Xem Bói Đầu Năm Trấn Thành Hari Won / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Hartford-institute.edu.vn

Quan Niệm Về Tình Yêu Của Trấn Thành Và Hari Won

Hari Won sinh năm 1985 còn Trấn Thành sinh năm 1987, nhưng về độ chín chắn trong tình yêu thì Trấn Thành và Hari Won cũng ngang ngửa nhau. MC Trấn Thành luôn dũng cảm đứng ra nhận lỗi và trách nhiệm về mình khi dư luận xông xáo chỉ trích Hari Won hay tình cũ của anh – Mai Hồ. Còn Hari Won thì cũng không bao giờ lên tiếng giận hờn trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống cho dù họ nhạo báng những gì cô đang làm cho tình yêu. Hari dường như chỉ biết khóc khi bị khán giả quay lưng.

Trấn Thành luôn tự nhận anh rất gia trưởng và luôn là kẻ đi tìm người phụ nữ chín chắn: “Không biết vô tình hay cố ý, những người tôi yêu thật sự là típ người rất trầm tính, chín chắn trong suy nghĩ và không bao giờ “nhoi” như tôi. Tôi nghĩ đó là luật bù trừ, tôi thèm sự chín chắn, điềm đạm của một người phụ nữ.”

Khi không chịu nổi áp lực từ dư luận cho rằng tình cảm Hari với Thành chỉ là chiêu trò PR hay thậm chí buông lời phán xét nặng nề về Hari Won, Trấn Thành đã từng nhiều lần phải đứng lên nhận hết trách nhiệm để bảo vệ tình yêu của cả hai: “Chúng tôi không có nhu cầu tạo scandal cho mối tình này. Chúng tôi muốn được yêu một cách thầm lặng và bình thường như bất cứ cặp đôi nào trong xã hội này”.

Trấn Thành cũng rất cởi mở với anh Bờ Vai về quan niệm của một người đàn ông bản lĩnh định hình mẫu người bạn gái lý tưởng ra sao: “Khi ai sống với Trấn Thành, họ nên là một người để Thành chăm sóc. Thành thèm cảm giác được là người che chở. Thành là một thằng bảo vệ, cái cốt vẫn là muốn bảo vệ người con gái. Thành không muốn người bạn đời chăm sóc cho mình quá nhiều. Thành chỉ cần người ấy để mình được chăm sóc. Nhưng khi Thành sai thì người phụ nữ phải cứng rắn hơn Thành để chỉ thẳng vào mặt mình nói “Anh sai rồi!”. Chứ đừng vì yêu mà bỏ luôn cái tôi của người phụ nữ thì “Lúc đó em sai!”.

Khép lại những chia sẻ về tình cũ và khái niệm về tình yêu, tại lễ trao giải ELLE Style Awards, Trấn Thành tỏ ra là một người đàn ông rất tâm lý và khéo léo trong cái cách anh nói để động viên Hari Won nên mặc đồ chỉnh chu hơn nữa: “Khi yêu sẽ vui hơn, mà khi vui hơn thì ăn mặc sẽ đẹp hơn.” Hari Won cũng cho biết rằng sau khi yêu Trấn Thành, anh luôn khuyến khích cô chú trọng hơn về trang phục, chuyển hướng sang phong cách thời trang lịch thiệp quý phái.

Khi đã bước vào mối quan hệ với Trấn Thành, Hari Won chấp nhận chịu đựng áp lực dư luận một thời gian trước khi chính thức có những phát ngôn về mối tình cũ cũng như tình mới.

Còn nhớ những ngày đầu năm nay khi hình ảnh Trấn Thành và Hari Won đi ăn khuya ở quận 6 rồi hôn nhau ngay giữa quán xá vắng người bị phát tán trên mạng, Trấn Thành đứng ra nhận trách nhiệm về mình còn Hari Won cũng thành thật chia sẻ trong nước mắt: “Em yêu như chưa từng yêu, em muốn như vậy. Những hành động lúc đó và suy nghĩ ngu ngốc của em đã dẫn đến hệ quả như bây giờ. Điều đó đã làm tổn thương anh Đạt rất nhiều, em cảm thấy rất có lỗi với anh ấy và những người xung quanh anh Đạt, những người đặt niềm tin vào Hari, fan hâm mộ. Hari rất sợ mất lòng những ai yêu thương mình. Nếu như Hari là khán giả, Hari cũng sẽ tự chửi chính mình như vậy cho nên mình không trách họ.” Kể từ lúc đó, Hari Won đã để ý hơn tới những hành động thể hiện tình cảm với Trấn Thành giữa chốn đông người.

Báo giới lại tiếp tục đặt câu hỏi về động cơ Hari đến với Trấn Thành chỉ vì tiền tài, danh vọng thì cô đáp trả trong nụ cười: “Mình không biết nói sao nữa, dù giải thích thì mọi người thích nghĩ như thế nào họ vẫn nghĩ như vậy. Nhưng nếu Hari là người như vậy chắc Trấn Thành, anh này thông minh lắm, đã không đến với Hari rồi.”

Có lẽ đôi trai tài gái sắc có tuổi mà vẫn rất nhí nhảnh này đã phải khóc rất nhiều lần trước công chúng chỉ vì những lời đồn thổi và bàn tán ác ý từ miệng người đời. Trấn Thành tự biết rằng anh không phải là người thứ ba chen vào cuộc tình giữa Tiến Đạt và Hari Won; cũng như, Hari tự biết rằng cô thực sự yêu Trấn Thành là vì anh chân thật thẳng thắn và hợp tính với cô…nên có lẽ thay vì tiếp tục nhìn họ với ánh mắt ái ngại, thì chúng ta hãy động viên Trấn Thành – Hari Won mãi yêu nhau bền lâu, mãi sống đạo đức và truyền cảm hứng về tình yêu chân chính đến nhiều người đang mất dần niềm tin vào thứ tình cảm cao quý này.

‘Tôi Chưa Thấy Ai Vui Mừng Khi Chồng Mình Bị Chê Bai Bởi Người Đàn Ông Khác Như Hari Won’

Lâm Vỹ Dạ bị đả kích gu ăn mặc trên truyền hình

Điều đáng nói trong chương trình tuần này là, nếu Hương Giang, Hari Won, Ninh Dương Lan Ngọc ăn mặc rất quyến rũ, lôi cuốn thì một mình Lâm Vỹ Dạ lại chọn cho mình một phong cách khá kỳ quặc, không giống ai.

Điều này khiến Lâm Vỹ Dạ trở nên “lạc quẻ”, một mình một kiểu, khiến cô liên tục bị đả kích. Ninh Dương Lan Ngọc còn phải thốt lên: “Chắc chị Dạ thích ăn uống nên muốn chiêu đãi một đòn bánh tét tới mọi người qua bộ trang phục này”.

MC Thành Trung thì hỏi Hương Giang đầy châm chọc: “Bạn có cảm giác thế nào về bộ trang phục của Lâm Vỹ Dạ ngày hôm nay? Tôi có cảm giác như Lâm Vỹ Dạ đang đi chơi ở công viên Disney Land vậy”.

Hương Giang nghe vậy cũng phải bày tỏ: “Mỗi lần chúng tôi họp với nhau xem chị Lâm Vỹ Dạ nên mặc gì ra sân khấu, tôi cảm thấy rất khó khăn.

Dù sao chị Dạ cũng khá thông minh, tự biết không thể mặc sexy như chúng tôi nên muốn mặc cái gì đó thật lạ. Ngày hôm nay, chị Dạ rất lạ, độc, nhất là với kiểu tóc kỳ quặc kia”.

Hari Won cũng tranh thủ bóc mẽ Lâm Vỹ Dạ: “Lúc nãy, Lâm Vỹ Dạ có nói với tôi rằng kiểu tóc cô ấy để đang là mốt. Nhưng thực ra kiểu tóc này mốt cách đây 5, 6 năm trước rồi và Lâm Vỹ Dạ đã lỗi mốt.

Tuy nhiên, biết đâu Lâm Vỹ Dạ lại làm cho kiểu tóc này trở thành trào lưu trở lại thì sao?”.

Hari Won: Bạn ấy nói như vậy khiến tôi ấm lòng lắm, rất ấm

Theo thông lệ, khi 5 chàng trai bước ra sân khấu, mỗi người trong số họ sẽ chọn cho mình một quý cô yêu thích để tán tỉnh, thả thính. Mỗi chàng trai sẽ có một các tán tỉnh khác nhau, không ai giống ai.

Ngô Minh Hoàng

Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến màn tán tỉnh công khai của chàng trai số 5 mang tên Ngô Minh Hoàng dành cho Hari Won. Anh nói:

“Hari Won ơi, anh không thích Trấn Thành đâu. Anh thích một người phụ nữ mạnh mẽ, có đam mê với đồ ăn, đặc biệt là cô ấy mang cung Cự Giải như Hari Won.

Từ khi anh biết đó là em, cũng là lúc Trấn Thành mang em đi. Anh rất buồn, nhưng nhìn thấy em hạnh phúc, anh cũng hạnh phúc theo. Anh sẽ luôn dõi theo em mọi lúc mọi nơi”.

Hari Won sung sướng.

Nghe xong những lời tán tỉnh này, Hari Won tỏ ra vô cùng sung sướng, phấn khích, quên cả việc anh chàng vừa nói không thích chồng mình. MC Thành Trung thấy thế liền thốt lên:

“Tôi chưa thấy ai vui mừng khi chồng mình bị chê bai bởi người đàn ông khác như Hari Won”.

Mặc cho MC Thành Trung ý kiến, Hari Won vẫn bày tỏ: “Dù thế nào tôi cũng đang rất ấm lòng. Bạn ấy nói như vậy khiến tôi ấm lòng lắm, rất ấm”.

Hương Giang thừa nhận muốn được xin lỗi bằng tiền mặt

Sau khi giới thiệu xong, các chàng trai phải thực hiện thử thách trả lời câu hỏi được chương trình đưa ra xem có khớp với các quý cô hay không. Câu hỏi được đề cập tới là: “Trong vỏng 7 giây, hãy liệt kê ba cách bạn thường làm để thay cho lời xin lỗi người yêu”.

Đứng trước câu hỏi này, mỗi chàng trai đều đưa ra một lựa chọn cho riêng mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là có khớp với ý muốn của các quý cô hay không. Bởi vậy, MC Thành Trung mới bước xuống hỏi các quý cô xem họ muốn người yêu mình làm gì thay cho lời xin lỗi.

Là một người dễ chiều và thích hoa, Hari Won đáp: “Tôi chỉ cần được người yêu tặng hoa là đủ rồi vì tôi rất thích hoa”. Đó cũng là lí do vì sao Trấn Thành thường xuyên tặng hoa cho Hari Won.

Lâm Vỹ Dạ lại tỏ rõ cá tính của một bà mẹ bỉm sữa khi thừa nhận chỉ cần chồng chuyển khoản là vui vẻ, hết giận. Hương Giang đồng quan điểm với Lâm Vỹ Dạ, nhưng thay vì chuyển khoản, cô muốn được nhận tiền mặt từ người yêu. Cô nói:

“Tôi ít khi giận ai lắm nên một khi đã giận phải là chuyện rất căng thẳng. Tôi nghĩ, tất cả mọi chuyện đều phải trả giá bằng tiền mặt nên nếu người yêu làm tôi giận, tôi sẽ bắt phải ra ATM rút tiền đưa cho tôi ngay và luôn để thay cho lời xin lỗi”.

Câu nói này của Hương Giang khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Nhận thấy mình hơi quá lời, Hương Giang vội thanh minh: “Nhưng tất nhiên cái này là hành một chút cho đỡ bực thôi chứ tôi không thiếu thốn gì”.

Xem Bói Rút Quẻ Đầu Năm

Trong những ngày đầu năm, rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin quẻ (xin thẻ). Xin thẻ (miền Nam gọi là xin xăm) là một hình thức tin vào các quẻ thẻ có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm.

Người xin thẻ dâng lễ rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán, trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ có thể luận ra “tiền định” cuộc đời mình trong năm đó.

Đi lễ chùa đầu năm là phong tục đẹp của người Việt.

Nếu không thông thạo Hán Văn, có thể thuê thầy đồ luận giải giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những tờ giấy in chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn.

Sáng mùng 1 Tết, rất nhiều người đã đổ đến các đình chùa để đi lễ, rút thẻ cầu may. Ngoài vàng, hương, lá số tử vi và các quẻ thẻ cũng rất đắt hàng, chỉ từ 5-10K là bạn có thể rút một “thẻ” – tờ giấy A4 gập tư.

Một số đình, chùa thì sau khi lễ xong, các sư thầy sẽ cho bạn bốc một thẻ hoàn toàn miễn phí. Các quẻ thẻ phần lớn là nói những điều tốt, chỉ nhắc nhở một vài điều nên cẩn thận trong năm sau, như “Cẩn thận tiền bạc, phòng tránh tai nạn”… Người đọc thẻ xong sẽ thêm tinh thần lạc quan vui vẻ trong những ngày đầu năm mới, biết được những gì nên làm.

Xem bói – dở khóc dở cười

Song song với việc xin quẻ thì cũng có rất nhiều người đi xem bói, với lí do “quẻ thẻ trên chùa nói chung chung quá, phải đi xem bói nghe người ta nói trực tiếp mới tin được”. Tin được hay không thì không biết, nhưng đã có lắm chuyện bi hài do đi xem bói đầu năm.

Minh Sơn (18t) khổ sở kể lại: “Mẹ mình mê tín lắm, năm ngoái mẹ đi xem bói từ hôm 29 Tết cơ, rồi về nhà cuống lên bắt mình phải nằm ở nhà một tuần Tết, không được đi đâu cả để tránh nạn.

Cuối cùng, nạn đâu không thấy, bao nhiêu bài tập, project làm nhóm, đòi hỏi phải đi họp hay đi thực tế trong Tết của mình đều đổ bể cả. Rồi chỗ mình làm part time cũng đã đuổi mình sau mấy hôm mùng 7 mùng 8 đông khách mà không thấy đi làm. Đầu năm đã xui, khổ ơi là khổ”.

Mẹ của T. Nhung (16t) đi xem bói về, hốt hoảng nói Tết này Nhung sẽ không tránh khỏi bệnh tật ốm đau. Hai mẹ con cuống lên đi mua thuốc đầy nhà, ngày ngày cứ ngồi lo không biết… bao giờ sẽ ốm. Ăn Tết không yên, rồi cả mẹ và Nhung đều lăn ra ốm vì lo nghĩ quá nhiều.

Không chỉ phụ huynh mà một số bạn gái cũng hay tụ tập đi xem bói. Nghe phán xong, các bạn lại về nghĩ ngợi mất mấy ngày. Cẩm Nhung (18t) than thở: “Năm ngoái tớ cùng mấy đứa bạn gái đi xem bói ở Mã Mây, bà thầy bói phán với một đứa trong nhóm rằng tình duyên của nó có vấn đề, sẽ gặp lận đận trắc trở.

Báo hại nó về suy nghĩ tối ngày, ăn uống không yên, gọi điện cho tớ liên tục hỏi… tình yêu của nó có vấn đề gì thật không, trong khi tất cả mọi người đều thấy nó và bạn trai rất ổn. Cuối cùng thì ra Tết, nó và bạn trai bỏ nhau, chỉ vì bà thầy bói”.

Theo các nhà xã hội học, dân gian đã có câu “Bói ra ma, quét nhà ra rác” nhằm khẳng định chuyện bói toán là chưa hề có căn cứ khoa học, nên phân biệt giữa văn hóa và mê tín. Việc lên chùa thắp nhang cầu nguyện là truyền thống văn hóa lành mạnh, cần được giữ gìn. Còn xem bói đầu năm để rước họa lo lắng vào thân là hoàn toàn không nên đâu, teen ạ.

Đầu Năm Lên Chùa Xem Bói

Thời đại bây giờ, trong không gian mạng hay ngoài đời đều có nhiều bịp bợm như nhau. Nhưng dù sao tới chùa vẫn sinh động và nhắc nhớ một thứ kí ức nào đó về một thuở tốt đẹp của mái chùa quê giữ hồn dân tộc một thuở.

Bài NGUYÊN QUANG

Xem bói đầu năm bằng thẻ xăm, bói Kiều, bói bài, bói bốc phệ, bói Dịch Lý… Tất cả những hoạt động bói toán đều trở nên đắt đỏ vào dịp đầu năm. Tết, lên chùa xem bói thử vận mệnh của năm ra sao, Tết, ra ông thầy bói đầu làng bói một quẻ bốc phệ thử năm nay làm ăn ra sao… Cái sự bói toán này phần nhiều để tìm niềm vui ngày Tết, để tạo thêm không khí ấm áp và sinh động cho một năm. Nhìn chung là đẹp và tích cực. Thế nhưng, trong thời đại kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa này, trong thời kỳ nhà nhà làm thầy, chùa chùa làm kinh tế, sự bói toán trở nên nguy hiểm và khiến cho nhiều người điêu đứng vì chuyện bói toán.

“Ở các chùa, việc bói toán có nên hay không và theo thầy thì hiện nay nó ra sao?”

“Thực ra thì tôi không còn tin rằng có một ngôi chùa đích thực tại Việt Nam nếu xét trong khía cạnh chính trị. Kể cả Phật Giáo nhà nước hay Phật Giáo Thống Nhất cũng đều đã đi quá xa tôn chỉ nhà Phật. Chùa, Pagoda là nơi sinh hoạt, để học biết kinh tạng và dạy cho Phật Tử triết giáo nhà Phật, đó không phải là nơi tu. Bây giờ các ông ở tu thì rõ ràng là quá có vấn đề. Bởi theo kinh tạng, nơi tu tập của các tu sĩ phải là Havira, tức tịnh xá, các vị chỉ đến đây tu tập trong một thời gian ngắn chừng ba tháng rồi lại tiếp tục đi nơi khác tu tập, trau dồi, học hỏi để tự ngộ. Đi, không ở lâu là tránh chấp, chỉ tu tịnh xá chứ không tu chùa là để tránh va chạm chuyện thị phi. Giờ các ông không từng tu cũng cạo đầu mở chùa kiếm tiền, rồi tu ở chùa thì tranh giành đất đai nhà chùa, bán trộm tượng, buôn ma túy, biển thủ tiền công đức, tổ chức đánh bạc… Có mọi thứ tệ nạn trong chùa. Lại thêm chuyện bói toán thì phải nói là loạn!”“Nhiều người vẫn thấy vui mỗi khi Tết đến thì lên chùa xem bói. Liệu thầy có bi quan hoặc thành kiến với việc này quá chăng?”

Tết đến, xuân về (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

“Tôi đồng ý, việc đầu năm, lên chùa rút một quẻ xăm, nhờ ông Từ giải mã là rất hay, là nét văn hóa. Nhưng nên nhớ, người giải xăm là ông Từ giữ chùa chứ không phải thầy chùa. Chức năng và sứ mệnh của ông Từ khác với thầy chùa hoàn toàn. Thầy chùa dạy cho Phật tử giáo lý nhà Phật một phần, phần lớn cuộc đời là để chiêm nghiệm và tìm giải thoát. Ông Từ giữ chùa và mang lại mối tương trợ thân ái cho những người đạo hữu bằng việc chăm sóc tượng, chùa, bằng việc duy trì các sinh hoạt tâm linh và tạo niềm vui cho đạo hữu. Việc rút quẻ xem xăm đầu năm của các ông Từ thời tui còn nghiên cứu về các thẻ xăm thì chỉ có đúng một loại.”“Một loại thẻ xăm nghĩa là sao thưa thầy?”“Nghĩa là có rất nhiều kiểu thẻ xăm, đánh số khác nhau nhưng chung qui trên các xăm đều mang chung một thông điệp, đó là Vui. Người rút thẻ xăm này thì được diễn giải kiểu này, thẻ khác thì diễn giải kiểu khác nhưng chốt lại vẫn cứ là tin vui cho cả năm. Nó khác xa thẻ xăm ở các chùa bây giờ có may, có rủi, có đen, có trắng, có cả phúc và họa. Điều này quá nguy hiểm!”“Nó nguy hiểm ra sao thưa thầy?”.“Thứ nhất, thẻ xăm đầu năm thời các ông Từ nhằm mang lại niềm tin yêu cuộc sống. Đằng này thẻ xăm nhà chùa hoặc các điện, các điểm coi bói đều có hai mặt, nói cái tốt thì cũng có nói cái xấu, khiến cho người ta lo lắng, dẫn đến cúng kính, van xin thần linh, bỏ tiền lót tay thầy, đầy là một loại tham ô nơi cửa Phật và buôn bán thần linh. Thứ hai, anh thấy đấy, tại sao người mang bệnh nan y rất hiếm khi được bác sĩ cho biết bệnh mà chỉ cho người nhà biết, vì giả sử người bị bệnh còn hai năm nữa mới chết nhưng cho họ biết họ sắp chết thì họ đã chết ngay sau khi biết họ chết trong sự sống tuyệt vọng và mòn mỏi. Việc tốt xấu cũng vậy, nếu bói là đúng thì cũng không nên chỉ thẳng vấn đề khiến người ta bất an. Nghiệt nỗi, thời bây giờ, cứ bói là ra chuyện xấu, rồi bất an, rồi sợ mà cúng kính. Chuyện may mắn với những ai cúng thầy quá đậm, thầy không cần vòi thêm tiền thì thầy bói một phát ra tốt ngay. Chuyện này đáng xấu hổ!”

Bói toán là một nét văn hóa, nhưng…

Nói chuyện bói toán đầu năm với thầy Trạm chỉ khiến cho những người như chúng tôi hết muốn tới chùa những ngày Tết. Nhưng hình như ông cũng có cái lý của ông. Chúng tôi tiếp tục gặp một vị thầy là Phó trụ trì trong một ngôi chùa khá nổi tiếng ở một cụm núi du lịch cũng khá nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng để hỏi thăm về vấn đề lễ xăm, tục bói toán đầu năm ở chùa này. Vị này nói, “Nói cho vui thôi, toàn là làm kinh tế cả. Giờ khó nói lắm!”“Thầy có tham gia vụ cho xăm, giải xăm đầu năm không?”“Không, tui làm gì có cửa mà tham gia. Trụ trì chủ trì trong việc này, dường như mọi khoản thu nhập của chùa thì do Trụ trì quản, sau đó trích ra 60% cho việc tái thiết xây dựng chùa và chi phí các sinh hoạt, 40% còn lại là của riêng Trụ trì.”“Thường 40% đó ước chừng là bao nhiêu mỗi năm vậy thầy?”“Ước chừng thì chịu rồi, vì đó là một bí mật. Nhưng chỉ riêng việc mở thùng cúng dường của phần xin xăm, cúng xăm mỗi dịp Tết thôi cũng lên tới tiền tỉ, đó là tiền năm vừa rồi, năm nay chưa có, phải từ đêm Mồng Một trở đi mới có. Mà trong chùa có khá nhiều thùng phước sương đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Mấy thùng khác bí mật, chỉ có góc xin xăm thì Phật tử và các thầy phụ đếm tiền mới biết.”“Theo thầy việc xin xăm ở chùa là nét văn hóa hay là một tục xấu?”“Chùa nào tui không biết, chứ ở chỗ chùa tui thì nó tốt đấy, mà cũng xấu đấy. Tốt là giữ được tục xưa, mọi cây xăm đều báo hỉ cho người xem, có rất ít cây xấu, nhưng xấu là vì nó được bán vé và phải cúng tiền sau khi xem xăm. Nên đâm ra kinh doanh quá lộ liễu, nhiều khi tui nghĩ cũng mắc cỡ lắm chứ, nhưng thôi, mình biết nói chi đây!”“Thầy có theo dõi chuyện xem bói trên các trang mạng bây giờ không?”“Có chứ, nhưng cũng thỉnh thoảng rảnh rỗi thôi, vì mình bận tu, rồi bận đi tụng kinh cho người ta nữa, nên cũng ít thời gian lướt web.”“Thầy thấy việc bói toán trên các trang mạng ra sao?”“Nếu nói về văn hóa hay nét đẹp thì bói toán ở một số trang mạng xã hội, điển hình như facebook, là những điều thú vị, vì vui là chính nhưng lại tích hợp thông số bói toán rất là kĩ. Ngược lại, giờ có một số cái gọi là bói toán online của những ông thầy bà thầy nào đó, lướt qua là đã thấy bịp bợm rồi nên ngán ngẫm. Thời đại bây giờ, trong không gian mạng hay ngoài đời đều có nhiều bịp bợm như nhau. Chính vì vậy mà người ta vẫn còn thích tới chùa xem bói mặc dù người ta vẫn manh nha thấy được sự bịp bợm của nó. Nhưng dù sao tới chùa vẫn sinh động và nhắc nhớ một thứ kí ức nào đó về một thuở tốt đẹp của mái chùa quê giữ hồn dân tộc một thuở.”“Xin hỏi thật tình, thầy có tin vào việc xem bói đầu năm hoặc giả tin vào việc bói toán không?”“Làm sao mà tôi tin được, chắc chắn là tôi không tin rồi. Phật dạy tôi hãy tìm cứu cánh giác ngộ bằng chính mình, kinh sách đã nói Tướng Khởi Tâm Sanh, tức là tâm anh như thế nào thì tướng ra thế đó. Phúc hay họa cũng vậy, gieo nhân nào thì gặt quả đó, anh làm ác mà đòi kết quả tốt đẹp thì làm gì có chuyện đó. Anh làm việc thiện mà vẫn gặp việc tệ hại thì chứng tỏ việc thiện của anh còn lấn cấn với cái ác nào đó ở kiếp này hoặc vô lượng kiếp. Nên việc bói toán chỉ là trò vui, nếu lấy tiền từ bói toán thì đó chỉ là trò bịp bợm. Xem bói lấy niềm vui là một nét văn hóa, xem bói để cả năm lo lắng hoặc cuống cuồng theo nó thì đó là mê tín. Tôi không tin bói toán. Nhất là thời bây giờ, khoa học đã đi tới đâu đâu rồi mà còn tin bói toán thì chứng tỏ đầu óc còn ở thế kỉ trước. Vậy thôi!”“Xin cảm ơn thầy, xin chúc thầy một năm mới an lạc!”Lời nhận xét của vị thầy này khiến chúng tôi trở lại cảm giác muốn đi chùa vào ngày Tết. Bởi khi cái giả dối đã rõ ràng thì chẳng còn phải lo lắng hay sợ nó nữa mà không chừng, đến xem nó cũng là một lựa chọn thú vị. Bởi không thấy được sự thật thì cũng nên coi thử giả dối có hình hài ra sao. Dẫu sao thì lên chùa xem bói đầu năm cũng có cái gì đó vui vui. Đương nhiên là có khi, mình phải tự bói cho mình rằng lên chùa sẽ gặp thứ gì. Và mình lại bói tiếp cho mình rằng giữa hàng triệu thứ, có còn thứ gì để làm cho đời sống này đẹp hơn không?!

SPONSORED LINKS – LIÊN KẾT TÀI TRỢ