Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Những Lưu Ý Khi Xây Cổng Nhà Theo Phong Thủy Để Rước Tài Lộc Vào được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chia sẻ những lưu ý khi xây cổng nhà theo phong thủy
Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng luôn là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi mẫu biệt thự đẹp, mỗi ngôi nhà. Có thể xem cổng là lối vào đầu tiên của khí, đồng thời là bộ mặt của ngôi nhà, và cũng là tấm bình phong phân chia không gian trong và ngoài. Những lưu ý khi xây cổng nhà theo phong thủy sẽ giúp bạn thiết kế cho ngôi nhà một cổng rào hài hòa và hòa hợp với không gian xung quanh.
Thứ nhất, lưu ý khi xây cổng về cách chọn vị trí đặt cổng và hướng cổng nhà theo phong thủy
Theo quan niệm của Ngũ Hành:
Điều quan trọng nhất trong những lưu ý khi xây cổng nhà là cách chọn hướng cổng và vị trí cổng theo phong thủy
Gia chủ mệnh Hỏa không nên xây cổng hướng Bắc. Theo quan niệm phong thủy hướng Bắc thuộc hành Thủy như ta biết Thủy khắc Hỏa sẽ không lợi cho gia chủ.
Gia chủ mệnh Kim không nên xây cổng hướng Nam. Theo quan niệm phong thủy hướng Nam thuộc Hỏa và ai cũng biết Hỏa khắc Kim sẽ không lợi cho gia chủ.
Gia chủ mệnh Thủy không nên xây cổng hướng Đông Bắc và Tây Nam. Theo quan niệm phong thủy hai hướng này thuộc Thổ. Ta biết Thổ khắc Thủy sẽ không lợi cho gia chủ.
Gia chủ mệnh Mộc không nên xây cổng về phía Tây Bắc và Tây. Những lưu ý khi xây cổng nhà cho biết theo quan niệm phong thủy hai hướng này thuộc Kim ai cũng biết Kim khắc Mộc nên sẽ không lợi cho gia chủ.
Gia chủ mệnh Thổ không nên mở cổng hướng Đông Nam và Đông. Theo quan niệm phong thủy hai hướng này thuộc Mộc ta đã biết Mộc khắc Thổ do vậy cũng không tốt.
Lưu ý khi xây cổng nhà hợp hướng theo Ngũ Hành
Theo quan niệm của Bát quái, cổng nên mở để đón dòng nước đến bởi nước được coi như tài vận đến.
Vì thế, bạn hãy xem xét hình dáng đưòng xung quanh nhà. Nếu đường bên trái nhà dài hơn đường bên phải thì mở cổng bên phải, “Bạch hổ nghênh thủy” sẽ gặp nhiều tài lộc.
Với những lưu ý khi xây cổng nhà thì nếu đường bên phải nhà dài hơn đường bên trái thì bên phải là hướng thủy đến, bên trái là hướng thủy đi, nên mở cổng bên trái, “Thanh long nghênh thủy” sẽ giúp ngôi nhà có nhiều vận khí tốt.
Nếu trước nhà có bãi đất rộng gọi là Minh đường thì bạn nên mở cổng ở giữa.
Cổng ngõ là điểm đến đầu tiên, góp phần làm đẹp cho kiến trúc mỏi căn nhà, đồng thời phản ánh được phần nào tính cách, gu thẩm mỹ của gia chủ.
Thứ hai, lưu ý khi xây cổng nhà – chọn hình dáng, màu sắc, vật liệu cổng nhà theo Ngũ Hành
Cổng ngõ còn là một trong những mối quan hệ được quan tâm nhiều trong phong thủy. Khi thiết kế cổng, gia chủ cần lưu ý, định vị, chọn phưong vị tốt, không bố trí thẳng “trực xung” với cửa cái (cửa chính) bởi “sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng”. Gia chủ nên chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu của cổng sao cho hợp với trạch mệnh.
Lưu ý khi xây cổng nhà bằng những vật liệu, màu sắc, kiểu dáng phù hợp phong thủy Ngũ Hành
Cổng cho gia chủ có Ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp vói tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp.
Đối với những lưu ý khi xây cổng nhà cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại.
Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.
Trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.
Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa 1 lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc.
Thứ ba, lưu ý chọn kích thước cổng nhà theo kiến trúc và theo phong thủy
Chọn kích thước cổng nhà theo phong thủy lưu ý điều gì
Để chọn kích thước cửa cổng phải căn cứ theo thước Lỗ Ban để chọn kích thước tốt. Tuy nhiên cần lưu ý thêm là nếu chọn theo Lỗ Ban đã được kích thước tốt thì 2 kích thước: chiều rộng, chiều cao phải là âm – dương (Dương là số lẻ, Âm là số chẵn) thì sự phối hợp mới cát tường, “phúc lộc vĩnh trinh”. Chỉ một kích thước dương hay một kích thước âm thôi thì rơi vào “Cô Âm Bất Sinh, Độc Dương Bất Trưởng”.
Một trong những lưu ý khi xây cổng nhà là nếu hướng trổ cửa cổng mà có sao xấu chiếu tới trong vận đó (1 vận kéo dài 20 năm) mà không thể thay đổi hướng thì tốt nhất cửa cổng nên có kích thước nhỏ. Ngược lại cửa có sao tốt chiếu tới thì nên để kích thước cao rộng. Để cho khí xấu vào ít, mà khí tốt thì vào nhiều. Muốn biết cửa nào có sao xấu, tốt chiếu là căn cứ vào trạch vận phi tinh bàn của căn nhà đó.
Không nên đặt cửa quá hẹp thì không thu nạp được khí tốt; còn nếu cửa cổng quá rộng thì khí vào nhà sẽ bị tạp loạn, lai nhiễm vừa xấu vừa tốt nên dẫn đến mặc dù đặt tại nơi tốt, đón khí tốt nhưng cửa, cổng cũng đồng thời đón cả khí xấu. Với những lưu ý khi xây cổng nhà theo phong thủy thì cách xác định là vẽ sơ đồ căn nhà theo đúng tỷ lệ mà áp lên la bàn để xem kích thước cửa có phù hợp hay nằm trong 1 sơn không. Tâm điểm la bàn chính là trung cung nhà.
Nếu kích thước hay vị trí đặt cửa cổng không đúng có thể bạn sẽ không cảm thấy tài lộc hay sức khỏe bị ảnh hưởng nhưng dứt khoát con người sống trong nhà đó sẽ sinh ra bần tiện, hung ác, nhỏ mọn, hay ghen ghét, đố kỵ, tham lam, … Đây cũng là yếu quyết trong nghề khi xem xét nhà có nhân đinh xấu.
Thứ tư, lưu ý khi xây cổng nhà – những điều kiêng kỵ khi xây cổng nhà
Lưu ý khi xây cổng nhà cần tuân thủ những điều kiêng kỵ trong phong thủy
– Cổng nhà cần cân đối với nhà chính:
Thiết kế cổng luôn phải phù hợp với kích thước vủa nhà chính. Sự cân đối, hài hóa giữa các yếu tố luôn là nguyên tắc bất di bất dịch của phong thủy. Nếu cổng quá lớn, quá rộng sẽ khiến khí bị phân tán. Ngược lại cổng quá nhỏ sẽ không tiếp đủ khí cho ngôi nhà.
– Chọn vị trí đặt cổng tránh xung sát với ngoại hình
Ngoài kích thước, cần quan tâm đến vị trí đặt cổng, kiểu dáng cũng như đường dẫn từ cổng vào nhà. Cổng tốt phải đặt ở vị trí sinh vượng, “khí trường” được dẫn dắt để vào một không gian nào là do sự dịch chuyển của các luồng giao thông do con người tạo nên. Vì vậy, bạn phải lưu ý hướng di chuyển từ đường vào cổng nhà sao cho việc đi đứng thuận lợi nhất, tránh được những xung sát từ bên ngoài như góc nhọn của nhà đối diện, đối diện cột điện, cây cổ thụ, các hướng giao thông giao cắt bất lợi khi bạn ra vào nhà.
Chọn vị trí cổng nhà tránh xung sát ngoại hình và tránh mở 2 cổng
– Những lưu ý khi xây cổng nhà tránh “kín cổng cao tường”:
Cũng không nên thiết kế cổng nhà quá “kín cổng cao tường”, nên chừa những khoảng hở giúp không khí lưu thông tốt, tránh tù hãm. Không nên trồng nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý chặt tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi, sáng sủa.
Cần dẹp bỏ những thứ gây cản trở lối ra vào như cây cối, cột, vách tường… Những thứ này có thể cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong nhà. Tuy nhiên, cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà. Tạo minh đường sáng sủa là nguyên tắc vàng giúp khí lưu thông vào nhà được tốt hơn.
– Lưu ý khi xây cổng nhà – tránh thiết kế lối đi quá hẹp:
Đường từ cổng vào nhà phải cân đối với cổng. Nếu lối đi chật hẹp hoặc bị cây cối rậm rạp che khuất tầm nhìn thì vận khí vào nhà ít hoặc bị mất cân bằng. Trong trường hợp này, có thể khắc phục bằng cách mở rộng lối đi hoặc không trồng những cây to, rậm rạp gần ngõ.
– Dẫn sinh khí từ vổng vào nhà theo đường vòng cung hay đường uốn lượn
“Trực lai trực khứ tổn nhân đinh”, đây là nguyên tắc vàng cho việc chọn nhà, xây nhà cũng như thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở. Đến thẳng, đi thẳng gây hại người hại của là do các luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người.
Việc thiết kế đường dẫn từ cổng rào vào nhà cũng phải đảm bảo nguyên tắc này, đường đi vòng cung hay uốn lượn nhẹ nhàng từ cổng vào đến cửa nhà sẽ tránh tạo ra xung sát.
Thực tế thì những lưu ý khi xây cổng nhà theo phong thuỷ được áp dụng linh hoạt tuỳ thuộc theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo tính an ninh, chống sự soi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách rời vời môi trường xung quanh và hài hoà với thiên nhiên
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829 Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com
Nguồn: internet
Những Lưu Ý Phong Thủy Khi Xây Nhà Ống
Nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó lúc bố trí ban đầu nếu không chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém.
Việc hai nhà ống mở cửa đối diện nhau sẽ không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong, tủ kệ hay chậu cây để che chắn.
Cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao, nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Khi phân bố cửa, cần chú ý cả tính chất cát hung của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giường.
Cửa ra vào phòng vệ sinh mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc ngủ. Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.
Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ, và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được sau lưng.
Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau, chúng sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau.
Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung).
Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu.
Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để “phản khí,” vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông… tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà.
Tuy nhiên, theo khoa học phong thuỷ, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính (đại môn hay chính môn), các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn.
Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn…) thì phải điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, việc mở cửa chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp, nên tùy trường hợp cụ thể để giải quyết.
Tuy nhiên, luôn cần tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, khí vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây rối loạn trường khí.
Nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu (cửa trước rộng, cửa sau hẹp) để thu hút nguồn khí vào nhà.
Nếu nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và phải mở hết các cửa để kinh doanh thì vẫn cần nhấn mạnh cửa chính. Các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà.
Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ, có thể theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong.
Nếu có khoảng sân thì làm một tường rào với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong mở được thường xuyên. Không gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào.
Cùng Danh Mục
Bình Luận Facebook
Treo Chuông Gió Phong Thủy Ở Đâu Để Rước Tài Lộc Vào Nhà?
Treo chuông gió trong nhà không những để trang trí, tạo âm thanh vui tai mà còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy giúp xua tan nguồn năng lượng tiêu cực và luân chuyển dòng khí tốt vào nhà.
Chuông gió hay còn gọi là phong linh là một trong những đồ vật trang trí, tạo âm thanh vui tai, báo khách đến, hướng gió. Đồng thời đây cũng là vật phẩm có ý nghĩa rất lớn về phong thủy. Nhưng không phải việc treo chuông gió ở bất cứ đâu đều được mà để đảm bảo tác dụng của chuông gió phong thủy sẽ cần phải biết cách chọn chuông gió, vị trí treo chuông gió phù hợp.
Treo chuông gió có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm phong thủy, chuông gió là sự kết hợp hài hòa của chuông và gió để tạo nên những âm vang trong trẻo của thiên nhiên, đất trời. Nhờ vậy, người nghe những âm vang của chuông gió sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, bình yên.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chuông gió như chuông gió bằng đồng, chuông gió bằng poli và chuông gió bằng gốm sứ là nhiều. Ngoài ra còn có chuông gió bằng vỏ sò, chuông gió bằng xương, chuông gió bằng gỗ… Chuông gió màu sắc, hình dáng khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Tác dụng của chuông gió trong phong thủy
Chuông gió ngoài tác dụng trang trí, tạo ra những âm thanh vui tai, thú vị thì có còn có thể mang nhiều giá trị về mặt phong thủy
Trong quan niệm về tâm linh Phật giáo thì tĩnh là chết, động là sống. Do đó sự xuất hiện của chuông gió phong thủy sẽ giúp cho không gian có được những âm thanh tạo cảm giác sống cho căn nhà. Do đó, khi chuông gió phát ra những bản âm thanh thì nó cũng có nghĩa là báo hiệu điềm lành tới.
Treo phong thủy theo phong thủy có 2 tác dụng chính gồm:
– Chuông gió hóa giải vận xui, xua đuổi âm tà.
– Chuông gió hút tài lộc, may mắn
Cách để biến những chiếc chuông gió thành đồ phong thủy để hóa giải vận xui và thu hút vận may cho gia đình sẽ khác nhau phụ thuộc vào:
– Vị trí treo chuông gió hợp hướng nhà, hợp tuổi
– Loại chuông gió hợp hướng, hợp tuổi
Cách chọn chuông gió theo tuổi mệnh, hướng hợp phong thủy
Treo chuông gió ở đâu thì tốt? Đây là câu hỏi của rất nhiều người bởi như đã nói muốn treo chuông gió đẹp không chỉ là vị trí treo mà nó còn phải đẹp về mặt phong thủy.
Chuông gió đẹp và có nhiều loại từ hình dáng, màu sắc tới kích thước và vật liệu. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng tới ý nghĩa phong thủy của chuông gió. Nếu biết cách tận dụng vật liệu, hình dáng vào việc chọn, treo vị trí chuông gió phong thủy tốt sẽ phát huy được nguồn năng lượng cho gia chủ.
Chọn theo vật liệu
– Nhà hướng Tây, Tây Bắc, Bắc: nên chọn chuông gió có chất liệu bằng kim loại
– Nhà hướng Đông, Đông Nam, Nam nên chọn chuông gió có chất liệu bằng tre, gỗ (mộc)
– Nhà hướng Tây Nam, Đông Bắc, nên chọn chuông gió có chất liệu bằng đất sét nung, gốm sứ và treo ở vị trí trung tâm.
– Chuông gió có thể điều tiết được năng lượng ngũ hành trong nhà nếu bạn biết cách lựa chọn chúng.
Chọn theo hình dáng
– Những chiếc chuông gió hình trái tim, bằng đất sét rất hợp với hướng Tây Nam (thuộc cung đại diện cho tình cảm và nên đặt ở trong nhà, khu vực sân vườn.
– Chuông gió có các hình đức phật giúp năng lượng được phát triển tốt nhất ở hướng Đông Bắc (cung đại diện cho trí tuệ)
Chọn chuông gió phong thủy theo số thanh
Chuông gió để tạo được âm thanh sẽ cần có các thanh rỗng và thanh đặc với thiết kế đan xen lẫn nhau giúp tạo âm thanh thanh, trầm… Nhưng xét về mặt phong thủy thì những chiếc chuông giúp có số lượng thanh 5, 6, 8 thanh sẽ có tác dụng xua đuổi tà khí tốt nhất.
Chọn treo chuông gió theo tuổi mệnh gia chủ
Người mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên treo chuông gió loại gì? Về phong thủy mệnh của mỗi người sẽ phù hợp với những loại vật chất khác nhau. Cho nên chọn vật liệu, màu sắc chuông gió cũng cần cần đảm bảo quy tắc ngũ hành tương sinh. 12 con giáp sẽ có tương ứng với các mệnh khác nhau phụ thuộc vào năm sinh. Do đó, để chọn treo chuông gió theo tuổi thì sẽ cần biết tuổi của bạn thuộc mệnh gì.
– Người mệnh Kim nên treo chuông gió bằng kim loại có màu vàng, trắng, ánh kim tránh các màu hồng và đỏ.
– Những người mệnh Thủy nên treo chuông gió bằng kim loại với trắng hoặc xanh và không nên chọn vàng đất, đỏ.
– Người mệnh Hỏa nên treo chuông gió bằng gỗ, tre với màu vàng và nâu
– Người mệnh Mộc nên treo chuông gió làm bằng tre hoặc gỗ với màu nâu.
– Người mệnh thổ thích hợp với chuông gió làm bằng gốm, sứ, đá với màu vàng, hồng, đỏ, nâu đất và tránh các màu xanh lá, xanh đen, đen
Những kiêng kỵ khi treo chuông gió trong nhà
Tác dụng của chuông gió chỉ có thể phát huy tốt nhất nếu biết chọn vật liệu, màu sắc, hình dáng hợp tuổi mệnh và biết cách treo ở các vị trí trong nhà. Mặt khác, lưu ý những kiêng kỵ khi treo vật phẩm phong thủy là chuông gió trong nhà, phòng ngủ… tránh chiêu âm, nạp hạn.
– Tránh treo chuông gió phong thủy ở nơi kín, tối không tác huy được tác dụng, dễ quy tụ hung khí.
– Chuông gió không được treo trên đường quỷ (đường được vẽ bằng đường thẳng từ hướng đông bắc sang Tây Nam ở đối diện).
– Không treo chuông gió ở phòng vệ sinh vì nhà vệ sinh âm khí nặng dễ dẫn tới điều chẳng lành.
– Chỉ treo chuông gió trong phòng ngủ trong một số trường hợp cửa phạm phong thủy và treo đúng hướng hợp cung mệnh. Nếu cửa phòng ngủ không phạm phong thủy nhà ở thì không nên treo tránh làm ảnh hưởng tới không gian yên tĩnh.
– Không treo chuông gió trong phòng bếp bở nó kích thích hỏa khí nhiều, dương quá thịnh.
Vị trí treo chuông gió phong thủy mang vận tài lộc
Chuông gió có thể treo ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà như cửa chính, cửa sổ, cửa phòng ngủ hay trong phòng ngủ. Mỗi không gian sẽ có vị trí treo chuông gió theo phong thủy phù hợp. Vị trí, hướng treo chuông gió theo tuổi, mệnh sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa, tác dụng của chuông gió và phong thủy. Cho nên sẽ cần lựa chọn chuông gió hợp mệnh và treo đúng vị trí theo tuổi của gia chủ.
Ngoài việc hướng treo hợp với phong thủy thì việc chọn vị trí treo chuông gió cần đảm bảo là nơi có gió thoáng thường xuyên, nắng mặt trời nhiều tức dương khí thịnh. Bởi cơ chế hoạt động của chuông gió là nhờ vào sức gió để tạo ra chuyển động và âm thanh.
Vì thế nơi có gió và năng giúp tạo ra năng lượng tốt, chuông gió phong thủy hoạt động và có thể xua đuổi được tà khí và là cách tăng vận may tài lộc cho gia chủ. Nếu treo chuông gió ở nơi bí, trong nhà không có gió thì chuông không hoạt động và ý nghĩa tác dụng của phong thủy sẽ không còn.
– Phong thủy phòng ăn: Cách lựa chọn và sắp xếp bàn ăn hợp phong thủy
– Những nguyên tắc phong thủy cần lưu ý khi xây nhà, để mọi chuyện suôn sẻ
– Thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang đẹp và hợp phong thủy
Bởi: Huỳnh Ngọc Luân
Những Lưu Ý Khi Đặt Bể Cá Trong Nhà Theo Phong Thủy
1. Những người như nào mới thích hợp nuôi cá?
Cá thì không thể sống thiếu nước nên những người thích hợp với việc nuôi cá phải là những người có ngũ hành Thủy trong bát tự. Những người sinh vào mùa hè, bát tự Hỏa vượng, nhưng Thủy khí thiếu hụt thì nên nuôi cá để cân bằng, đặc biệt những người có bát tự Hỏa vượng Thổ khô thì lại càng nên nuôi cá để bổ sung sự khuyết thiếu của ngũ hành, lấy lại sự cân bằng.
Ngoài ra, những người có bát tự dụng thần là Thủy thì cũng có thể nuôi cá.
(Dụng thần: Dụng thần là một thuật ngữ chuyên dùng khi xem Bát Tự Tứ Trụ. Nó được dùng để bổ sung những thiếu sót trong thiên can và địa chi khi luận vận mệnh.)
Vậy làm sao biết được dụng thần của mình có phải hành Thủy hay không? Thì phải thông qua sự tổng kết vận khí của bản thân mình mới phát hiện được quy luật này. Ví dụ, cứ mỗi lần bước vào cuối năm vận khí của bạn lại tốt lên còn đầu năm thì khá xấu, đặc biệt là vào mùa hạ vận trình còn trở nên tồi tệ. Tình trạng này cho thấy, ngũ hành của bạn cần Thủy bổ khuyết. Ngược lại, người sinh vào mùa Đông hoặc Bát Tự khuyết thiếu hành Thủy thì không nên nuôi cá.
2. Phòng ốc thế nào thì mới nên đặt bể cá?
Nếu trong phòng tràn ngập ánh sáng và nhiệt độ ấm áp thì rất thích hợp để nuôi cá. Bởi mục đích của việc nuôi cá trong phong thủy nhà ở chủ yếu là để ngắm, để trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp, khiến căn phòng trở nên sinh động hơn. Nhưng xét theo phong thủy nhà ở thì việc đặt bể cá trong nhà còn có tác dụng thúc đẩy khí trường, trọng điểm không phải ở cá mà là ở nước.
Bể cá nhìn lúc nào cũng lung linh, ngời sáng thì có nghĩa là căn phòng đó lấy sáng rất tốt, cá mang nhiều hàn khí nên dễ hấp thụ nhiệt để cân bằng, trường khí trung hòa khiến cho mọi người cảm thấy thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần, vận khí tất sẽ tốt, gia đình hòa thuận, sự nghiệp hanh thông.
3. Lựa chọn bể cá
Trên thị trường hiện nay có vô vàn các kiểu bể cá đẹp mắt, bạn sẽ có không ít lựa chọn, quan trọng là chọn kiểu dáng phù hợp với nhà mình. Tốt nhất là nên chọn bể cá có hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật, không nên chọn những bể cá có hình thù kỳ quái. Bể nhỏ thì không sao nhưng nếu là bể lớn thì cần có kệ đỡ phía dưới, kệ đỡ nên có màu tối hoặc những màu trung tính, không nên quá sặc sỡ và đặc biệt tránh màu đỏ.
4. Số lượng cá nuôi và màu sắc của cá trong bể
Theo phong thủy nhà ở, số lượng cá và màu sắc cá trong bể cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại, bởi bất luận màu sắc gì, loại cá nào, thuộc ngũ hành gì hoặc số lượng bao nhiêu thì cũng đều thay đổi khi cá bơi qua bơi lại.
5. Hướng đặt bể cá
Hướng tốt nhất để đặt bể cá trong nhà hướng Tây Nam nhưng hướng này cũng không hẳn là tốt nhất với mọi gia chủ. Bởi cũng do điều kiện nhà ở hiện nay diện tích chật hẹp, hướng Tây Nam thường bố trí phòng ngủ hoặc phòng khách, vì vậy, nên căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn phương hướng thích hợp. Ngoài hướng Tây Nam, thì hướng Bắc, hướng Đông và hướng Đông Nam đều có thể trưng bày bể cá.
Một lựa chọn khác nữa là có thể đặt bể cá tại vị trí huyền quan của ngôi nhà, coi như một cái bình phong ngăn cách các phòng, vừa vẫn có thể thúc đẩy khí tràng lại vừa có thể ngăn cách, nhất cử lưỡng tiện.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể chọn nơi có ánh sáng tốt để đặt bể cá, điều này vẫn có tác dụng cân bằng khí tràng. Nếu hướng Tây Nam hoặc vị trí huyền quan ánh sáng kém thì cũng coi như vô tác dụng, không thể thúc đẩy được tài khí, chưa kể người nhà còn gặp nhiều rủi ro, bệnh tật.
Trong trường hợp cả ngôi nhà không có chỗ nào có nhiều ánh sáng thì gia chủ có thể thắp đèn như vậy có thể cải thiện tác dụng phong thủy đôi chút.
6. Tại sao có những người nuôi cá thường bị chết
Đây là thắc mắc của rất nhiều người, họ thường chỉ nghĩ là mình không “mát tay”. Nhưng thật ra cá chết là do rất nhiều nguyên nhân, những người không thích hợp nuôi cá cũng chỉ là một bộ phận nhỏ, đó không phải là nguyên nhân chính. Bình thường, nguyên nhân cá chết thường do bể cá quá nhỏ không đủ dưỡng khí hoặc thiếu ánh sáng, loại thức ăn cho cá không phù hợp. Ngoài ra, trong phong thủy có tồn tại những “góc chết” chính là nơi mặt trời không chiếu tới được, đặt bể cá ở đây cũng là ở nơi khí tràng xấu nhất của căn nhà, trồng cây thì cây héo, nuôi cá thì cá chết.
Tóm lại, muốn đặt bể cá thì cũng cần xem xét các yếu tố phong thủy ngũ hành để đặt bể cá trong nhà theo phong thủy. Tuyệt đối không được tùy tiện, nếu chỉ vì hợp con mắt mà phạm phong thủy sẽ khiến gia vận lao đao, khí khó tụ, tài khó sinh.
MỌI YÊU CẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ, THI CÔNG BIỆT THỰ VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Email: tuvan.vietas@gmail.com
Web: chúng tôi
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT VIETAS
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Những Lưu Ý Khi Xây Cổng Nhà Theo Phong Thủy Để Rước Tài Lộc Vào trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!