4 hướng tốt, gồm 2 hướng tốt nhất, 1 hướng tốt vừa và 1 hướng tốt ít. Còn lại 4 hướng xấu.
Sau khi xem xét kỹ, ông An, bà Mơ có thể chọn phương án tối ưu, quyết định một hướng tốt, hợp bản mệnh để làm nhà.
Ý nghĩa tốt xấu của 8 cung định hướng như sau:
– Cung Sinh khí: (Thuộc sao Tham Lang, hành Mộc, xây nhà vào hướng này sẽ ứng tốt vào các năm Hợi, Mão, Mùi). Cung này Tốt nhất, chủ nhà được khỏe mạnh đại phát tài, tăng phú quý, nhiều con lắm cháu, phát trưởng tử. Có lợi nhất cho con trai, có danh tiếng, tạo ra sức sống dồi dào, tính dục mạnh mẽ. Không được đặt khu vệ sinh, phòng kho ở cung sinh khí…thường hay mất vặt, thất nghiệp, đẻ non, nhiều bệnh tật.
– Cung Thiên y: (Thuộc sao Cự Môn, hành Thổ, xây nhà vào hướng này sẽ ứng tốt vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Cung này Tốt vừa. Chủ về sức khỏe tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh, tâm tình ổn định, có giấc ngủ ngon, thường có quý nhân phù trợ, luôn đổi mới. Nếu Thiên y ở khu vệ sinh, nhà kho… thường mắc bệnh kinh niên, chứng ung thư.
– Cung Diên niên: (Thuộc sao Vũ Khúc, hành Kim, xây nhà vào hướng này sẽ ứng tốt vào các năm Tỵ, Dậu, Sửu). Cung này Tốt nhất. Là cung hoà thuận, tốt cho sự nghiệp và ngoại giao, với các mối quan hệ khác, vợ chồng hoà thuận, tuổi thọ tăng thêm, bớt kẻ địch, tính hoà dịu, với nữ giới có bạn đời tốt. Nếu Diên niên ở khu vệ sinh, phòng kho… thì hay cãi vã thị phi, nhà cửa không yên ổn.
– Cung Phục vị: (Thuộc sao Tả Phù, hành Thủy, xây nhà vào hướng này sẽ ứng tốt vào các năm Thân, Tý, Thìn). Cung này Tốt ít. Là cung bình yên, trấn tĩnh. Gia chủ tiểu phú. Được phù trì nếu để bàn thờ. Vững cho chủ nhà, tình duyên nam nữ gắn bó, khả năng tài chính tốt, quan hệ cha mẹ vợ con tốt nhưng tính dục giảm sút. Nếu Phục vị ở khu vệ sinh, phòng kho…. Gia chủ thường nóng nảy, luôn cảm thấy bất yên.
– Cung Tuyệt mệnh: (Thuộc sao Phá Quân, hành Kim, xây nhà vào hướng này sẽ ứng xấu vào các năm Tỵ, Dậu, Sửu). Cung này Xấu nhất. Nếu cung Tuyệt mệnh là khu vệ sinh, phòng kho thì chủ nhà có sức khoẻ tốt, tuổi thọ tăng thêm, duyên phận con cái tốt, có tài vận. Nếu cung Tuyệt mệnh vào vị trí tốt như cửa chính, chủ nhân bị bệnh khó chữa, mổ xẻ, đụng xe, mất trộm, trong người cảm thấy không yên ổn, mọi việc tính toán quá đáng, buồn phiền, đau khổ, u sầu, ít nói, ức chế tâm thần, duyên phận con cái bạc bẽo.
– Cung Ngũ quỷ: (Thuộc sao Liêm Trinh, hành Hỏa, xây nhà vào hướng này sẽ ứng xấu vào các năm Dần, Ngọ, Tuất). Cung này Xấu nhất. Tán tài khẩu thiệt. Nếu Cung Ngũ quỷ là khu vệ sinh, nhà kho thì có thể biến xấu thành tốt. Nếu cung Ngũ Quỷ là cửa ra vào, phòng ngủ, bếp; các sự việc lôi thôi vô cớ ập đến, người nhà mổ xẻ ung thư, tai tiếng thị phi, mất trộm, phá sản, hoả hoạn. – Cung Lục sát: (Thuộc sao Văn khúc, hành Thủy, xây nhà vào hướng này sẽ ứng xấu vào các năm Thân, Tý, Thìn). Cung này Xấu vừa. Cung Lục sát làm khu vệ sinh, kho thì người trong nhà có suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa và lợi cho đuờng tình duyên. Nếu cung Lục sát ở vị trí cửa ra vào, phòng ngủ, bếp, thì tình duyên trắc trở, vợ chồng thường cãi nhau, sự nghiệp không tốt. Riêng với nam giới thì không lo làm ăn, hay rượu chè cờ bạc.
– Cung Hoạ hại: (Thuộc sao Lộc Tồn, hành Thổ, xây nhà vào hướng này sẽ ứng xấu vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.) Cung này Xấu vừa. Cung Hoạ hại nếu làm khu vệ sinh hoặc nhà kho thì người trong nhà được yên ổn, hoà thuận, sức khoẻ tốt, không xảy tai họa. Cửa ra vào, phòng ngủ, bếp phải tránh cung Hoạ hại. Nếu làm, trong nhà thiếu sự thống nhất, tai họa, mệt mỏi vì những việc vụn vặt, hay thưa kiện với người ngoài, thất tài..
II. XÁC ĐỊNH SƠN HƯỚNG – GÓC 15 ĐỘ.
Người xưa quan niệm cái nhà cũng như con người. Người ngồi ghế phải có tựa lưng chắc chắn. Bởi vậy ta thường nghe nói thế đất tốt phải là: ” Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền thủy, hậu sơn!”. Cái nhà cũng vậy, đàng sau tựa núi, đàng trước nhìn sông, bên phải, bên trái có rồng chầu, hổ phục!.
Do đó có từ sơn. Sơn là phía sau, hướng là phía trước. Bây giờ ở thành phố và đồng bằng làm gì có núi mà tựa! Không nên câu nệ từ sơn hướng. Quan trọng vẫn là hướng nhà. Hướng nhà là nhìn theo đường thẳng vuông góc với cửa chính trông ra phía trước.
Để xem hướng ta dùng La Bàn. Thuật Phong thủy ban đầu chia La Bàn thành 8 hướng, mỗi hướng 45 độ (45 độ x 8 = 360 độ). Nhưng khoảng cách 45 độ của một hướng là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mỗi hướng thành 3 sơn hướng đều nhau, mỗi sơn hướng 15 độ.
Như vậy, La Bàn dùng xác định hướng nhà hiện tại là 24 sơn hướng. (15 độ x 24 = 360 độ)
Để đặt tên cho từng sơn hướng, người ta lấy 12 Địa Chi, 8 Thiên Can và 4 quẻ Càn – Khôn – Cấn – Tốn đặt tên cho 24 sơn hướng như sau:
– Hướng BẮC: Gồm 3 sơn hướng NHÂM – TÝ – QUÝ
– Hướng ĐÔNG BẮC: 3 sơn hướng SỬU – CẤN – DẦN
– Hướng ĐÔNG: 3 sơn hướng GIÁP – MÃO – ẤT
– Hướng ĐÔNG NAM: 3 sơn hướng THÌN – TỐN – TỴ
– Hướng NAM: 3 sơn hướng BÍNH – NGỌ – ĐINH
– Hướng TÂY NAM: 3 sơn hướng MÙI – KHÔN – THÂN
– Hướng TÂY: 3 sơn hướng CANH – DẬU – TÂN
– Hướng TÂY BẮC: 3 sơn hướng TUẤT – CÀN – HỢI
Tất cả 24 sơn hướng trên la bàn, xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Hướng BẮC có 3 sơn hướng là NHÂM – TÝ – QUÝ. Sơn hướng TÝ chiếm 15 độ nơi chính giữa hướng BẮC, sơn hướng NHÂM chiếm 15 độ phía bên phải, sơn hướng QUÝ chiếm 15 độ phía bên trái.
Tất cả các sơn hướng khác cũng đều theo thứ tự như thế.
Theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ hướng Bắc; 24 sơn hướng lần lượt có tên theo thứ tự:
NHÂM→TÝ→QUÝ→SỬU→CẤN→DẦN→GIÁP→MÃO→ẤT→THÌN→TỐN→TỴ→BÍNH→NGỌ→ĐINH→MÙI→KHÔN→THÂN→CANH→DẬU→TÂN→TUẤT→ CÀN→HỢI. ( Xem hình 2)
Hình 2: 24 sơn hướng trên La bàn
Việc phân chia La bàn thành 24 sơn hướng, là điều kiện tốt để ta chọn hướng nhà chính xác hơn.
Trên La Bàn 8 hướng (Hình 1), mỗi hướng là cạnh của đa giác đều 8 cạnh. Mỗi cạnh nhìn tâm một góc 45 độ, vì thế độ sai lệch về hướng khá lớn.
Trên La Bàn 24 sơn hướng (Hình 2), mỗi hướng là cạnh của đa giác đều 24 cạnh. Mỗi cạnh nhìn tâm một góc 15 độ, nên độ sai lệch về hướng càng ít hơn.
Mặc định trên La Bàn: Điểm chính Bắc là 0 độ, chính Đông là 90 độ, chính Nam là 180 độ, chính Tây là 270 độ. Bởi vậy số độ của mỗi hướng được giới hạn trong một phạm vi cụ thể và không thay đổi.
Hướng Bắc – Khảm: Từ 337,5 độ đến 22,5 độ. Hướng Bắc chia thành 3 hướng nhỏ:
– Hướng Nhâm: Từ 337,5 độ đến 352,5 độ.
– Hướng Tý: Từ 352,5 độ đến 7,5 độ.
– Hướng Quý: Từ 7,5 độ đến 22,5 độ. (Xem các bảng sau)
Thực tế, không ai làm nhà vào chính giữa các hướng trong tám hướng, bao giờ cũng lệch một số độ về bên nào tốt nhiều hơn. Như vậy hướng nhà sẽ ở vào một hoặc hai, trong 24 sơn hướng.
Trở lại ví dụ trên để chọn hướng nhà cho Ông An và Bà Mơ.
– Ông An sinh năm 1985, mệnh niên Ất Sửu, mệnh cung Càn, làm nhà theo Tây Tứ Trạch. Xem bảng mệnh cung CÀN của Tây Tứ Trạch. Ông An có 4 hướng tốt có thể chọn để làm nhà là:
* ChínhTây: Sinh Khí tốt nhất.
* Tây Nam: Diên Niên tốt nhất.
* Đông Bắc: Thiên Y tốt vừa.
* Tây Bắc: Phục Vị tốt ít.
Hướng Chính Tây Sinh Khí Tốt nhất, nhưng hướng Tây nóng! Hướng Tây bắc cũng tốt nhưng bị gió lạnh, nên chọn hướng Tây Nam ở 225 độ.
Như vậy Ông An làm nhà hướng Khôn – Tây Nam, 225 độ, thuộc cung Diên Niên, sơn Vinh Phú. Tọa thủ Cấn – Đông Bắc, cung Thiên y, sơn Quan tước. ( xem hình 3)
Hình 3: Ông An: Hướng Khôn – Tây Nam. 225 độ
Sơn hướng Khôn(Vượng Tài). Tọa thủ: Cấn
b) – Bà Mơ sinh năm 1985, mệnh niên cũng là Ất Sửu, nhưng Cung mệnh lại là Ly, làm nhà theo Đông Tứ Trạch. Xem bảng Cung mệnh LY của Đông Tứ Trạch. Bà Mơ có 4 hướng tốt có thể chọn để làm nhà là:
* Chính Đông: Sinh Khí tốt nhất.
* Chính Bắc: Diên Niên tốt nhất.
* Đông Nam: Thiên Y tốt vừa.
* Chính Nam: Phục Vị tốt ít.
Trường hợp Bà Mơ, rộng đường chọn lựa hơn ông An. Có 2 sơn hướng mát mẻ mở cửa chính:
– Hướng thứ nhất: Làm nhà hướng Ly – Nam,185 độ, cung Phục Vị, sơn hướng Ngọ, Đinh (Thân Hôn, Hoan Lạc). Tọa thủ Tý, cung Diên Niên, sơn Vượng Trang. ( Xem hình 4)
Hình 4: Bà Mơ (Hướng thứ nhất) Hướng Ly – Nam – 185 độ.
Sơn hướng Ngọ,Đinh (Thân hôn – Hoan lạc). Tọa thủ Khảm
– Hướng thứ 2: nhà hướng Đông – Chấn – 95 độ. cung Sinh Khí. Sơn hướng Mão Ất (Thân Hôn – Hoan Lạc). Tọa thủ Dậu, sơn hướng Vượng Trang. ( Xem hình 5)
Hình 5: Bà Mơ (Hướng thứ hai) Hướng Chấn – Đông – 95 độ.
Sơn hướng Mão – Ất (Thân hôn – Hoan lạc). Tọa thủ Dậu.
Trong 24 sơn hướng, có 12 sơn hướng tốt và 12 sơn hướng xấu.
Nội dung tốt xấu của 24 sơn hướng
1. Phúc đức – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Các công việc như sản xuất, giao dịch đều tăng trưởng.
2. Ôn hoàng – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu, bệnh tật nhiều, làm ăn khó, tiếng thị phi, công việc bất lợi .
3. Tấn tài – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt, làm ăn thuận lợi, công thành danh toại.
4. Trường bệnh – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Bệnh tật, con cháu hư hỏng, làm ăn thua lỗ, chịu tiếng thị phi.
5. Tố tụng – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Gia sản hay bị tranh chấp, tiểu nhân hãm hại, sản xuất kinh doanh thua thiệt, cuộc sống không được yên ổn.
6. Quan tước – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Quan lộc tăng tiến, tài sản gia tăng, sản xuất hay chăn nuôi phát đạt.
7. Quan qúy – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Sinh quý tử, chức vị cao, cơ ngơi thịnh vượng, chăn nuôi kinh doanh phát tài, giàu có.
8. Tự ải – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Thiệt nhân khẩu, quan sự bất lợi, nam ly hương, nữ bệnh tật, chăn nuôi thua thiệt.
9. Vượng trang – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Cơ ngơi tài sản gia tăng, nhân khẩu thịnh đạt, sản xuất kinh doanh phát đạt. Lợi cho chủ mệnh.
10. Hưng phúc: – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Trường thọ, an khang thịnh vượng, trai gái thanh lịch. Lợi cho con thứ.
11. Pháp trường – xấu: Đặt cửa vào hướng này rất xấu. Đoản thọ, kiện cáo tù đày, tha phương cầu thực.
12. Điên cuồng -xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Gia đình lục đục, hao tốn tài sản, con cái bạo ngược, nhân khẩu bất an.
13. Khẩu thiệt – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Bị vu oan giáng họa, lắm điều thị phi, huynh đệ bất hòa, chăn nuôi thất bại.
14. Vượng tàm – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Gia đạo nghiêm túc, cơ ngơi tài sản thịnh vượng, đông đúc con cháu, làm ăn cần kiệm, chăn nuôi phát đạt.
15. Tấn điền – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Phúc lộc lâu dài, con cháu hiền tài, tiền bạc, cơ ngơi tài sản sung túc.
16. Khốc khấp – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Gia đình luôn luôn bị tai họa, đoản thọ, nhiều bệnh tật, tiền tài bị hao tổn, chăn nuôi sản xuất bất lợi.
17. Cô quả – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Quả phụ, tha phương cầu thực, phá sản, chăn nuôi bất lợi.
18. Vinh phú – tốt: Đặt cửa vào hướng này rất tốt. Vượng nhân khẩu, gia đình vô tai họa, phú qúy vinh hoa. Tốt nhất cho người có mệnh hỏa.
19. Thiếu vong – xấu: Đặt cửa vào hướng xấu. Hại nhân khẩu, rượu chè, háo sắc, nhiều bệnh tật.
20. Xương dâm – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Nam nữ ham mê tửu sắc, hại gia phong, nuôi gia súc bất lợi.
21. Thân hôn – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt. Vượng nhân khẩu, chăn nuôi thịnh vượng, buôn bán phát tài. Lợi cho người mệnh hỏa.
22. Hoan lạc – tốt: Đặt cửa vào hướng tốt. Phát tài, Cơ ngơi điền sản, chăn nuôi hưng vượng. Lợi cho người có mệnh thủy.
23. Tuyệt bại – xấu: Đặt cửa vào hướng này xấu. Gia tài phá tán, cha con không quan tâm đến nhau.
24. Vượng tài – tốt: Đặt cửa vào hướng này tốt: Kinh doanh buôn bán phát tài, phú quý, con cái hiếu thảo. Lợi cho người có mạng hỏa.
Lưu ý: Nội dung tốt xấu của 24 sơn hướng không cố định. Nội dung này sẽ thay đổi, phụ thuộc vào hướng nhà thuộc quẻ nào trong 8 quẻ. Cụ thể là:
– Nhà hướng Chấn (Đông) bắt đầu Phúc Đức tại Tỵ.
– Nhà hướng Đoài (Tây) bắt đầu Phúc Đức tại Hợi.
– Nhà hướng Khảm (Bắc) bắt đầu Phúc Đức tại Dần.
– Nhà hướng Ly (Nam) bắt đầu Phúc Đức tại Thân.
– Nhà hướng Càn (Tây Bắc) bắt đầu Phúc Đức tại Hợi.
– Nhà hướng Khôn (Tây Nam) bắt đầu Phúc Đức tạiThân.
– Nhà hướng Tốn (Đông Nam) bắt đầu Phúc Đức tại Tỵ.
– Nhà hướng Cấn (Đông Bắc) bắt đầu Phúc Đức tạiThân.
Sau khi xác định điểm bắt đầu Phúc Đức ở sơn hướng nào, ta lần lượt đặt tiếp 23 sơn hướng còn lại theo thứ tự đã nêu, để biết tốt xấu các sơn hướng còn lại. Theo chiều kim đồng hồ, thứ tự là:
Phúc Đức→Ôn Hoàng→Tấn Tài→Trường Bệnh→Tố Tụng→Quan Tước→→Quan Quý→Tự Ải→Vượng Trang→Hưng Phúc→Pháp Trường→ Điên Cuồng→
→ Khẩu Thiệt →Vượng Tàm→Tấn Điền→Khốc Khấp→ Cô Quả→ Vinh Phú→ Thiếu Vong→Xương Dâm→Thân Hôn→Hoan Lạc→ Tuyệt Bại→ Vượng Tài.
Trở lại trường hợp ông An và bà Mơ, ta thấy cung Phúc Đức của hai người ở các vị trí khác nhau:
* Nhà ông An hướng KHÔN, Phúc đức tại THÂN.
* Nhà bà Mơ có thể chọn 2 hướng:
– Hướng LY, Phúc đức tại THÂN.
– Hướng CHẤN, Phúc đức tại TỴ.
Việc xác định hướng nhà là chọn hướng cửa chính cho ngôi nhà. Tùy vào vị thế của mảnh đất để ta quyết định mở cửa chính. Nơi có đất rộng, mặt trước của nhà dài, có thể mở nhiều cửa; nhưng cũng phải xác định vị trí của cửa chính.
Cửa chính bao giờ cũng cùng hướng với hướng nhà. Cửa chính là nơi đón vượng khí từ ngoài vào. Một yếu tố quan trọng ảnh hướng tới chủ nhà và các thành viên trong gia đình.
*
* *
Tóm lại để xác định hướng nhà theo Phong Thủy, phải qua hai bước:
– Bước thứ nhất: Căn cứ vào mệnh niên và mệnh cung của bản thân, để tìm mình làm nhà thuộc Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch. Rồi chọn một hướng tốt phù hợp. Phạm vi hướng là 45 độ.
– Bước thứ hai: Để chính xác hơn về hướng nhà, phải cân nhắc xem xét và quyết định nhà mình ở vị trí bao nhiêu độ, thuộc sơn hướng nào tốt trong 24 sơn hướng. Phạm vi hướng nhà lúc này tối thiểu là15 độ, tối đa trong phạm vi 30 độ.
Trường hợp Bà Mơ mở cửa chính ở cung Sinh khí. Trong cung Sinh Khí lại có 3 sơn hướng, sơn hướng xương dâm xấu cần tránh. Hướng Nam phải lệch Tây 5 độ. Hướng Đông cũng lệch năm 5 độ. Cửa chính vào 2 sơn hướng Thân hôn – Hoan lạc tố t.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Làm Gì Khi Về Nhà Mới Để Hợp Phong Thủy, Gặp Nhiều May Mắn? trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!