Xu Hướng 4/2023 # Ông Tổ Địa Lý Phong Thủy Việt Nam # Top 12 View | Hartford-institute.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Ông Tổ Địa Lý Phong Thủy Việt Nam # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Ông Tổ Địa Lý Phong Thủy Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ông tổ địa lý phong thủy Việt Nam

Đền thờ của ông được lập ở nhiều nơi, có cả bên Trung Quốc; sách của ông được nhiều thế hệ thầy địa lý sau này “ăn theo”… Thế nhưng tại sao Tả Ao lại không truyền “nghề” cho hậu duệ? Tả Ao chỉ là tên địa danh? Ông là thủy tổ khai sinh môn địa lý phong thủy Việt Nam. Các sách vở cũng như truyền thuyết đều gọi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, Trạng Tả Ao; là đệ nhất chính tông về địa lý, giỏi như Cao Biền bên Trung Quốc.Trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại về hành trạng pháp thuật của ông ở nhiều làng quê.

Ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có đền thờ 3 thượng đẳng phúc thần: Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công) và Cao Biền (Cao Vương) và Bản cảnh thành hoàng Tả Ao. Bởi nơi đây Tả Ao đã chọn đất lập làng để làng thịnh vượng và phát triển. Tại sao ngài lại giỏi địa lý như vậy? Có 2 nguồn truyền miệng về việc Tả Ao tầm sư học đạo nên nggười. Một truyền thuyết kể rằng, Tả Ao cứu một thầy địa lý người Trung Quốc chết đuối ở sông Phù Thạch xứ Nghệ. Ông ta đem vàng bạc trả ơn, ngài không lấy. Thấy ngài tướng mạo khôi ngô và tính tình hiền hòa, ông ta đưa về Tàu truyền nghề địa lý để trả ơn. Do thông minh nên ngài thu thập được những tinh hoa trong thuật phong thủy địa lý của người thầy, về nước rồi hành trạng pháp thuật. Một giả thuyết thứ hai nói rằng, do mẹ của ngài mù lòa, nhà lại nghèo, để có thuốc chữa mắt cho mẹ, ngài đã ở không công cho người khách ngồi bốc thuốc ở Phù Thạch. Thấy ngài là người con hiếu thảo, lại ăn ở chu đáo, hiền lành, nên khi về nước, ông ta xin cho ngài đi theo. Ở đây ngài học lỏm được nghề cắt thuốc chữa mắt. Có lần ngài đã chữa khỏi mắt cho một thầy địa lý lành nghề, thấy tướng mạo tuấn tú, tính cách nhanh nhẹn hợp với nghề của thầy và cũng để trả ơn, ông xin phép thầy lang đưa ngài về nhà để truyền thuật địa lý. Do bản tính thông minh ngài đã thâu tóm được phép thuật đó về nước. Giả thuyết này về sau được người đời tin là thật hơn vì cách lí giải trọn vẹn tình hiếu thảo với mẹ (sách nào viết về ngài cũng nói có người mẹ mù lòa), hợp với hoàn cảnh nhà nghèo, nhưng lại là người thông minh, có chí học hỏi nên thành tài. Cái tài của thầy địa lý Tả Ao có bao câu chuyện hấp dẫn có trong sách vở cũng như truyền miệng dân gian, ta có thể tìm đọc hay nghe kể với các biệt tài: Xem thế đất để chọn hướng nhà thỏa mãn yêu cầu của thân chủ như sống thọ, phát tài phát lộc, phát quan, chọn nghề, sinh lắm con nhiều cháu; Chọn hướng táng mồ mả sao cho người sống được mạnh khỏe, giàu có, thành đạt; Chọn nơi đào giếng có nước lành, trong ngon, không cạn, không chạm long mạch; Chọn hướng đình để làng yên ấm trong ngoài, dân cư phát triển… Câu chuyện khẳng định cái tài địa lý của Tả Ao nhưng cũng lắm kết cục khôi hài (chứ không làm hại ai) nếu thân chủ, các chức sắc trong làng xã có những ý tưởng ngông cuồng… Nhưng sao không truyền cho hậu duệ? Tả Ao nổi tiếng bậc thầy về địa lý phong thủy, nhưng con cháu của ngài về sau thì không ai kế nghiệp được.

Xung quanh câu chuyện này cũng có nhiều “dị bản” lí giải khác nhau. Có chuyện kể rằng, Tả Ao bị thầy địa lý (người dạy ngài) sang yểm huyệt táng cha của ngài nên không thể truyền nghề cho hậu duệ. Có truyện chép là một đêm nằm mộng, ngài được báo rằng “đất tốt là của quý, là bí mật của tạo hóa, nếu tiết lộ hết thì “âm” sẽ oán, nên phải tự dấu kín phép thuật”. Cũng có ý kiến cho rằng, Tả Ao có con nhưng các con bất hạnh, làm ông nản. Sau này thi thoảng mới xem phong thủy địa lý cho người khác (cũng ở mức bình thường), ông dành thời gian để chữa mắt cho dân. Tuy vậy, với 2 tập sách mỏng Tả Ao đã để lại cho đời như: Địa đạo diễn ca (chỉ 120 câu), Dã đàm (trong mấy trang văn xuôi) đã được người đời sau phát triển thành lý luận, thành gia bảo chân truyền. Trừ 2 cuốn nói trên, còn những sách khác hiểu lấp lửng là do ngài viết như: Địa đạo diễn ca (Tả Ao hiệu Địa Tiên); Dã Đàm (Tả Ao hiệu Địa Tiên) còn gọi Tả Ao tầm long gia truyền bảo đàm; Tả Ao chân truyền di thư; Tả Ao chân truyền địa lý (Hoàng Chiêm – 5 tập); Hoàng Chiêm địa lý luận; Hoàng Chiêm truyền cơ mật giáo; Tả Ao tiên sư bí truyền gia bảo trân tàng; Tả Ao địa lý luận; Tả Ao chân truyền tập (nhiều tập); Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (nhiều tập); Tả Ao tiên sinh địa lý (nhiều tập)… Trừ 2 cuốn đầu là của Tả Ao, còn các cuốn sau là của các thầy địa lý khác phát triển về thuật địa lý Tả Ao. Với ngài, ngài không tự xưng là tiên sư, tiên sinh. Hay chân truyền, bí truyền, gia bảo vì không hợp với phong cách và hoàn cảnh của ngài.

Với hiệu trong đền thờ Tả Ao là Địa Tiên (còn hiệu của Nguyễn Đức Huyền là Phủ Hưng). Hầu như các sách đều viết : “Tả Ao tên là Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên, có nơi còn gọi là Nguyễn Đức Huyền…”. Trong cuốn Nghi Xuân địa chí do Đông Hồ – Lê Văn Diễn soạn năm 1842 cũng viết vậy. Cuốn Từ điển Hà Tĩnh ngoài mục Tả Ao cũng ghi như vậy, còn có mục Vũ Đức Huyền, nhưng không có mục Nguyễn Đức Huyền. Vậy ta dễ chấp nhận Thánh sư địa lý Tả Ao xưa còn gọi là Mỗ (một cách gọi dân dã), tên là Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên. Sinh vào thời Lê sơ (1428 – 1527). Gốc người Sơn Nam (vùng Hải Dương, Hưng Yên), gia đình phiêu bạt và định cư ở làng Tả Ao nay thuộc xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Có đền thờ Tả Ao, giếng Tả Ao nằm trong khuôn viên của cụm đền huyện Nghi Xuân.

BTV – nha xinh

Nguồn giadinh.net

Hiện nay, nhiều công ty đang sử dụng trái phép tên thương hiệu công ty Nhà Xinh – Trong lĩnh vực Kiến Trúc Nội Thất nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng khi có nhu cầu thiết kế – thi công xây dựng gây ảnh hưởng đến thương hiệu Công Ty Nhà Xinh cũng như quyền lợi của khách hàng. Kính mong quý khách hàng lưu ý để tránh nhầm lẫn. Công Ty Nhà Xinh – là thương hiệu hàng đầu về thiết kế thi công nhà ở cao cấp tại Việt Nam.

Thầy Địa Lý Xem Phong Thủy

Bài viết về Vài Bí Quyết Tử Vi Ít Người Biết – Đằng Sơn. Mời bạn đọc tham khảo.

Bài sưu tầm: SA TRUNG KIM – GIÁP NGỌ ẤT MÙI

Bài viết về Thế nào là vận hội tốt trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về Suy mệnh thuật ngũ hành. Mời bạn đọc tham khảo.

Bài viết “Vòng thái tuế chi phối mệnh, thân qua các cung nhị hợp, tam hợp và xung chiếu” rất hay, được tác giả Vi Nhật nghiên cứu và trình bày rất công phu giúp cho người đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.

Bài sưu tầm: KIẾM PHONG KIM – NHÂM THÂN QUÝ DẬU

Bài viết về Vận hạn nên tính như thế nào trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết “10 điều soi sáng cho khoa nghiệm lý tử vi” trình bày kinh nghiệm của GS Lê Trung Hưng trong việc giải đoán lá số tử vi. Đây là những điều soi sáng cho việc giải đoán, nghiệm lý lá số tử vi.

Bài sưu tầm: THOA XUYẾN KIM – CANH TUẤT TÂN HỢI

Bài viết LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÙNG HUNG HÓA CÁT. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về Giàu nhờ bạn, sang vì vợ trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết về Tứ hóa là then chốt toàn bộ biến hóa của tinh diệu. Mời bạn đọc tham khảo.

Bài viết chia sẻ các nguyên tắc của tứ hóa phái và ví dụ áp dụng. Mời các bạn đọc tham khảo.

Một đoạn chép lại bài dịch của anh Quách Ngọc Bội trên chúng tôi Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Bài viết “10 điều tâm niệm khi đoán số tử vi” của GS Lê Trung Hưng trình bày những điều mà người giải đoán lá số tử vi cần phải tâm niệm, lưu ý trước khi giải đoán. Đó là những kinh nghiệm hết sức bổ ích.

Bài sưu tầm: GIẢN HẠ THỦY – BÍNH TÝ ĐINH SỬU

Bài viết Luận xuất ngoại của Khuyến Học Trai Chủ. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết KHÔI VIỆT VÀ HOÁ KỴ của tác giả Alex Phong. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết trình bày về 6 tuyến của 12 cung chức, đây là đỉnh cao của Tử Vi Bắc Phái. Các bạn lưu ý đọc kỹ.

Combo 4 Cuốn Phong Thủy Địa Lý Tả Ao

Combo Phong Thủy Địa Lý Tả Ao

Bạn thích xem phong thủy, muốn học hỏi thêm nhiều điều về phong thủy hay bạn muốn tìm hiểu về phong thủy nhưng chưa biết nên tìm sách nào đọc cho thích hợp và hiệu quả? Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến các bạn Combo Phong Thủy Địa Lý Tả Ao ( Trọn bộ 4 cuốn) này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và học hỏi về phong thủy.

Combo Phong Thủy Địa Lý Tả Ao gồm 4 cuốn: Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Chính Tông Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Địa Lý Vi Sư Pháp Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Bảo Bgọc Thư

1/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Chính Tông

Phong Thủy Địa Lý Tả Ao Chính Tông Tập 1 viết về nhân vật Tả Ao với phong thủy của ông, bạn đọc sẽ vô cùng thú vị với những gì được viết trong cuốn sách này, tinh thông địa lý, am tường kinh văn và những điều bình thường nhất tồn tại xung quanh chúng ta.

Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại phong thủy của ông Tả Ao tại các ao làng xưa của Việt nam. Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc.

“Chỉ có sách Địa lí của cụ Tả Ao là giản dị và đúng nhất. Nhưng tiếc thay sách này thất truyền từ lâu”. Căn cứ một số ít khẩu truyền về khoa Địa lý của cụ Tả Ao còn sót lại các cụ thấy chính xác, dễ học, dễ hiểu. So sánh nó với một số sách Địa lý rắc rối, mông lung của Trung Hoa đưa qua, các cụ khuyên :”Ngày nay muốn học Địa lý cho giỏi trước tiên phải kiếm cho được sách của cụ Tả Ao để có số vốn chính tông căn bản, rồi thực hành cho vững chắc, nhiên hậu mới có thể xem các sách Địa lý của Trung Hoa mà bổ túc thêm, mới có kết quả.”

2/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm

Tập 2 của bộ sách có tên Dã Đàm Tả Ao

1. Cuốn trước nặng về loan đầu, cuốn sau này nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Muốn được như vậy phải chuẩn bị cho nó thật chu đáo mới khỏi phụ lòng độc giả trông mong, mới xứng với tập trước và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.

2. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu man thư về địa lý mà toàn dựa vào lý khí để làm man thư nên cuốn này, nặng về phần khí, phải làm cho rõ đâu là chân và đâu là cái ngụy của khoa học địa lý, nên tác giả phải ôn lại trên mười bộ sách địa lý vừa cổ thu bí truyền vừa có bán trên thị trường để đối chiếu và loại bỏ đi những phần nào có thể làm cho độc giả dẽ nhầm lẫn khi đọc nó. Ngoài ra cũng phải phân biệt chỗ nào quan trong trọng, chỗ nào kém quan trọng, để nhấn mạnh những chỗ quan trọng, chỗ nào kém quan trọng, cho độc giả mau có ý thức chính xác về phần lý khí, để đỡ nhầm lẫn, bởi nhầm về lý khí thì rất tai hại.

3. Nói là lý khí, nhưng thực thể của nó vẫn là loan. Nếu quên thực thể mà trình bày nguyên nhân những gì trìu tượng, vẫn có thể làm độc giả khó nhận chân, nên các phần lý khí trên sách đều được tác giả cố gắng dung hòa với loan đầu cho có cả thể (loan đầu) và dụng (lý khí) mới là toàn bích.

4. Phần lý khí, nói hết ra một cách quá phân tích sẽ làm mất hứng thú sáng tác của độc giả, và cũng sẽ lại tạo nên hậu quả tai hại là dễ nệ vào phân tích mà quên tổng hợp. Khoa địa lý cũng như nhiều khoa khác phải sử dụng cả phân tích lẫn tổng hợp cùng một lúc mới thành công. Do đó tác giả phải dấu những điều tỷ mỷ dễ nhầm lẫn, nhưng thập phần quan trọng vào những câu, những chữ mà chỉ những ai dùng sự tận kỳ đạo mới khám phá ra. Nếu chỉ đọc không, chỉ lãnh hội được phần nào sự diệu ảo của nó và vừa đủ cho kiến thức thông thường về địa lý

Bộ địa lý tả Ao nặng về mô tả và định nghĩa thì bộ Dã Đàm Tả Ao lại bắt đầu thoát phép mô tả để tiến lên phần luận. Phần luận sẽ làm cho nhiều quý vị mới học ưa thích vì nó như đưa quý vị đến nhiều khía cạnh đặc sắc hơn, nhưng nếu nếu nệ vào nó quá sẽ bị nhầm lẫn, nên một số cac vị chân sư đã muốn chúng tôi bỏ đi. Sau khi suy đi xét lại các vị lại đồng ý là có thể để được, vì nếu học cao hơn, nhất định phải vượt từ mô tả, qua luận, rồi lên đến triết mới hi vọng đạt được cao nhất: ” Khai phóng mà vẫn không sai nhầm” của khoa địa lý. Đạt được đến đây mới thành chân sư của khoa địa lý.

MỤC LỤC:

Phần 1: Dã đàm tả ao Phần 2: Địa lý gia truyền Phần 3: Địa lý trị soạn phú

3/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Địa Lý Vi Sư Pháp

Khoa địa lý là một môn học công phu và bí truyền vì vậy rất ít người được biết và đang có nguy cơ bị thất truyền vì vậy chúng ta phải chữa khuyết điểm đó.

Người xưa với tinh thần dịch lý, chỉ quan sát trực tiếp vào các hiện tượng trên mặt đất, chỗ cao là âm, chỗ thấp là dương, núi là âm, nước là dương, núi và nước đi từ cao xuống thấp, nước có khi đi gần nước cũng có khi đi xa núi, nhưng đến một chỗ nào núi không đi nữa nước không tiếp tục chảy nữa, thì tụ lại một chỗ, làm nên huyệt kết, chỗ đó là chỗ đẹp nhất, chỗ độc đáo nhất của một vùng Nơi đó núi non, các giải đất toàn vùng, ôm chầu vào nó. nếu chôn xương người quá cố xuống đó, thì xương cốt sẽ ấm áp hơn chỗ khác, con cháu sẽ làm ăn thịnh đạt. Nếu làm nhà trên đó gia đình sẽ giầu có cao sang…

“Phong thủy địa lý tả ao địa lý vi sư pháp” sẽ giới thiệu tỉ mỉ cách nhận xét các yếu tố đó như thế nào là tốt, thế nào là xấu, qua nhiều kiểu đất khác nhau, để quý vị có thể nắm vững chi tiết trước đó khi ra coi đất trên thực tế…

Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề sau:

Phần 1: Đất kết cao biền Chương 1: Tổ long tôn long Chương 2: Huyệt pháp Chương 3: Hình thế Chương 4: Đường tâm Chương 5: Huyền vũ Chương 6: Chu tước Chương 7: Long Hổ Chương 8: Thành quách Chương 9: Quan quỷ Chương 10: Thác lạc Chương 11: Diệu sơn Chương 12: Vi sư pháp Chương 13: Huyệt khai khu thần pháp Chương 14: Táng huyệt pháp Chương 15: Đấu sát pháp Chương 16: Phân kim huyệt pháp ca Chương 17.1: Nói chung các kiểu đất kết tại Việt Nam Chương 17.2: Tài liệu địa lý của cao biền: kiểu đất kết tại phủ thanh oai Hà đông Phần 2: Tầm long bộ

4/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Bảo Ngọc Thư

Phong Thủy Địa Lý Tả Ao Bảo Ngọc Thư Tập IV gồm các cách xem phong thủy dành cho người xem phong thủy, với các cách xem phong thủy chính xác

Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Tả Ao còn để lại hai bộ sách, đó là: Địa đạo Diễn ca (120 câu văn vần), Dã đàm hay Tầm Long gia truyền Bảo đàm (văn xuôi) và một số dị bản khác: Phong thủy Địa lý Tả Ao Địa lý vi sư pháp, Phong thủy Địa lý Tả Ao Bảo ngọc thư (của Vương Thị Nhị Mười-Nhà xuất bản Mũi Cà Mau-2005) và Dã đàm Tả Ao (của Cao Trung xuất bản tại Sài Gòn năm 1974)”…

Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc.

Giải Mã Sự Huyền Bí Của Nghề Địa Lý Phong Thủy

Khoa địa lý phong thủy quan niệm rằng hình thế đất đai sông núi không phải là sự ngẫu nhiên mà ẩn chứa ở trong những điều huyền diệu. Trong những hình thức nào đó, đất đai có chứa “tú khí” để rồi táng hài cốt ông bà tổ tiên vào đó thì giúp cho con cháu phát phúc phát quan.

Những chỗ đó người ta gọi là đất kết hay huyệt kết. Từ khi khoa địa lý ra đời thì người người mong cầu tìm được đất kết. Do vậy mới có các thày địa lý chuyên việc đi tìm kiếm đất kết cho thiên hạ.

Kho tàng truyền thuyết nước ta còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nhờ đất kết mà được quan tước thậm chí được cả thiên hạ. Ví như truyện họ Trần cứu sống thầy địa lý Tàu nên được ông này táng lại mộ tổ cho nên sau được giang sơn. Hoặc như truyện Nguyễn Nhạc đánh lừa thày địa lý Tàu để tráo tro cốt cha mình vào huyệt kết ở An Khê mà sau ba anh em họ Nguyễn trở nên vua chúa một thời…

Mô hình một kiểu đất kết với ô vuông là huyệt trường, hai đường nhô ra như sừng trâu là Long và Hổ. Ảnh chụp từ sách Phong thủy địa lý Tả Ao.

Việc đầu tiên của thày địa lý trong một cuộc tìm đất là tầm long. Đó là công việc không hề nhẹ nhàng. Phải trèo lên những đỉnh núi cao đối với miền sơn cước để quan sát tìm kiếm long mạch. Dưới đồng bằng thì phải đi khắp gò này đống nọ, lội qua đồng qua sông qua suối. Bởi vì mạch có muôn hình muôn vẻ, không bỏ công sức tìm hiểu cho kỹ càng thì không thể thấy được. Như cụ Tả Ao viết trong Địa đạo diễn ca rằng: “Có mạch qua ao qua sông; Qua đầm qua núi qua đồng qua non”.

Tầm long không đơn giản là tìm riêng một chỗ huyệt chôn mà phải tìm cho ra cả toàn bộ long mạch. Ví như huyệt kết là chỗ bông hoa thì không phải chỉ nhìn hoa mà phải nhìn cả cái cành có bông hoa. Phải làm như thế để biết sự cát hung của huyệt vì là chỉ nhìn bông hoa thì thấy hoa tươi tốt nhưng biết đâu trên cành hoa có sâu có rệp thì sớm muộn bông hoa sẽ bị ảnh hưởng của những bệnh tật ấy.

Theo tác giả Vương Thị Nhị Mười trong cuốn Phong thủy địa lý Tả Ao tập II: Tầm long có thể tìm mạch trước rồi thấy huyệt sau hoặc phát hiện ra huyệt rồi lại từ huyệt mà lần lên đến nơi phát tích của mạch (gọi là tổ sơn) và trong quá trình đó quan sát toàn bộ hình thế của long mạch.

Sau khi tìm thấy long mạch rồi thì tìm đến huyệt trường – là khu vực có đất kết. Long mạch cũng như cành cây, có cành có hoa có cành không. Mạch có huyệt kết phải đảm bảo có đủ long hổ ở hai bên khi mạch đã dừng lại. Long Hổ ở đây là những khu đất hoặc núi nhô ra và ôm chầu vào huyệt trường.

Nếu chỉ có long hoặc chỉ có hổ thì cũng không phải đất tốt vì như cụ Tả Ao viết: “Vô long như đứa không chân, Vô hổ như đứa ở trần không tay” và “Long Hổ bằng như chân tay, Chẳng có Tả, Hữu bằng ngay chẳng lành”.

Trong một khu huyệt trường lại phải tìm chính xác lấy chỗ có huyệt. Đây gọi là phép điểm huyệt. Chính chỗ này là chỗ khó khăn của nghề địa lý vì có khi huyệt trường nhỏ bằng cái sân nhưng có khi huyệt trường rộng hàng sào đất mà huyệt kết thì chỉ rộng như cái chiếu là cùng.

Chính Cụ Tả Ao – Thánh địa lý của Việt Nam khi học bên Trung Quốc cũng đã phải qua một cuộc sát hạch. Ông thầy đắp 100 mô hình đất kết trên cát, dưới mỗi huyệt ông đặt một đồng tiền vào giao cho cụ 100 cây kim yêu cầu phải điểm kim trúng lỗ đồng tiền. Cụ Tả Ao đã điểm được 99 huyệt, đến huyệt thứ 100 thì điểm lệch ra mép đồng tiền.

Chỗ thần bí của nghề địa lý

Tìm được huyệt kết rồi mới chỉ là yếu tố cần. Để cho đất kết phát và kết phát theo ý muốn mới là quan trọng và thể hiện tay nghề ông thầy.

La bàn – dụng cụ quan trọng của thầy địa lý để phân kim tọa hướng cho mộ. Ảnh: Internet.

Trước tiên phải tọa hướng tức là tìm hướng cho mộ, sẽ quay lưng vào đâu và nhìn đi đâu. Theo Vương Thị Nhị Mười trong sách Phong thủy địa lý Tả Ao thì khi đã xác định huyệt kết, thày địa lý sẽ ngồi thử vào vị trí đó và dùng la bàn để phân kim. Qua đó mới biết được phương nào là tốt và tốt về điểm gì, phương nào xấu, xấu như thế nào.

Như lời cụ Tả Ao truyền lại trong Dã Đàm:

Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn

Có nghĩa là khi phân kim lập hướng cho huyệt phải coi thật kỹ, tính đi tính lại. Phải làm sao thu được những cái tốt (minh sinh) và tiêu trừ cái xấu cái hung (ám tử) thì mới táng được. Nếu cứ nhìn thấy đất kết đã vội táng ngay mà không luận đến những đặc điểm tốt xấu thì có khi có phát xong rồi cũng tiềm ẩn hung họa khôn lường và như thế thì chưa phải thầy cao tay.

Một điểm cuối cùng và cũng là điểm để dân gian thêu dệt nên nhiều thần thoại về địa lý. Đó là việc hô thần đuổi quỷ. Theo quan niệm của khoa địa lý, đất kết là báu vật của tạo hóa nên trời để dành cho người có đức. Do vậy, mỗi chỗ đất kết đều có một thần linh trông coi.

Khi thầy địa lý tìm được đến chân long huyệt đích rồi thì phải có sự liên hệ với quỷ thần để tìm hiểu cơ duyên. Sách Phong thủy địa lý tả ao – Vi sư pháp nói cụ thể như sau:

Phép làm thầy địa lý có ba điều: Đối với mình phải tu đức hành nhân, không được tham tiền tài mà làm hại người. Đối với người xin đất phải chọn người có đức nhiều ít mà cho đất lớn nhỏ… Đối với sơn thần, thổ địa nơi có đất kết phải biết phép khu xử, sai khiến…

Phép khu xử sai khiến là khi tới nơi linh địa thì tay trái cầm ấn cung Tý trùm trong tay áo. Ngón chân bên phải vạch chữ quỷ thần, vạch chữ “Tỉnh” rồi lấy chân đè lên mà đọc rằng: “Sao Tử vi giáng sinh, Ta nhận bẩm sinh, Trên vâng mệnh trời, chân đạp muôn núi muôn sông, miệng ngậm sáu đinh sáu giáp, hô thần thần khốc, hô quỷ quỷ kinh, phạm ta là tư, trách ta là sinh, các vị long thần chạy mau đi, lấy chân đạp đi, hung thần tẩu tán”.

Sau đó phải hỏi tên thần và làm phép di thần ra khỏi đất kết đó rồi mới có thể táng được. Nhưng cũng có khi gia chủ mà thày định táng giúp phúc đức chưa có bao nhiêu hoặc ngôi đất ấy thiên cơ đã dành cho người khác thì thầy cũng không thể cưỡng lại ý trời được. Như vậy mới càng thấm thía lời truyền của Thánh Tả Ao ở ngay phần đầu bộ Dã đàm rằng: “Trước là tích đức sau là tầm long”.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ông Tổ Địa Lý Phong Thủy Việt Nam trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!