Bạn đang xem bài viết Tbktsg: Giải Pháp Phong Thủy Cho Nhà Ống được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
NHAXUAN.VN – 1. Hình thế, cửa và ánh sáng Nhà ống là loại hình nhà ở đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Đó là những căn nhà phân bố theo dạng chia lô với diện tích nhỏ (dưới 100 m2). Đặc trưng cơ bản của nhà ống là mặt tiền nhỏ, chạy sâu, hình dạng hẹp và dài. Những ngôi nhà ống ở phố cổ Hội An hay phố cổ Hà Nội đã trở thành bản sắc của kiến trúc và văn hoá Việt. Trong môi trường đô thị hoá, nhà ống vẫn đang là dạng nhà ở điển hình và có vai trò quan trọng. Xét về mặt phong thuỷ, nhà ống gây ra nhiều thách thức cho các phong thủy gia bởi những hạn chế về hướng, về hình thể và diện tích của bản thân nó.Về mặt hình khối, nhà ống có xu hướng vươn cao (3-5 tầng) theo phong thủy sẽ thiên nhiều về hành Mộc. Trong một số các phuơng án kiến trúc mái trên cùng của những khu nhà này thuờng theo hình thức mái dốc. Đó là tuợng của hành hỏa. Theo ngũ hành: “mộc” sinh “hoả”. Vì vậy mà kiểu tương quan dưới mộc trên hoả sẽ tốt về phong thuỷ. Tuy nhiên, nếu nóc nhà quá nhọn (trên 45 0) làm cho hoả vượng quá mức sẽ gây ra hiện tượng “hoả khí xung thiên”. Theo đó, căn nhà có thể tốt trong một thời gian ngắn ban đầu, càng ở lâu càng dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy, vội vàng.
Nhà ống thông thường chỉ có một mặt thoáng ở phía trước, hai bên và phía sau đều tiếp giáp với nhà hàng xóm. Đây là một điểm không dễ trong việc thiết kế kiến trúc và phong thuỷ. Để có được không gian thông thoáng, tạo ra sự lưu chuyển giữa các dòng năng lượng, dù cho diện tích nhỏ hẹp nhưng gia chủ nên bố trí một diện tích sân vườn nhỏ ở phía sau sẽ khắc phục điểm yếu này và qua đó góp phần tạo điểm nhấn và đem đến một chút thiên nhiên cho căn nhà.
Một vấn đề nan giải nữa của nhà hình ống là những không gian ở giữa đều không có ánh sáng ban ngày. Vì vậy, khi thiết kế cũng nên bố trí giếng trời để lấy thêm ánh sáng tự nhiên cho các không gian bên trong ngôi nhà. Nhà ống nếu có đuợc sân vườn ở phía trước thì thật sự lý tuởng, khu vuờn nhỏ này sẽ như tầng ozon với chức năng thanh lọc không khí cho căn nhà. Qua những khảo sát và kinh nghiệm của nguời viết những ngôi nhà có sân vuờn phía truớc dễ làm cho con nguời hiền hòa và tâm hồn thanh tĩnh hơn. Theo phong thủy, không nên làm mái che hoặc giàn cây quá um tùm sẽ làm giảm hiệu ứng tốt này. Đuơng nhiên với nhà thiên về huớng Tây thì nên có những giải pháp hài hòa.
Khi xây dựng, một số lời khuyên về phong thủy không đúng khi cho rằng cổng và cửa chính đồng trục nhau là chưa tốt về phong thủy. Tuy nhiên, đây lại là mô hình thiết kế khá điển hình trong kiến trúc, đặc biệt là trong thiết kế những ngôi nhà ống. Theo quan điểm của người viết, cách bố trí này chỉ gây ra những tương tác xấu khi trước cổng là con đường với đông nguời qua lại đâm vào cổng, còn trong những trường hợp khác thì ảnh hưởng không nhiều.
2. Sắp đặt không gian
Trong nhà ống cũng thường xảy ra hiện tượng 4 hoặc 3 cửa thẳng hàng đối nhau. Điều này không tốt cả về kiến trúc và phong thuỷ, dễ tạo nên những luồng khí xuyên phòng gây áp lực đột ngột. Phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí quá mạnh có thể biến thành xung sát khí. Vì vậy, cần thiết phải chuyển cửa thứ ba sang một bên. Trong trường hợp bất khả kháng có thể dùng bình phong che chắn bằng cách đặt bố trí các chậu cây để giảm thiểu tác hại.
Theo thuyết phong thuỷ, khu vực giữa nhà gọi là “trung cung” mang hành thổ và quản các cung còn lại nên là phần tối quan trọng của ngôi nhà. Việc xác định “trung cung” là rất quan trọng cần chú ý như vậy mới tránh được những lỗi cơ bản về phong thuỷ. Đối với nhà ống, khu vực giữa nhà thường được sử dụng để đặt cầu thang. Xét về hình tượng do luôn vuơn cao nên cầu thang mang tính mộc. Như vậy, nếu để “mộc” của cầu thang khắc “thổ” của trung cung sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Vì vậy, việc bố trí cầu thang cần tránh khu vực trung cung. Tốt nhất là nên bố trí theo chiều dọc để tiết kiệm không gian.
Ngoài ra, việc để bể phốt ở khu vực trung cung cũng là điều kiêng kị. Những dòng khí xấu từ bể phốt sẽ ảnh hưởng mạnh tới khu vực này, phong thuỷ gọi là “xú uế nhập trung cung”. Gia chủ sẽ gặp những phiền muộn về tinh thần, sức khoẻ. Việc đặt bể nước ở khu vực này cũng cần tránh vì sẽ làm cho trung cung bị khuyết hãm.
Mỗi loại hình nhà ở đều mang trong mình cả ưu và khuyết điểm. Nó trở nên tốt xấu phụ thuộc rất nhiều vào cách làm và thái độ ứng xử của mỗi chúng ta. Căn nhà là biểu hiện của cá tính, tâm tư, tình cảm của chủ nhân nhưng nó không nên tách ra khỏi quy hoạch tổng thể cùng những quy chuẩn chung của kiến trúc và xây dựng. Đối với loại hình nhà ống, lời khuyên của người viết là gia chủ không nên vì cái tôi cá nhân mà chạy theo những kiểu cách quá phức tạp, rườm rà làm ảnh hưởng đến bộ mặt chung của toàn khu phố. Điều này dưới góc nhìn phong thuỷ cũng là thiếu tích cực. Người xưa có câu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Mỗi căn nhà đẹp sẽ góp phần tôn lên giá trị thầm mỹ cho cả bộ mặt đô thị, giúp cho chúng ta có một môi trường sống lành mạnh, hài hoà.
Thiết kế bếp trong nhà ống cũng tương đối phức tạp. Thông thường, bếp được đặt ở tầng 1, không gian tầng 2 là phòng ngủ của các thành viên trong gia đình. Như vậy, rất dễ xảy ra hiện tượng bếp đốt thẳng lên giường ngủ ở phía trên. Theo phong thuỷ, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và tâm lý người ngủ trong phòng đó, vì thế tránh đặt bếp thẳng với giường ngủ phía bên trên. Ngoài ra, đôi khi diện tích bếp nhỏ nên khi sắp đặt đồ đạc cần gọn gàng, ngăn nắp, tránh để bếp nấu đối diện chậu rửa hoặc tủ lạnh sẽ gây ra hiện tượng “thuỷ hoả tương xung” làm cho khu bếp không được vượng khí, dễ nảy sinh tâm lý bất hoà trong gia đình.
Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương (Bài đăng trên TBKTSG)
Bố Trí Phong Thủy Cho Nhà Ống
Nhà ống càng dài, càng hẹp thì càng khó xoay xở. Đặc trưng của nhà ống là luôn bị kẹp giữa hai bức tường. Đặc biệt những ngôi nhà có nhà bên cạnh cao hơn sẽ hình thành nên một loại trường khí mà phong thủy gọi là “vùng sơn xuyên”, từ đó dẫn đến nhiều luồng gió mạnh (gió hút, gió lùa), tạo thành vùng xoáy ảnh hưởng đến sức khỏe của người cư ngụ.
Do đó, các ngôi nhà ống thời xưa thường được bố trí giếng trời hoặc sân trong để cân bằng âm dương. Ngoài ra, nhà ống xưa thường không quá cao như hiện nay, cấu trúc mái cũng khác nhau, do vậy, khả năng hút gió và lấy sáng khá tốt nhờ các cửa trời.
Số lượng và kích thước giếng trời phụ thuộc vào chiều dài và chiều cao của nhà, nhưng tối thiểu cũng phải có một giếng trời giữa và một giếng trời sau. Bên cạnh đó, nhà ống thường được gia chủ bố trí thêm gương phản chiếu để giúp “ăn gian” diện tích và phản hồi lại các xung sát khi lên xuống cầu thang.
Tuy có sân trong nhưng nếu mở cửa thông suốt từ trước ra sau thì cũng khiến luồng khí mạnh hút vào gây bất lợi. Thế nhưng, nếu ngăn chia nhà thành từng phòng kín bít bùng thì dù làm giếng trời cũng không có tác dụng bởi trong nhà vừa ngột ngạt mà gió lại lùa mạnh dọc theo lối đi.
Vì thế, cần tạo lối đi và dẫn gió theo kiểu uốn lượn, tránh tầm nhìn xuyên thấu từ ngoài vào nhà bằng cách dùng các bình phong hay chậu cây để che chắn. Bên cạnh đó, có thể bố trí không gian sinh hoạt chung xen giữa các không gian riêng dể tạo luồng di chuyển có hẹp có rộng, có mở có đóng về không gian.
Trong trường hợp nhà ống có hai mặt tiền, có thể thiết kế ban công trên lầu sao cho vừa có thể làm khoảng đệm, vừa ngăn nắng tốt nhưng cũng lấy được gió. Trường hợp này không cần làm giếng trời mà chỉ cần mở cửa sổ bên hông để tăng sự đối lưu với môi trường bên ngoài.
Theo phong thủy, hai nhà ống đối diện cửa với nhau sẽ không tốt. Trường hợp không thể đảo cửa thì nên dùng bình phong, tủ, chậu cây để che chắn.
Nếu ngay từ ban đầu không bố trí hệ thống cửa cho hợp lý cho nhà ống thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, ánh sáng và thông gió sẽ bị kém.
Ngôi nhà nào cũng cần có nhiều loại cửa, tùy theo hình thế đất đai và tính chất nhà. Thế nhưng, theo phong thủy, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một cửa chính, các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không phụ thuộc nhiêu vào cửa chính.
Cùng Danh Mục:
Xem Phong Thủy Xây Nhà Ống
Thứ tư, 03/05/2017
Việc hai nhà ống mở cửa đối diện nhau sẽ không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong, tủ kệ hay chậu cây để che chắn
Nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó lúc bố trí ban đầu nếu không chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém.
Việc hai nhà ống mở cửa đối diện nhau sẽ không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong, tủ kệ hay chậu cây để che chắn.
Cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao, nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Theo xem bói khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là nó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví dụ, với hướng nắng chiếu gay gắt hoặc xe cộ bụi bặm thường xuyên, nên hạn chế mở cửa và dùng tấm che nắng tạo khoảng đệm.
Khi phân bố cửa, cần chú ý cả tính chất cát hung của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giường.
Cửa ra vào phòng vệ sinh mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc ngủ. Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.
Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ, và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được sau lưng.
Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau, chúng sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau.
Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung).
Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu.
Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để “phản khí,” vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông… tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà.
Tuy nhiên, theo khoa học phong thuỷ, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính (đại môn hay chính môn), các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn.
Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn…) thì phải điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, việc mở cửa chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp, nên tùy trường hợp cụ thể để giải quyết.
Tuy nhiên, luôn cần tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, khí vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây rối loạn trường khí.
Nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu (cửa trước rộng, cửa sau hẹp) để thu hút nguồn khí vào nhà.
Nếu nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và phải mở hết các cửa để kinh doanh thì vẫn cần nhấn mạnh cửa chính. Các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà.
Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ, có thể theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong.
Nếu có khoảng sân thì làm một tường rào với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong mở được thường xuyên. Không gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào.
Theo blogphongthuy
Phong Thủy Phòng Khách Nhà Ống Hút Tài Lộc Cho Gia Chủ
Các lựa chọn: Mặc định Trước khi tiến hành xây dựng hay dọn vào ở trong một ngôi nhà mới, bạn phải xem xét thật kỹ các yếu tố phong thủy của ngôi nhà. Với mong muốn giúp các bạn có một ngôi nhà hoàn hảo hơn, hôm nay Phạm Gia sẽ chia sẻ về phong thủy phòng khách nhà ống hút tài lộc cho gia chủ.
Ngôi nhà được xác định đó là nơi an cư lạc nghiệp, là tổ ấm lâu dài của gia đình. Vậy nên, cách bố trí các yếu tố phong thủy phòng khách nhà ống sao cho đúng và hợp phong thủy với gia chủ cũng có ý nghĩa không nhỏ trong việc quyết định sẽ mang lại cho bạn sự may mắn, tài lộc hay không.
Bố trí phong thủy cho phòng khách nhà ống
– Vị trí bố trí phòng khách
Phòng khách là không gian quan trọng nhất trong ngôi nhà. Vừa là nơi tiếp đón khách quý, vừa là không gian đón những luồng khí tốt vào nhà. Do đó, khi xây nhà nên thiết kế phòng khách ở vị trí đẹp nhất và xác định được vị trí tài lộc trong phòng khách là ở đâu. Nếu gia chủ biết cách xác định đúng và kích hoạt được những tài vị của ngôi nhà cho phòng khách thì mọi may mắn, tiền tài sẽ đổ vào túi chủ nhà.
Theo quan niệm của ông cha ta từ xa xưa, phòng khách luôn phải được đặt ở nơi trang trọng nhất. Đó thường là vị trí trung tâm của ngôi nhà, nơi phần đất rộng và vuông vắn nhất. Ngoài ra, tốt nhất phòng khách nên đặt gần cửa chính, vị trí đối diện cửa chính của ngôi nhà cũng chính là tài vị, nơi hấp thụ tài khí, vượng khí tốt nhất của ngôi nhà.
Không nên bố trí phòng khách sau các không gian khác, cách xa cửa chính hoặc đối diện với nhà vệ sinh. Điều này sẽ gây ra không ít những bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng không tốt tới phong thủy nhà ở, hao hụt tài lộc của gia chủ.
Ngoài ra, vị trí phòng khách cũng phải bao quát được toàn bộ ngôi nhà. Như vậy sẽ chủ động được trong mọi sinh hoạt trong nhà.
– Hướng phòng khách nhà ống hợp phong thủy
Hướng nhà hay hướng phòng khách luôn phải phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ. Dù gia chủ thuộc Đông hay Tây tứ mệnh thì cũng sẽ có 4 hướng tốt nên chọn và 4 hướng xấu cần tránh.
Gia chủ thuộc Đông tứ mệnh hợp với các hướng Nam, Bắc, Đông và Đông Nam. Nếu gia chủ thuộc Tây tứ mệnh thì nên chọn hướng phòng khách là Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.
Ngoài ra, trong những hướng tốt đó, người ta cũng sẽ chọn một hướng tốt nhất, đẹp nhất. Hướng được xem là đẹp nhất khi nó vừa tạo ra sự thoải mái, thuận tiện trong sinh hoạt, vừa gia tăng tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo được phù hợp với phong thủy.
– Lựa chọn màu sắc hợp phong thủy phòng khách nhà ống
Đặc điểm chung của những căn nhà ống là diện tích không quá rộng rãi, đặc biệt là bề ngang eo hẹp. Do đó khi lựa chọn màu sắc cho phòng khách nên cân đối làm sao để phù hợp với cả sở thích và thẩm mỹ cũng như tuân theo các nguyên tắc phong thủy.
Không nên quá lạm dụng những màu sắc quá rực rỡ, lòe loẹt hoặc quá trầm, cho dù đó là những màu bản mệnh hoặc hợp với tuổi của bạn. Ví dụ, màu đỏ, hồng, tím rất hợp với người mệnh Hỏa, nhưng sử dụng quá nhiều gam màu này sẽ gây cảm giác nhức mắt, thậm chí gây áp lực, dẫn đến tâm lý nóng nảy, bực bội cho gia chủ, làm tổn hại hòa khí gia đình.
Ngoài ra, màu sắc cũng có mối liên hệ chặt chẽ với hướng phòng. Nếu hướng phòng của bạn lấy sáng kém thì nên chọn những màu tươi sáng, hấp thụ sáng tốt để cảm thấy thoải mái và hấp thụ sinh khí tốt hơn. Ngược lại nếu hướng nhà đón nắng trực tiếp thì hãy chọn những màu nhẹ nhàng, mát mẻ để giảm bớt cảm giác oi nóng, tâm lý cũng sẽ dễ chịu hơn.
– Bố trí nội thất phòng khách nhà ống
Nội thất đóng một vai trò không nhỏ trong việc hoàn thiện không gian phòng khách của bạn. Nếu biết cách lựa chọn, phối hợp nội thất một cách hài hòa, thống nhất không những giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng thêm hoàn hảo, còn giúp mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt và phúc khí cho gia đình.
Về hình khối, người ta quan niệm rằng những đồ vật hình tròn hay vuông vắn mang ý nghĩa của sự gắn kết, đồng lòng và chúng mang đến phúc khí, sự đủ đầy cho gia đình. Những đồ vật có hình dạng thiết kế mềm mại sẽ tạo sự thoải mái, dễ chịu, tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngược lại, nên tránh sử dụng những đồ nội thất có hình thù nhọn hoặc gai góc vì sẽ tăng sát khí cho căn phòng, mang đến sự không may mắn.
– Trang trí nội thất phòng khách
Trang trí nhà cửa một cách thông minh và khoa học không những giúp căn phòng của bạn thêm phần sang trọng và thu hút người khác, mà còn góp phần mang lại những luồng sinh khí tốt đẹp vào nhà.
Trong đó tranh gạch 3d phong thủy phòng khách hay các vật phẩm phong thủy khác như bình phong thủy, tượng phong thủy, cây tài lộc, Tỳ hưu… là những món đồ trang trí mà bạn không nên bỏ qua.
Tranh gạch 3D Phạm Gia
Đ/c: Số 88 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội
☎️Hotline: 0962.030.228 hoặc 093.222.1626
Cập nhật thông tin chi tiết về Tbktsg: Giải Pháp Phong Thủy Cho Nhà Ống trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!