Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Nhà Bếp Và 3 Điều Cần Lưu Ý Để Tài Lộc Đầy Nhà # Top 10 View | Hartford-institute.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Nhà Bếp Và 3 Điều Cần Lưu Ý Để Tài Lộc Đầy Nhà # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Nhà Bếp Và 3 Điều Cần Lưu Ý Để Tài Lộc Đầy Nhà được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bếp không chỉ là nơi nấu nướng. Theo quan niệm Á Đông, phong thủy bếp có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành bại và may mắn của gia chủ. Vậy tại sao phong thủy nhà bếp lại quan trọng đến vậy và làm thế nào để bố trí không gian này?

1. Tại sao cần chú ý đến phong thủy trong nhà bếp?

Phong thủy không đơn thuần chỉ là vấn đề niềm tin. Trong ba điều quan trọng để làm nên thành công của đời người là “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, phong thủy chính là yếu tố “địa lợi”.

Phòng bếp được xem là một trong ba khu vực có phong thủy quan trọng nhất trong toàn bộ ngôi nhà. Hai khu vực còn lại là cửa chính (vị trí đón tài lộc, sinh khí vào nhà), phòng ngủ (nơi mỗi thành viên dành ít nhất khoảng ⅓ thời gian của mình). Vậy tại sao trong phong thủy nhà ở, nhà bếp lại có vị trí quan trọng như vậy?

Bếp được ví là “trái tim” trong toàn bộ ngôi nhà:

Bếp là “nguồn lửa” trong nhà, là nơi duy trì sự đầm ấm.

Bếp tích tụ nguồn năng lượng lớn nhất. Nguồn năng lượng từ đây lan tỏa ra toàn bộ ngôi nhà. Do đó, phong thủy nhà bếp có ảnh hưởng lớn đến vận khí trong nhà.

Bếp tỏa ra năng lượng Hỏa – được coi là khí dương. Khí dương sẽ giúp ngôi nhà luôn tràn ngập sức sống.

Bếp có nhiều ảnh hưởng đến lối sống, sức khỏe:

Bếp là nơi nấu ăn. Các bữa ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các thành viên.

Đây là khu vực sinh hoạt chung và là nơi sum vầy của gia đình. Chính vì vậy, việc bố trí bếp ảnh hưởng lớn đến lối sống thường ngày.

Phong thủy nhà bếp có ảnh hưởng đến sự yên ấm, thịnh vượng của cả gia đình

2. Cách bố trí nhà bếp theo phong thủy

2.1. Hướng bếp

Hướng bếp trong phong thủy được quy định là hướng lưng người nấu. Hướng bếp có ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông vận khí và năng lượng từ bếp ra các không gian.

Hướng bếp phải tuân theo quan niệm “tọa hung hướng cát”. Điều này có nghĩa là bếp được đặt ở hướng đại hung nhưng lại hướng về phía đại cát.

Mỗi gia chủ thuộc cung mệnh tương ứng với năm sinh Âm lịch của mình. Mỗi cung mệnh tương ứng với 8 hướng. Trong đó, có 4 hướng đại cát và 4 hướng đại hung:

Hướng tốt (đại cát): hướng Sinh Khí, hướng Thiên Y, hướng Diên Niên và hướng Phục Vị.

Hướng xấu (đại hung): hướng Tuyệt Mệnh, hướng Họa Hại, hướng Lục Sát và hướng Ngũ Quỷ.

Ngoài ra, còn một số lưu ý về hướng bếp như sau:

Bếp không được hướng về phía cửa chính hay cửa sổ. Những luồng không khí từ hai vị trí này sẽ khiến ngọn lửa trong bếp suy yếu hoặc tắt.

Tuyệt đối tránh hướng bếp ngược hướng với hướng nhà.

Bếp không nên được đặt ở vị trí phía Nam ngôi nhà. Phía Nam được coi là hướng của hành Hỏa, lửa góp lửa sẽ gây cháy lớn.

Bắc là hướng thuộc Thủy mà Thủy lại khắc Hỏa. Do đó, bếp đặt ở hướng Bắc là một trong những điều không nên.

Hướng bếp ảnh hưởng lớn đến sự lưu thông vận khí và năng lượng trong nhà

2.2. Bố trí nội thất bếp khoa học

Để đảm bảo phong thủy, trước hết không gian trong bếp phải được sắp xếp thật khoa học và gọn gàng. Giữ cho bếp luôn sạch sẽ, giúp nguồn năng lượng tốt được lưu thông dễ dàng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Đồ đạc, vật dụng cũng nên tuân theo một số nguyên tắc bố trí nhà bếp như sau:

Vị trí bếp nấu phải được dựa vào tường. Ngược lại, bếp nấu không có điểm tựa sẽ dễ gây tiêu hao năng lượng, tài sản.

Ba vật dụng không thể thiếu trong bếp là bếp nấu, tủ lạnh và bồn rửa. Tuy nhiên, bếp thuộc Hỏa trong khi tủ lạnh thuộc Kim và bồn nước thuộc Thủy. Hỏa không hợp cả với Kim và Thủy. Do đó, 3 vật này không nên được đặt gần nhau. Tốt nhất là vị trí của chúng nên được hợp thành một hình tam giác.

Cửa tủ lạnh không nên ở vị trí đối diện với bếp nấu. Tủ lạnh được coi là nơi tích trữ, lưu giữ của cải. Nếu đối diện với Hỏa sẽ dễ bị thiêu rụi. Hơn nữa, về mặt khoa học, hơi lạnh từ tủ lạnh và hơi nóng từ bếp sẽ xung đột, khiến tiêu hao năng lượng của cả 2 vật dụng.

Sắp xếp nội thất trong bếp khoa học đảm bảo về cả mặt phong thủy và tiện nghi sử dụng

2.3. Đặt vị trí bếp hợp phong thủy

Bếp được coi là nơi thể hiện tình hình tài chính của gia đình. Do đó, nơi này nên được đặt ở phía sau nhà và ở chỗ kín. Điều này giúp gia đình không bị “nhòm ngó” và không bị thất thoát của cải.

Bếp nên được đặt ở vị trí góc nhà nhưng phải tuyệt đối tránh góc nhọn chĩa thẳng vào bếp.

Bếp tuyệt đối không được đặt ở trung tâm trong nhà.

Bếp không được dựa vào nhà vệ sinh hoặc đối diện nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh thuộc Thủy, sẽ khiến Hỏa trong bếp suy yếu. Đồng thời nơi đây có nhiều uế khí, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bếp không được đặt đối diện phòng ngủ hoặc ở phía dưới phòng ngủ do phòng ngủ cần sự yên tĩnh. Trong khí đó, bếp lại là nơi lưu thông năng lượng rất lớn và phát ra năng lượng hỏa. Điều này sẽ khiến không gian phòng ngủ bị xáo trộn.

Aro Bùi – Ban biên tập Môi giới cá nhân

Phong Thủy Nhà Vệ Sinh Và Nhà Bếp Để Được May Mắn, Tài Lộc

Cập nhật lần cuối vào 05/10

Với diện tích nhỏ hẹp, cách bố trí nhà vệ sinh cạnh bếp thường không mang lại giá trị phong thủy cho gia đình. Vậy nên, để hóa giải bạn cần chú ý những nguyên tắc về cách bố trí sau để không hao tài, hao của làm thất thoát tài lộc và vận may của mình.

Phong thuỷ nhà bếp đối điện nhà vệ sinh

Một trong những điều cấm kị đầu tiên trong thiết kế nhà vệ sinh cạnh bếp đó là tránh không sắp xếp căn bếp đối diện với với phòng vệ sinh. Bởi vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, nơi các thành viên trong nhà nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi nhiều vi trùng. Vì vậy sắp xếp 2 căn phòng này ở đối diện nhau sẽ không hợp về phong thủy và dễ gây bệnh đường ruột cho các thành viên trong gia đình.

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc, do bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 căn phòng này đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng, gia đình hay xảy ra bất hòa. Nếu trong nhà đã sắp xếp thiết kế đặt bếp và nhà vệ sinh không hợp phong thủy thì gia chủ cũng có phương pháp hóa giải theo phong thủy bếp và nhà vệ sinh như sau: Tại cửa bếp hoặc của nhà vệ sinh gia chủ có thể lựa chọn treo tấm mành hoặc đặt tấm bình phong sẽ hóa giải được sự xung khắc giữa hai luồng khí.

Tránh thiết kế cửa nhà bếp đối diện cửa chính

Theo quan niệm phong thủy: cửa đối cửa là điều tối kỵ cần phải tránh, do vậy cửa bếp cũng không nên quay thẳng ra cửa trước hoặc cửa sau của ngôi nhà, đó là hướng hao tài, hao của vì lộ táo khẩu, làm thất thoát tài lộc và vận may của gia chủ. Hơn nữa, trên thực tế việc thiết kế cửa bếp đối diện với cửa chính hoặc cửa sau cũng khiến cho gia chủ mất đi sự tự nhiên, kín đáo cần thiết trong khi ăn uống. Bạn có thể tham khảo những mẫu cửa gỗ công nghiệp đẹp đang bán chạy nhất hiện nay.

Thiết kế phòng bếp cạnh nhà vệ sinh theo phong thủy

Khi đặt bếp cạnh nhà vệ sinh, hãy chú ý đến việc thiết kế cho nhà bếp và cả nhà vệ sinh thật đơn giản. Bỏ qua những chi tiết rườm rà nhằm tối ưu không gian mà vẫn đảo bảo đầy đủ các công năng sử dụng cơ bản. Tránh việc tạo ra quá nhiều góc khuất, cạnh thừa, những khoảng chết về không gian. Song song với đó, việc lựa chọn màu sắc trang trí nhà vệ sinh cũng cần được quan tâm. Nên chọn với các màu như: nâu, xám, không nên lạm dụng quá nhiều màu trắng và các màu nóng.

Không thiết kế bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà

Còn phòng bếp, trong phong thủy cũng không được để ở vị trí chính giữa ngôi nhà, lý do là khi nấu nướng sẽ gây tiếng ồn, rồi cả mùi dầu mỡ sẽ bay khắp các phòng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Vì vậy tốt nhất không nên thiết kế bếp ở chính giữa ngôi nhà. Vị trí trung tâm của ngôi nhà cần thiết kế sao cho yên tĩnh và đẹp mắt nhất , vì nơi này là điểm nhấn quan trọng cho cả căn nhà, nên sắp xếp đẹp nhất để làm cho cả căn nhà thoáng đãng và lạ mắt hơn. Nhà bếp và nhà vệ sinh tuyệt đối không đặt giữa nhà để làm ảnh hưởng đến phong thủy cả ngôi nhà.

Cùng làm mới ngôi nhà với: 4 xu hướng các loại la phông trần nhà đẹp và thông dụng nhất năm 2018

Sử dụng vách ngăn thay tường giúp tiết kiệm không gian bếp và nhà vệ sinh

Nếu diện tích quá chật không thể xây tường ngăn cách, riêng đối với trường hợp này chúng ta nên sử dụng vách ngăn cố định nhằm ngăn chặn sự đối đầu giữa nước và lửa, và không cho nước, lửa gần nhau, xâm phạm nhau, giảm hung tăng cát cho ngôi nhà. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự thịnh vượng, cân bằng khí trong ngôi nhà. Bạn có thể sử dụng vách ngăn vệ sinh vừa tiện lợi, hợp phong thủy mà không làm phá vỡ cấu trúc ngôi nhà.

Hoặc bạn có thể sử dụng vách ngăn kính sẽ giúp không gian rộng hơn, không bị cản tầm, thường an toàn và thẩm mỹ cao, không gây nguy hiểm khi bị vỡ, thiết kế tấm plastic ở giữa giúp các mảnh vỡ của kính bám dính nên mảnh vụ không bị bắn linh tinh khi bị vỡ, tạo sự sang trọng, rộng rãi hơn cho căn phòng.

Nếu bạn thích thiết bị nội thất gia đình đều bằng gỗ thì sản phẩm vách ngăn vệ sinh MFC được sản xuất với bề mặt trơn, có khả năng chống chịu ẩm tốt, có nhiều mẫu mã phù hợp cho từng nhu cầu và sở thích của khách hàng, sản phẩm dễ lau chùi và vệ sinh, bạn có thể lau chùi khi sử dụng hóa chất tẩy rửa mà không sợ ảnh hưởng đến sản phẩm theo thời gian.

Một số điều cần lưu ý khác trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Phòng vệ sinh được coi là nơi chứa nhiều cặn bã, chất thải, nói theo cách nói trong phong thủy là nơi ô uế cần phải che đậy hoặc đóng kín. Hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, ẩm mốc, mùi… thật không thoải mái khi bạn phải nấu ăn kề cạnh khu vực dễ gây bệnh như vậy. Do đó, để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng, sạch sẽ và hợp vệ sinh, bạn nên:

+ Đóng cửa toilet khi không sử dụng: Điều này giúp bạn ngăn chặn mùi hôi từ phía nhà vệ sinh bốc ra, ngăn chặn các dòng khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Đối với khu vực bếp ăn: Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo và trong tình trạng… sạch bóng. Bởi đây là khu vực ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mọi vị trí trong khu bếp là cách để bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và môi trường xung quanh.

+ Chén đũa, dụng cụ nấu ăn nên rửa luôn sau khi ăn, không nên để quá lâu, vi khuẩn sẽ nhanh chóng hoạt động và để lâu một số thức ăn thừa còn đọng lại sẽ bị ôi thiu, tạo mùi khó chịu và cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.

+ Không cho trẻ nhỏ vui chơi trong khu vực nhà bếp để tránh chạm phải những thiết bị điện, bếp từ, bình ga, quạt thông gió, vòi nước, hoặc khu vực để đồ dễ vỡ như cốc chén, bát đĩa…

Phong Thủy Nhà Bếp Đón Tài Lộc Vào Nhà

NHAXUAN.VN – Khi thiết kế Phong thủy cho một ngôi nhà, gian bếp là một trong những không gian được coi trọng hàng đầu. Xét về công năng sử dụng, bếp là nơi chế biến đồ ăn thức uống để tạo ra năng lượng sống cho gia chủ, ăn uống tốt không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn góp phần duy trì nề nếp, đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bếp đặt không chuẩn Phong thủy, gia chủ không những gặp khó khăn về tiến bạc mà sức khỏe của mọi người, nhất là người nữ trong nhà sẽ bị ảnh hưởng !

Phòng khách theo chuẩn Phong thủy (báo TBKTSG)

Phong thủy phòng thờ – góc tâm linh của người Việt (báo TBKTSG)

Những tranh cãi về hướng bếp ?

Các tài liệu Phong thủy cổ xưa cho rằng hỏa môn tức cửa miệng lò đuợc tính là huớng bếp. Cũng vì thế mà nhiều người coi hướng bếp là hướng của đường đưa nhiên liệu vào. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay nhiều kiều bếp mới ra đời như bếp ga, bếp, điện, bếp từ…với những nguyên lý sử dụng rất khác nhau. Gặp những trường hợp này, gia chủ sẽ rất khó khăn để tìm ra một hướng bếp đúng cho nhà mình. Xuất hiện quan niệm tính hướng bếp là hướng của nút vặn công tắc của bếp ga. Nhưng khi gặp trường hợp nút điều khiển nằm ngay trên mặt bếp hướng thẳng lên trời hoặc với những loại bếp từ, bếp điện thì lại chưa tìm được lời giải thích hợp lý.

Để có được lý giải chuẩn xác nhất về hướng bếp, chúng ta cần hiểu nguyên tắc chung nhất. Đó là lý thuyết về khí. Trong Phong thủy, khí tạo ra do sự vận động tương tác của con người, bếp được nạp khí chính là do thao tác nấu ăn của gia chủ. Vì vậy hướng bếp chuẩn nhất phải tính theo hướng nhận thao tác từ người nấu. Như vậy hướng bếp sẽ luôn là hướng ngược với mặt người nấu hay là hướng lưng của người nấu. Khi đã nắm bắt rõ nguyên tắc chung về hướng bếp thì dù bất cứ các loại bếp nào, dù bếp ga hay bếp từ, dù hồng ngoại hay bếp than, dù truyền thống hay hiện đại, ta vẫn có thể tìm ra hướng bếp dễ dàng.

Bếp nên “tọa cát” hay “tọa hung” ?

Những tài liệu Phong thủy cổ xưa như Bát trạch minh cảnh đưa ra nguyên tắc bếp phải “tọa hung hướng cát”, tức là bếp nấy phải nằm ở phương vị xây và quay về hướng tốt. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm này cần phải có những điểu chỉnh cho phù hợp.

Thời văn minh nông nghiệp, con người thường sử dụng các nhiên liệu như rơm rạ, than, củi để đun nấu nên khu bếp thường là nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm. Khi đó đặt ở những vị trí xấu là rất hợp lý. Trong phong thủy thì những nơi mang nặng lượng xấu phải đặc đặt ở cung xấu của gia chủ để “dĩ độc trị độc”!

Tuy nhiên, hiện nay, trong xã hội văn minh, khu bếp đã khác rất nhiều so với trước. Khu bếp không còn ô nhiễm như xưa mà rất sạch sẽ, gọn gàng. Vì vậy đặt bếp ở những phương vị tốt, tức bếp cần “tọa cát hướng cát” sẽ hợp lý hơn. Ngoài ra nhất nhất phải đặt ở nơi vượng khí thì mới thịnh vượng, làm ăn trường tiến được. Nếu có thể đặt ống khói hay hút mùi tại phuơng vị xấu của căn nhà để “lấy hung chế hung”.

Một số kiêng kỵ trong gian bếp

Một khu bếp tốt theo Phong thủy trước hết cần phải “tàng phong tụ khí”. Vì thế nếu bếp đặt ngay thẳng cửa chính là không lành. Trường phái Dương trạch tam yếu có viết: “Khai môn kiến táo, tiền tài đa hao (mở cửa nhìn thấy bếp, tiền tài hao hụt nhiều) Ngoài ra Phong thủy còn quan niệm nếu bếp trực xung với cửa chính sẽ dễ tạo cho người ở những thói quen không tốt như hay rượu chè, trẻ con hay ăn, lười học. Thông thường, để không bị “lộ táo”, các chuyên gia Phong thủy thường khuyên gia chủ bố thường bố trí bếp ở gian sau của căn nhà và dùng vách ngăn hoặc quầy bar vừa để che chắn bếp tránh lộ táo, vừa tạo điểm nhấn sinh động cho không gian nấu nướng.

Bếp tượng trưng cho hành Hỏa vì vậy khi thiết kế bếp nên tránh đặt đối diện với chậu rửa, tủ lạnh, máy giặt…chứa nhiều thủy khí. Thủy hỏa tương xung dễ ảnh hưởng đến hòa khí trong nhà.

Bếp là nơi nấu nướng phát sinh nhiệt nên rất nóng bức. Khi đun nấu, bếp còn tỏa ra mùi thức ăn, khói dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy nếu được cần tránh để bếp bên cạnh hoặc trực diện với cửa phòng ngủ tránh ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi. Ngoài ra đối với nhà cao tầng tránh kê giường ngủ thẳng ngay trên bếp nấu dễ làm cho người ngủ bồn chồn không yên, dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy.

Để đảm bảo vệ sinh cho bữa ăn hàng ngày, cần giữ khu bếp luôn sạch sẽ gọn gàng. Bếp đối diện với cửa vệ sinh, áp lưng vào nhà vệ sinh hoặc đặt phía dưới nhà vệ sinh đều chưa chuẩn. Những khí xú uế của nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến đồ ăn khi đun nấu về lâu dài không tốt cho sức khỏe mọi người.

Khi thiết kế bếp cần tránh để sát khí từ các gón nhọn chiếu vào bếp. Ngoài ra những dụng cụ sắc nhọn như dao kéo nên đựng trong hộp tránh để lộ ra bên ngoài. Bếp cũng cần tránh đặt dưới các thanh dầm hoặc dưới gầm cầu thang khiến chi khí bị đè nén sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, công việc kinh doanh cũng dễ bị bế tắc, không hanh thông.

Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương

Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương tư vấn về Phong thủy nhà bếp

Phòng khách theo chuẩn Phong thủy (báo TBKTSG)

Phong thủy phòng thờ – góc tâm linh của người Việt (báo TBKTSG)

3 Lưu Ý Khoa Học Và Phong Thủy Mái Nhà Quan Trọng

Tầm quan trọng của mái nhà trong thiết kế

Trong phong thủy nhà ở, mái nhà thường được coi là nơi tụ khí, ảnh hưởng đến cả gia đình trong quá trình sinh sống. Mái nhà là quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống các thành viên. Vì thế, mái nhà thiết kế phù hợp không chỉ khiến căn nhà thêm đẹp hơn mà còn đem lại sự thư thái, an lành cho cả gia đình bạn. Do đó, những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.

Những lưu ý khoa học khi thiết kế mái nhà

Mái nhà trong kiến trúc ngày nay rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao nhưng dù thiết kế theo phong cách nào thì chúng ta vẫn luôn luôn lưu ý đáp ứng 3 chức năng quan trọng của mái nhà trong phong thủy: “Bài thủy – cách nhiệt – triệt lôi”.

1. Yếu tố bài thủy

Để mái nhà vững chắc trong mùa mưa gió của miền nhiệt đới xưa ông cha ta thường dùng rơm rạ để làm mái vì đây là chất liệu ngậm nước và khả năng thoát nước mạnh. Nhưng ngày nay để làm mái, con người có nhiều sự lựa chọn về vật liệu như tôn, ngói, tấm lợp sinh thái….Dù là nguyên liệu gì thì mái vẫn phải đảm bảo độ dốc để thoát lượng nước càng nhanh càng tốt.

2. Yếu tố cách nhiệt

Ngoài việc an toàn vào mùa mưa thì mái cần tạo cho không khí mát mẻ những ngày hè nóng bức; đây cũng là lý do người xưa thường dùng rơm rạ. Do vậy, theo mục đích sử dụng mà ta cần lựa chọn những vật liệu thích hợp: mái để ở nên dùng ngói, hoặc tôn cách nhiệt hoặc tấm lợp sinh thái…

3. Yếu tố triệt lôi của ngôi nhà

Những kiêng kị phong thủy và cách khắc phục với từng loại hình mái nhà:

1. Nóc mái hình tam giác

Với mái hình tam giác lại có độ dốc quá lớn dễ làm cho khí trong và ngoài nhà biến đổi dị thường. Bởi vậy, cách khắc phục tốt nhất là cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mới nghiêng ra ngoài, như vậy vừa đẹp lại vừa phù hợp với yêu cầu phong thủy.

2. Mái dốc về một phía

Kiểu mái này dễ làm cho ánh nắng chiếu dọi vào trong nhà, làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ khí của cơ thể người. Khắc phục bằng cách nâng cao một mái lên cách mặt là 3m và ở phía bên kia nên thiết lập mái mới, dài 3m là lý tưởng nhất.

Ngày nay, nhiều người thường thiết kế kiểu mái này để tận dụng làm sân thượng, đồng thời làm sân phơi hoặc hóng mát buổi tối. Vì là mái bằng phẳng nên truyền nhiệt khá nhanh, khiến không khí trong nhà luôn nóng bức về mùa hè và lạnh lẽo về mùa đông, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bên trong. Khắc phục bằng cách: nếu mái gỗ thì nên nâng cao nền, nếu giấy dán tường trong nhà là loại plastic thì nên đổi bằng vải hoặc ốp ván mỏng; nếu nhà kiểu Tây hoặc biệt thự, có thể bóc gõ những vật liệu hợp chất hóa học, vật liệu tổng hợp kiểu mới ra ốp bằng ván gỗ mỏng lên tường, mặt nền nên lát bằng gỗ dày sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, ấm áp hơn.

4. Mái giữa cao hai bên thấp

Mái nhà này lồi lõm không bằng phẳng, tốc độ nước mưa xối xuống nhanh và mức độ xâm thực của nước cũng tăng, vật liệu chóng mục và chỗ tiếp giáp của mái cũng bị ảnh hưởng không tốt. Khi lựa chọn dùng loại mái này, cần phải chú ý tới việc lắp đặt vật liệu xây dựng có chất lượng tốt.

Mái nhà cao có vai trò rất quan trọng trong việc tránh nước mưa và gió. Do đó, khi xây mái nhà nhất định phải biết sự cần thiết, phải xây mái cao và chú ý đến chất liệu làm mái nhà. Hiện nay có rất nhiều vật liệu xây dựng, độ nghiêng dốc của mái nhà cũng phải phụ thuộc vào chất liệu xây dựng. Chất liệu làm mái cũng nên lựa chọn những loại thuộc về thực vật có chứa nước như rơm rạ, cỏ, cỏ tranh, tấm ván… Độ nghiêng của mái nhà phải lớn mới có thể chống nước mưa dễ dàng. Nếu dùng ngói thì phần ngói xếp đè lên nhau phải lớn để tránh nước mưa chảy ngược lại hoặc bị gió lật ngược. Ngoài ra, cũng có thể dùng tấm thép, tấm nhôm để lợp mái nhà, có điều giá thành cao hơn.

Bất kể mái nhà làm bằng chất liệu gì, có hình dạng như thế nào thì việc chống mưa dột, gió lùa là điều rất quan trọng. Bởi thế cần phải sớm sửa chữa phần mái bị dột nước mưa để giảm bớt nguy hiểm. Trong sách cổ xưa người ta gọi là “vị vũ trù mưu”.

Nhà bị dột nước hay mái trên ngói nhà không chắc chắn là dấu hiệu người trong nhà bị bệnh tật, cần phải cẩn thận. Mái nhà không chắc chắn thể hiện ngôi nhà đã quá cũ.

Mái nhà là bộ phận quan trọng và nổi bật của mỗi nhà; nếu mái nhà bị dột mưa hay ngói trên nhà không chắc chắn là do thiếu tu sửa. Hơn nữa nhà bị dột sẽ dẫn đến tai họa liên tiếp, bởi thế người ta có câu: “nhà dột do gặp nhiều mưa liên tiếp, thuyền hỏng do nằm ở đầu gió”.

Nhà Sang luôn muốn lắng nghe ý kiến khách hàng để dựa trên chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm lâu năm để đưa ra những tư vấn hợp lý nhất cùng với khách hàng kiến tạo nên không gian sống lý tưởng mang đậm phong cách, cá tính riêng từng chủ đầu tư.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí tận tình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Nhà Bếp Và 3 Điều Cần Lưu Ý Để Tài Lộc Đầy Nhà trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!