Bạn đang xem bài viết Một Số Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Cổng Và Cửa Chính được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong phong thủy cổng và cửa chính, có những nguyên tắc bạn nhất định cần phải hiểu rõ. Khi hiểu và tránh những kiêng kị trong phong thủy cổng và cửa chính này, gia đình sẽ tràn đầy khí vượng, luôn ấm áp, hòa thuận lẫn nhau.
Những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy cổng và cửa chính
Vậy đâu là nguyên tắc trong phong thủy cổng và cửa chính mà bạn nên biết, hãy cũng chúng tôi khám phá một số nguyên tắc cơ bản sau:
Không nên thiết kế cổng nhà quá kín, nên chừa ra những khoảng hở giúp không khí lưu thông tốt, tránh tù hãm.
Không nên trồng nhiều loại cây um tùm, che kín cổng và nên chú ý tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi và sáng sủa.
Loại bỏ một số loại gây cản trở lối ra vào như vách tường, cây to… vì nó sẽ cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong nhà. Tuy nhiên, cây cối ở khoảng cách an toàn lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ cửa nhà.
Cổng và cửa chính nếu tạo thành một đường thẳng sẽ có sát khí, không có lợi cho người ở.
Xét về mặt thẩm mĩ thông thường, cổng và cửa chính thẳng hàng nhau sẽ dễ bị người ngoài dò xét tình hình bên trong căn nhà. Vậy nên người ta thường làm cổng hơi lệch về trái hoặc về phải một chút để cho kín đáo.
Nếu như thiết kế cửa trước và sau đối diện nhau, sinh khí trong nhà khi đi vào từ cửa trước sẽ thoát hết ra cửa sau. Bên cạnh đó, tuy gió thông mát nhưng rất nguy hiểm, dễ gây tổn hại đến sức khỏe của bạn cũng như người thân trong gia đình.
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, là nơi mang lại cảm giác yên bình, thư giãn và an toàn, là không gian riêng tư của các thành viên trong gia đình. Cho nên, nếu để cửa phòng ngủ đối diện với cửa chính sẽ gây ảnh hưởng tới sự yên tĩnh của ngôi nhà. Bên cạnh đó, cửa chính đối diện với phòng ngủ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Những điều tuyệt đối kiêng kị trong phong thủy cổng và cửa chính
Cửa chính vừa là nơi mọi người đi ra đi vào, đồng thời còn là con đường dẫn khí từ bên ngoài vào bên trong nhà. Chính vì vậy, bạn cần chú ý một số kiêng kỵ trong phong thủy cổng và cửa chính cùng với cách bài trí đồ vật ở lối cửa này.
Xét về mặt tâm lý, sau giờ làm việc căng thẳng về nhà với tâm trạng mệt mỏi, đèn chưa mở đã thấy bóng người trong gương lâu ngày sẽ gây ra ám ảnh. Việc này kéo dài sẽ vừa khiến gia chủ gặp ác mộng,vừa gây ảnh hưởng nặng nề tới giấc ngủ, ngủ không sâu.
Xét về phong thuỷ, gương đại diện cho những thứ xấu và điềm xui, cho nên gương để ở cửa nhà là điều không nên. Gương sẽ đẩy hết tài lộc trong nhà ra đường và chặn không cho thần tài vào nhà.
Nếu mở cửa chính đã gặp ngay nhà vệ sinh là điều đại kỵ trong phong thủy cổng và cửa chính. Bên cạnh việc khiến gia chủ hay gặp xui xẻo và trục trắc, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong nhà.
Nam giới thì thường mắc các bệnh về thận và bàng quang, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, trí nhớ suy giảm.
Nữ giới thì hay bị đau bụng kinh, nhẹ thì bệnh vặt nặng có thể xuất huyết tử cung hay đẻ non.
Mở cửa chính mà gặp ngay tủ lạnh sẽ khiến gia chủ lao đao, gặp nhiều trục trặc, mất công tốn sức trong công việc và ảnh hưởng lớn đến tài vận. Khi làm bất cứ chuyện gì cũng phải nỗ lực gấp đôi hoặc trả giá lớn mới có thể thành công.
Theo phong thủy mở cửa gặp bình hoa vốn không là điềm tốt, bình hoa sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, gây ra vận đào hoa xấu cho gia đình.
Trong phong thuỷ, không nên để cửa chính vào nhà quá cao, dễ bị thị phi, tản mát khí; hoặc cửa quá thấp, người có chiều cao ra vào phải cúi đầu, chủ về tượng cứu người, không cát lợi.
Một số vật nên thấy khi mở cửa chính vào nhà
Các vật dụng trang trí xinh xắn mang lại cảm giác vui tươi, an lành: Khi bước vào nhà mà gặp ngay những vật mang ý nghĩa cát tường hoặc những đồ thủ công mỹ nghệ nhỏ nhắn, đáng yêu sẽ khiến tinh thần mọi người thêm vui tươi và phấn chấn.
Mở cửa gặp thực vật tươi tốt: Khi vào nhà gặp được những chậu cây xanh tươi sẽ mang đến cho gia chủ cảm giác trong lành và tràn ngập sức sống.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, nếu bạn còn thắc mắc vể phong thủy cổng và cửa chính thì hãy liên hệ ngay với Phạm Nguyên, Phạm Nguyên chuyển thiết kế nhà Hải Phòng thiết kế biệt thự Quảng Ninh, thiết kế nội thất Quảng Ninh, thiết kế nhà ống Hải Phòng Liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau
Công ty thiết kế kiến trúc và nội thất Phạm Nguyên
Địa chỉ: Phòng 303, tòa nhà Việt Úc, 160 Lê Hồng Phong, Hải Phòng
HOTLINE: 0904 – 333 – 329
Email: info@kientrucphamnguyen.vn
Đọc tiếp: Dịch vụ Thiết kế nội thất văn phòng tại Hải Phòng chuyên nghiệp nhất
Nguyên Tắc Phong Thủy Trong Bố Trí Nhà Bếp
Theo phong thủy, tầm quan trọng của nhà bếp đối với vận khí ngôi nhà chỉ đứng sau cửa chính và phòng ngủ, nên khi thiết kế nhà bếp bạn cũng nên lưu ý một số nguyên tắc cơ bản, tránh việc bố trí tùy tiện, ngẫu hứng. Nên đặt bếp ở phía sau cùng của ngôi nhà
Vị trí trung tâm của ngôi nhà chính là thái cực của căn nhà, nên gặp cát chứ không nên gặp hung, nên sạch sẽ chứ không nên bị xáo trộn. Dođó, không nên đặt bếp ở gần cửa chính ra vào nhà.
Vị trí tốt nhất để đặt gian bếp là thật sâu trong nhà. Bạn nên bố trí một phòng phía sâu sau nhà để làm gian bếp, một mặt của nhà bếp nên nhìnvề chỗ thoáng của ngôi nhà như sân sau nhà, bancông, khoảng trống bên hông nhà…
Theo quan niệm phong thủy, bếp ăn nên được đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”, có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành đểbếp nấu có thể hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lửa bếp sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi khácgiúp cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách rất hiệu quả.
Không nên đặt bếp ở vị trí tây bắc của ngôi nhà
Tuyệt đối không nên đặt bếp ở hướng tây bắc vì đây là vị trí “lửa tại cửa thiên đàng”. Đây là vị trí tử cho hành hỏa. Vị trí tây bắc trong ngôi nhàcũng đại diện cho người trong gia đình. Đây cũng là nơi mà cửa năng lượng của thiên đàng đi vào nhà.
Nếu đã xây bếp tại vị trí này thì cố gắng di chuyển toàn bộ thiết bị tạo lửa hoặc năng lượng ra khỏi vị trí tây bắc của gian bếp. Người ta cho rằngchúng sẽ đốt cháy hết vận may đi vào nhà.
Nếu ngay cả các thiết bị tạo nhiệt cũng đã được cố định, bạn phải khắc phục bằng cách đặt một chậu luôn có nước vào vị trí này. Nên giữ bếp luôn thông thoáng
Khí lưu thông thuận tiện là một yêu cầu rất quan trọng trong phong thủy. Bếp phải luôn thông thoáng, đường khí lưu thông phải thật êm ái. Nếunhà rộng, nên tạo một cửa sổ và mở hàng ngày để khí sạch đi qua.
Với những nhà bếp hẹp và kín thì giải pháp tốt nhất là một chiếc máy hút khói, quạt hút, ống thoát khói. Bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên,đảm bảo sự sạch sẽ cần thiết bởi bếp bị ám khói cũng làm giảm vận may của gia đình. Không nên đặt gần phòng vệ sinh
Trong các căn hộ chung cư hiện nay, vì diện tích chật hẹp nên nhà vệ sinh thường được bố trí gần bếp. Nếu không thể thay đổi được bố cụcnày trong nhà, bạn có thể hóa giải phần nào sự rắc rối này bằng cách:
– Cửa nhà vệ sinh phải luôn đóng.
– Không bao giờ để bếp đối mặt với nhà vệ sinh.
– Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ
– Thiết kế thêm một chiếc cửa nữa để ngăn cách giữa nhà bếp và phòng vệ sinh, hoặc có thể dùng bức bình phong hoặc mành treo để che haibên lại.
Nhà bếp vốn là nơi hung cát lẫn lộn, nhưng đặt dưới góc độ ăn uống thì khí trong nhà bếp phải sạch sẽ. Phòng ngủ cách xa nhà bếp sẽ tránhđược mùi khói, mùi dầu mỡ bay vào phòng. Điều này giúp cho người trong nhà giữ được sức khỏe tốt, không bị ảnh hưởng bởi sự ngột ngạtnóng bức mà sinh ra tính tình nóng nảy, dễ tức giận.
Tránh những yếu tố đối lập
Thủy khí do hệ thống nước sinh ra và Hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra vốn xung khắc với nhau. Vì thế bếp và vòi nước tuyệt đối không nên đối diệnvới nhau.
Trong không gian bếp, bạn nên sắp xếp hệ thống nước và bếp thuận chiều với nhau là tốt nhất. Nếu không sắp xếp được theo vị trí đó thì có thểxếp chúng song song nhưng cố gắng lệch với nhau thì tốt hơn.
Trong quá trình nấu nướng thức ăn và vệ sinh chén bát, bạn sẽ sử dụng nhiều đến nước. Tuy nhiên, trong phong thủy, nước tượng trưng chosự dồi dào của tài lộc. Vì thế, bạn cần sử dụng nguồn nước thật hợp lý và đúng mức, tránh mọi sự thất thoát lãng phí không đáng có.
Không nên sử dụng những vật dụng dùng một lần
Nếu có một bữa tiệc vui vẻ ngoài vườn và tránh việc lạc mất những chiếc muỗng, nĩa bạc đắt tiền, bạn có thể sử dụng vật dụng giấy một lần rồibỏ. Tuy nhiên bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng dao, chén, đĩa… bằng giấy hoặc nhựa dùng một lần cho gian bếp bởi điều này ám ảnh về sựnghèo túng. Đừng bận tâm vì phải mất thêm 5-10 phút rửa chén hay một ít tiền thêm vào để mua bộ đồ ăn tốt hơn.
Qua sự gợi ý trên của chúng tôi, hi vọng bạn sẽ có khu bếp sạch đẹp và hợp phong thủy.
Cùng Danh Mục:
Nguyên Tắc Phong Thủy Trong Đặt Nhà Vệ Sinh
Theo phong thủy thì việc đặt xí có nhiều phép rất nghiêm ngặt. Ví dụ: người mệnh đông tứ trạch, phải đặt nhà vệ sinh ở tây tứ trạch, gồm: canh, tân, mùi, tuất, sửu không được đặt ở các cung khác. Người có mệnh đông tứ trạch thì chỉ được đặt nhà vệ sinh tại đông tứ trạch, gốm: Giáp, Ất, Thìn, Bính, Đinh, Nhâm, Quý mà không đặt ở các cung khác.
Trong thực tế, đặc biệt là nhà ở tại các thành phố, phần nhiều là nhà ống. Nên việc đặt nhà vệ sinh đa số nhà khó thực hiện được theo phép cố định nói trên.
Theo chúng tôi, thì phép cơ bản đặt nhà vệ sinh là đặt ở hung phương, gồm: Tuyệt mệnh, Ngũ quỹ, Họa hại, Lục sát.
Nhà vệ sinh là nơi thủy khí rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ khí đương vượng là tây nam hoặc đông bắc thì sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía nam vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh thủy khí nặng.
Phòng vệ sinh tuyệt đối không nên được xây ở giữa trung tâm của ngôi nhà vì sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Trung tâm của ngôi nhà tức là ở chỗ giữa của nhà giống như tim của con người, rất quan trọng. Nếu nhà vệ sinh đặt tại đó sẽ không phù hợp.
Khi thiết kế nhà vệ sinh, bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng quay lưng lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật. Cửa phòng vệ sinh kỵ đối diện với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Phạm vào điều kỵ này, tài vận gia đình sẽ bị đảo lộn.
Trong trường hợp nhà bạn không thể cải sửa được điều này thì tốt nhất nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh. Đối với giường ngủ, nếu hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ của chủ nhà trong phòng ngủ đều là những trường hợp không tốt. Nếu đầu giường ngủ bị xung thì chủ nhân dễ mắc bệnh, suy giảm năng lực sinh tài.ai
Nhà vệ sinh cũng không nên đặt gần nhà ăn, nếu trong bửa ăn mà có người nào đó trong gia đình bước vào thì gây cảm giác ăn mất ngon, và khí nhà vệ sinh bay ra làm mùi vị của thức ăn bị bẩn.
Nhà vệ sinh phải đặt ở cuối hướng gió, vị trí phải kín đáo nhưng dễ tìm. Theo nguyên tắc phong thủy, phòng vệ sinh nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành. Nhà vệ sinh, nhà tắm là chỗ đại tiểu tiện, tắm rửa làm sạch mọi dơ bẩn trên người nên bản chất của nó không phải sạch sẽ, vì vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng lành, nếu không sẽ làm cho các sao lành bị bẩn, ảnh hưởng đến vận may của đất ở. Nếu như nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đập vào mắt người vào cửa sẽ mất mỹ quan và cũng không phù hợp phong thủy.
Việc phóng thủy của một ngôi nhà là việc xối bỏ tẩt cả nước thải ra ngoài ngôi nhà dó. Nước thải bao gồm nước tắm giặt, rửa ráy, kể cả nước mưa. Ðường phóng thủy không được đi vào tâm nhà, mà phải quanh nhà.
Và rõ ràng, con đường dẫn nước thải này theo quan niệm của thuật phong thủy thì cũng có thể gọi là long mạch được. Vì vậy việc phong thủy cần phóng ở các thiên can: giáp, ất, bính, đinh, canh, tân, nhâm, quý. Kị phóng thủy ở 12 địa chi: tý, sửu, dần, mão, thìn. tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Còn bể nước ngầm, bể nước treo lầu và bể phốt. Theo nguyên tắc phong thủy thì bể nước ngầm nên đào trước sân, hoặc trước nhà thì sẽ được hội thủy, gia chủ và nhân khẩu trong nhà khỏe mạnh, làm ăn thịnh vượng, giống như đình chùa đều đặt ao hồ phía trước. Nếu đào bể ngầm trong lòng nhà thì sẽ gây ác xạ. làm cho nhân khẩu trong nhà hay bị ốm đau. bệnh tật.
Khi treo các bể nước hoặc xây tháp nước trên thượng lầu cần chủ ý một nguyên tắc là: Không đặt trên nóc bếp, nóc bàn thờ, và chỗ nằm của các nhân khẩu, mà nên đặt trên nóc cầu thang. Bể phốt nên đào dưới gầm cầu thang thì sẽ không gây ác xạ cho ai cả.
Tổng hợp
Cùng Danh Mục:
Nguyên Tắc Sơn Nhà Chuẩn Phong Thủy
Sơn nhà theo phong thủy nghĩa là sử dụng màu sắc một cách đúng đắn, tuân theo nguyên tắc thay vì chỉ sơn theo sở thích thông thường. Sơn ngoài trời: Không dùng quá 3 màu
Trong các trường hợp sơn nhà theo phong thủy, có một số trường hợp, màu sắc được sử dụng cho sơn ngoài trời nhiều hơn trong nhà và theo quy tắc thông thường là không được dùng quá 3 màu.
Đầu tiên là gam màu chính, sẽ phải có 2 màu đi theo sau đó. Nếu bạn chọn màu trắng trung tính làm tông màu chính thì bạn phải có sẵn ý tưởng cho 2 màu còn lại. Một trong 2 lựa chọn sau là chuyển một gam màu nội thất sang ngoại thất sơn ngoài.
Ví dụ như bạn có thể lấy màu sơn cửa trong nhà để sơn cửa ra vào, sự kết hợp này giúp làm hài hòa việc di chuyển khi bước vào nhà. Màu sơn thứ 3 và cũng là cuối cùng là xác định hướng mặt sau và mặt trước của ngôi nhà kết hợp với sử dụng bản đồ Bagua (bản đồ liên kết màu sắc và các yếu tố trong phong thủy).
Phía Bắc – Nếu ngôi nhà của bạn nằm ở phía Bắc, bạn đang đối mặt với các yếu tố của nước và cần phải kết hợp màu xanh dương và màu đen.
Phía Đông hoặc Đông Nam – hướng này cần kết hợp với yếu tố gỗ, nên sử dụng các gam màu tông xanh lá cây.
Phía Nam – hướng này cần sử dụng màu đỏ.
Phía Đông Bắc và Tây Nam – hiệu quả với màu be và vàng.
Phía Tây và Tây Bắc – nên dùng màu xám.
Khi quyết định màu sơn nào để sơn nhà theo phong thủy áp dụng với các mảng tường trong nhà, hãy đảm bảo rằng quyết định này đã được tính toán Phong Thủy cẩn thận. Trong 5 yếu tố gỗ, lửa, nước, đất và kim loại, mỗi yếu tố đại diện cho một vấn đề riêng, theo đó, gia chủ có thể tùy chọn vấn đề này để giải quyết, giúp cân bằng năng lượng trong ngôi nhà. Và nên nhớ chỉ sử dụng duy nhất 1 yếu tố.
Thủy – Nước: Không phải gia đình nào cũng có điều kiện đặt một đài phun nước nhỏ trong nhà nên thay thế nó sẽ là màu đen, xanh dương.
Hỏa – Lửa: Nên cảnh giác nếu sử dụng quá nhiều màu đỏ mặc dù nó là màu tượng trưng cho lửa, may mắn. Một chiếc đèn màu đỏ cũng sẽ hiệu quả, đặc biệt nếu được bật cả ngày.
Thổ – Đất: Gia chủ có thể sử dụng những đồ gốm sứ hoặc dùng sơn gam màu đất.
Mộc – Gỗ: Đưa yếu tố Mộc vào cây trồng trong nhà hoặc sử dụng màu sơn xanh lá cây.
DiaOcOnline.vn – Theo Eva / FengShuiAtWork
Cùng Danh Mục:
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Cổng Và Cửa Chính trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!