Xu Hướng 12/2023 # Những Hình Ảnh Quý Giá Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Bác Hồ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Hình Ảnh Quý Giá Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Bác Hồ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn 40 năm, sau sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người học trò của Người cũng đã ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam.

73 năm trước, ngày 03 tháng 5 năm 1940, tại Trung Quốc, với bí danh là Dương Hoài Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên. Từ đây, Đại tướng đã luôn gắn bó, hoạt động bên Hồ Chủ tịch.

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “Đánh thắng Đại tá phong Đại tá, đánh thắng Thiếu tướng phong Thiếu tướng, thắng Trung tướng phong Trung tướng, thắng Đại tướng phong Đại tướng”.

Từ một giáo viên dạy sử, một nhà báo, ông đã trở thành một chính trị gia, một tướng lĩnh quân sự nổi bật của dân tộc Việt Nam. Ông chính là người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người Đại tướng trong lòng muôn triệu trái tim con người Việt Nam.

Trong ngày mừng sinh nhật 100 tuổi, Đại tướng đã nói: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. Cả cuộc đời vì cách mạng, vì dân, vì nước. Những gì ông đã tiếp tục trên con đường còn dang dở của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những gì đáng trân trọng nhất. Ông mãi là người học trò xuất sắc của Chủ tịch, là người Đại tướng của cả dân tộc ta.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe đến Quảng trường Ba Đình

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN sưu tầm

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến trong Chiến dịch Biên giới

Vào tháng 12 năm 1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng, bên phải) và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: “Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”, Đại tướng trả lời: “Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”. Cuối cùng, Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội diễn tập năm 1957.Ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Đại tướng ( ngoài cùng, bên phải) cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự Đại hội thể dục thể thao quân đội tại Câu lạc bộ Quân nhân Hà Nội (1959)

Vào cuối năm 1965, giữa Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã tiếp một đoàn Anh hùng và Chiến sĩ thi đua miền Nam ra thăm miền Bắc. Cùng tiếp với Bác có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng, Hồ Thị Bi. Đoàn đại biểu lực lượng võ trang miền Nam gồm các Anh hùng Tạ Thị Kiều, Huỳnh Đảnh, Trần Dưỡng, Vai và Chiến sĩ thi đua Lê Chí Nguyện.

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1962

Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng, bên phải) tại ATK Định Hóa

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng, bên trái) đã đến thăm, xem buổi trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và dự lễ công bố chính thức thành lập Binh chủng Đặc công ngày 19/3/1967

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ nỗi đau cùng đồng bào trong ngày tổ chức Lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ Với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân sinh là cụ Võ Nguyên Thân – một nhà nho yêu nước và giàu chí khí. Cụ bị Pháp bắt ở Huế (khoảng 1946-1947). Chúng đánh cụ rất dã man và mắng: “Không biết dạy con, để con chống lại quân đội Pháp”. Cụ Thân cười bảo: “Tôi đẻ con ra, chưa kịp dạy thì nó đã bỏ nhà đi làm cách mạng. Chừ tôi muốn dạy con thì còn mô mà dạy? Vậy tôi nhờ quân đội Pháp hùng mạnh đi bắt giúp con tôi về đây để tôi dạy thử, coi con tôi có chịu nghe không”. Chúng lại càng điên cuồng tra tấn nhưng vẫn không moi được một lời khai nào, sau đó chúng đã thủ tiêu cụ.

Từ bé, Đại tướng đã được cụ thân sinh dạy học tại nhà và sau đó đi học ở trường làng. Đại tướng luôn được bố mẹ rèn cặp, hun đúc lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Đến năm 13 tuổi, Đại tướng vào học ở trường Quốc học Huế, sau ra Hà Nội học tiếp và đã hăng hái tham gia các hoạt động yêu nước của sinh viên, học sinh. Năm 1929, Đại tướng tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, sau đó tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục, làm thầy giáo dạy lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long và có nhiều bài viết cho các tờ báo ra công khai lúc bấy giờ như Tin Tức, Nhân Dân, Lao Động. Giai đoạn 1936-1939, Đại tướng là một trong những người sáng lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương và có nhiều hoạt động nổi bật về vấn đề đấu tranh đòi ruộng đất cho nông dân. Sau thời kỳ này, Đại tướng đã ra nước ngoài, hoạt động trong phong trào hải ngoại ở Trung Quốc.

Tháng 6-1940, Đại tướng được gặp Bác Hồ lần đầu tiên ở Thúy Hồ (Trung Quốc). Được sự dìu dắt của Bác, ngay trong năm 1940, Đại tướng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1941, Đại tướng trở về nước hoạt động, tích cực tham gia thành lập Mặt trận Việt Minh và được giao phụ trách Ban Xung phong Nam tiến.

Cuối năm 1944, Bác Hồ tin tưởng giao cho Đại tướng chọn lựa những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất với những vũ khí tốt nhất, lập thành một đội vũ trang mang tên là “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”. Bác đã nói: Việc quân sự thì giao cho chú Văn (Văn là bí danh của Đại tướng). Sau một thời gian chuẩn bị, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào ngày 22-12-1944, tại một khu rừng ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Sau này, khu rừng ấy được đặt tên là khu rừng Trần Hưng Đạo, còn Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước khi thành lập, Bác nói với Đại tướng là trong vòng một tháng phải có hoạt động. Điều kỳ diệu là chỉ hai hôm sau, vào ngày 24 và 25-12-1944, Đội đã liên tiếp đánh thắng hai trận vang dội, diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần của địch.

Trong những ngày cả nước sục sôi khí thế cách mạng, khi chiến tranh thế giới lần thứ II đã dần ngã ngũ với thắng lợi thuộc về phe đồng minh thì ở căn cứ Việt Bắc, Bác bị ốm rất nặng. Lúc này, cán bộ Trung ương ở bên cạnh Bác chỉ có Đại tướng. Bác sốt liên tục, hễ tỉnh lại lúc nào là nói chuyện tình hình và nhiệm vụ cách mạng như có ý dặn lại mọi việc với Đại tướng. Trong những điều Bác dặn dò ấy, có một câu nói đã mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập!”.

Cách mạng Tháng Tám vừa thành công thì thù trong giặc ngoài ráo riết chống phá, hòng bóp chết Nhà nước Cộng hòa non trẻ. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo ra sức chèo lái vận mệnh sơn hà và đã phải nhân nhượng với kẻ thù nhiều điều nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn, chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến. Song những nhân nhượng ấy cũng có một số cán bộ chưa đồng tình. Để thông suốt chủ trương, trong một cuộc họp, Bác đã hỏi: “Mình đứng đây, cái bục ở đây – Bác chỉ vào cái bục ở ngay trước ngực – Mình có thể nhảy qua cái bục này được không?”. Mọi người ngạc nhiên, chưa biết Bác định nói gì, thì Bác chỉ tay vào Đại tướng: “Chú Giáp! Chú là người giỏi văn, giỏi võ, chú thấy có thể nhảy qua được không?”. Đại tướng từ tốn trả lời: “Thưa Bác! Có thể nhảy qua được với một điều kiện”. Bác hỏi tiếp: “Điều kiện gì?”. Đại tướng bình tĩnh đáp: “Thưa Bác! Mình phải lùi lại một khoảng để lấy đà”. Bác liền khen: “Chú nói đúng! Chúng ta nhân nhượng với giặc chính là đang lùi lại để lấy đà đấy!”.

Đến một cuộc họp Hội đồng Chính phủ sau đó, Bác Hồ hỏi Đại tướng: “Nếu địch mở rộng chiến tranh trên miền Bắc, Hà Nội có thể giữ được bao lâu?”, Đại tướng trả lời: “Thưa Bác! Có thể giữ được một tháng”. Bác lại hỏi: “Các thành phố khác thì sao?”, Đại tướng trả lời: “Các thành phố khác thì ít khó khăn hơn”. Bác hỏi tiếp: “Còn vùng nông thôn?”, Đại tướng trả lời: “Vùng nông thôn ta nhất định giữ được”. Sự trả lời vững vàng của Đại tướng làm cho Bác nhanh chóng quyết định “Ta lại trở về Tân Trào”, chọn căn cứ địa Việt Bắc làm Thủ đô kháng chiến. (Thực tế khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, chúng ta đã giữ được Hà Nội hơn 2 tháng).

Xuân Mậu Tý 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ra một vế đối: “Giáp phải giải pháp”, ý nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải chỉ huy quân đội đánh thắng giặc Pháp, nhưng vế đối khó ở chỗ 2 chữ Giáp phải khi nói lái sẽ trở thành giải pháp. Mọi người còn đang đăm chiêu suy nghĩ thì ông Tôn Quang Phiệt đứng lên xin đối là: “Hiến tài hái tiền”. Hiến chỉ Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến và Hiến tài nói lái sẽ trở thành hái tiền. Thật là hay! Vế xướng nói về kháng chiến, vế đối nói về kiến quốc, chính là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ này.

Cuối năm 1953, Đại tướng được giao nhiệm vụ ra mặt trận làm Tổng tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi Đại tướng lên đường, Bác Hồ đã căn dặn: “Chú ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, có toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng. Các chú nhất định phải thắng. Chắc thắng thì đánh. Không chắc thắng, không đánh”. Nhớ lời căn dặn của Bác, khi đến Điện Biên Phủ, trực tiếp theo dõi tình hình địch suốt 11 ngày đêm, thấy địch đã xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố, Đại tướng xét thấy phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” không bảo đảm chắc thắng. Từ đó, Đại tướng đã quyết định thay đổi phương châm từ đánh nhanh, giải quyết nhanh thành đánh chắc, tiến chắc. Thực tế đã chứng minh sự thay đổi ấy là một yếu tố cực kỳ quan trọng để làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và Bác Hồ đã gọi đó là “cây cột mốc bằng vàng”.

Những chiến công của quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ luôn gắn liền với tên tuổi của Đại tướng. Là một vị tướng lừng danh thế giới, nhưng Đại tướng luôn coi mình là người học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, Đại tướng là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đại tướng thường kể lại với mọi người về những ấn tượng sâu sắc trong lần đầu tiên được gặp Bác Hồ: “Ngay từ đầu, tôi đã cảm thấy như mình được ở rất gần Bác, được quen biết Bác từ lâu rồi! ở Bác toát ra một cái gì đó rất trong sáng, gần gũi. Một điều làm tôi hết sức cảm phục là khi nói chuyện với tôi, Bác nói rất nhiều tiếng địa phương. Tôi không ngờ một người xa đất nước lâu năm như Bác mà vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng nói của quê hương…”

Theo Báo Bắc Ninh

Bác Hồ Với Việc Phong Đại Tướng Cho Đồng Chí Võ Nguyên Giáp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao nhiêu thì Người càng đặc biệt chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành của các tướng lĩnh trong quân đội bấy nhiêu.

Điều đó, thể hiện một cách sinh động tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Đồng thời, cũng thể hiện quan hệ tình cảm giữa Người với các tướng lĩnh rất bình dị mà cũng rất chân tình mà dường như không có khoảng cách giữa lãnh tụ tối cao với những người tướng lĩnh.

Một trong những biểu hiện tuyệt vời nhất về tình cảm giữa lãnh tụ với các tướng lĩnh đó là việc Bác Hồ phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp – người “anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu

Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay từ chiều sâu của tâm linh khi vào năm 1911, người thanh niên hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý để cứu nước khỏi kiếp nô lệ, thì tại làng An Xá, Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình vào ngày 25 tháng 8 năm 1911 cậu bé Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời.

Đến hai mươi chín năm sau, vào một ngày đầu tháng 6 năm 1940, lần đầu tiên đồng chí Võ Nguyên Giáp được gặp Bác Hồ tại bờ Thuý Hồ ở Trung Quốc, lúc đó Bác Hồ với tên gọi là đồng chí Vương đã về đến Trung Quốc chuẩn bị tìm đường về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đại tướng bồi hồi nhớ lại: “Ngay từ phút đầu, tôi đã cảm thấy như mình được ở rất gần Bác, được quen biết Bác từ lâu rồi. Con người của Bác toát ra một cái gì đó rất trong sáng, giản dị. Tôi không thấy ở Bác có gì là đặc biệt, là khác thường cả. Chỉ có một điều làm tôi chú ý lúc bấy giờ là trong câu chuyện, Bác nói thường có nhiều tiếng địa phương miền Trung. Không ngờ một người xa nước lâu năm như Bác mà vẫn giữ được tiếng nói quê hương”.

Ngày mùng 8 tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Bác Hồ đã về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã xúc động khi viết về sự kiện này như sau:

“Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”

Ba năm sau, vào ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với lực lượng ban đầu rất nhỏ bé (34 chiến sĩ) và trang bị thô sơ. Bác bảo: ” Việc quân sự thì giao cho chú Văn” (Văn là bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), đây chính là phút giây quyết định của sự nghiệp làm tướng của ông.

Tại Hội nghị quân sự lần thứ V năm 1948, Người đã nêu ra tư cách và nhiệm vụ của một người làm tướng là phải: Trí – Dũng – Nhân – Tín – Liêm – Trung. Trí là phải sáng suốt nhìn mọi việc, suy xét địch cho đúng. Tín là làm cho người ta tin mình và tin vào sức mạnh của mình, nhưng tuyệt đối không được tự mã, tự cao. Dũng là không được nhút nhát, phải can đảm, dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh. Nhân là phải thương yêu cấp dưới, đồng cam cộng khổ với họ. Đối với địch đầu hàng thì phải khoan dung. Liêm là không được tham của, tham sắc, tham danh vọng, tham sống. Trung là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Nhân dân, với cách mạng, với Đảng.

Thứ 6 ngày 28/5/1948, là một ngày đáng nhớ của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chúng và của cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng, đó là ngày Chính phủ tổ chức lễ thụ phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (năm ấy ông 37 tuổi) theo sắc lệnh 110/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 20/1/1948.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng ban thường trực quốc hội, đứng hai bên bàn thờ, toàn thể nhân viên Chính phủ đứng xếp hàng phía trước.

Đúng 13h, buổi lễ bắt đầu, trong không khí trang nghiêm, Bác bước tới trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản sắc lệnh, gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh, mọi người chờ đợi nhưng chẳng thấy Bác nói gì, chỉ thấy Bác cầm mùi xoa thấm nước mắt, ai nấy đều xúc động, một số đồng chí cũng rơm rớm giữa tiếng suối ngàn cuộn chảy ầm ầm, một lúc sau Bác mới cất giọng trầm trầm:

“Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn, nhưng còn phải bao nhiêu hi sinh cố gắng. Hôm nay, việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác cũng là kết quả của bao nhiêu hi sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí. Chúng ta phải cố gắng, phải quyết giành được độc lập tự do cho thoả lòng những người đã khuất”.

Bác giao bản sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho”.

Như vậy, từ một nhà giáo, nhà báo, nhà sử học, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Được Đảng tin yêu, được Bác Hồ dẫn dắt, cả cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương về tinh thần “Dĩ công vi thượng” (lấy việc công, việc Đảng, việc nước, việc dân lên trên hết).

Đã 72 năm trôi qua kể từ sự kiện lịch sử đó, và cũng là năm thứ 7 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi gặp Bác và các vị cách mạng tiền bối, nhưng tấm gương, nhân cách của Đại tướng mãi mãi in đậm trong trái tim mọi người dân Việt Nam – vị tướng của nhân dân.

Phong Thủy Lăng Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Phong thủy lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang nhiều ý nghĩa quan trọng không chỉ với gia tộc của ông mà còn với cả dân tộc Việt Nam. Là vị trí trấn yểm, tựa mình vào núi, nhìn ra biển lớn, nơi đặt mộ phần Đại tướng ắt hẳn là nơi trời định giành cho Thiên tướng trấn thiên thu.

Thuật phong thủy đặt mộ phần

Thuật phong thủy chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành. Theo các quan niệm cổ truyền, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong đất (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi sông như rồng. Điểm khởi đầu của mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.

Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất.

Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”, tức là chân huyệt. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Nhưng đất có hình rồi cũng phải có thế. Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình. Táng kinh có viết: Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên. Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong. Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.

Phong thủy lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang đặc điểm của huyệt đại cát

Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn. Địa điểm an táng Đại tướng là lưng chừng triền núi phía Nam mũi Rồng, cách ngọn mũi Rồng khoảng 1km.

Vũng Chùa là vùng đất có vị trí đắc địa, hướng nhìn ra biển Đông thoáng đãng nhưng lại kín gió. Nơi đây thế núi hùng vĩ dáng tựa thân giao long, có mũi Rồng đâm ra tận mép sóng, biển trời hiền hòa, người dân chất phác, can trường.

Với địa thế cong hình cánh quạt, lại được bao bọc bởi 3 đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên khu vực biển Vũng Chùa khá kín gió. Vì vậy, dù hướng mặt ra biển Đông nhưng sóng ở đây không ào ạt xô bờ mà nhẹ nhàng như vỗ về bờ cát. Đây cũng là lý do nhiều tàu thuyền neo đậu ở Vũng Chùa trong những ngày gió bão.

Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trong vịnh Hòn La mà theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên của nhà văn hóa Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi vững chãi như bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh mũi Rồng che chắn phía tây – bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ. Chính vì vậy Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn nơi đây để yên giấc ngàn thu.

Vùng biển Hòn La nổi tiếng với những sản vật dùng để cung tiến triều đình. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài “cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư, là những sản vật thường mang đi cung tiến triều đình. Vùng đất này được người dân nơi đây coi là linh thiêng bởi tương truyền năm xưa vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành đã dừng lại nơi đây lập đàn thần linh phù hộ. Khi chiến thắng trở về, nhà vua về đây lập đàn tạ ơn đất trời.

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao 136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ nhìn thấy cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước.

Mảnh đất để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao trên 400m về phía Bắc.

Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp biển tụ lại, Biển mênh mông như một hồ lớn, nhưng trước huyệt đất lại có hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía bên trái, theo cổ truyền là bên tả, dãy núi mũi rồng chảy ra biển, vừa xuôi xuống biển tạo ra một vòng cung chắn khí tản đông mà còn chắn gió đông, không để gió, tức phong, thổi vào huyệt mộ. Đó chính là hình tượng con rồng xanh hầu bên tả. Phía bên phải, hướng Tây núi Sú sừng sững như một con hổ chầu, che những cơn gió thổi vào huyệt đất. Đó chính là Bạch Hổ trừ mọi tai ương.

Phía nam là biển rộng, đóng vai trò minh đường tụ thủy, mạch hải lưu nhẹ cấp thêm sinh khí cho huyệt mộ. Phía xa một chút Đảo Yến như bình phong lớn làm ấm huyệt mộ. Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa – Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,”chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

Gặp Nữ Văn Công Từng Biểu Diễn Văn Nghệ Cho Bác Hồ Và Đại Tướng Xem

Bà Ngô Thị Ngọc Diệp.

Vinh dự được biểu diễn văn nghệ cho Bác Hồ xem

Năm nay bà Diệp đã bước sang tuổi 80 nhưng bà vẫn nhanh nhẹn và hoạt bát. Từ khi nghỉ hưu bà luôn tích cực tham gia các công tác đoàn thể tại địa phương mình cư trú. Ngoài ra, bà còn tham gia các câu lạc bộ văn nghệ của người cao tuổi vì “nhớ nghề”, nhớ những năm tháng làm văn công thời chiến tranh ác liệt.

Bà Ngô Thị Ngọc Diệp là con thứ 5 trong gia đình có 6 người con, cha là viên chức, mẹ ở nhà nuôi dạy con cái. Ngay từ nhỏ, bà Diệp cũng như các anh chị em khác đã “thấm” tình yêu văn nghệ từ người mẹ của mình. “Mẹ tôi thích văn nghệ, yêu văn nghệ lắm. Mỗi khi rảnh rỗi, mấy mẹ con lại ngồi hát cho nhau nghe những bài dân ca…” – bà Diệp tâm sự.

Thế nên, khi đang tản cư ở Hạ Hòa (Phú Thọ), nghe tin có bộ đội về làng, chị em bà Diệp tự tổ chức một đội văn nghệ vừa múa, vừa hát bài Đàn chim Việt và bài Thiếu nữ Việt Nam cho các chú bộ đội nghe. Nghe xong ai cũng vỗ tay tán thưởng. Sau buổi biểu diễn ấy mẹ con bà Diệp cùng dân làng nấu cơm, giặt quần áo cho bội đội ăn, tối thì cùng nhau biểu diễn văn nghệ cho mọi người cùng xem.

Để rồi năm 1951 ông Ngô Trung Sơn (anh trai bà Diệp, đang công tác tại Sư đoàn 308 quân Tiên Phong) có dịp ghé qua nhà, nghe chuyện liền xin phép mẹ cho cô em gái đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình vào đoàn văn công của đơn vị. Nghe xong, mẹ bà Diệp đồng ý luôn. Trước khi đi, mẹ bà Diệp căn dặn: “Phải cố gắng đem lời ca, điệu múa của mình giúp các chiến sỹ ngoài mặt trận giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, khích lệ mọi người vượt lên hoàn cảnh…”.

Cảm sự gian lao, vất vả của người lính cũng như ghi nhớ lời dặn của mẹ, bà Diệp luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình. Chỉ sau một thời gian ngắn tham gia đoàn văn công, bà Diệp được bình bầu là chiến sỹ gương mẫu của đoàn. Để rồi ngay sau đó (cuối năm 1952, đầu 1953) bà Ngô Thị Ngọc Diệp vinh dự được biểu diễn cho Bác Hồ xem.

Theo lời kể của bà Diệp, lúc đó bà và ông Nguyễn Văn Lượng (cùng đơn vị) được thủ trưởng gọi lên bảo: “Hai đồng chí được vinh dự lên gặp cấp trên cùng những chiến sỹ gương mẫu của các đơn vị khác”. Theo chân người dẫn đường, bà Diệp và ông Lượng được đưa lên một quả đồi bí mật thuộc Phú Thọ. Vừa nhìn thấy Bác Hồ – vị Cha già của dân tộc – mà bà Diệp kính yêu bấy lâu nay, lòng bà dâng lên niềm xúc động, vui mừng khôn tả…

Ảnh bà Diệp cùng chồng và hai con thời xưa.

“Nói chuyện xong, Bác Hồ bảo mọi người múa, hát cho Bác nghe. Sau khi chị Lan (cấp dưỡng của đội điều trị) hát cho Bác Hồ cùng mọi người nghe xong, tôi và anh Lượng lên múa bài Khoe giầy. Khi điệu múa dứt, Bác Hồ còn hóm hỉnh: “Các cháu múa khoe giầy mà Bác chẳng thấy có đôi giầy nào cả. Các cháu yên tâm, sau cải cách ruộng đất, các cháu sẽ có giầy đi” – bà Diệp vui mừng kể lại.

Tiếp lời, bà Diệp bảo: “Hôm ấy tôi vui lắm. Được gặp Bác Hồ đã là một vinh dự, lại được múa cho Bác xem. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh vị Cha già bình dị, gần gũi mà thân thương: đầu đội mũ len, cổ quàng chiếc khăn len màu ghi, áo choàng màu nâu, chân đi đôi dép cao su…”.

Được biết sau khi miền Bắc được giải phóng, bà Diệp chuyển công tác sang đoàn văn công của Tổng cục Chính trị. Cũng chính tại đơn vị mới này, bà Diệp có nhiều cơ hội được gặp Bác Hồ. Bởi mỗi khi có đoàn văn công của nước ngoài tới Việt Nam, Bác Hồ lại cho gọi đoàn văn công của Tổng cục Chính trị (trong đó có bà Diệp) vào tiếp khách cùng Bác. “Nhìn Bác Hồ trò chuyện với người Nga, người Trung Quốc bằng chính tiếng của họ, tôi ngưỡng mộ Bác vô cùng” – bà Diệp nói.

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, biểu diễn cho Đại Tướng xem

Tháng 12/1953, đoàn văn công của Sư đoàn 308 quân Tiên phong được lệnh hành quân tham gia chiến dịch Trần Đình (chiến dịch Điện Biên Phủ). Nhận lệnh xong, các cô gái, chàng trai văn công của Sư đoàn chia thành từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 20 người hành quân cùng một sư đoàn bộ đội từ Thái Nguyên lên chiến khu với nhiệm vụ động viên bộ đội, múa, hát cho bộ đội nghe.

Trên đường đi, họ vừa cố gắng theo chân các anh bộ đội vừa kể chuyện cho họ nghe để quên đi những mệt mỏi. Sau một tháng hành quân, đoàn của bà Diệp cũng đến được Điện Biên. Đến nơi, nhóm văn công của bà Diệp tách khỏi bộ đội, trở về Đoàn văn công của mình để tập luyện, đi biểu diễn cho các đơn vị bộ đội khắp Điện Biên xem.

Vợ chồng bà Diệp

Càng gần ngày chiến thắng, giặc càng bắn phá Điện Biên ác liệt. Thế nên để chuẩn bị cho chiến dịch, văn công các Sư đoàn được lệnh ra làm đường. “Khi đang làm đường, đoàn văn công của tôi được điều vào Mường Phăng (nơi có khu rừng Đại Tướng ngày nay thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) biểu diễn cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp xem cùng những đơn vị văn công khác xem. Trong quá trình biểu diễn, lúc văn công chúng tôi đi thành vòng tròn, cùng nhảy bài Xòe hoa, Đại Tướng cũng xuống, nhập vào đoàn cùng nhảy. Sau đó đoàn tôi múa, hát bài Qua miền Tây Bắc cho Đại Tướng nghe…” – bà Diệp xúc động nhớ lại.

Cũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bà Diệp được Sư đoàn giao nhiệm vụ khâu lá cờ với dòng chữ “Quyết chiến, quyết thắng” dài khoảng 1m2, rộng gần 1m. Lên phòng chính trị nhận vải, bà Diệp chỉ nhận được mảnh vải màu đỏ, không có vải để làm ngôi sao vàng 5 cánh và dòng chữ “Quyết chiến, quyết thắng”. Để hoàn thành nhiệm vụ, bà Diệp nghĩ cách nghiền nhỏ những viên thuốc dùng điều trị sốt rét mang theo mình, hòa với nước nhuộm vàng những tấm gạc trắng (dùng để băng bó vết thương), phơi khô, sau đó cắt thành từng cánh của ngôi sao vàng 5 cánh.

“Sau khoảng 4 hôm thì tôi hoàn thành lá cờ. Lá cờ này sau đó được trao cho tổ Tiêm đao (tổ Cảm tử quân), vào đồn địch để cắm. Tôi không được trực tiếp trao cho người chiến sỹ cảm tử quân ấy nhưng sau này nghe anh Hiển (cùng đoàn tôi) kể lại rằng, khi nhận lá cờ, người chiến sỹ ấy rất hồ hởi, vui mừng đồng thời còn nhờ anh Hiển chép giúp mình một bài hát vào cuốn sổ tay mình luôn mang theo bên cạnh để hát khi đi chiến dịch về…” – bà Diệp kể.

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, thế nhưng những ký ức huy hoàng thủa nào vẫn in đậm trong tâm trí người nữ văn công. “Đó là những năm tháng không bao giờ quên, trong cuộc đời tôi” – bà Diệp tâm sự./.

Tướng Nguyễn Sơn Và Tấm Thiếp Thư Của Bác Hồ.

Tướng Nguyễn Sơn và tấm thiếp thư của Bác Hồ.

Nguyễn Sơn là vị tướng được phong đợt đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông không những là thiếu tướng của Việt Nam mà còn là thiếu tướng Quân giải phóng Trung Quốc, bởi vậy, ông được xưng tụng là “lưỡng quốc tướng quân”. Ngày 20-01-1948, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đội. Theo Sắc lệnh này, ông Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Ông Nguyễn Bình được trao quân hàm Trung tướng. Các ông: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng. Khi được thăng quâm hàm Thiếu tướng, Nguyễn Sơn là Chính ủy kiêm tư lệnh quân khu 4. Trong đợt phong đầu tiên này, khi Nguyễn Sơn có ý chần chừ không muốn nhận quân hàm thiếu tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho ông một tấm thiếp thư.

13 giờ ngày 28-5-1948, Lễ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức trọng thể tại một hội trường mới dựng bên dòng suối ở cánh đồng Nà Lọm, Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên. Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, tại buổi Lễ, Bác Hồ và cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban thường trực Quốc hội đứng hai bên bàn thờ, các thành viên Chính phủ đứng trước bàn thờ. Bác Hồ tay cầm sắc lệnh gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp lên, bằng giọng trang nghiêm và xúc động, Bác nói: “Hôm nay thay mặt Chính phủ và nhân dân…” rồi Bác bỗng ngừng lời, rút khăn tay lau nước mắt. Giây phút đó làm cho cả hội trường vô cùng xúc động. Lát sau, Bác nói tiếp: “…Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho…”. Tiếp đó, Bác trao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp sắc lệnh. Cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban Thường trực thay mặt Quốc hội, đồng chí Phan Anh thay mặt Hội đồng Chính phủ phát biểu chúc mừng. Đồng chí Tạ Quang Bửu thay mặt Bộ Quốc phòng bày tỏ lời chúc mừng và lời hứa của toàn thể bộ đội sẽ nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng dưới sự chỉ huy của Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động phát biểu, vô cùng nhớ tiếc các Anh hùng liệt sĩ, chân thành biết ơn Bác, Quốc hội và Chính phủ đã dành cho vinh dự cao cả đồng thời hứa sẽ đem hết tinh thần và nghị lực làm trọn nhiệm vụ, góp phần khiêm tốn của mình vào sự nghiệp đấu tranh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc. Sau buổi lễ, nói chuyện thân mật với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác hôm nay là kết quả biết bao hy sinh chiến đấu của đồng bào, đồng chí… Các thế hệ đi trước chiến đấu cho độc lập mà sự nghiệp không thành, nhắm mắt vẫn còn chưa thấy độc lập tự do. Chúng ta ngày nay may mắn hơn, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn. Nghĩ tới hàng nghìn, hàng vạn người đã ngã xuống cho ngày hôm nay, chúng ta càng phải cố gắng giành cho được độc lập, tự do để thỏa mãn vong linh của những người đã khuất…”.

Khi lễ thụ phong diễn ra trọng thể ở Việt Bắc, Nguyễn Sơn đang ở Liên khu IV nên Chính phủ ủy nhiệm cho Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Liên khu IV làm Lễ thụ phong, nhưng Nguyễn Sơn chần chừ, kéo dài thời gian chưa chịu nhận. Khi biết được tin này, Bác Hồ viết một tấm thiếp thư và giao cho đặc phái viên của Chính phủ là ông Phạm Ngọc Thạch đem vào Thanh Hóa trao tận tay Nguyễn Sơn. Bên ngoài tấm thiếp thư ghi dòng chữ: Tặng Sơn đệ. Bên trong là 4 câu: Đảm dục đại,/ Tâm dục tế./Trí dục viên,/Hạnh dục phương!.Dịch nghĩa: Tặng Nguyễn Sơn. Gan cần lớn,/Tâm cần tinh tế. Trí vẹn toàn,Hạnh phải thẳng ngay! Đây là một ứng xử rất bao dung, nhân văn của Bác Hồ. Nếu khi ấy, với cương vị Chủ tịch nước, Người có thể kỷ luật Nguyễn Sơn nhưng người đã ứng xử rất tinh tế đầy nhân văn. Hồ Chủ tịch không dùng quyền uy của Chủ tịch nước để nói với người dưới quyền mà là người anh đang nói chuyện với người em.

Ứng xử của Bác Hồ với Tướng Nguyễn Sơn là lấy đại cuộc làm trọng, dùng tình để cảm hóa, thể hiện sự bao dung bởi Bác hiểu rõ cá tính, tính cách, tâm can Nguyễn Sơn. Cách ứng xử này được thực hiện một cách tinh tế và rất cụ thể:

Một là, không lấy tư cách Chủ tịch Nước và người đứng đầu Chính phủ ra mệnh lệnh, phê bình và có thể bắt tội không thi hành phép nước (nếu ở triều vua phong kiến tướng này sẽ không bảo toàn được tính mạng) mà lấy tư cách người anh nói chuyện với người em, gửi cho người em 12 chữ chân tình.

Đã là anh em thì nhẹ nhàng khuyên nhủ, bảo nhau cũng hướng về cái tốt đẹp, đạo lý ở đời, Nguyễn Sơn là người có cá tính cương nên Bác dùng nhu “lạt mềm dễ buộc”. Xưa Lão Tử từng nói: “Cái mà thiên hạ cho là rất mềm lại thường thắng được cái rất cứng của thiên hạ” (Thiên hạ chi chi nhu, trù sinh thiên hạ chi phi kiên).

Hai là, Nguyễn Sơn vốn là người trọng văn hóa, yêu thích văn chương nên tấm thiệp “Tặng Sơn đệ”, Bác lấy chữ từ thơ của một danh nhân để khen Nguyễn Sơn, khẳng định tài – đức của Nguyễn Sơn nhưng cũng ngầm ý nhắc nhủ đã tốt rồi cần tốt hơn nữa, nhất là cần tinh tế, chín chắn hơn, cần phải tự mình sửa mình để hoàn thiện mình.

Ba là, việc cử đặc phái viên của Chính phủ vào Liên khu IV chủ trì lễ thụ phong là Bác hiểu tường tận căn nguyên. Không để người cùng cấp chủ trì lễ thụ phong, vừa giữ được thể diện vừa ưu ái không làm mất lòng tự trọng của Nguyễn Sơn, “buộc” Nguyễn Sơn không thể không chấp nhận. Phép nước không bị tổn hại. Sắc lệnh được thi hành.

Bốn là, ở đời xử sự với nhau cần đại lượng khoan hòa. Cách hành xử của Bác với Nguyễn Sơn ngầm ý như thế khi Bác dùng chữ tế thay cho chữ tiểu và tế đi với đại thì đại có nghĩa là đại lượng, bao dung.

Sau khi nhận được tấm thiếp thư này, Nguyễn Sơn đã vui vẻ nhận tổ chức là làm lễ phong quân hàm thiếu tướng cho ông.

Tấm thiếp thư mà Bác Hồ gửi ông đã trở thành câu chuyện gây cảm hứng cho nhiều thế hệ, thể hiện tính nhân văn, tấm lòng nhân ái, bao dung của Bác Hồ.

Vũ Trung Kiên (sưu tầm và biên soạn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Hình Ảnh Quý Giá Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Bác Hồ trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!