Bạn đang xem bài viết Sân Vườn Theo Phong Thủy Những Điều Kiêng Kỵ Luôn Đúng được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sân vườn theo phong thủy là việc sắp đặt tiểu cảnh sân vườn, hồ cá, hòn non bộ, hoa, các loại cây xanh phong thủy sẽ mang lại may mắn và cảm giác thư thái cho gia chủ. Có như vậy mới thu hút được tiền và cải thiện sức khỏe. Việc sắp đặt cảnh quan sân vườn theo phong thủy vì thế mà rất nhiều bạn rất quan tâm tìm hiểu.
“Phong” tức là gió và các tác động của gió, trạng thái thời tiết. “Thủy” là nước, ao, hồ, sông, rạch và tác động của nó đến môi trường. Phong thủy là cách sắp xếp mọi thứ chung quanh để tạo nên môi trường sống hài hòa “âm – dương, ngũ hành”. Phong thủy sân vườn giúp điều khiển sự lưu thông của khí để sinh khí trong vườn luôn hài hòa và hiện diện trong mọi ngóc ngách của vườn.
Hướng vườn được xác định là hướng chính chủ nhân thường xuyên đi vào vườn. Mỗi hướng vườn lại thu hút năng lượng khác nhau. Đối với sân vườn mà nói hướng tốt nhất theo phong thủy phương Đông là hướng Nam.
Hướng sân vườn tốt xấu về khí
Hướng Nam được xem là hướng cát khí mang lại nhiều năng lượng dương. Sân vườn theo phong thủy hướng Nam sẽ mang đến may mắn cho gia chủ. Vườn trước nhà theo hướng Nam nên đặt tượng hoặc hình chim phượng hoàng để thu hút năng lượng dương này.
Khu vườn hướng Đông hút khí lành. Tại hướng này, sân vườn theo phong thủy sẽ giúp cho gia chủ có nguồn sức khỏe dồi dào, tránh được bệnh tật, gia đạo phát triển. Ở những sân vườn có hướng mặt trời mọc này bạn nên trồng các loài cây mọc theo khóm như tre trúc, để thu hút năng lượng tốt, giúp gắn kết, nâng đỡ các mối quan hệ trong gia đình. Bạn có thể bố trí thêm thác nước phong thủy ngoài trời, hoặc hồ cá … để tăng khả năng thu nguồn năng lượng vừ vũ trụ.
Hướng Tây được xem là hướng mang khí dữ đến cho khu vườn. Nếu đang có một khu vườn phía Tây bạn hãy để khu vực này tĩnh. Nên lựa chọn cây thì nên chọn cây tăng trưởng chậm.
Vườn hướng Bắc cũng là hướng khá chậm và nặng nề. Đối với vườn phương vị này bạn nên xây hồ cá nhỏ hoặc đài phun nước, bể cá… quay ra phía trước vườn sẽ mang lại vận khí tốt.
Thiết kế sân vườn tạo không gian mở mở cho phép năng lương lưu chuyển dễ dàng. Đặc biệt là khu vực phía trước của cửa ra vào.
Không trồng cây lớn gần cửa trước và gần nhà. Cây lớn bẫy năng lượng xấu, sẽ mang năng lượng này vào nhà. Cây to ngoài chắn Tài thì lá rụng nhiều cũng tạo điều kiện cho khí âm phát triển.
Sân vườn trang trí đơn giản, thoáng mở sẽ tốt về mặt phong thủy.
Tường rào bằng đá giúp ngăn những năng lượng tiêu cực và giúp bảo vệ ngôi nhà.
Đừng quên trang trí cho sân vườn bằng những chiếc chuông gió bằng tre, và tiểu cảnh thác nước trong sân vườn. Những âm thanh của nước róc rách và tiếng chuông gió nhẹ nhàng giúp thư giãn và dễ chịu.
Tạo phương án để thoát nước được tốt. Khoảng sân đón Tài kỵ nhất tù đọng hay bị rêu mốc, không thông thoáng. Bạn phải nhớ điều này.
Kiêng kỵ khi làm cổng nhà
Cổng vườn không được chọn cổng quá rộng. Vì cổng rộng sẽ làm khí vào và ra quá nhanh, không tụ khí được. Mà cổng quá hẹp khí sẽ bị quẩn lại và tù túng. Vì vậy, nên làm cổng vừa phải tùy vào diện tích khu vườn để cân đối cho hợp lý.
Khi làm cổng nên sử dụng loại song thưa để khí được luân chuyển tốt. Chủ nhà chỉ nên dùng loại cổng nan kín khi bên ngoài có luồng khí độc cần ngăn chặn. Ví dụ như vườn trước cống rãnh hôi.
Nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách.
Không nên sử trồng quá nhiều cây leo bám lên trên cổng. Chúng ta chỉ cần vừa đủ, nhìn đẹp, thoáng mát là được. Vì nếu như để rậm rạp quá sẽ che khuất cổng, cũng như hạn chế sự lưu thông của nguồn sinh khí.
Không để cổng kêu cót két hoặc gãy sẽ mang đến điều không may mắn ảnh hưởng đến gia chủ.
Nhà ở hướng Đông, Đông Nam tương ứng với hành Mộc. Gia chủ nên dùng cổng gỗ, sơn màu xanh nước biển, đen, xanh lá đều được.
Nhà ở hướng Tây, Tây Bắc tương ứng với hành Kim nên dùng cổng kim loại màu vàng, trắng
Hướng Bắc tương ứng với hành Thủy nên dùng cổng kim loại màu xanh, trắng
Nhà ở hướng Tây Nam, Đông Bắc tương ứng với hành Thổ. Nên dùng cổng kim loại màu vàng, nâu đất
Nhà ở hướng Nam tương ứng với hành Hỏa nên dùng cổng gỗ màu đỏ, xanh lá
Vật liệu và màu sắc của cổng còn tùy thuộc vào cảnh quan. Việc bài trí phải đảm bảo tính hài hòa, cân đối.
Phong thủy hướng cổng chính
Hướng cổng chính hướng Nam
Cổng chính có ảnh hưởng khá nhiều đến thiết kế sân vườn đẹp đơn giản. Theo phong thủy, hướng Nam hay còn gọi là Cát khí ào ạt. Do đó cần lối đi thông thoáng. Tuy nhiên cũng không quá rộng sẽ phản tác dụng do dòng khí ùa vào mạnh mẽ sẽ khiến sức khỏe của người trong nhà suy yếu.
Cổng chính hướng Tây
Nếu hướng cổng là hướng Tây thì đây đúng là một điều bất lợi. Nên trồng các cây cản luồng khí hoặc đổi hướng cổng chính để thay đổi hướng phong thủy sân nhà.
Cổng chính hướng Bắc
Hướng khí từ phương Bắc vốn dĩ rất chậm và nặng nề. Do đó cần thiết kế rộng với lối đi thẳng hoặc hơi cong để đẩy nhanh luồng khí vào nhà.
Cổng chính hướng Đông
Đây là hướng khí vô cùng tốt lành. Nên cầm làm lối vào sân nhà rộng rãi, thông thoáng, hài hòa.
Cách bố trí lối đi vào sân vườn theo phong thủy
Năng lượng tốt sẽ đi qua cổng chính của vườn nhà. Tuy nhiên để luồng năng lượng đó lan tỏa ra khắp khu vườn và có sự lưu thông, luân chuyển hài hòa thì phải lưu ý khi làm lối đi từ cổng vườn vào các góc của khu vườn.
Lối đi vào nhà đồng thời cũng là đường lưu thông ra vào của nguồn sinh khí. Bởi nguồn năng lượng tốt đi theo đường uốn khúc, quanh co. Đi theo dạng uốn lượn tạo cho bạn có cảm nhận khu vườn rộng ra, có chiều sâu tạo nên cảm giác thư thái, dễ chịu.
Bạn nên tránh sử dụng lối đi thẳng tắp trong vườn. Lối đi thẳng sẽ khiến cho luồng sinh khí vào nhà quá mạnh, dẫn đến việc mất cân bằng ở các khu vực xung quanh. Bạn hãy hóa giải lối đi thẳng bằng cách trồng những khóm cây hoặc hoa đan xen lấn vào lối đi để che đường thẳng.
Đừng đặt những tấm đá lót đường đi hướng thẳng tới cửa chính.
Nên trồng hoa hai lối đi. Chúng vừa làm đẹp cho sân vườn, vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho bạn.
Trên đường đi cần được làm bằng phẳng, cũng như sử dụng các chất liệu chắc chắn
Hàng rào sân vườn hợp phong thủy
Hàng rào không nên quá gần hoặc cao hơn ngôi nhà. Cao quá sẽ tạo nên sự mất cân đối về năng lượng và là hướng vào nhà của âm khí.
Hàng rào sân vườn theo phong thủy nên có chiều cao đồng đều. Những hàng rào hoặc bức tường có hình dáng sắc, nhọn hướng vào trong hay ra ngoài nhà sẽ tạo nên nguồn năng lượng không tốt cho không gian sống của bạn.
Vật trang trí sân vườn theo phong thủy
Đối với khu vườn trang trí bằng đá: Hãy loại các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đặt những vật trang trí hay những bức tượng mang điềm tốt quanh vườn để tạo vận may.
Đối với những hành lang lộ thiên và sân thượng: Trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với thiết kế khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở.
Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí đem lại may mắn cho gia chủ. Vì thế trong khoảng sân vườn chúng ta nên lắp đặt và bố trí các bình gốm có kích thước lớn phù hợp, tạo thêm sức mạnh phong thủy cho sân vườn trước nhà. Bình gốm giành cho sân vườn có rất nhiều kích thước, cũng như hoa văn. Nó tạo lên vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi với văn hóa nước ta mà phong thủy lại tốt.
Trồng các loại cây hợp phong thủy trước nhà để có thể mang may mắn đến cho gia đình. Nên trồng những loại cây hợp phong thủy mang lại tài vận cho gia chủ. Những cây sau đây sẽ bổ trợ cho sân vườn của bạn thêm dương khí.
Cây phong thủy trước nhà nên trồng
Cây trúc: Sẽ mang đến tài lộc cho gia chủ
Tre trúc: Dùng để trang trí nhà cửa cực đẹp, đem lại nhiều may mắn, phú quý, no đủ và làm ăn thuận buồm cho gia chủ.
Cây tùng: Có chức năng thanh lọc không khí và tạo luồng không khí trong lành. Mang lại sức khỏe, tài lộc và thịnh vượng cho cả gia đình.
Hoa: Các loại hoa cảnh sẽ mang lại sức khỏe và may mắn cho gia chủ.
Cây chanh, cam: Đem lại sự thuận lợi trong việc kinh doanh và làm việc
Cây lựu: Biểu tượng cho sự no đủ, quây quần và hạnh phúc.
Loài cây thông: Có sức sống mãnh liệt và sinh trưởng tốt. Thể hiện sự mạnh mẽ và kiên cường của gia chủ.
Bạn có thể lựa chọn cây trồng sân vườn tiểu cảnh khô như: Cây dương xỉ, cỏ lan chi, cây trầu bà, phong lan, thường xuân, kim phát tài, xương rồng. Đối với sân vườn tiểu cảnh ướt gia chủ có thể trồng sen, rêu, cây thủy sinh, súng….cho mình.
Các bạn cần quan tâm : Trồng Cây Phong Thủy Trước Nhà Để Thêm Phúc-Lộc-Thọ
Không nên lựa chọn trồng một số loại cây mang tính âm khí. Như cây bách, cây đa, cây liễu, cây dương, cây dâu, câu thiên điểu….thuộc họ quyết và họ cát đằng bởi chúng thường mang lại điềm xui xẻo đến cho gia chủ.
Đặc biệt tránh những cây có gai nhiều như xương rồng. Vì năng lượng từ những vật nhọn đó hoàn toàn không tốt.
Cách bố trí cây xanh trong vườn là không nên trồng cây đơn độc trước nhà mà hãy trồng cây theo cặp cân đối. Hoặc theo số lẻ khoản 3 – 5 – 7 cây.
Những phong thủy sân vườn cần biết
Phong thủy tiểu cảnh sân vườn theo phong thủy ngủ hành
Cách bố trí phong thủy sân vườn với sự kết hợp của nước và núi. Một nguyên tắc thiết kế sân vườn nữa là “núi phía sau và nước ở phía trước”. Theo phong thủy, nước thu hút năng lượng, mang tiền vào nhà của bạn. Do vậy nước là một biểu tượng của sự giàu có. Một hồ bơi hay ao cá, một đài phun nước, thác nước với đá và cây là rất phù hợp cho sân vườn phía trước.
Tiểu cảnh hình kim:
Tiểu cảnh hình kim sẽ chủ về việc có quý nhân mang lại quan vị. Thuận lợi cho công nhân viên chức hay nhân viên hành chính. Đặc biệt có lợi cho phát triển công việc xe hơi, đồ vật bằng kim khí, khai thác mỏ bằng kim loại, máy móc cơ giới, chuyên viên về biển, thủy sản, du lịch, vận chuyển, âm nhạc.
Tiểu cảnh hình Mộc
Tiểu cảnh hình Thủy
Tiểu cảnh hình thủy thì chủ về người trong nhà có trí tuệ, được quý nhân mang lại tài phú. Rất thuận lợi cho người làm việc bằng trí óc, mua bán cổ phiếu, y khoa, chế tác đồ gỗ, văn học, xuất bản, thuốc men, trồng trọt, giấy…
Tiểu cảnh hình Thổ
Tiểu cảnh hình thổ thì chủ về người trong nhà có quý nhân phù trợ mang lại tài lộc. Rất thuận lợi cho các công việc xây dựng nhà cửa, đất đai, vật liệu kiến trúc, khai thác quặng mỏ, môi giới
Tiểu cảnh hình Hỏa
Tiểu cảnh hình hỏa thì chủ về bất lợi với tài vận, tiền bạc không tích tụ. Hoặc vì tiền bạc mà xảy ra tranh chấp, bị thi phi và kiện tụng. Nói chung là núi hình hỏa thì rất hung, không nên ở gần núi hình hỏa. Loại núi này bất lợi cho các công việc điện khí, điện tử, đồ trang sức, xây dựng, bất động sản…
Trong các thế núi thì có núi hình hỏa là nguy hiểm và hung nhất. Còn lại các thế núi với ngũ hành: Kim, Thủy, Mộc, Thổ thì lại rất tốt cho gia trạch.
Chúng ta cần thường xuyên vệ sinh để đảm bảo tốt phong thủy hồ nước trước nhà. Nước trên thác nước hay đài phun nước phải luôn trong sạch. Như thế mới có tác dụng tốt nhất việc thu hút và sản sinh ra nguồn năng lượng tốt. Còn nếu nguồn nước bị bẩn sẽ sinh ra tà khí cho gia chủ và cả gia đình
Cách tạo thế “Huyền vũ”
Để tạo thế ‘huyền vũ’ với những căn nhà không có đất làm sân vườn thì bạn có thể đặt một tấm hình con rùa treo mặt sau tường nhà bạn. Cũng có thể đắp một mô đất như hình cái mai của con rùa hoặc nuôi một con rùa. Bạn cũng có thể đặt một con rùa bằng đá, bằng sành sau vườn đểu làm biểu tượng cho Huyền Vũ. Và tất nhiên chỉ cần một con rùa là đủ.
Bạn cũng nên quan tâm: Thiết Kế Nhà Ở Theo Phong Thủy- Những Điều Cơ Bản Nhất
Kết luận cách bố trí sân vườn theo phong thủy trước nhà
Cách bố trí sân vườn theo phong thủy trước nhà luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Bởi nó vừa mang lại vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật sống động … Nhưng cùng với đó thì sân vườn theo phong thủy còn là nơi để thu hút sinh khí từ trời đất, điều hòa và cân bằng năng lượng âm dương cho mỗi gia đình. Từ đó giúp mang lại sức khỏe, sinh lực, tài lộc và an lành.
Công ty HTK
Phong Thủy Bếp Và Những Điều Kiêng Kỵ
Theo phong thủy nhà ở, nhà bếp là trái tim của cả căn nhà, nơi khởi tạo ra nguồn năng lượng hỏa, có thể tiêu diệt các năng lượng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không đặt bếp đúng vị trí phù hợp với phong thủy chung của ngôi nhà, thì năng lượng, sinh khí cũng như vượng khí của ngôi nhà sẽ bị phá hủy. Chính vì vậy, gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến bố cục phong thủy bếp để lưu giữ tài vận cho gia đình.
Những chất liệu và vật dụng kiêng kỵ trong phong thủy bếp
Theo quan niệm Ngũ hành, phong thủy nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa. Đặc điểm của Hỏa là mang lại năng lượng tích cực, tiêu biểu như ánh sáng, hạnh phúc hoặc cảm xúc mạnh mẽ, sự bùng nổ và bạo tàn. Mặt trái của Hỏa là tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh. Chính vì thế, nếu bếp mang tính Hỏa quá mạnh sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hòa khí gia đình.
Không ít người ưa thích việc trang trí bếp bằng tranh ảnh, cây cối, nội thất bằng gỗ… Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc này có thể làm tăng ngũ hành Hỏa quá mức, vô tình tạo điều kiện cho các cuộc cãi vả, sứt mẻ tình cảm, rạn nút mối quan hệ trong gia đình. Theo mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, Hỏa được sinh ra do Mộc. Hãy nhớ kỹ câu này: “Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ”, không nên sử dụng quá nhiều vật dụng, nội thất bếp có chất liệu gỗ để làm tăng tính Hỏa. Thay vào đó, gia chủ nên sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác nhau để vượng hòa khí, kìm hãm sự bộc phát của Hỏa.
Hướng đặt nhà bếp theo phong thủy bếp
Theo “Bát trạch minh kính” – bộ sách cổ rất nổi tiếng về phong thủy: “bếp đặt lên mệnh Mộc hướng dữ thì lành, đặt lên mệnh Mộc hướng lành thì dữ”. Ngoài ra, theo một số quan niệm phong thủy xưa, thì phong thủy nhà bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung, hướng cát”, nghĩa là đặt bếp ở hướng dữ nhìn về hướng lành là tốt. Như đã nói ở trên, nhà bếp thuộc Hỏa, nên nếu đặt bếp ở hướng “hung” sẽ có tác dụng trấn áp năng lương tiêu cực, mang sinh khí đến cho ngôi nhà, đúng như ý lâu nay dân gian ta thường nói: “gặp dữ hóa lành”.
Hỏa khí từ nhà bếp có thể áp chế những luồng khí không tốt đến từ bên ngoài, đồng thời cũng có tác dụng điều hòa những luồng khí tốt nhằm cải thiện khí vận toàn căn nhà một cách hiệu quả. Theo thuyết phong thủy nhà ở, Hỏa khí có thể xua tan mọi thứ xấu và chỉ để lại những điều tốt đẹp.
Phong thủy bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”
Trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông là hướng tốt nhất cho phong thủy bếp. Bên cạnh đó, còn có các hướng như Đông Bắc, hướng Nam và chính Tây. Các hướng ngoảnh lưng lại với hướng chính căn nhà được xem là hướng tối kỵ để đặt bếp.
Ngoài ra, có một điều gia chủ cũng cần phải lưu ý để không áp dụng hướng bếp một cách máy móc:
Cửa phòng bếp phụ thuộc vào cửa chính của căn nhà (ví dụ như Đông cục hay Tây cục), do đó cửa nhà hướng nào thì đặt cửa bếp hướng nấy.
Hướng bếp là hướng lưng người nấu, người nấu sẽ quay lưng về hướng nào thì đó chính là hướng bếp. Người Đông mệnh thì bếp thuộc Đông hướng, người Tây mệnh thì bếp phải thuộc Tây hướng. Nếu làm ngược lại, người nấu sẽ hứng chịu sự xung khắc, dễ gặp bệnh tật, đau yếu…
Đặt nhà bếp hướng Đông
Các nhà phong thủy cho rằng, hướng Đông là hướng tốt nhất để đặt nhà bếp. Mặt trời mặt đằng Đông, vạn vật đều nhờ ánh nắng sớm để sinh sôi nảy nở. Đây là hướng đại cát, đại lợi. Đặt bếp ở hướng Đông, gia chủ hãy để khí vận nhà bếp thuận theo tự nhiên, tuy nhiên cần lưu ý về việc đặt các vật dụng trang trí, cũng như cây cảnh. Nếu lạm dụng, nhà bếp sẽ bị ngăn chặn luồng khí tốt từ bên ngoài vào, tạo ra bất lợi cho gia đình.
Đặt nhà bếp ở hướng Tây
Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, gia chủ không nên đặt bếp ở hướng Tây. Có 2 sự lý giải cho lời khuyên này, thứ nhất theo phong thủy nhà ở, hướng Tây thuộc Ngũ hành Kim, xung khắc với bếp vốn thuộc Ngũ hành Hỏa, không mang lại điều tốt lành cho gia chủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thứ hai, hướng Tây là hướng mặt trời lặn, vì vậy mỗi khi đến buổi chiều, ánh năng gay gắt sẽ chiếu vào căn bếp, biến khu vực bếp trở thành “một cái lò lửa” đúng nghĩa đen lẫn phong thủy.
Hỏa khí quá nhiều không những làm không khí oi bức, ngột ngạt, làm cho thức ăn dễ bị hư mà còn dẫn đến sự rối loạn trong việc cân bằng Ngũ hành và các dòng khí khiến gia đình dễ xảy ra xung đột.
Ánh sáng mặt trời lặn hướng Tây chiếu thẳng tạo thành thế “xuyên tâm sát” tối kỵ trong phong thủy bếp.
Cách hóa giải:
Nếu chẳng may phòng bếp nằm ở hướng Tây, có thể khắc phục bằng cách bày trí hoa thủy tiên hoặc các loại hoa màu vàng, đặt cạnh cửa sổ phòng bếp để ngăn chặn khí độc, ngăn cản sát khí và hút vượng khí vào nhà.
Hoặc có thể chọn một vị trí đặt bếp khác tối ưu hơn vì hướng Tây là một hướng phong thủy rất không tốt nếu đặt nhà bếp.
Đặt nhà bếp hướng Nam
Trong Ngũ hành, hướng Nam thuộc Ngũ hành Hỏa, chính vì thế nếu đặt bếp ở hướng Nam, Hỏa – Hỏa gặp nhau, Hỏa khí sẽ bị cộng dồn khiến không khí trở nên nóng bức. Điều này không đến điều tốt lành cho tài vận của gia chủ.
Cổ nhân có câu “lưỡng hỏa hỏa kiệt”, khi có hai “tinh anh” vô cùng mạnh trong nhà khiến các ngũ hành, thì dòng khí khác sẽ bị lu mờ và tan biến. Khi chỉ còn Ngũ hành Hỏa thì những bất lợi trong tài lộc, sức khỏe sẽ dần kéo đến. Đó là sự mất cân bằng, cũng là điều tối kỵ trong phong thủy bếp.
Mặt khác, quan niệm phong thủy còn cho rằng, hướng Nam sẽ khiến gia chủ bị tán lộc, tức là tiền đổ ra ngoài.
Bếp đặt hướng Nam sẽ tạo ra thế “hỏa hỏa lưỡng kiệt” làm mất cân bằng trong phong thủy bếp.Cách hóa giải:
Theo phong thủy nhà ở, gia chủ nên trồng các loại cây có nhiều lá, hoặc cây có tán lá to để che đi bớt ánh sáng, giảm sức nóng từ ánh năng chiếu vào. Qua đó giúp hóa giải thế Hỏa vượng khi bếp tọa hướng Nam. Song các loại cây này theo phong thủy còn có tác dụng lưu trữ tài lộc, ngăn chặn tình trạng hao hụt tiền tài.
Đặt nhà bếp hướng Bắc
Hướng Bắc thuộc Ngũ hành Thủy, mang đến luồng không khí mát lạnh. Nhiều người chọn cách đặt bếp ở hướng Bắc nhằm điều hòa không khí, lấy Thủy làm dịu Hỏa. Tuy nhiên, ở góc nhìn phong thủy bếp, đây là một quan niệm sai lầm. Hãy nhớ rằng, Hỏa vốn khắc Thủy, Thủy – Hỏa đi chung sẽ tạo ra sự xung đột lớn, khí vận không hài hòa, gây bất lợi cho gia chủ.
Nếu đặt bếp hướng Bắc, sự xung khắc giữa Thủy và Hỏa sẽ phá hủy khí vận của phong thủy bếp.Cách hóa giải:
Nếu gặp phải nhà bếp đặt ở hướng Bắc, gia chủ nên cân bằng lại phong thủy bếp bằng cách “nâng bên này giảm bên kia”, tức là làm tăng hỏa khí nhằm giảm bớt sự lạnh giá của thủy. Đặt thêm các chậu cây cảnh màu hồng, cam trên các tủ bếp hoặc trên bàn ăn,…
Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho phòng bếp để tránh cảm giác lạnh lẽo vì Thủy vốn tượng trưng cho phần âm.
Các vật dụng trong phòng bếp nên chọn những màu ấm áp, thuộc gam màu nóng để tăng sinh khi cho bếp.
Vị trí đặt nhà bếp cần tránh
Thông thường, tùy thuộc vào diện tích và cơ năng hoạt động của ngôi nhà mà gia chủ lựa chọn cách đặt bếp sao cho tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc bỏ qua các yếu tố phong thủy lại vô tình khiến gia chủ gặp trợ ngại, trắc trở trong cuộc sống.
Nhà bếp đặt ở vị trí trung tâm
Vị trí trung tâm của căn nhà theo phong thủy được gọi là Trung cung hoặc Thượng Tâm – nơi tập trung tất cả các nguồn năng lượng của ngôi nhà. Trung Cung là một cung bị động, cần có được sự ổn định và bình an của các luồng khí, trong khi nhà bếp là nơi có nhiều uế khí và tạp khí do chế biến thức ăn.
Việc đặt nhà bếp ở vị trí này khiến cho các dòng khi bị xáo trộn bởi hỏa khí, tạo nên những khó khăn triền miên cho gia chủ, đồng thời khiến sức khỏe yếu dần đi theo thời gian.
Đặt bếp ở vị trí trung tâm không phải là sự lựa chọn tốt cho phong thủy bếp.
Hơn nữa hai vị trí Trung Cung và Thượng Tâm cũng là nơi các dòng khí lưu chuyển qua lại với tần suất cao, vì vậy nên là nơi đặt phòng khách, nơi mà gia chủ cùng các thành viên trong gia đình lưu lại với thời gian nhiều nhất.
Hãy luôn nhớ một điều, nhà bếp không bao giờ “nên” đặt tại vị trí trung tâm.
Nếu gia chủ có điều kiện cùng diện tích nhà cho phép thì một căn bếp nên để sâu về phía sau, có tầm nhìn ra ban công hoặc các không gian phía sau nhà. Một mặt tạo nên không gian thoáng đãng khi nấu nướng, mặt khác đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Nhà bếp đặt đối diện nhà vệ sinh
Theo phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh là nơi chứa các dòng khí không tốt, từ khí độc đến khí có mùi, biểu tượng của điềm xấu. Vì vậy để nhà bếp gần nhà vệ sinh là điều tối kỵ mà bất kỳ gia chủ nào cũng phải để ý và tránh.
Đặt nhà bếp đối diện phòng ngủ
Nhà bếp thường là nơi nấu nướng nên thường có nhiều dầu mỡ, mùi thức ăn… trong khi phòng ngủ lại là nơi nghỉ ngơi, điều dưỡng sức khỏe. Ngoài ra, bếp còn phát ra năng lượng Hỏa, vậy nên nếu đặt bếp đối diện phòng ngủ sẽ tạo ra cảm giác ngột ngạt, khó chịu, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Phong thủy bếp rất kỵ việc đặt nhà bếp đối diện nhà vệ sinh.
Phong thủy bếp tốt nên được đặt xa phòng ngủ hoặc ít nhất là không đặt đối diện với cửa phòng ngủ.
Đặt bếp quá gần chậu nước, bồn rửa
Như đã đề cập ở trên, nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa, là nơi phát ra khí nóng. Trong khi đó, nước thuộc Ngũ hành thủy, phát ra khi lạnh. Thông thường, gia chủ sẽ khó có thể phát hiện việc Thủy – Hỏa xung khắc bằng trực giác nhưng về lâu dài các luồng năng lượng tiêu cực có thể làm suy giảm sức khỏe, hoặc phá hủy sự hòa thuận trong gia đình.
Đặc biệt, bếp bị kẹp giữa tủ lạnh và bồn rửa là điều kiêng kỵ nhất trong phong thủy bếp, vì nó tạo ra sự xung đột rất mạnh, không lối thoát cho bếp. Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, bếp và chậu rửa, bồn nước, tủ lạnh… nên được đặt cách nhau ít nhất 60cm để làm giảm xung đột.
Một số kiêng kỵ khác với vị trí đặt nhà bếp
Ngoài những vị trí cần tránh ở trên, thì gia chủ cần tránh thêm một số điều sau:
Tránh khoảng trống phía sau nhà bếp. Thuyết phong thủy cho rằng, bếp dựa tường sẽ tạo thành “thế tựa” vững chắc, thu hút tài lộc cho gia chủ.
Tránh đặt bếp trên rãnh mương, đường nước của căn nhà. Hãy luôn nhớ rằng, bếp thuộc Hỏa, nước thuộc Thủy, đời đời bất dung với nhau.
Tránh đặt bếp ở khu vực có nhiều gió.
Cổ nhân có câu “tàng phong tụ khí”, nên đặt bếp ở nơi tránh gió để có thể lưu lại các luồn khí tốt.
Ánh sáng theo phong thủy bếp
Luận về ánh sáng, trong phong thủy, ánh sáng kết nối con người vào các nguồn năng lượng. Ánh sáng cho phòng bếp nói riêng cũng như ánh sáng ngôi nhà nói chung đều có hai loại chính là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
Theo phong thủy bếp, ánh sáng thiên nhiên là tinh túy của đất trời, giúp cho bếp trở nên thoáng đãng hơn.
Khu vực bếp thường được thiết kế không có nhiều cửa sổ nên ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào cũng hạn chế. Để tăng ánh sáng, gia chủ có thể thiết kế thêm “giếng trời” hoặc dùng các thiết bị tôn sáng như kính, kim loại…
Gia chủ nên chú ý cân bằng ánh sáng cho phong thủy bếp bằng các bóng đèn có ánh sáng trắng.
Có hai điều quan trọng nhất cho một nhà bếp đẹp và tốt đó là không gian và ánh sáng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là điều tốt nhất, tuy nhiên nếu không được hãy lựa chọn các nguồn ánh sáng nhân tạo cho phù hợp và phải lưu ý đến một số vấn đề như:
Tránh sử dụng ánh đèn mờ từ các bóng đèn màu, điều này sẽ gây khó chịu cho mắt trong quá trình nấu nướng.
Tránh dùng ánh sáng màu vàng, bởi vì màu vàng sẽ gợi cảm giác buồn ngủ khiến không khí khi nấu nướng sẽ trở nên nặng nề, mệt mỏi hơn.
Khu vực bếp vốn dĩ thiếu sự sống (nấu đồ sống thành đồ chính), gia chủ nên dùng ánh sáng có màu trắng để tăng sức sống cho bếp.
Việc sử dụng các bóng đèn huỳnh quang không tốt bằng việc sử dụng các bóng đèn tròn hoặc đèn chùm. Ánh sáng từ đèn chùm sẽ sáng và rõ ràng hơn, không bị lóa mắt.
Đi kèm với các loại đèn là dụng cụ để điều chỉnh mức độ sáng tối, việc này không những cho căn phòng ánh sáng phù hợp mà còn tiết kiệm tối đa được điện năng sử dụng.
Nếu căn bếp có cửa sổ quay về hướng Bắc sẽ nhận được nhiều ánh sáng từ mặt trời, do đó không nên bố trí thêm đèn để tránh tạo xung đột ánh sáng khiến không gian thêm căng thẳng.
Bạn vừa theo dõi bài biết “Phong thủy bếp và những điều kiêng kỵ”, Rever hy vọng rằng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn tạo ra được thế phong thủy bếp hoàn hảo, thu hút tài vận. Nếu bạn cần hỗ trợ về giao dịch bất động sản, thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 1800 234 546 để được tư vấn trực tiếp.
Những Điều Kiêng Kỵ Và Kinh Nghiệm Khi Xây Mộ Theo Phong Thủy
Những kinh nghiệm và điều kiêng kỵ khi xây mộ theo phong thủy
– Không chọn nơi có dòng nước đọng lại, có nghĩa là long mạch phải chảy, không bị cắt đức, con cháu sẻ bị thận, hư răng, đau lưng, những bệnh không vận động sẽ phát sinh, chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Không chọn nơi gần các cây lớn để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị động, đau ốm có thể năm này thì rể cây chưa ăn vào nhưng các năm tiếp theo có thể bị,
– Không chọn nơi các nơi công cộng, khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng, phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn, tù tội.
– Không nên đóng đinh, sắc thép vào quan tài, hoặc nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết. Con cháu điên khùng, ung thư.
– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
– Bia mộ để dưới chân, Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn, nghèo đói.
– Long hổ giao nhau, núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường thì loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôi).
– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.
– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm.
– Trong gia đình có người chết trôi, chết nước phải lo đoạn nghiệp , vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa.
Địa lý âm trạch (về mồ mả) những trường hợp đặt sai hướng mộ, đặt sai huyệt vị, đặt sai ngày giờ, hoặc phạm xung sát… đều phát tác rất nhanh, có trường hợp phạm nặng, phát tác ngày trong vòng 3 ngày sau khi đặt mộ, chậm nhất sau 3 năm cũng đã phát tác.
Trường hợp mộ bị động do thay đổi địa chất, rễ cây đâm vào, trâu bò đánh phá hoặc do nhiều tác nhân khác, chỉ cần tu sửa lại, sắm bát cơm quả trứng, chai rượu, vàng mã, quần áo mã và con ngựa mã, trầu nước hương đăng (có điều kiện thì lễ lớn hơn) tạ lễ thổ thần là được.
Nếu muốn đổi vận phát tài phát phúc cho gia đình, phải chọn được ngôi đất mới thích hợp, Chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu điểm trúng kết huyệt, tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, lại phải biết tuổi người chết có hợp để phù hộ lưu phúc cho con cháu hay không.
Tuyệt đối không nên động chạm nếu không gặp trường hợp phải di dời cho dự án chẳng hạn, không nên “Ma ngủ lại rủ ma dậy”.
– Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 60,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là vùng núi cao thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
– Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng, ruộng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách(tốt). Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Địa hình Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong phong thủy mà quá trình xây mộ cần phải hết sức lưu ý. Bạn nên tránh những điều kiêng kỵ sau: những điều kiêng kỵ khi xây mộ Xung quanh và trên mộ nên có cây xanh để tăng cường sinh khí
Không nên xây mộ ở dưới những đường dây điện cao thế vì nhiều người cho rằng việc làm này sẽ làm suy giảm vận thế. Không nên đắp phần đất lên ngôi mộ quá cao, vận thế của gia chủ khó mà phát triển được. Trên vùng đất định xây mộ mà có lớp xi măng hoặc đá sỏi là điềm xấu, gia chủ sẽ khó kiếm tiền, tiền thu không đủ chi tiêu, nên suy xét lại vùng đất xây mộ trong trường hợp này.
– Ánh sáng mặt trời
Ở những vị trí bạn muốn xây mộ hãy để ý đến ánh sáng mặt trời, vì mộ thuộc cực âm, rất cần nguồn năng lượng chiếu tới, cho nên bạn hãy chọn những vùng đất có ánh sáng mặt trời chiếu đến ít nhất từ sáng sớm đế 1h chiều. Tuyệt đối tránh những khu vực quá thiếu ánh sáng, ánh mặt trời không thể chiếu tới sẽ làm ngôi mộ trở nên u ám, sầu đau. những điều kiêng kỵ khi xây mộ Ánh sáng mặt trời là một yếu tố cần chú ý khi xây mộ Ranh giới với mộ khác
Bạn hãy lưu tâm đến điều này, cho dù vùng đất đó có diện tích nhỏ. Hãy làm những đường ranh giới nhất định để khẳng định diện tích của ngôi mộ nhà mình, vì theo quan điểm tâm linh những ngôi mộ không có ranh giới sẽ dễ bị những hiện tượng xâm lấn, xích mích.
Ngoài ra bạn hãy làm một cổng ra – vào ngôi mộ, những mẫu mộ đẹp chắc chắn phải là những mẫu có lối đi lại, điều này sẽ giúp gia chủ được thăng tiến, con đường công danh rộng mở.
– Việc quy hoạch trong xây mộ là điều rất cần thiết
Lối ra vào của mộ phần nên hướng về phía Nam, Đông Nam và Tây Nam, nói chung nên hướng nhiều về phía Nam. Cỏ dại
Những mộ phần tốt thường có cây cỏ tốt, điều này rất hay gặp ở những ngôi mộ kết. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc để những loại cây cỏ dại mọc xum xuê bao chùm hết lên ngôi mộ vì nếu như chúng mọc lan lên tận đỉnh của mộ nhà sẽ vô tình trở thành hung tướng, người nhà sẽ dễ mắc bệnh, sức khỏe suy yếu.
Chính vì thế hãy để ý đến phần mộ của gia đình mình, thường xuyên dọn dẹp, hoặc ít nhất 1 năm cũng phải dọn dẹp 1 lần. Nước
Nước là một trong những yếu tố quan trọng của phong thủy, bạn không nên chọn vùng đất xây mộ là nơi dòng nước ngưng đọng, nước tù vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh khí của cả gia đình, gây những vận hạn xui xẻo xảy ra.
Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì gia chủ bị bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt(hai đồi núi ôm lấy nhau, mộ ở phần giữa), phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi chôn, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.
Tránh Những Điều Kiêng Kỵ Không Lành
Đối với người dân Việt Nam từ xưa đến nay những đồ vật tâm linh , không gian thờ cúng là những vật vô cùng chú tâm và linh thiêng, bởi vậy khi chuyển tới nơi ở mới, hoặc di chuyển vị trí, thì ông cha ta phải lựa chọn một ngày phù hợp để di chuyển bàn thờ sang một vị trí phù hợp . Việc Xem ngày tốt chuyển Bàn Thờ Gia Tiên và lựa chọn vị trí đặt bàn thờ sao cho phù hợp với nét đẹp tâm linh , mang lại nhiều may mắn , tài lộc .
I – Những điều cần chú ý khi chuyển bàn thờ gia tiên
Vì sao cần phải xem ngày và giờ khi di chuyển bàn thờ sang vị trí mới ?
Với việc thờ cúng từ bao đời nay luôn gìn giữ một nét đẹp tâm linh của người Việt Nam ta . Tốt phong thủy ở đây là mong muốn cho gia chủ có những điều may mắn , gần gũi và giản dị Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, việc chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà hay chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới là việc khó có thể tránh khỏi. Trong khi đó Bát Hương, Bàn Thờ là những vật linh thiêng để thờ cúng Thần Linh, Tổ Tiên của gia đình, khi di chuyển chúng, thì cũng chính di chuyển ngôi nhà của các vị sang một vị trí khác. Vậy nên chúng ta cần phải xem ngày chuyển bàn thờ tốt để có thể kích tài vận và đón thêm nhiều tài lộc về với gia đình của mình.
II – Lựa chọn ngày giờ đặt bàn thờ sao cho phù hợp ?
Việc lựa chọn Xem ngày tốt chuyển Bàn Thờ Gia Tiên hay xem ngày đặt bàn thờ được thuận lợi, may mắn, đồng thời giúp kích Phong Thủy, đón Tài Vận về với mình và gia đình thì quý bạn cần đặc biệt lưu ý các điều sau đây:
1 – Trong năm quyết định chuyển bàn thờ sang vị trí mới thì Quý Gia Chủ không được phạm phải hạn tam tai:
– Hạn tam tai chính là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi tuổi. Tam có nghĩa là Ba, số 3, thứ ba. Còn “Tai” nghĩa là tai họa, họa hại. Và trong một đời người như vậy cứ sau 12 năm thì lại gặp hạn tam tai một lần. Tức là cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai. Điều này xảy ra được xem như là một quy luật. một vòng tuần hoàn
Bảng tính tuổi hạn tam tai Quý Gia Chủ tham khảo là:
Những người tuổi Thân, Tý, Thìn phạm hạn tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn.
Những người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu phạm tam tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu.
Những người tuổi Hợi, Mão, Mùi sẽ phạm tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi.
Những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất sẽ phạm tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất.
2 – Chọn ngày tháng tốt đặt bàn thờ đối với tuổi của gia chủ:
Trong những tháng hợp với tuổi của gia chủ sẽ giúp mọi việc đều được Hanh Thông, Suôn Sẻ hơn. Qua đó , trong những tháng này cũng sẽ làm cho những khó khăn, vận đen bị hạn chế. Làm vậy sẽ giảm thiểu những điều dữ, vận hung và gia chủ sẽ đón Tài Lộc, Cát Trạch về với gia đình Quý Gia Chủ.
3 – Ngày như thế nào được xem là ngày tốt để lựa chọn di chuyển bàn thờ :
Khi xem ngày chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà hay chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới thì cách chọn ngày tốt cũng có những điều đặc biệt, không chỉ đơn thuần là những ngày tốt bình thường.
Ngày tốt để chuyển bàn thờ cần phải thỏa mãn các yếu tố:
Là một ngày tốt
Ngày tốt ngày không xung với tuổi của gia chủ.
Ngày tốt không phải là ngày Thiên Cẩu.
Không phải là ngày Sát Sư: ngày này phụ thuộc vào người thầy làm lễ, bởi mỗi một thầy sẽ có ngày sát sư khác nhau, đây là những ngày “vạn sự không thành” của họ.
Đồng thời, ngày tốt cũng sẽ là ngày mà các vị thần đang ở dưới trần gian, như vậy việc cúng bái, cầu xin với linh thiêng. Còn những ngày các vị thần không ở thế gian thì việc cúng bái sẽ không tốt, không linh thiêng.
4 – Chuyển bàn thờ vào một khung giờ Hoàng Đạo:
Khi Quý Gia Chủ đã lựa chọn được một ngày phù hợp để thực hiện công việc chuyển bàn thờ. Thì công việc này nên được tiến hành vào một khung giờ Hoàng Đạo trong ngày, như vậy sẽ giúp gia chủ công việc càng suôn sẻ, viên mãn và thành công.
III – Thủ tục chuyển bàn thờ và thủ tục chuyển bát hương
Lưu ý: Công việc chuyển bàn thờ gồm có 2 dạng khác nhau, nên thủ tục để tiến hành cũng sẽ là khác nhau, Quý Gia Chủ chú ý không nên áp dụng các phương pháp này cho nhau.
1 – Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới:
Khi quý bạn đã chọn được ngày tốt để tiến hành chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới. Đến ngày để thực hiện công việc, quý bạn cần chuẩn bị mâm lễ đầy đủ như sau:
Bình hoa tươi, một đĩa hoa quả tùy tâm.
Mâm lễ mặn với đầy đủ gà luộc, thịt lợn luộc, xôi trắng,…
Hương vàng, trầu cau, muối, gạo, rượu, nước,…
Cho tới khi vào khung giờ Hoàng Đạo, Quý Gia Chủ đọc Văn Khấn để kính cáo tới thần linh, gia tiên chứng giám và xin được chuyển dời bát hương sang nhà mới.
Quý Gia Chủ thỉnh cho tới khi gần hết hương thì có thể hóa vàng, sau đó chuyển bàn thờ sang nhà mới.
Sang đến nhà mới thì lại tiếp tục làm lễ báo cáo Thần Linh và gia tiên về việc kê, đặt bàn thờ tại nhà mới.
Công việc và thủ tục chuyển bàn thờ chỉ có vậy, nhưng khi tiến hành nên cẩn thận, tránh thiếu xót, để mong thần linh và gia tiên phù hộ độ trì cho gia đình.
Lưu ý: khi tiến hành thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới, thì chỉ nên chuyển bát hương của gia tiên, còn bát hương của thổ công, thổ địa thì nên bốc bát hương mới.
2 – Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà:
Việc chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà đơn giản hơn so với chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới:
Quý Gia Chủ vẫn lựa chọn một ngày tốt và đặt mâm lễ như bình thường.
Khi tới khung giờ Hoàng Đạo cũng tiến hành đọc văn khấn báo cáo Thần Linh, Gia Tiên xin chuyển bàn thờ.
Khi hương sắp tàn, Quý Gia Chủ lễ tạ, sau đó hóa vàng và dời bàn thờ sang vị trí khác trong nhà mà không cần làm lễ cũng như không phải bốc lại bát hương của thổ công, thổ địa nữa.
Chú ý: ngoài việc phải xem ngày chuyển bàn thờ thì Quý gia chủ cũng cần phải xem
hướng đặt bàn thờ hợp tuổi của mình
. Có như vậy phong thủy ngôi nhà với được hòa hợp, kích công danh, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ.
Vị trí đặt bàn thờ chuẩn phong thủy
Cập nhật thông tin chi tiết về Sân Vườn Theo Phong Thủy Những Điều Kiêng Kỵ Luôn Đúng trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!