Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Sân Vườn: Nguyên Tắc Thiết Kế Và Những Điều Kiêng Kỵ # Top 4 View | Hartford-institute.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Sân Vườn: Nguyên Tắc Thiết Kế Và Những Điều Kiêng Kỵ # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Sân Vườn: Nguyên Tắc Thiết Kế Và Những Điều Kiêng Kỵ được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phong thủy nói chung là một học thuyết cổ đại được cho rằng bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó, học thuyết này được lan truyền rộng rãi và phổ biến ở các nước Á Đông nói chung và cả Việt Nam nói riêng. Về ý nghĩa, “phong” tức là gió, không khí lưu thông và chuyển động. Còn “thủy” là nước (dòng nước) tượng trưng cho địa thế. Tuy nhiên phong thủy gộp lại thì không phải là từng yếu tổ đơn lẻ mà là tổng hợp rất nhiều yếu tố về địa thế, hướng, không khí xung quanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Bố trí hướng sân vườn theo phong thủy

Hướng sân vườn được hiểu đơn giản là hướng chính mà người ta đi tới khuôn viên sân vườn đó. Mỗi một hướng sẽ có ý nghĩa khác nhau và thu hút, mang tới những nguồn năng lượng có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Theo phong thủy, các không gian sân vườn có thể bố trí theo các hướng tốt sau đây:

– Hướng Đông: là hướng mặt trời mọc nên mang vận khí khá tốt lành. Nếu làm sân vườn theo hướng này cần chú ý sự thống thoáng để thu hút năng lượng tốt, giúp gắn kết tình thân trong gia đình và nâng đỡ các mối quan hệ ngoài xã hội.

– Hướng Nam: là hướng tốt nhất trong 4 hướng chính khi chọn là hướng chính bước vào sân vườn. Vì đây là hướng cát giúp mang lại nhiều năng lượng tích cực và may mắn cho gia chủ. Lối vào sân vườn theo hướng này không cần quá rộng nhưng vẫn cần đủ sự thông thoáng nhất định. Nếu không có điều kiện hoặc không thể làm theo hướng này thì gia chủ có thể tham khảo việc bố trí tượng chim phượng hoàng để thu hút dương khí cho công trình.

Hướng sân vườn theo sơ đồ bát quái

Trong phong thủy cho sân vườn, hướng sân vườn tốt nhất là hướng Nam. Nhưng để tạt được sinh khí cực thịnh thì hướng chính này cần được xác định trúng với hướng của cung danh vọng. Sau khi xác định hướng sân vườn, đặt sơ đồ bát quái đồ lên trên bản vẽ sân vườn sao cho hướng của “cung danh vọng” của bát quái đồ trùng với hướng sân vườn. Sau đó sẽ xác định được hướng và ý nghĩa của các cung vị còn lại. Điều này tương ứng với từng lĩnh vực sinh hoạt khác nhau của mỗi gia đình.

– Cung danh vọng: Đây là nơi lý tưởng, phù hợp để tiếp đãi khách khứa hoặc trồng các loại hoa để tạo ấn tượng. Không nên sử dụng khu vực này vào bất kỳ việc gì mang tính cá nhân, riêng tư cần sự yên tĩnh.

– Cung gia đạo: Với các gia đình có trẻ nhỏ, đây là góc thích hợp dành cho các bé vui chơi, hoạt đông. Khuyến khích bố trí một bãi cỏ rộng với thiết bị vui chơi và các tiểu cảnh thiết kế trẻ trung.

– Cung tri thức: Phần sân vườn thuộc cung này thích hợp là nơi đọc sách, học hành và các hoạt động phát triển cả trí tuệ lẫn tâm hồn.

– Cung quan hệ: Thích hợp trồng các cây lâu năm, cây ăn quả hoặc là nơi sẻ chia, tâm tình gắn kết quan hệ của các thành viên trong gia đình.

– Cung sức khỏe: Là nơi rất lý tưởng để thư giãn, nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau những lúc làm việc căng thẳng, mệt moi. Nơi đây nên kết hợp đặt các tiểu cảnh nước: hồ cá, tác nước hay đài phun nước.

– Cung hoan hỷ: là khu vực vui trơi giải trí. Ở đây có thể đặt bàn trà, bàn tiếp khách để tiếp đãi bạn bè. Hoặc có một cách bố trí khác là làm hồ tắm lộ thiên.

Trước khi bắt tay vào thi công sân vườn thì cần trải qua công đoạn là lên ý tưởng hoặc thiết kế. Để không phạm phải những điều tối kỵ, thiết kế sân vườn theo phong thủy cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Với mọi công trình, sân vườn phía trước được coi như hướng của năng lượng dương. Và ngược lại sân vườn phía sau là biểu trưng của năng lượng âm. Cân bằng được năng lượng âm dương với toàn bộ công trình là rất quan trọng. Bất cứ ai cũng đều muốn gia đình có nhiều năng lượng đương, sinh khí tốt. Điều này đồng nghĩa với không gian mát mẻ, sáng sủa, cây cối tươi tốt và mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thư thái.

Cổng nên được thiết kế cân xứng với kiến trúc của ngôi nhà. Cổng không nên quá rộng để tránh việc các luồng khí tràn vào quá nhanh. Cũng không nên bố trí cổng quá hẹp để ảnh hưởng đến việc tụ khí, khí xấu quẩn trong nhà không thoát ra được. Hướng mở cổng nên là hướng vào bên trong.

Thiết kế hàng rào không nên quá gần hoặc quá cao cao, đặc biệt không được cao hơn so với công trình chính. Vì theo quan niệm phong thủy, thì điều này sẽ tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về năng lượng. Đây là hướng vào nhà của âm khí, không tốt cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Hàng rào nên được bố trí có chiều cao đồng đều. Khi làm hàng rào hoặc tường rào có hình sắc nhọn thì lưu ý không để các hướng nhọn dâm thẳng vào trong hay ngoài nhà. Điều này vừa nguy hiểm vừa tạo ra nguồn sát khí không tốt cho không gian sống.

Với sự sáng tạo không ngừng và sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì người ta càng ngày càng nghĩ ra nhiều loại phụ kiện và vật trang trí cho không gian sân vườn. Một số phụ kiện sân vườn có sẵn và rất dễ tìm mua như: các loại đèn sân vườn, tượng, bình gốm… Hoặc tham khảo một số vật trang trí khác rất dễ thực hiện như chậu hoa, giỏ hoa treo tường hoặc giàn cây leo cũng rất phù hợp.

Một số gợi ý trang trí được nhiều người ưa chuộng như:

– Đặt tượng hoặc làm phù điêu hình sếu, rùa hay hươu trong vườn để mong muốn sức khỏe, tuổi thọ kéo dài.

Để hạn chế tối đa những điều không đúng theo phong thủy làm tiêu hao tài lộc, sức khỏe, may mắn, khi thiết kế cảnh quan sân vườn hay bố trí thi công tiểu cảnh, các gia chủ cũng cần phải biết và tránh một số điều kiêng kỵ sau:

– Phía trước nhà không nên trồng cây to đơn độc mà hãy trồng cây theo cặp cân đối hoặc theo số lẻ khoảng 3 – 5 – 7 cây.

– Không nên trồng cây mang nhiều âm khí như: bách, đa, liễu, thiên điểu…mà thay vào đó nên trồng các loại cây bổ trợ tăng cường dương khí như: cau, dừa, cam, chanh…

– Trong khu vườn nên hạn chế sử dụng các loại đá lởm chởm, có cạnh sắc nhọn, vừa nguy hiểm lại có thể gây xui xẻo và ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Ngoài ra không nên đặt các tảng đá to sát nhà để tránh việc đè nặng lên tinh thần của các thành viên trong gia đình.

– Hạn chế tối đa sử dụng đá vôi để trang trí cảnh quan sân vườn, tiểu cảnh. Bởi đá vôi sẽ tích tụ nhiều âm khí, tà khí dẫn đến hậu quả gia đình lục đục ly tán, kiện tụng.

– Hóa giải vận đen bằng sư tử đá đặt trước sân nhà. Điều này cần tính toán cẩn thận về hướng, mệnh của gia chủ. Nếu thuận lợi sẽ giúp đón tài lộc, còn không hợp thì sẽ rước họa vào nhà.

Huyền Vũ với biểu tượng là con rùa, thể hiệu của việc có quý nhân, người giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Hoặc cũng có thể là phù trợ cho gia chủ tạo nên công danh sự nghiệp vẻ vang, con đường thăng tiến vượt bậc.

Theo nguyên tắc phong thủy căn bản thế Huyền Vũ mang ý niệm là “ỷ sơn, hướng hải” hiểu đơn giản tức là “tựa núi, nhìn sông”. Trong đô thị hiện đại, nhà cao tầng sẽ được xem như những ngọn núi và những con đường sẽ được ví như những dòng sông. Mặt tiền của mỗi ngôi nhà đều hướng ra phía đường. Nếu mặt sau không có núi, các công trình cao tầng khác thì công trình của bạn đang thiếu Huyền Vũ.

– Thế đất của vườn sau phải bằng hoặc cao hơn thế đất ở sân phía trước. Tối kỵ việc đào hố sâu hoặc có cống lớn phía sau nhà.

– Xây tường hoặc trồng cây cao phía mặt sau công trình

– Bố trí đắp mô đất hình mai rùa hoặc đặt một con rùa đá hoặc tượng rừa bằng gốm, sành để làm biểu trưng của Huyền Vũ

– Trường hợp cuối là nuôi và chăm sóc một con rùa, chỉ 1 con là đủ trong ngôi nhà của mình.

Tổng kết về phong thủy sân vườn

Đây là một lĩnh vực và yếu tố khá phức tạp cần được nghiên cứu kĩ và tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin. Các thông tin tư vấn phía trên đã được sân vườn Á Đông tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm và ý kiến phân tích của các chuyên gia hàng đầu. Mỗi công tình, mỗi gia chủ sẽ có những phân tích chuyên sâu hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0913.134.903 để được tư vấn tận tình nhất.

Công ty kiến trúc phong cảnh Á Đông vẫn đã và đang là đơn vị có sự uy tín hàng đầu trong thiết kế thi công sân vườn và các giải pháp cảnh quan sân vườn. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án từ cá khu đô thị lớn, đẳng cấp như Vinhomes, Ecopark, Ciputra…. đến các chung cư cao cấp hay nhà ở riêng lẻ. Sự tin tưởng và hài lòng của quý khách hàng là động lực và niềm vinh dự của đội ngũ nhân sự tại Sân vườn Á Đông.

Phong Thủy Bếp Và Những Điều Kiêng Kỵ

Theo phong thủy nhà ở, nhà bếp là trái tim của cả căn nhà, nơi khởi tạo ra nguồn năng lượng hỏa, có thể tiêu diệt các năng lượng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không đặt bếp đúng vị trí phù hợp với phong thủy chung của ngôi nhà, thì năng lượng, sinh khí cũng như vượng khí của ngôi nhà sẽ bị phá hủy. Chính vì vậy, gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến bố cục phong thủy bếp để lưu giữ tài vận cho gia đình.

Những chất liệu và vật dụng kiêng kỵ trong phong thủy bếp

Theo quan niệm Ngũ hành, phong thủy nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa. Đặc điểm của Hỏa là mang lại năng lượng tích cực, tiêu biểu như ánh sáng, hạnh phúc hoặc cảm xúc mạnh mẽ, sự bùng nổ và bạo tàn. Mặt trái của Hỏa là tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh. Chính vì thế, nếu bếp mang tính Hỏa quá mạnh sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hòa khí gia đình.

Không ít người ưa thích việc trang trí bếp bằng tranh ảnh, cây cối, nội thất bằng gỗ… Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc này có thể làm tăng ngũ hành Hỏa quá mức, vô tình tạo điều kiện cho các cuộc cãi vả, sứt mẻ tình cảm, rạn nút mối quan hệ trong gia đình. Theo mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, Hỏa được sinh ra do Mộc. Hãy nhớ kỹ câu này: “Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ”, không nên sử dụng quá nhiều vật dụng, nội thất bếp có chất liệu gỗ để làm tăng tính Hỏa. Thay vào đó, gia chủ nên sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác nhau để vượng hòa khí, kìm hãm sự bộc phát của Hỏa.

Hướng đặt nhà bếp theo phong thủy bếp

Theo “Bát trạch minh kính” – bộ sách cổ rất nổi tiếng về phong thủy: “bếp đặt lên mệnh Mộc hướng dữ thì lành, đặt lên mệnh Mộc hướng lành thì dữ”. Ngoài ra, theo một số quan niệm phong thủy xưa, thì phong thủy nhà bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung, hướng cát”, nghĩa là đặt bếp ở hướng dữ nhìn về hướng lành là tốt. Như đã nói ở trên, nhà bếp thuộc Hỏa, nên nếu đặt bếp ở hướng “hung” sẽ có tác dụng trấn áp năng lương tiêu cực, mang sinh khí đến cho ngôi nhà, đúng như ý lâu nay dân gian ta thường nói: “gặp dữ hóa lành”.

Hỏa khí từ nhà bếp có thể áp chế những luồng khí không tốt đến từ bên ngoài, đồng thời cũng có tác dụng điều hòa những luồng khí tốt nhằm cải thiện khí vận toàn căn nhà một cách hiệu quả. Theo thuyết phong thủy nhà ở, Hỏa khí có thể xua tan mọi thứ xấu và chỉ để lại những điều tốt đẹp.

Phong thủy bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”

Trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông là hướng tốt nhất cho phong thủy bếp. Bên cạnh đó, còn có các hướng như Đông Bắc, hướng Nam và chính Tây. Các hướng ngoảnh lưng lại với hướng chính căn nhà được xem là hướng tối kỵ để đặt bếp.

Ngoài ra, có một điều gia chủ cũng cần phải lưu ý để không áp dụng hướng bếp một cách máy móc:

Cửa phòng bếp phụ thuộc vào cửa chính của căn nhà (ví dụ như Đông cục hay Tây cục), do đó cửa nhà hướng nào thì đặt cửa bếp hướng nấy.

Hướng bếp là hướng lưng người nấu, người nấu sẽ quay lưng về hướng nào thì đó chính là hướng bếp. Người Đông mệnh thì bếp thuộc Đông hướng, người Tây mệnh thì bếp phải thuộc Tây hướng. Nếu làm ngược lại, người nấu sẽ hứng chịu sự xung khắc, dễ gặp bệnh tật, đau yếu…

Đặt nhà bếp hướng Đông

Các nhà phong thủy cho rằng, hướng Đông là hướng tốt nhất để đặt nhà bếp. Mặt trời mặt đằng Đông, vạn vật đều nhờ ánh nắng sớm để sinh sôi nảy nở. Đây là hướng đại cát, đại lợi. Đặt bếp ở hướng Đông, gia chủ hãy để khí vận nhà bếp thuận theo tự nhiên, tuy nhiên cần lưu ý về việc đặt các vật dụng trang trí, cũng như cây cảnh. Nếu lạm dụng, nhà bếp sẽ bị ngăn chặn luồng khí tốt từ bên ngoài vào, tạo ra bất lợi cho gia đình.

Đặt nhà bếp ở hướng Tây

Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, gia chủ không nên đặt bếp ở hướng Tây. Có 2 sự lý giải cho lời khuyên này, thứ nhất theo phong thủy nhà ở, hướng Tây thuộc Ngũ hành Kim, xung khắc với bếp vốn thuộc Ngũ hành Hỏa, không mang lại điều tốt lành cho gia chủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thứ hai, hướng Tây là hướng mặt trời lặn, vì vậy mỗi khi đến buổi chiều, ánh năng gay gắt sẽ chiếu vào căn bếp, biến khu vực bếp trở thành “một cái lò lửa” đúng nghĩa đen lẫn phong thủy.

Hỏa khí quá nhiều không những làm không khí oi bức, ngột ngạt, làm cho thức ăn dễ bị hư mà còn dẫn đến sự rối loạn trong việc cân bằng Ngũ hành và các dòng khí khiến gia đình dễ xảy ra xung đột.

Ánh sáng mặt trời lặn hướng Tây chiếu thẳng tạo thành thế “xuyên tâm sát” tối kỵ trong phong thủy bếp.

Cách hóa giải:

Nếu chẳng may phòng bếp nằm ở hướng Tây, có thể khắc phục bằng cách bày trí hoa thủy tiên hoặc các loại hoa màu vàng, đặt cạnh cửa sổ phòng bếp để ngăn chặn khí độc, ngăn cản sát khí và hút vượng khí vào nhà.

Hoặc có thể chọn một vị trí đặt bếp khác tối ưu hơn vì hướng Tây là một hướng phong thủy rất không tốt nếu đặt nhà bếp.

Đặt nhà bếp hướng Nam

Trong Ngũ hành, hướng Nam thuộc Ngũ hành Hỏa, chính vì thế nếu đặt bếp ở hướng Nam, Hỏa – Hỏa gặp nhau, Hỏa khí sẽ bị cộng dồn khiến không khí trở nên nóng bức. Điều này không đến điều tốt lành cho tài vận của gia chủ.

Cổ nhân có câu “lưỡng hỏa hỏa kiệt”, khi có hai “tinh anh” vô cùng mạnh trong nhà khiến các ngũ hành, thì dòng khí khác sẽ bị lu mờ và tan biến. Khi chỉ còn Ngũ hành Hỏa thì những bất lợi trong tài lộc, sức khỏe sẽ dần kéo đến. Đó là sự mất cân bằng, cũng là điều tối kỵ trong phong thủy bếp.

Mặt khác, quan niệm phong thủy còn cho rằng, hướng Nam sẽ khiến gia chủ bị tán lộc, tức là tiền đổ ra ngoài.

Bếp đặt hướng Nam sẽ tạo ra thế “hỏa hỏa lưỡng kiệt” làm mất cân bằng trong phong thủy bếp.Cách hóa giải:

Theo phong thủy nhà ở, gia chủ nên trồng các loại cây có nhiều lá, hoặc cây có tán lá to để che đi bớt ánh sáng, giảm sức nóng từ ánh năng chiếu vào. Qua đó giúp hóa giải thế Hỏa vượng khi bếp tọa hướng Nam. Song các loại cây này theo phong thủy còn có tác dụng lưu trữ tài lộc, ngăn chặn tình trạng hao hụt tiền tài.

Đặt nhà bếp hướng Bắc

Hướng Bắc thuộc Ngũ hành Thủy, mang đến luồng không khí mát lạnh. Nhiều người chọn cách đặt bếp ở hướng Bắc nhằm điều hòa không khí, lấy Thủy làm dịu Hỏa. Tuy nhiên, ở góc nhìn phong thủy bếp, đây là một quan niệm sai lầm. Hãy nhớ rằng, Hỏa vốn khắc Thủy, Thủy – Hỏa đi chung sẽ tạo ra sự xung đột lớn, khí vận không hài hòa, gây bất lợi cho gia chủ.

Nếu đặt bếp hướng Bắc, sự xung khắc giữa Thủy và Hỏa sẽ phá hủy khí vận của phong thủy bếp.Cách hóa giải:

Nếu gặp phải nhà bếp đặt ở hướng Bắc, gia chủ nên cân bằng lại phong thủy bếp bằng cách “nâng bên này giảm bên kia”, tức là làm tăng hỏa khí nhằm giảm bớt sự lạnh giá của thủy. Đặt thêm các chậu cây cảnh màu hồng, cam trên các tủ bếp hoặc trên bàn ăn,…

Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho phòng bếp để tránh cảm giác lạnh lẽo vì Thủy vốn tượng trưng cho phần âm.

Các vật dụng trong phòng bếp nên chọn những màu ấm áp, thuộc gam màu nóng để tăng sinh khi cho bếp.

Vị trí đặt nhà bếp cần tránh

Thông thường, tùy thuộc vào diện tích và cơ năng hoạt động của ngôi nhà mà gia chủ lựa chọn cách đặt bếp sao cho tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc bỏ qua các yếu tố phong thủy lại vô tình khiến gia chủ gặp trợ ngại, trắc trở trong cuộc sống.

Nhà bếp đặt ở vị trí trung tâm

Vị trí trung tâm của căn nhà theo phong thủy được gọi là Trung cung hoặc Thượng Tâm – nơi tập trung tất cả các nguồn năng lượng của ngôi nhà. Trung Cung là một cung bị động, cần có được sự ổn định và bình an của các luồng khí, trong khi nhà bếp là nơi có nhiều uế khí và tạp khí do chế biến thức ăn.

Việc đặt nhà bếp ở vị trí này khiến cho các dòng khi bị xáo trộn bởi hỏa khí, tạo nên những khó khăn triền miên cho gia chủ, đồng thời khiến sức khỏe yếu dần đi theo thời gian.

Đặt bếp ở vị trí trung tâm không phải là sự lựa chọn tốt cho phong thủy bếp.

Hơn nữa hai vị trí Trung Cung và Thượng Tâm cũng là nơi các dòng khí lưu chuyển qua lại với tần suất cao, vì vậy nên là nơi đặt phòng khách, nơi mà gia chủ cùng các thành viên trong gia đình lưu lại với thời gian nhiều nhất.

Hãy luôn nhớ một điều, nhà bếp không bao giờ “nên” đặt tại vị trí trung tâm.

Nếu gia chủ có điều kiện cùng diện tích nhà cho phép thì một căn bếp nên để sâu về phía sau, có tầm nhìn ra ban công hoặc các không gian phía sau nhà. Một mặt tạo nên không gian thoáng đãng khi nấu nướng, mặt khác đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Nhà bếp đặt đối diện nhà vệ sinh

Theo phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh là nơi chứa các dòng khí không tốt, từ khí độc đến khí có mùi, biểu tượng của điềm xấu. Vì vậy để nhà bếp gần nhà vệ sinh là điều tối kỵ mà bất kỳ gia chủ nào cũng phải để ý và tránh.

Đặt nhà bếp đối diện phòng ngủ

Nhà bếp thường là nơi nấu nướng nên thường có nhiều dầu mỡ, mùi thức ăn… trong khi phòng ngủ lại là nơi nghỉ ngơi, điều dưỡng sức khỏe. Ngoài ra, bếp còn phát ra năng lượng Hỏa, vậy nên nếu đặt bếp đối diện phòng ngủ sẽ tạo ra cảm giác ngột ngạt, khó chịu, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Phong thủy bếp rất kỵ việc đặt nhà bếp đối diện nhà vệ sinh.

Phong thủy bếp tốt nên được đặt xa phòng ngủ hoặc ít nhất là không đặt đối diện với cửa phòng ngủ.

Đặt bếp quá gần chậu nước, bồn rửa

Như đã đề cập ở trên, nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa, là nơi phát ra khí nóng. Trong khi đó, nước thuộc Ngũ hành thủy, phát ra khi lạnh. Thông thường, gia chủ sẽ khó có thể phát hiện việc Thủy – Hỏa xung khắc bằng trực giác nhưng về lâu dài các luồng năng lượng tiêu cực có thể làm suy giảm sức khỏe, hoặc phá hủy sự hòa thuận trong gia đình.

Đặc biệt, bếp bị kẹp giữa tủ lạnh và bồn rửa là điều kiêng kỵ nhất trong phong thủy bếp, vì nó tạo ra sự xung đột rất mạnh, không lối thoát cho bếp. Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, bếp và chậu rửa, bồn nước, tủ lạnh… nên được đặt cách nhau ít nhất 60cm để làm giảm xung đột.

Một số kiêng kỵ khác với vị trí đặt nhà bếp

Ngoài những vị trí cần tránh ở trên, thì gia chủ cần tránh thêm một số điều sau:

Tránh khoảng trống phía sau nhà bếp. Thuyết phong thủy cho rằng, bếp dựa tường sẽ tạo thành “thế tựa” vững chắc, thu hút tài lộc cho gia chủ.

Tránh đặt bếp trên rãnh mương, đường nước của căn nhà. Hãy luôn nhớ rằng, bếp thuộc Hỏa, nước thuộc Thủy, đời đời bất dung với nhau.

Tránh đặt bếp ở khu vực có nhiều gió.

Cổ nhân có câu “tàng phong tụ khí”, nên đặt bếp ở nơi tránh gió để có thể lưu lại các luồn khí tốt.

Ánh sáng theo phong thủy bếp

Luận về ánh sáng, trong phong thủy, ánh sáng kết nối con người vào các nguồn năng lượng. Ánh sáng cho phòng bếp nói riêng cũng như ánh sáng ngôi nhà nói chung đều có hai loại chính là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Theo phong thủy bếp, ánh sáng thiên nhiên là tinh túy của đất trời, giúp cho bếp trở nên thoáng đãng hơn.

Khu vực bếp thường được thiết kế không có nhiều cửa sổ nên ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào cũng hạn chế. Để tăng ánh sáng, gia chủ có thể thiết kế thêm “giếng trời” hoặc dùng các thiết bị tôn sáng như kính, kim loại…

Gia chủ nên chú ý cân bằng ánh sáng cho phong thủy bếp bằng các bóng đèn có ánh sáng trắng.

Có hai điều quan trọng nhất cho một nhà bếp đẹp và tốt đó là không gian và ánh sáng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là điều tốt nhất, tuy nhiên nếu không được hãy lựa chọn các nguồn ánh sáng nhân tạo cho phù hợp và phải lưu ý đến một số vấn đề như:

Tránh sử dụng ánh đèn mờ từ các bóng đèn màu, điều này sẽ gây khó chịu cho mắt trong quá trình nấu nướng.

Tránh dùng ánh sáng màu vàng, bởi vì màu vàng sẽ gợi cảm giác buồn ngủ khiến không khí khi nấu nướng sẽ trở nên nặng nề, mệt mỏi hơn.

Khu vực bếp vốn dĩ thiếu sự sống (nấu đồ sống thành đồ chính), gia chủ nên dùng ánh sáng có màu trắng để tăng sức sống cho bếp.

Việc sử dụng các bóng đèn huỳnh quang không tốt bằng việc sử dụng các bóng đèn tròn hoặc đèn chùm. Ánh sáng từ đèn chùm sẽ sáng và rõ ràng hơn, không bị lóa mắt.

Đi kèm với các loại đèn là dụng cụ để điều chỉnh mức độ sáng tối, việc này không những cho căn phòng ánh sáng phù hợp mà còn tiết kiệm tối đa được điện năng sử dụng.

Nếu căn bếp có cửa sổ quay về hướng Bắc sẽ nhận được nhiều ánh sáng từ mặt trời, do đó không nên bố trí thêm đèn để tránh tạo xung đột ánh sáng khiến không gian thêm căng thẳng.

Bạn vừa theo dõi bài biết “Phong thủy bếp và những điều kiêng kỵ”, Rever hy vọng rằng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn tạo ra được thế phong thủy bếp hoàn hảo, thu hút tài vận. Nếu bạn cần hỗ trợ về giao dịch bất động sản, thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 1800 234 546 để được tư vấn trực tiếp.

Phong Thủy Cho Nhà Vườn Và Sân Vườn

Những đặc điểm và tác dụng của nhà vườn

“Mặt tiền” vườn cần phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên. Phía sau vườn cần đặt vật kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre…

Nhà vườn thường có diện tích đất rộng hơn rất nhiều so với nhà phố bởi có diện tích từ vài trăm m2 cho đến vài nghìn thậm chí vài chục nghìn m2. Bởi vậy mỗi khu nhà vườn cũng có những đặc tính rất khác nhau về địa lý như hướng đất, hình dáng, kích thước, thế đất… Tuy nhiên vì nhà vườn là nơi nghỉ ngơi và thư giãn nên trong nhà vườn thường được thiết kế một thế giới thiên nhiên thu nhỏ: bể nước nhỏ, hòn non bộ, núi giả, dòng nước chảy hoặc vòi phun nước… để làm tăng thêm nét đẹp thiên nhiên cho khu nhà.

Nhà vườn phản ánh lý tưởng vốn sống dài lâu của con người, điểm này trong ý thức của người phương Đông là: “Thanh xuân vĩnh trú” chứ không phải là khái niệm “Vĩnh sinh” trong ý thức của người phương Tây. Mỗi góc, mỗi nơi trong hoa viên nhà vườn đều thể hiện một mục đích này. Đá và hồ nước tượng trưng cho sự vĩnh hằng, những loại cây cao và các lùm cây to bốn mùa đều xanh tươi luôn được trồng trong hoa viên hơn là những loại cây chỉ có tuổi thọ một đến hai năm.

Ứng dụng nguyên tắc phong thủy vào nhà vườn để kiến tạo một môi trường hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Con người chúng ta có thể quyết định những cây trồng và đặc trưng của những loại cây được trồng trong môi trường sinh sống của chúng ta để thích nghi với tự nhiên. Khi biết phối hợp hài hòa giữa các kiến trúc, cây cối, màu sắc với môi trường xung quanh sẽ tạo được môi trường cân bằng và có lợi cho cuộc sống và sức khỏe của chúng ta.

Vườn là một điểm xanh và có mối quan hệ mật thiết với con người, do đó cần phải nhìn từ góc độ sinh học và phong thủy học để nhận biết mối quan hệ giữa con người và cây cối, bố trí một cách hợp lý, vận dụng một cách khoa học vào các mối quan hệ này.

Các nhà phong thủy học cũng cho rằng, thực vật bản thân nó có linh tính, chúng có những ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp và sức khỏe của con người. Những loại cây may mắn có thể tạo nên những tác dụng bảo vệ nhà ở, bảo vệ sinh mệnh cho chủ nhân và cũng có thể là thần bảo bảo hộ của cả khu nhà ở.

Nhà vườn thông thường đều có vườn, sân vườn đó là một bộ phận quan trọng trong ngôi nhà bởi nó không chỉ làm đẹp cho khu nhà ở mà còn là nơi điều hoà khí hậu cho nhà vườn. Trong sân vườn có thể trồng các loại cây cối, hoa cỏ, cũng có thể tạo các bể nước nhỏ, trong xanh. Như vậy không những có thể giảm thiểu được ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn xung quanh môi trường mà còn có thể làm tăng thêm tình yêu cuộc sống, làm tăng thêm sắc màu và hương vị cho cuộc sống.

Việc bố trí không gian hợp lý trong khu vườn đóng vai trò then chốt quyết định đến kiến trúc và sinh hoạt của khu vườn. Mỗi khu vườn có một hình dáng khác nhau, thế đất khác nhau, tài nguyên trên đất khác nhau (cây xanh, nguồn nước, …). Vì thế để lựa chọn vị trí đặt nhà và bố cục cho khu vườn hợp lý cần có những hiểu biết nhất định về phong thủy và kiến trúc cảnh quan để bố trí cho hài hòa.

Bố trí sân vườn trong nhà vườn

Nếu nhà bạn sở hữu một khoảng sân vườn tương đối rộng rãi thì có thể xây một bồn hoa nhỏ trong đó có thể trồng các loại hoa cỏ khác nhau. Bên ngoài bồn hoa có thể trồng các loại hoa như hoa nhân tiêu, hoa mào gà, xuyên hồng, kim ngân, cúc bát nguyệt và tường vi, thạch cúc, kim ngư thảo để hình thành tầng lớp “trước thấp sau cao” , hoặc “trong cao ngoài thấp” có tính lập thể cao.

Có thể thiết kế những bồn hoa hẹp, trải dài chạy dưới chân tường bao vườn. Bạn có thể trồng các loại cây họ mây có nhiều cành nhiều lá như bà sơn hổ (cây dây leo bám vào tường và đá), tử mây, hoa khiên ngưu…

Nếu có điều kiện trong sân vườn thiết kế những hòn non bộ nhỏ hoặc những vũng nước nhỏ, xung quanh thiết kế các bồn hoa độc lập trồng các loại hoa như hoa đỗ quyên, hoa tầm xuân, hoa mẫu đơn, hoa đón xuân hoặc hoa hồng để hình thành một bức tranh lập thể có sơn có thủy, trăm hoa đua nở và ngát hương thơm.

Đối với những sân vườn có diện tích nhỏ nếu muốn thường xuyên được thưởng lãm vẻ đẹp của hoa cỏ 4 mùa trong toàn khu vườn thì có thể trồng các khóm cây mai vàng, hoa hải đường bên ngoài cửa sổ hoặc dưới chân tường thì khi mùa xuân về sẽ được thưởng ngoạn những đóa hoa nhỏ chớm nở như những khóm mây.

Mùa xuân có thể trồng các loại thực vật như: bà sơn hổ, thường xuân đằng, mướp hoặc đậu mai dưới các chân tường hoặc chân các công trình kiến trúc. Đến mùa hè những cây này sẽ giúp nhà bạn tránh nắng và giảm được nhiệt độ trong phòng trong khi vẫn tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo cho toàn thể sân vườn.

Ngoài ra bạn cũng có thể trồng các bồn hoa hồng, hoa dạ đinh hương, hoa hàm tiếu, mễ lan, kim cúc. Những loại hoa này sẽ tạo sự sum suê, tươi tốt, trăm hoa đua sắc suốt 4 mùa và mang hương thơm lan tỏa khắp khu vườn sẽ đem đến cho bạn một cảm giác thư thái tuyệt vời sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng.

Vật trang trí

Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đặt những vật trang trí hay những bức tượng mang điềm tốt quanh vườn để tạo vận may.

Đối với những hành lang lộ thiên và sân thượng: Trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở.

Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí. Đối với khu vườn trang trí bằng đá: Hãy loại các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

Thiết Kế Phong Thủy Nhà Ống Và Những Điều Chưa Biết

Nhà ống là loại hình nhà phổ biến đặc biệt ở khu vực thành thị với diện tích xây dựng hạn chế, thường là đất phân lô mặt phố. Vì vậy, việc thiết kế các mẫu nhà ống là giải pháp duy nhất cho không gian nhà hẹp chiều ngang, chiều sâu lớn.

Đặc trưng của các thiết kế nhà ống là đa phần chỉ có 1 mặt tiền, xung quanh bị bao bọc áp sát bởi các căn nhà khác. Cho nên không gian nhà ống thường hạn chế về khả năng lấy sáng và gió và phong thủy sẽ thiếu cân đối, hài hòa nếu như không biết cách lựa chọn thiết kế nhà ống hợp phong thủy. Vì vậy việc xem phong thủy nhà ống đẹp là cần thiết để bạn có những cách bố trí phong thủy cho nhà ống hợp mang lại tài vận tốt lành, tránh phạm những kiêng kỵ.

Nhà đất chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết thiết kế nhà ống theo phong thủy hút lộc tài và không gian hợp lý, tiện ích trong sinh hoạt.

Xem phong thủy nhà ống đẹp giúp mang lại tài vận, vượng gia

Kích thước nhà ống theo phong thủy

Chiều rộng nhà ống, chiều dài nhà ống theo phong thủy hay bao nhiêu là tốt? Phong thủy trong xây dựng nhà ống theo quan niệm truyền thống cần được tính toán kỹ lưỡng từ tổng thể diện tích dài rộng của căn nhà, từng không gian phòng ngủ, thờ, khách, bếp, chiều rộng hành lang nhà ống…

Bởi trong quan niệm phong thủy thì kích thước nhà ở ảnh hưởng đến yếu tố may mắn, tài vận của căn nhà. Thậm chí kích thước cột kèo, cửa chính, phụ, cửa sổ cũng được tính toán để đảm bảo có được chiều dài, chiều rộng chuẩn nhất. Vì vậy, phong thủy xây dựng nhà ống trước đây được tính toán rất kỹ về yếu tố chiều rộng, chiều dài, chiều cao… theo cách sau:

Kích thước nhà ở nói riêng và kích thước chiều rộng, dài nhà ống theo phong thủy được tính dựa theo đơn vị đo chiều dài là bước. Trong đó 1 bước = thước 5 tấc, 1 thước = 0.4m tương đương với 1 bước = 1.8m theo thước gỗ của bộ công thời cổ đại.

Trong đó, mỗi bước sẽ tương ứng với 1 trực trong 12 trực đó là: 1 bước trực Kiến, tương tự từ 1 đến 12 bước là các trực: 1 Kiến, 2 Trừ, 3 Mã, 4 Bình, 5 Định, 6 Chấp, 7 Phá, 8 Nguyên, 9 Thành, 10 Thu (Thâu), 11 Khai, 12 Bế.

Trong đó mối trực có ý nghĩa khác nhau, có trực tốt và có trực xấu và thường chiều rộng, chiều dài nhà ống theo phong thủy được tính dựa vào:

Chiều rộng nhà ống: không phạm các trực mãn, bình, thu, bế

Chiều dài nhà ống theo phong thủy: số bước trong nhà hợp với trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến sẽ may mắn.

Dựa vào tính toán quy đổi theo đơn vị bước cổ xưa thì được quy đổi ra đơn vị “mét” thước đo hiện đại thì (chiều sâu) chiều dài nhà chuẩn phong thủy, mang thịnh vượng, may mắn là: 3.6m, 9m, 10.8m, 14.4m, 19.8m. Hoặc trong điều kiện thực tế nếu không đạt được các kích thước đẹp nhất trên thì chỉ cần tính toán để không phạm phải các trực Mãn, Bình, Thu (Thâu, Bế).

Hiện nay, các thước đo chiều dài kéo cũng có ghi gõ các trực trên thước để người dùng không phải vất vả tính toán quy đổi mà có thể đo ngay ra được các kích thước chiều dài chiều rộng nhà đẹp nhất.

Mặt khác, hiện nay với nhiều người kích thước chiều rộng, chiều dài nhà ống hay các loại nhà khác theo phong thủy không còn quá quan trọng mà chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ, hợp với với kích thước đất xây dựng thực tế và chỉ cần chú ý đến kích thước thông thủy trong nhà (kích thước cửa cổng, giếng trời) là đã đảm bảo về phong thủy.

Phong thủy mái nhà ống

Mái nhà không chỉ có chức năng che mưa, che nắng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn có thể tạo ra nền tảng phong thủy tốt cho nhà ở. Phong thủy mái nhà được xem là nơi có thể tụ khí nên ảnh hưởng tới cuộc sống, vận mệnh của các thành viên trong nhà. Vì vậy, trong phong thủy nhà ống cấp 4, 2 tầng… sẽ không chỉ quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ, tính năng mà sẽ cần có được thiết kế mái hợp phong thủy.

Dưới góc độ phong thủy khi xây nhà ống thì mái nhà khá quan trọng và đánh giá dựa trên tương quan mái nhà với căn nhà và độ nhọn của mái. Theo phong thủy ngũ hành, nhà và mái nhà có tương quan khá tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn không gian nhà phía dưới là hành Mộc, mà Mộc sinh Hỏa thì khá tốt.

Vì vậy, độ nhọn của mái sẽ có tác động đến phong thủy mái nhà ống, mái không nên quá nhọn khiến Hỏa quá vượng (hỏa khí xung thiên), dễ gây căng thẳng trong gia đình, tâm lý nóng vội. Độ dốc của mái nhà hợp lý nên dưới 45 độ là tốt nhất.

Cách thiết kế phong thủy mái nhà ống đẹp, tăng may mắn

Cổng, cửa nhà ống hợp phong thủy

Những nhà ống đẹp theo phong thủy không thể không tính toán đến yếu tố cổng và cửa nhà đảm bảo các tiêu chí phong thủy bởi nó là nơi đón nhận năng lượng cho toàn bộ không gian. Tuy nhiên, do mặt bằng không gian xây dựng nhà ống rất khó để thay đổi hướng cửa, cổng nhà ống nhà theo phong thủy bởi chỉ có 1 mặt tiền hoặc nhiều nhất là 2 mặt tiền để mở cửa. Do vậy, việc bố trí phong thủy cổng nhà ống, cửa nhà ống phải được tính toán kỹ và dựa trên các nguyên tắc sau:

– Cửa nhà ống hợp phong thuỷ cần tránh mở các cửa đối diện nhau, thẳng nhau. Đặc biệt là có tới 3 bộ cửa thẳng nhau sẽ khiến tạo nên ống hút khí gây mất căn bằng âm dương.

– Cửa nhà ống không nên giống nhau ở tất cả các tầng vì mỗi không gian nhà ở sẽ có hướng hút khí khác nhau, gió trên cao lớn, hay bị che lấp. Vậy nên bố trí cửa theo thực tế không nên theo khuôn mẫu giống nhau ở bất cứ tầng nào.

– Lựa chọn kích thước cửa khác nhau theo từng không gian phòng như nên bố trí chiều dài, chiều rộng cửa chính nhà ống lớn hơn so với các cửa phòng ngủ, phòng làm việc… Cửa nhà ống khu vực cầu thang, hành lang,lối vào phòng tránh mở nhiều cửa hoặc kích thước cửa rộng quá dễ hút gió quá mức.

Bố trí cửa nhà ống hợp phong thủy cần tránh việc dối diện cửa cổng với nhau

– Phòng ngủ có cửa ra ban công nên bố trí cửa ở cuối chân giường

– Cửa ra vào phòng vệ sinh tránh mở ngay ở đầu giường, hay phòng ăn…

– Cửa phòng thờ tránh thẳng với sân phơi, giặt giũ

– Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.

– Nhà ống có sân rộng thì cổng nhà ống và cửa chính nên tránh thẳng hàng mà nên bố trí lệch nhau.

– Cửa bếp tránh thẳng với miêng bếp nấu

– Nếu bố trí nhà để xe trước nhà ống nên làm thêm của phụ hoặc rào thấp để tạo sự tắc biệt không gian và giúp tăng khí tốt, giảm tác động xấu từ khu vực để xe, khí thải không tốt về phong thủy.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến kích thước cửa thông thủy có chiều dài rộng theo quy tắc phong thủy thước lỗ ban để có thể chọn được kích thước cửa tốt nhất.

Phong thủy mặt tiền nhà ống

Mặt tiền nhà ở là diện mạo của toàn bộ căn nhà và xét trên phương diện phong thủy mặt tiền nhà ống có thể ảnh hưởng tới công danh, tài lộc, cuộc sống của gia chủ và các thành viên của gia đình. Do đó, việc xem phong thủy mặt tiền nhà ống để có cách bố trí phù hợp là cần thiết. Khi trang trí mặt tiền nhà ống phong thủy cần lưu ý các vấn đề sau:

Bố trí hài hòa các chi tiết và đặc biệt tránh trang trí quá cầu kỳ phức tạp khiến cho nó không đạt được thẩm mỹ và tạo nên vận khí không tốt cho gia chủ.

Việc trang trí mặt tiền nên quan tâm tới các hình thế chuẩn thẩm mỹ và đảm bảo phù hợp với hình dạng theo ngũ hành với tuổi mệnh gia chủ như: mệnh thủy (lượn sóng, mệnh hỏa nhọn) tránh nặng nề… Đặc biệt tránh trang trí, sơn màu… mà khi nhìn vào nó các hình dạng không may mắn như: chữ L ngược, chữ X, tam giác, chữ Z vì đây là các hình thế không tốt về mặt phong thủy nhà ở.

Cân đối kỹ lưỡng với khung cảnh xung quanh: phù hợp với địa hình, địa thế, cây xanh… để không gian mặt tiền nhà ống trở nên sinh động, hấp dẫn và cân bằng không gian, tốt cho vận phong thủy.

Thiết kế cầu thang nhà ống

Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà cửa bởi nó được xem là điểm tụ khí của không gian. Vì vậy trong phong thủy cầu thang nhà ống sẽ cần quan tâm đến chiều dài cầu thang nhà ống tức số bậc như thế nào là chuẩn theo phong thủy.

Đối với nhà ống khu vực giữa nhà nên tránh đặt cầu thang: Khu vực trung cung (giữa nhà)đây là khu vực thuộc hành thổ và cai quản các cung còn lại trong. Trong khí đó, cầu thang đi lên thuộc tính hành Mộc khắc Thổ (trung cung) nên tránh. Cầu thang nhà ống hợp phong thủy nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm không gian và hợp phong thủy.

Cách xây nhà ống theo phong thủy thì vấn đề cầu thang sẽ được áp dụng theo quy tắc tính bậc cầu thang cho nhà ở với bất cứ loại nhà. Theo phong thủy nhà ở sổ bậc cầu thang nhà ở nên thuộc cung “sinh” là tốt nhất. Quy ước cách tính bậc cầu thang đó là: Bậc 1 Sinh, 2 lão, 3 bệnh, 4 tử và hết vòng thì quan Lại. Nói cách khác công thức tính bậc cầu thang phong thủy cho nhà ống, nhà biệt thự, nhà vuông.. sẽ như nhau đó là: 4n+1.

Nhưng cần lưu ý cần nhớ khi chọn số bậc cầu thang đối với nhà nhiều tầng đó là tránh bậc sinh quá nhiều bởi sinh quá nhiều thì thành sát khí. Ví dụ như nhà 5 tầng và mỗi tầng đều 21 bậc cầu thang thì tổng công là 84 bậc lại trở thành tử. Do đó có thể từ tầng 1 lên tầng 2 là sinh, từ tầng 2 lên tầng 3 là lão thay vì chỉ chọn cung sinh toàn bộ.

Mẫu thiết kế, bố trí cầu thang nhà ống hợp phong thủy, tránh xung kỵ

Ngoài yếu tố số bậc thì cũng cần tính toán đến cách bố trí bậc cầu thang lên xuống thuận lợi thoải mái, an toàn khi sử dụng theo khoa học:

Chiều rộng cầu thang: 0,9 đến 1,2m

Độ dốc cầu thang không quá dốc: nên tính theo tính theo công thức 2h + b = 60cm (h là chiều cao bậc thang; b chiều rộng bậc thang). Thường độ cao của bậc cầu hang là từ 15c – 18cm và bề rộng của mặt bậc cầu thang 24 – 30cm.

Giếng trời nhà ống trong phong thủy

Đặc trưng của nhà ống là xây trên diện tích đất phân lô là chủ yếu, hẹp ngang và chiều dài sâu vì thế mặt tiền nhỏ, lấy thoáng kém và xung quanh thường bao bọc bởi các nhà khác nên chỉ có 1 hoặc 2 mặt tiền, mà đa phần là 1 mặt tiền giáp đường phố.

Vì vậy, trong thiết kế nhà ống phong thủy sẽ cần quan tâm tới vấn đề lấy sáng và gió để cân bằng âm dương, mang thêm ánh sáng tự nhiên, vượng khí vào trong nhà. Bởi vậy thiết kế nhà ống hợp phong thủy nên cố gắng bố trí giếng trời, đặc biệt là những căn nhà ống nhỏ, không có sân vườn ở trước hoặc sau.

Việc thiết kế giếng trời cho nhà ống có thể bố trí ở trong nhà gần cầu thang nhưng không nên bố trí ở khu vực trung tâm nhà ở mà có thể lùi sau một chút hoặc có thể là ra giáp tường phía sau nhà.

Giếng trời luôn là không cân bằng âm dương, đảm bảo một thiết kế nhà ống hợp phong thủy

2. Phong thủy các phòng trong nhà ống

Xem phong thủy nhà ống đẹp không thể bỏ qua yếu tố cấu trúc bố trí mặt bằng nhà ống vì tùy vào từng vị trí trong nhà mà nó thuộc ngũ hành khác nhau, mang lại sự tương sinh, tương khắc nhất định giữa các vị trí phòng và cả với tuổi mệnh của gia chủ. Do vậy, theo phong thủy nhà ở nói chung và nhà ống nói riêng luôn cần kiểm tra lại cách bố trí các không gian chức năng trong nhà. Và mỗi ngôi nhà có những đặc tính phong thủy khác nhau và mỗi phòng trong căn nhà cũng có điểm khác biệt.

Phong thủy phòng khách nhà ống

Phòng khách nhà ống có đặc trưng hạn chế về mặt tiền hẹp, chiều dài phòng khách nhà ống lớn nên tương đối khó về cách bố trí, đặc biệt là những phòng khách eo hẹp về diện tích thì càng khó. Để có được một phòng khách nhà ống theo phong thủy nên lưu ý cách bố trí sau:

– Vị trí phòng khách: nên đặt ở trung cung, vị trí trung tâm, gần cửa. Ghế ngồi và bàn uống nước tuyệt đối không đối diện cửa mà nên bố trí lệch sang một bên dọc tường nhà và có thể bố trí theo chữ L.

– Màu sắc phòng khách: nên hợp mệnh và đảm bảo phù hợp kiến trúc nhà ở, màu sáng, có thể hấp thụ ánh sáng tốt bởi phòng khách nhà ống thường chỉ có một hướng lấy sáng là cửa chính, giếng trời nên ánh sáng sẽ không nhiều.

Phong thủy phòng khách nhà ống đẹp nhờ cách bố trí hợp lý nội thất

Nên lưu ý màu sắc cũng cần hợp với hướng phòng khách theo nguyên tắc:

Phòng khách hướng Đông: nên chọn gam màu vàng chủ đạo;

Phòng khách hướng Tây: nên chọn gam màu xanh chủ đạo;

Phòng khách hướng Nam: nên chọn gam màu trắng là màu chủ đạo;

Phòng khách hướng Bắc: nên chọn gam màu đỏ chủ đạo.

Ngoài ra phong thủy phong khách nhà ống nên lưu ý đến vấn đề lựa chọn và bố trí nội thất phù hợp và tránh một số những kiêng kỵ sau:

Không đặt tượng, tranh ảnh các con mãnh thú, linh vật cỡ lớn, đồ sắc nhọn, có gai…

Không để lộ vị trí tài lộc phòng khác: Vị trí giao đường chéo tính từ cửa ra vào tới các góc tường của phòng khách cần phải được che chắn tránh để xung khí trực tiếp từ cửa chính tác động khiến dễ mất đi tài lộc.

Tránh bố trí phòng khách ở vị trí sau cùng của nhà hoặc trên tầng.

Có thể bố trí cây cảnh trong phòng nhưng không trồng cây si, cây đa.

Không ngăn cắt xẻ phòng khách

Tuyệt đối không treo tranh người quá cố khiến phân âm thịnh

Phong thủy phòng bếp trong nhà ống

Cách bố trí phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy cần ghi nhớ:

– Vị trí, hướng phòng bếp cho nhà ống

Không bố trí bếp thẳng với cửa chính vì dễ gây hao phí tiền bạc. Nên bố trí theo hướng người nấu có thể nhìn và quan sát được toàn bộ căn phòng .

Tránh đặt bếp ở ở hướng đối diện cửa chính

Không đặt bếp cạnh nhà vệ sinh, sát phòng ngủ

Tránh vị trí gần cửa hay đối diện với khu vực bàn thờ, tốt nhất là ở góc khuất.

– Bố trí nội thất bếp nhà ống nên lựa chọn thiết kế hình chữ L sẽ giúp không gian tiện, thông tháng và tận dụng được các góc khuất.

Phong thủy phòng ngủ nhà ống

Phòng ngủ nhà ống cần lưu ý đến vấn đề bố trí ở đâu và đặc biệt là ở giường ngủ ở đâu? Ngoài các nguyên tắc chung khi bố trí phòng ngủ tránh cửa trực tiếp, dưới dầm xà, trên vị trí đặt bếp ở tầng dưới thì với cách bố trí bếp cho nhà ống cần lưu ý:

Khu vực bếp nhà ống thường đặt ở tầng 1 và phòng ngủ ở tầng 2 nên dễ bố trí phòng ngủ trên bếp không tốt về phong thủy. Vì thế, nếu phòng ngủ trên bếp thì giường phải được bố trí tránh khu vực đặt bếp.

Đồng thời, chú ý chọn màu sắc chủ đạo của không gian, hướng đầu giường hợp phong thủy mệnh. Tùy thuộc vào bố cục phòng theo hướng, thế đất để có cách bố trí nội thất phù hợp. Bởi phong thủy nhà ống có tiếp diện mặt khá hạn chế, và gần như khó chọn hướng cửa phòng. Vì thế sẽ cần quan tâm bố trí nội thất, đặt biệt là hướng đặt đầu giường phù hợp ngũ hành.

Phòng vệ sinh nhà ống hợp phong thủy

Đối với việc bố trí phòng vệ sinh nhà ống chuẩn phong thủy cần nhớ tránh vị trí trung tâm của nhà. Bởi thường nhiều thiết kế nhà ống hay bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, trong khi đó lại bố trí cầu thang ở trung cung không tốt cho phong thủy để tạo sự cân đối cho nhà ở. Tuy nhiên cách bố trí này không tốt vì vậy nên di chuyển cầu thang và nhà vệ sinh đặt về phía hậu cung một chút sẽ tốt về mặt phong thủy,

Hướng nhà vệ sinh cũng nên lưu ý về mặt phong thủy hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam là tốt nhất bởi hướng này sinh Thổ, trong khi đó Thổ khắc Thủy nên không gây bất lợi cho cho gia đình. Mặt khác, hướng nhà và hướng bồn cầu tránh chung một hướng

Ngoài ra cần lưu ý phong thủy nhà vệ sinh nhà ống cũng như các loại nhà hình dạng khác cũng nhớ không đặt ở hướng thẳng đầu giường hoặc giữa phòng ngủ, cạnh phòng thờ hay đầu bếp. Thêm vào đó bố trí nhà vệ sinh nhà ống chỉ nên để kích thước khoảng 3m2 là đẹp nhất.

Nhìn chung mọi không gian trong nhà đều cần được tính toán sao cho đảm bảo gọn gàng và phù hợp với quy tắc phong thủy từ phong thủy bàn thờ nhà ống hay phòng khách, ngủ, bếp, vệ sinh, nhà tắm giúp gia chủ cân bằng được cuộc sống, có nhiều may mắn.

Lưu ý tìm hiểu cách hóa giải phong thủy nhà ống giúp giảm những tác động xấu

Các lỗi phong thủy nhà ống phổ biến và cách hóa giải

Trong thiết kế nhà ống theo phong thủy không phải khi nào cũng được như ý bởi không gian nhà ống thường hạn chế về chiều rộng, chiều sâu thì dài, thêm vào đó cố định các hướng nên đôi khi khó lòng để có thể thay đổi hướng mở cửa, cổng… Vì thế, nhiều không gian nhà ống mắc những lỗi phong thủy do không còn cách nào thay đổi kiến trúc không gian.

Cho nên trong trường hợp không lựa chọn được thiết kế xây dựng nhà ống theo phong thủy từ trước và chẳng may phạm phong thủy bạn cũng nên tìm cách hóa giải phong thủy nhà ống với một số lỗi thường gặp sau:

– Nhà ống có 2 cửa đối diện hoặc có 3, 4 cửa thẳng hàng thông nhau: đây là lỗi phong thủy tạo nên sự hút gió, không gian bất ổn về âm dương. Vì vậy cách hóa giải đó là dùng những tấm bình phong bằng gỗ hay bố trí tủ kệ nhỏ, chậu cây cảnh để tạo thành vật chắn, thay đổi dòng lưu thông năng lượng theo đường thẳng mà buộc nó phải di chuyển theo hình lượn sóng.

– Cổng nhà ống phong thủy nên tránh với cửa chính, không nên bố trí nằm trên một trục đường thẳng. Nếu nhớ có bố trí kiểu này nên đặt chậu cây cảnh hay làm tiểu cảnh nhỏ ở khu vực giữa đường thẳng nối cổng và cửa chính để giảm luồng xung khí xông thẳng trực diện.

– Nhà ống bị kẹt giữa 2 bức tường nhà khác cao hơn: theo phong thủy nó tạo thế phong thủy xấu do hút gió, là vùng trũng nên tiếp cận mọi thứ. Vì vậy, trong trường hợp này khi thiết kế xây nhà ống phong thủy nên bố trí giếng trời hoặc làm sân trong để cân bằng năng lượng âm dương.

– Cửa, cổng nhà ống đối diện với nhà khác: do tình trạng đất nhà ống phân lô, đặc biệt là dạng nhà phố tình trạng cửa đối cửa của 2 ngôi nhà thường xuyên xảy ra và dường như không thể thay đổi chuyển cổng cửa hướng nhà. Vì thế để hóa giải phong thủy nhà ống xấu này thì nên đặt gương bát quái ở phần đầu cửa hoặc lên tường ngoài nhà để tạo phản lại xung khí từ cửa nhà khác và có nhiều tính đối chọi, bảo vệ.

Mong rằng những thông tin chia sẻ về xem phong thủy nhà ống giúp lựa chọn những thiết kế nhà ống đẹp và hút lộc tài. Đừng quên theo dõi thêm nhiều thông tin phong thủy nhà ở hữu ích khác cập nhật tại ancu.me.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Sân Vườn: Nguyên Tắc Thiết Kế Và Những Điều Kiêng Kỵ trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!