Xu Hướng 6/2023 # Tấm Gương Tự Học Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh # Top 14 View | Hartford-institute.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tấm Gương Tự Học Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Tấm Gương Tự Học Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thực tế cho thấy,  để làm được như trên, yêu cầu mỗi con người Việt Nam; đặc biệt là thế hệ trẻ phải ra sức học tập, rèn luyện; biến đó trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân. Học tập là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, là hoạt động có mục đích của con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập trong đó tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Bác chính là một tấm gương sáng về tự học tập, tự rèn luyện để chúng ta noi theo.

Bác Hồ đã dạy: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; Học để phụng sự đoàn thể”. Học phải có ý chí quyết tâm để phục vụ nhân dân, chứ không phải học để thăng quan, tiến chức. Đối với Bác, học tập chính là một nhu cầu mà ngay từ thời trẻ đến mãi sau này, khi đã tuổi cao, sức yếu, Người vẫn thường xuyên học tập không chút lơ là.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, lấy tên là Văn Ba làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, rời bến Nhà Rồng ra nước ngoài bắt đầu một hành trình lâu dài, gian khổ tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành ra đi với hành trang trên vai là chủ nghĩa yêu nước, mang theo một chí hướng lớn với một niềm tin sắt đá: Hẹn ngày trở về giải phóng Tổ quốc và đem lại tự do cho đồng bào. Người đã đến nhiều đất nước khác nhau, đã gặp nhiều màu da, tiếng nói khác nhau, đó là cuộc sống tăm tối cực khổ của nhân dân các nước thuộc đia. Chính từ đây, những nhận thức về giai cấp, tình cảm giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản đầu tiên đã hình thành ở Người: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Lòng yêu nước của Người được thể hiện qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu và hoạt động cách mạng. Yêu nước, Người đã tự nguyện chấp nhận cuộc sống làm thuê với đồng tiền công ít ỏi, rẻ mạt để kiếm sống, để hoạt động chính trị. Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, tài sản duy nhất và quý báu nhất của Người lúc đó là hai bàn tay, đôi mắt và con tim, khối óc cùng với khát vọng giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Danh họa Picaso đã nhận xét về những bức tranh do Bác vẽ trên báo “Người cùng khổ”: “Chỉ mấy nét vẽ này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tiềm ẩn bên trong. Nếu tác giả tiếp tục con đường hội họa thì ắt sẽ trở thành một đại danh họa!”. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô giá, tiêu biểu là tập thơ “Nhật ký trong tù”. Như chúng ta đã biết, học chữ Hán cực kỳ khó, để nắm vững nó và làm thơ thì lại khó hơn gấp bội. Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình nỗ lực tự học thì sẽ không làm được điều đó.

 Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng. Học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại Mát-xcơ-va vào tháng 8 năm 1935, Bác đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. “Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Thái Lan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do tự nhiên mà có, mà chính là cả một quá trình khổ công rèn luyện, học tập của Người.

Việc tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rúc kinh nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, phù hợp với yêu cầu công việc. Việc tự học của Bác diễn ra suốt cả cuộc đời cách mạng của mình, cho tới khi tuổi cao, sức yếu, Bác vẫn giữ được tinh thần tự học như xưa. Đại tướng Hoàng Văn Thái lại, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường của Bác để nhiều sách báo. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm vững tình hình chứ!”.  

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Đặc biệt, Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng cần ghi sâu những lời dạy của Bác, noi theo Người về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài phục vụ nhân dân. Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong tu dưỡng bản thân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.

N.X.D

Thượng Tướng Hoàng Xuân Chiến: Cần Có Pháp Lệnh Bảo Vệ Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình, sáng 4/1.

Hội nghị đánh giá, năm 2023, thực hiện phong trào thi đua “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”, các cơ quan, đơn vị trong Ban Quản lý Lăng đã tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện nghiêm túc; phong trào thi đua đã phát huy được sức mạnh tổng hợp các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân; tạo động lực, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, chiến sỹ, người lao động khắc phục khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, thi đua hoàn thành toàn diện mọi nhiệm vụ được giao; trong đó nhiệm vụ y tế giữ gìn thi hài Bác hoàn thành xuất sắc.

Tích cực, chủ động, triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho đồng bào, khách quốc tế, các đoàn chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với cách mạng đến viếng, tưởng niệm Bác, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và các sinh hoạt chính trị, văn hoá diễn ra trong khu vực Lăng và K9, đặc biệt là lễ viếng cấp Nhà nước, Nguyên thủ quốc gia.

Từ những phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu, với 2 tập thể được tặng Cờ thi đua, 3 tập thể được tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, 5 Chiến sĩ thi đua, 4 tập thể và 12 cá nhân được tặng Bằng khen của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng.

Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, toàn thể cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Quản lý Lăng đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong năm 2023, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đề nghị Đảng ủy, chỉ huy Đoàn 969, Ban Quản lý Lăng tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật công trình Lăng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn đinh, chính xác, tin cậy, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phục vụ thăm viếng.

Đón tiếp, phục vụ văn minh, chu đáo

Nổi bật là thực hiện tốt công tác giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và nhiệm vụ chính trị đặc biệt của đơn vị, niềm vinh dự, tự hào về nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

Tích cực hưởng ứng, thi đua thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm đã được Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng T.Ư phát động như “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cán bộ, công chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”…

Thực hiện nghiêm các chế độ quy định, quy trình về công tác y tế giữ gìn thi hài Bác, bảo đảm nghiêm túc, thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sai sót. Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu y sinh Matxcơva hợp tác nghiên cứu giai đoạn 2023-2025.

Tổ chức đón tiếp, phục vụ “văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo”, tuyệt đối an toàn các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, nguyên thủ quốc gia và nhân dân, khách quốc tế đến viếng Bác, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, các sinh hoạt chính trị, văn hóa tại khu vực Lăng, Quảng trường Ba Đình và Khu Di tích K9, để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân và khách quốc tế…

Nguyễn Minh

Tướng Nguyễn Sơn Và Tấm Thiếp Thư Của Bác Hồ.

Tướng Nguyễn Sơn và tấm thiếp thư của Bác Hồ.

Nguyễn Sơn là vị tướng được phong đợt đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông không những là thiếu tướng của Việt Nam mà còn là thiếu tướng Quân giải phóng Trung Quốc, bởi vậy, ông được xưng tụng là “lưỡng quốc tướng quân”. Ngày 20-01-1948, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đội. Theo Sắc lệnh này, ông Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Ông Nguyễn Bình được trao quân hàm Trung tướng. Các ông: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng. Khi được thăng quâm hàm Thiếu tướng, Nguyễn Sơn là Chính ủy kiêm tư lệnh quân khu 4. Trong đợt phong đầu tiên này, khi Nguyễn Sơn có ý chần chừ không muốn nhận quân hàm thiếu tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho ông một tấm thiếp thư.

13 giờ ngày 28-5-1948, Lễ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức trọng thể tại một hội trường mới dựng bên dòng suối ở cánh đồng Nà Lọm, Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên. Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, tại buổi Lễ, Bác Hồ và cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban thường trực Quốc hội đứng hai bên bàn thờ, các thành viên Chính phủ đứng trước bàn thờ. Bác Hồ tay cầm sắc lệnh gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp lên, bằng giọng trang nghiêm và xúc động, Bác nói: “Hôm nay thay mặt Chính phủ và nhân dân…” rồi Bác bỗng ngừng lời, rút khăn tay lau nước mắt. Giây phút đó làm cho cả hội trường vô cùng xúc động. Lát sau, Bác nói tiếp: “…Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho…”. Tiếp đó, Bác trao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp sắc lệnh. Cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban Thường trực thay mặt Quốc hội, đồng chí Phan Anh thay mặt Hội đồng Chính phủ phát biểu chúc mừng. Đồng chí Tạ Quang Bửu thay mặt Bộ Quốc phòng bày tỏ lời chúc mừng và lời hứa của toàn thể bộ đội sẽ nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng dưới sự chỉ huy của Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động phát biểu, vô cùng nhớ tiếc các Anh hùng liệt sĩ, chân thành biết ơn Bác, Quốc hội và Chính phủ đã dành cho vinh dự cao cả đồng thời hứa sẽ đem hết tinh thần và nghị lực làm trọn nhiệm vụ, góp phần khiêm tốn của mình vào sự nghiệp đấu tranh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc. Sau buổi lễ, nói chuyện thân mật với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác hôm nay là kết quả biết bao hy sinh chiến đấu của đồng bào, đồng chí… Các thế hệ đi trước chiến đấu cho độc lập mà sự nghiệp không thành, nhắm mắt vẫn còn chưa thấy độc lập tự do. Chúng ta ngày nay may mắn hơn, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn. Nghĩ tới hàng nghìn, hàng vạn người đã ngã xuống cho ngày hôm nay, chúng ta càng phải cố gắng giành cho được độc lập, tự do để thỏa mãn vong linh của những người đã khuất…”.

Khi lễ thụ phong diễn ra trọng thể ở Việt Bắc, Nguyễn Sơn đang ở Liên khu IV nên Chính phủ ủy nhiệm cho Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Liên khu IV làm Lễ thụ phong, nhưng Nguyễn Sơn chần chừ, kéo dài thời gian chưa chịu nhận. Khi biết được tin này, Bác Hồ viết một tấm thiếp thư và giao cho đặc phái viên của Chính phủ là ông Phạm Ngọc Thạch đem vào Thanh Hóa trao tận tay Nguyễn Sơn. Bên ngoài tấm thiếp thư ghi dòng chữ: Tặng Sơn đệ. Bên trong là 4 câu: Đảm dục đại,/ Tâm dục tế./Trí dục viên,/Hạnh dục phương!.Dịch nghĩa: Tặng Nguyễn Sơn. Gan cần lớn,/Tâm cần tinh tế. Trí vẹn toàn,Hạnh phải thẳng ngay! Đây là một ứng xử rất bao dung, nhân văn của Bác Hồ. Nếu khi ấy, với cương vị Chủ tịch nước, Người có thể kỷ luật Nguyễn Sơn nhưng người đã ứng xử rất tinh tế đầy nhân văn. Hồ Chủ tịch không dùng quyền uy của Chủ tịch nước để nói với người dưới quyền mà là người anh đang nói chuyện với người em.

Ứng xử của Bác Hồ với Tướng Nguyễn Sơn là lấy đại cuộc làm trọng, dùng tình để cảm hóa, thể hiện sự bao dung bởi Bác hiểu rõ cá tính, tính cách, tâm can Nguyễn Sơn. Cách ứng xử này được thực hiện một cách tinh tế và rất cụ thể:

Một là, không lấy tư cách Chủ tịch Nước và người đứng đầu Chính phủ ra mệnh lệnh, phê bình và có thể bắt tội không thi hành phép nước (nếu ở triều vua phong kiến tướng này sẽ không bảo toàn được tính mạng) mà lấy tư cách người anh nói chuyện với người em, gửi cho người em 12 chữ chân tình.

Đã là anh em thì nhẹ nhàng khuyên nhủ, bảo nhau cũng hướng về cái tốt đẹp, đạo lý ở đời, Nguyễn Sơn là người có cá tính cương nên Bác dùng nhu “lạt mềm dễ buộc”. Xưa Lão Tử từng nói: “Cái mà thiên hạ cho là rất mềm lại thường thắng được cái rất cứng của thiên hạ” (Thiên hạ chi chi nhu, trù sinh thiên hạ chi phi kiên).

Hai là, Nguyễn Sơn vốn là người trọng văn hóa, yêu thích văn chương nên tấm thiệp “Tặng Sơn đệ”, Bác lấy chữ từ thơ của một danh nhân để khen Nguyễn Sơn, khẳng định tài – đức của Nguyễn Sơn nhưng cũng ngầm ý nhắc nhủ đã tốt rồi cần tốt hơn nữa, nhất là cần tinh tế, chín chắn hơn, cần phải tự mình sửa mình để hoàn thiện mình.

Ba là, việc cử đặc phái viên của Chính phủ vào Liên khu IV chủ trì lễ thụ phong là Bác hiểu tường tận căn nguyên. Không để người cùng cấp chủ trì lễ thụ phong, vừa giữ được thể diện vừa ưu ái không làm mất lòng tự trọng của Nguyễn Sơn, “buộc” Nguyễn Sơn không thể không chấp nhận. Phép nước không bị tổn hại. Sắc lệnh được thi hành.

Bốn là, ở đời xử sự với nhau cần đại lượng khoan hòa. Cách hành xử của Bác với Nguyễn Sơn ngầm ý như thế khi Bác dùng chữ tế thay cho chữ tiểu và tế đi với đại thì đại có nghĩa là đại lượng, bao dung.

Sau khi nhận được tấm thiếp thư này, Nguyễn Sơn đã vui vẻ nhận tổ chức là làm lễ phong quân hàm thiếu tướng cho ông.

Tấm thiếp thư mà Bác Hồ gửi ông đã trở thành câu chuyện gây cảm hứng cho nhiều thế hệ, thể hiện tính nhân văn, tấm lòng nhân ái, bao dung của Bác Hồ.

Vũ Trung Kiên (sưu tầm và biên soạn)

Tranh Đá Quý Phong Thủy Đẹp Nhất Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Kính chào quý bạn! Chắc hẳn bạn đang tìm một mẫu tranh trang trí hoặc làm quà tặng có tính thẩm mỹ cao, mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc và phân phối trên khu vực TP.Hồ Chí Minh đúng không?

Tranh đá quý 24h xin giới thiệu đến các bạn những mẫu tranh đá quý phong thủy đẹp nhất tại TP.Hồ Chí Minh.

1. Tranh đá quý tại chúng tôi chất lượng, uy tín

Bạn nên chọn những công ty uy tín, với những tiêu chí đánh giá sau

– Công ty có địa chỉ rõ ràng, địa chỉ xưởng sản xuất

– Có trang web uy tín

– Được bảo hành dài hạn

– Chất liệu đá được kiểm định rõ ràng

Vậy nên chọn mua tranh đá quý tại chúng tôi ở đâu? Xin giới thiệu Công ty tranh đá quý 24h, với đầy đủ các tiêu chí nêu trên.

Chắc hẳn điều bạn đang rất quan tâm về chất lượng uy tín của chi nhánh chúng tôi.

Tranh đá quý không chỉ có tác dụng trang trí làm đẹp căn phòng mà nó còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

Mỗi bức tranh lại mang trong mình một ý nghĩa riêng. Ý nghĩa đặc trưng của tranh đá quý là giúp kích hoạt tài lộc, hóa giải điềm xui, cầu may mắn, mang đến hạnh phúc, cuộc sống an lạc cho gia chủ.

Miễn phí giao hàng trong khu vực.

Giao hàng nhanh. Chỉ 1- 2 ngày là có hàng về tận nhà.

Sản phẩm được bảo hành 30 năm. Cam kết hàng bền đẹp, trường tồn với thời gian.

4. 10 mẫu tranh đá quý tuyển chọn đẹp nhất tại TP. Hồ Chí Minh

Bức tranh mong muốn mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc, hạnh phúc và trường thọ.

“Mã đáo thành công” giống như là một lời chúc dành cho những người đi công tác, làm việc xa, chúc cho chuyến đi thành công tốt đẹp. Ngày nay “Mã đáo thành công” còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự “tốc chiến tốc thắng”. Tranh Mã đáo thành công làm quà khai trương tương tự như là “Khai trương Hồng Phát”.

Treo bức tranh ngựa kèm theo hoa mẫu đơn hợp với tất cả mọi tuổi, với mong muốn sức khỏe, hạnh phúc thành đạt.

Lưu ý: Cách phân biệt tranh đá quý thật giả

Là một họa phẩm truyền thống cao cấp mang trên mình những nét tinh hoa của nghệ thuật Việt Nam. Tranh sơn thủy không chỉ là dòng tranh trang trí tuyệt đẹp giúp không gian nội thất ngôi nhà trở nên sang trọng mà còn mang đến cho người sở hữu nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành.

Cây đào trong phong thủy được xem là tinh hoa của Ngũ hành. Đào có thể trị bách quỷ, xua đuổi tà ma nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào trước cửa nhà hoặc treo tranh đá quý Hoa Đào trong nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

Tranh đá quý Hoa đào thế rồng tại chúng tôi

Treo tranh đá quý Rừng lá đỏ, con người không chỉ thấy thoải mái hơn khi xung quanh mình là khung cảnh thiên nhiên độc đáo, mà tranh đá quý Rừng lá đỏ còn tượng trưng cho sự hồng phát và may mắn.

Tranh đá có nội dung hoa mai có một cách lý giải khác: Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: Thứ nhất là vui vẻ, thứ hai là hạnh vận, thứ ba là trường thọ, thứ tư là hanh thông, thứ năm là ân hòa. Đó cũng chính là ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này.

Tranh tứ quý bốn mùa xuân- hạ -thu- đông tượng trưng cho sự no đủ ấm êm quanh năm. đem lại vẻ đẹp hài hòa cho không gian của bạn, hơn nữa bộ tranh hội tụ đầy đủ các yếu tố để cầu sự hạnh phúc trọn vẹn thể hiện qa chim hạc sum vầy, hoa đào mai đua nở là cầu lộc lá báo hiệu nhiều điều may mắn, cây trúc tre mạnh mẽ cứng cáp vượt qa mọi sóng gió, cây tùng thể hiện sự trường thọ, hiên ngang quân tử như tùng.

Hình ảnh cây tùng hiên ngang như một vị quân tử, chim hạc đại diện cho sự trường thọ vững chãi kết hợp với hình ảnh hoa mẫu đơn- quốc sắc thiên hương tạo nên một bức tranh hài hòa hữu ý.

bức tranh phong cảnh làng quê sẽ mang lại cho bạn cảm giác yên bình và thoải mái.

Tranh đá quý đôi công uyên ương đại diện cho hạnh phúc trọn vẹn, tình yêu bền vững.

Đại lý tranh đá quý tại Thành phố Hồ Chí Minh, TRANH ĐÁ QUÝ 24H rất mong nhận được nhiều phản hồi tích cực của Quý bạn đối tác, Khách Hàng uy tín lâu năm để cùng hợp tác phát triển bền vững.

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH!!!

Thành phố : Hồ Chí Minh

Quận : Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Tân.

Huyện : Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tấm Gương Tự Học Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!