Thỉnh Mẹ Quan Âm Ngày Nào Tốt ? Cách Thỉnh Phật Bà Quan Âm Về Nhà .

Thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt ? Cách thỉnh Phật Bà Quan Âm về nhà .

Tuy nhiên cách thỉnh Phật Bà Quan Âm về nhà như thế nào? cách cúng Phật Bà hay cách cầu xin mẹ Quan Âm trong mọi việc thế nào thì nhiều người chưa nắm rõ.

Để giúp cho các gia chủ muốn thỉnh Phật Bà Quan Âm chính xác, cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia xin gửi tới bài viết rất hữu ích sau:

Và việc thỉnh tượng mẹ Quan Âm để thờ cũng là cách để giúp Bồ Tát che chở cho gia đình vượt qua những khổ ải.

Hầu hết các hình ảnh về Quán Thế Âm Bồ Tát đều toát lên sự từ bi, nhân hậu

Trong văn hóa Phương Đông, hình ảnh Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát được khắc họa dưới hình dáng của nữ nhân, có pháp lực cao nhất chỉ sau Phật Tổ.

Trong kinh Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát đứng cạnh Phật Adida và những công lao của Người được thể hiện rõ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Nhờ sự từ bi, cứu khổ chúng sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát mà Người được chúng sinh ghi nhớ và luôn có niềm tin bất diệt về sự giác ngộ của đạo Phật.

1/ Tại sao nên thờ Phật Quan Âm tại nhà?

Do vậy việc thờ Phật Quan Âm tại nhà sẽ mang đến những lợi ích như mang đến sức khỏe, bình an cho mọi người trong gia đình.

Bởi Quan Âm Thế Âm Bồ Tát với lòng từ bi, che chở cho mọi thành viên khỏi mọi bất trắc, giúp mọi việc hanh thông, may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Phật Quan Âm với gương mặt nhân hậu, đức hạnh của Người sẽ giúp cho mọi thành viên trong gia đình hướng tới những điều thiện, điều tốt, sống biết yêu thương hơn, bỏ đi những mệt mỏi, gánh nặng để thanh thản, tự tại trong tâm hồn.

Việc thỉnh Phật Quan Âm về thờ cũng là nét đẹp trong văn hóa dân tộc, trong đời sống tâm linh phong phú của mỗi người Việt Nam.

2/ Những hình tướng của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát :

Hầu hết ở các ngôi chùa lớn ở khu vực Tam Bảo thường có tượng Tây Phương Tam Thánh gồm: Đức Phật A Di Đà ở giữa và 2 bên là Phật Bà Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.

Hình tướng của Đức Phật Quan Âm Bồ Tát được điêu khắc nhiều hình dạng khác nhau như:

Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Phật Bà Quan Âm luôn thấu hiểu nỗi thống khổ chúng sinh.

Khi thỉnh tượng Phật Quan Âm không phải chỉ để đặt lên để thờ mà qua các hình dạng của Phật, chúng ta học được những đức hạnh và tu theo hướng chỉ dạy của Người. Cụ thể như sau:

Với hình ảnh Đức Phật cầm cành dương liễu thể hiện cho sự nhẫn nhin, dẻo dai mà Đức Phật muốn truyền lại cho chúng sinh.

Hình ảnh này được những người dân đi biển thờ cúng với ý nghĩa Ngài che chở cho chúng sinh mọi nơi trên biển và giúp chúng sinh vượt qua mọi sóng gió.

Hình ảnh Phật bà Quan Âm cưỡi rồng được các người dân miền Biển thờ tự

Hình ảnh Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt thể hiện thần lực của Ngài để cứu vướt chúng sinh khắp nơi trên trần gian.

Hình ảnh Phật Quan Âm cầm bình Cam Lồ để chúng ta học được sự từ bi của Ngài.

Hình ảnh Ngài trên đài sen thể hiện sự thức tỉnh cho muôn loài chúng sinh, bất cứ ai đều cũng có thể tu hành giữa cuộc đời dung tục nếu có ý chí và quyết tâm.

Khi niệm hồng danh của Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát chính là lúc người niệm phải chú tâm, trì tâm để lắng nghe ở trong mình.

Khi đó chúng ta mới có được sự an yên tự tại từ trong chính mình và không bị bên ngoài tác động.

Để thỉnh đúng tượng Phật đẹp, nghiêm trang theo mong muốn của gia đình mình, gia chủ có thể tham khảo các bức tượng của Điêu Khắc Trần Gia với những đường nét tỉ mỉ, mang thần thái của Đức Phật.

Một số bức tượng về Phật bà Quan Âm tại Điêu khắc Trần Gia:

Họ đều nghĩ thỉnh mẹ Quan Âm đúng sẽ mang lại sự che chở của Đức Phật. Gia chủ thường thắc mắc về các vấn đề: thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm ở đâu? Nơi thỉnh tượng Phật Quan Âm miễn phí? Cách thỉnh mẹ Quan Âm về nhà? thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt? cách cúng thỉnh Phật Quan Âm ra sao?

Những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp cho quý vị.

a/ Đầu tiên về ngày tốt thỉnh mẹ Quan Âm:

Bởi thực chất nhà Phật luôn quan niệm tùy duyên nghĩa là khi có duyên với Phật thì bất cứ giờ nào cũng có thể thỉnh Phật không cớ gì phải chọn ngày thỉnh mẹ Quan Âm.

Đạo Phật quan trọng nhất là sự thành Tâm của các tín đồ.

Thờ Phật Quan Âm quan trọng nhất là sự thành Tâm

Tuy vậy nhiều gia chủ chọn ngày tốt thỉnh Phật Quan Âm là ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch- đây là 2 ngày ăn chay để thỉnh Phật vào nhà.

Cũng có nhiều người lại xem ngày tốt thỉnh Phật Bà là ngày “Vía” Quan Âm như ngày 19/02 là ngày đản sinh, ngày 19/06 là ngày Người thành đạo và ngày 19/09 là ngày xuất gia.

Và trước khi thỉnh Phật Quan Âm về nhà gia chủ cần chuẩn bị các điểm sau:

b/ Khi thực hiện việc cúng Quan Âm, gia chủ thường thắc mắc cúng mẹ Quan Âm hoa gì?

Hoa sen là loại hoa thường thấy trong bàn thờ Phật

Sau khi chuẩn bị các điều trên, gia chủ có thể đem tranh tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát vào chùa để nhờ sư thầy tụng kinh làm phép hoặc nếu không thì thỉnh Quan Thế Âm Bồ Tát về nhà và thực hiện bài cúng Phật Bà Quan Âm tại nhà để khai quang, làm phép.

Bạn có thể mời sư thầy thực hiện nghi lễ.

Sư thầy thắp hương và xin phép thực hiện nghi lễ.

Sư thầy tiến hành đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng hoặc gia chủ ăn mặc sạch sẽ, lên hương và đọc bài cúng Phật Quan Âm Bồ Tát: Phụng thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm Ngự tại Nam Phương Đông Hải Đệ tử tên là:…. Sinh năm:…. Trú tại:…. Hôm nay, nhằm ngày lành tháng đẹp. Đệ tử sắm sanh hương hoa, đồ chay tịnh. Tượng đẹp, khí lành. Kính dâng lên Người. Xin Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi vô lượng. Xin rằng: Hồn vô nhập tượng. Phật nhập mãn thân. Thân thể nhẹ nhàng. Hào quang sáng tỏ. Cam Lồ nước ngọt Dương liễu cành xanh. Cứu khổ, độ trì. Phước duyên tốt đẹp Cấp cấp linh linh! Sau đó gia chủ bỏ khăn điều che tượng và tiến hành dùng khăn thấm nước gừng lau mắt cho tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát.

Đồng thời yên vị tượng tại nơi thờ cúng.

Còn nếu sư thầy đọc bài thì gia chủ cầm gương đưa qua đưa lại trước tượng Phật và viết chữ An lên diện tượng Phật.

4/ Những lưu ý khi thờ Phật cần chú ý:

Chuẩn bị bàn thờ Phật cần cao ráo, sạch sẽ, cần có chỗ dựa phía sau.

Không được đặt cạnh phòng bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh.

Hướng đặt nên hướng ra cửa chính hoặc ban công.

Chuẩn bị tượng Phật: thỉnh mẹ Quan Âm ở đâu? nên lựa chọn địa chỉ uy tín để thỉnh tượng Phật đẹp, chất lượng, thể hiện được thần thái của Đức Phật.

Đồng thời cần lựa chọn thỉnh Phật Bà Quan Âm có kích thước và chất liệu phù hợp với gia đình, điều kiện đế chọn lựa.

+ Phật Quan Thế Âm nếu có đứng cùng thì thường sẽ cùng các tượng Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát.

+ Bàn thờ Quan Thế Âm cần đặt chính giữa nhà, có ánh sáng, sạch sẽ, thanh tịnh

+ Nên cúng chay không được cúng mặn.

+ Cần tròn Tâm để thờ cúng thì lúc đó mới có sự linh thiêng.

Nếu các gia chủ làm đúng các thủ tục như trên thì việc thỉnh tượng Quan Âm đã hoàn thành.

Tiếp đến gia chủ cần chú ý cách cúng thỉnh Phật Quan Âm Bồ Tát.

5/ Cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Đem tượng Phật Quan Thế Âm về cần vải điều trùm kín tượng và đặt nơi cao ráo, sạch sẽ.

Gia chủ chuẩn bị đàn tế và mầm cỗ chay.

Dùng nước thơm để bao sái tượng. Nước thơm có thể mua ở hàng đồ cúng, cũng có thể nấu nước rượu, quế, dầu thơm.

Đối với tượng kích thước nhỏ thì gia chủ có thể đặt tượng trong chậu nơi cao ráo, sạch sẽ và dùng khăn mềm lau xung quanh nhẹ nhàng.

Đối với tượng kích thước lớn đặt nguyên tượng và dùng khăn mềm bao sái làm sạch xung quanh. Tiếp đến để tượng khô tự nhiên rồi dùng khăn điều phủ kín, chuẩn bị cho nghi lễ.

Đi lễ chùa là một phong tục quen thuộc của người Việt. Đối với việc cúng Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa :

Cách sắm lễ đi chùa:

Người hành lễ cần nắm rõ những quy định như: sắm lễ chay: hương hoa, quả, xôi chè,… không được sắm lễ mặn như cỗ tam sinh: thịt trâu, dê, lợn, gà,…

Không dâng lễ mặn ở khu vực chính điện. Lễ mặn chỉ được đặt tại bàn thờ hay điện thờ của Đức ông.

Dâng lễ Phật cần dâng đồ chay, hoa thơm trái ngọt

Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng lễ Phật Quan Âm tại chùa. Ngay cả tiền thật cũng không đặt lên hương án của chính điện.

Hoa tươi: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn.

Trước ngày dâng hương lễ tại chùa cần ăn chay, kiêng giơi và làm nhiều việc thiện,..

Văn khấn thỉnh Phật Bà Quan Âm :

Nếu bạn muốn làm lễ tại chùa có thể sử dụng văn khấn Phật Bà Quan Âm tại chùa

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Đối với việc cúng Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà

Tiếp đến gia chủ đọc văn khấn Phật Bà Quan Âm tại nhà như sau

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại ………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Sau khi kết thúc bài khấn Phật Bà Quan Âm tại nhà, gia chủ đợi thắp hết 1 tuần nhang và thắp thêm tuần nhanh nữa.

Sau đó, vái 3 vái trước bàn thờ rồi hạ sớ hóa vàng.

Mời quý Phật tử chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát đẹp nhất của điêu khắc Trần Gia: Hotline : 0931.47.07.26 ( zalo ,viber ) Email : [email protected] – Chi nhánh 1 : Số 27 Đường số 1, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, chúng tôi – Chí nhánh 2 : 57 Đường Nguyễn Chí Thanh , Nghĩa Lập , Đơn Dương , Lâm Đồng .

Nên Thờ Phật Quan Âm Đứng Hay Ngồi ? Chọn Ngày Thỉnh Phật Quan Âm Đúng Nhất

– Phật Quan Âm hay còn được gọi với các Danh Hiệu như: Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Quan Âm Đại Sĩ.

– Phật Quan Âm là hiện thân của sự Từ Bi. Từ là đem niềm vui tới cho kẻ khác: Từ thiện, từ ái, từ mẫu… . Bi là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ.

– Chính vì vậy mà danh hiệu Quan Thế Âm có nghĩa là: Vị Bồ Tát luôn nhìn thấy tiếng kêu than ai oán, đau khổ của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.

– Hình ảnh Phật Quan Âm hiền từ, nhân hậu. Ở Phật Quan Âm luôn thấy hiện lên gương mặt bình thản, an nhiên.

– Vì vậy mọi người thờ Phật Quan Âm mong muốn có được sự lương thiện, từ bi, an nhiên, tự tại.

I. Nên Thờ Phật Quan Âm Đứng Hay Ngồi ? Chọn Ngày Thỉnh Phật Quan Âm Đúng Nhất . Các dạng trình bày của tranh tượng Phật Quan Âm.

– Phật Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứ độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.

– Tranh tượng thường trình bày Phật Quan Âm dưới nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt, có khi Phật Quan Âm ẵm trên tay một em bé, khi có 1 đồng từ theo hầu.

– Người ta cũng hay vẽ Phật Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Phật Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi.

– Tay Phật Quan âm hay cầm hoa sen hay bình nước cam lồ.

– Tranh ảnh, tượng Phật hiện nay được người ta chế tác rất đa dạng về tư thế, về kích thước về chất liệu.

– Tượng Phật lớn hay nhỏ, tượng Phật ngồi hay đứng, tượng Phật làm bằng chất liệu đồng, đá, gỗ hay gốm sứ chúng tôi Thì tùy thuộc vào từng gia đình mà ta có sự lựa chọn khác nhau.

1. Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi?

– Khi thờ tượng Phật Quan Âm không có nghĩa là có Phật Quan Âm ngồi trên bàn Phật nhà mình, mà qua hình tượng của Phật Quan Âm ta học cái Đức Hạnh nơi Bồ Tát Quan Âm.

– Ví dụ như:

+ Thờ tượng Phật Quan Âm cầm cành Dương Liễu ta học được Hạnh nhẫn nhục.

+ Phật Quan Âm cầm Tịnh Bình ta học được Hạnh từ bi.

– Tượng Phật Quan Âm đứng thường được đặt ở ngoài trời, như trên đỉnh núi, hay đơn giản là để trong khuôn viên sân vườn, hay có khi trên sân thượng của mỗi gia đình mà ta cũng thường thấy.

– Tượng Phật Quan Âm ngồi thường đặt ở trong nhà, trong miếu đền chùa hoặc trên bàn thờ mỗi gia đình chúng ta.

việc nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi hay trong tư thế nào cũng được, không quan trọng và tùy vào vị trí ban thờ cao hay thấp, các vận dụng bài trí trên ban thờ mà ta có lựa chọn cho tượng Phật cho phù hợp với gia chủ.

Điều quan trọng là phải thành tâm cúng dường, cung kính lễ bái… để khi ta nhìn thấy bức tượng đó ta học theo công hạnh của Ngài, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để thiết lập sự an vui, hạnh phúc.

Không hề có chuyện thờ tượng đứng thì các Ngài sẽ đi hoặc thờ tượng ngồi thì các Ngài sẽ ở lại. Đây cũng là cách để chúng ta đưa vào tâm hồn mình những hạn giống tốt lành.

2. Chọn ngày thỉnh Phật Quan Âm đúng nhất.

– Nếu nói đem tượng Phật vào nhà không đúng ngày giờ sẽ đem tai họa đến cho gia đình thì liệu còn ai giám thờ Phật nữa.

– Nên hiểu, ngày giờ nào cũng có thể thỉnh Phật vào nhà. Miễn là ta thành tâm, thờ chỗ nào thấy hợp lý nhất là được.

– Xong có nhiều gia chủ hay chọn ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch, là hai ngày gia chủ ăn chay. Hoặc Thỉnh Phật Quan Âm về thờ tại gia, thì gia chủ chọn những ngày “Vía” của Phật Quan Âm như: Ngày 19/02 là ngày đản sinh, ngày 19/06 là ngày thành đạo, ngày 19/09 là ngày xuất gia

II. Một số lưu ý khi thỉnh Phật Quan Âm về nhà.

– Trước khi thỉnh Phật về nhà thì cần chuẩn bị trước bàn thờ ( bát nhang, hoa, nước…), đặt tại nơi trang nghiêm.

– Sau đó tới các nơi uy tín cung cấp tượng Phật Quan Âm để chọn mua tương Phật có kích thước và chất liệu phù hợp với gia đình.

– Cũng không cần đem tượng Phật tới Chùa để Khai Quang hay làm Phép tượng. Gia chủ có thể mang tượng về nhà để thờ cúng luôn.

-Ta đưa Phật về nhà, đặt lên bàn thờ trang nghiêm, thắp nhang thờ cúng, giữa bàn thờ luôn sạch sẽ, ấm áp nhang khói.

Chú ý:

+ Không đặt Phật Quan Âm cùng các tượng Thần khác.

+ Phật Quan Âm thường đứng một mình hoặc đứng cùng Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát.

+ Bàn thờ Phật nên đặt chính giữa nhà hướng ra cửa. Tránh đặc bàn thờ nơi hướng vào cửa nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay nhà bếp vì đó là nơi không thanh tịnh, không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn.

Qua bài viết này hi vọng các bạn đã có cậu trả lời cho câu hỏi nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi? Chọn ngày thỉnh Phật Quan Âm đúng nhất.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu và có nhu cầu mua tượng Phật Quan âm về thờ, hãy đến với chúng tôi để được thỏa sức lựa chọn những bức tượng đẹp nhất, đảm bảo chất lượng chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

Quý Gia Chủ có nhu cầu tượng Phật Quan Âm đẹp có thể xem : 79 mẫu tượng Quan Âm đẹp

Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa

Bên cạnh ban thờ Thần Phật, Gia tiên, ban thờ Ông Địa – Thần Tài ngày càng chiếm một vị trí trọng yếu, nhất là với người làm kinh doanh hay buôn bán. Một trong các mối quan tâm hàng đầu với nhiều gia chủ đó là xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài.

Ông Địa Là Ai?

Dân gian vẫn có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, tín ngưỡng thờ Thổ Công vốn có một lịch sử dài lâu, xuất phát từ vai trò không thể thay thế của đất đai – thổ nhưỡng với sự tồn vong của con người. Đất đai có tươi tốt, việc cấy hái, nuôi cây con (làm nông nghiệp) mới thuận lợi; nền đất có an ổn, con người mới có thể định cư và phát triển…

Từng xuất hiện nhiều hình tượng Ông Địa qua tranh, tạo hình…Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hình tượng Ông Địa hiện lên với vẻ mặt phúc hậu, hiền lành, miệng cười thoải mái cùng dáng dấp bệ vệ.

Thần Tài Là Ai?

(tiếng Trung , phiên âm Latin ) là vị Thần được thờ phụng rất phổ biến theo quan niệm dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước Á Đông (như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…). Đây là vị Thần chủ về ban phát tài lộc, may mắn và sự hanh thông trong kinh doanh hay làm ăn.

Ngoài các tên gọi phổ biến như Thần Tài, Tài Thần, trong dân gian còn lưu truyền các cách gọi khác như Tài Bạch Tinh Quân (tiếng Trung , phiên âm Latin Cáibó Xīngjūn) hay Triệu Công Nguyên Soái (tiếng Trung , phiên âm Latin Zhàogōng Yuánshuài).

Vì Sao Cần Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài

Việc lên hương, cúng ban Thần Tài – Ông Địa là việc các gia chủ, nhất là người làm kinh doanh hay buôn bán thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, trong chu kỳ một năm hay một tháng, chỉ có một số ngày cát lợi nhất định phù hợp nhất cho nghi thức thỉnh Ông Địa – Thần Tài. Theo quan niệm, nếu lựa đúng các thời điểm này, gia chủ hay người làm kinh doanh, buôn bán sẽ được phù hộ nhiều mặt, dễ đạt được nhiều hanh thông – thuận lợi về tài lộc hay làm ăn.

Ý Nghĩa Việc Lập, Thờ Ông Địa – Thần Tài

Việc lập ban thờ, cúng ban không chỉ thể hiện lòng thành kính của gia chủ, mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:

Với vị trí và sự kiểm soát của mình, Thần Tài – Thổ Địa có vị trí như vị Thần Đất; giúp cai quản đất đai, phù hộ gia chủ về việc làm ăn buôn bán, trông coi gia súc, gia tăng tài lộc.

Với các gia chủ và các hộ kinh doanh, điểm buôn bán: Việc thờ cúng Thần Tài hàm ý chiêu tài, mời gọi may mắn; mong cầu việc làm ăn, kinh doanh luôn được hanh thông và thuận lợi.

Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài

Để xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài được tối ưu nhất, các gia chủ nên lựa các ngày như sau:

Căn Cứ Vào Ngày Tiểu Cát

Ngày Tiểu cát tường rơi vào tháng 5 và tháng 11 Âm lịch hàng năm, gia chủ khi thỉnh Ông Địa – Thần Tài vào ngày này dễ nhận được sự thuận lợi, may mắn và bình an.

Căn Cứ Vào Ngày Tốc Hỷ

Ngày Tốc hỷ thường rơi vào tháng 3 và tháng 9 Âm lịch mỗi năm, gia chủ khi thỉnh Ông Địa – Thần Tài vào ngày này dễ nhận được sự thịnh vượng, tài lộc dồi dào.

Căn Cứ Vào Ngày Đại An

Gia chủ khi thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày Đại an sẽ mang ý nghĩa gia đạo bình an, yên ấm, bền vững trường tồn. Theo cách tính toán, thời điểm Đại an sẽ ứng vào tháng Giêng theo lịch Âm.

Thỉnh Ông Địa – Thần Tài Vào Ngày Vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài là thời điểm đặc biệt linh thiêng và ý nghĩa khi gia chủ còn đang băn khoăn khi xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài.

Theo tín ngưỡng dân gian, Ngày 10 Âm lịch mỗi tháng được xem là ngày Tài Thần, song ngày 10 tháng Giêng – tháng mở đầu của một năm, vẫn được xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất.

Các Khung Giờ Đẹp Thỉnh, Cúng Ông Địa – Thần Tài

Các khung giờ Hoàng Đạo, tối ưu nhất để các gia chủ thỉnh, cúng Ông Địa – Thần Tài sẽ rơi vào các khung giờ Tiểu Cát, Tốc Hỷ và Đại An. Theo đó:

Giờ Tiểu Cát (thời gian từ 1-3h và từ 13-15h ): Khung giờ rất tốt lành, mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp, nhiều sự may mắn.

Giờ Đại An (thời gian từ 5-7h và từ 17-19h: Khung giờ tốt lành, thuận cho cầu tài hay xuất hành.

Giờ Tốc Hỷ (thời gian từ 9-11h và từ 21-23h): Khung giờ tốt với nhiều điềm lành, niềm vui; thuận cho việc làm ăn, gặp gỡ đối tác…

Các Bước Thỉnh Đặt Ông Địa – Thần Tài Hợp Phong Thủy

Để tối ưu việc thờ cúng ban Ông Địa – Thần Tài cũng như thuận đường tâm linh, Phong thủy, các gia chủ cần chú ý các bước như sau:

Cẩn Trọng Lựa Tượng Ông Địa – Thần Tài

Phong thủy học quan niệm, mọi đồ vật (nói chung), đặc biệt là tượng thờ (nói riêng) chỉ có thể phát huy tối đa công năng khi ngoại quan nguyên vẹn, sạch sẽ. Do đó, các gia chủ trước khi thỉnh đặt Ông Địa – Thần Tài cần cẩn trọng, nhất thiết tránh lựa phải tượng có dấu hiệu bị nứt, vỡ hay thiếu nguyên vẹn (cá biệt cả trường hợp tượng đã từng được sử dụng qua).

Cạnh đó, cần lựa được tượng Ông Địa – Thần Tài có sắc diện tươi vui, tràn đầy phúc khí với nước da hồng hào.

Ngoài ra, sau khi mua tượng Ông Địa – Thần Tài tại địa chỉ uy tín cần bọc với nhiễu hay giấy đỏ, đặt cẩn thận trong hộp sạch sẽ, không để lộ thiên.

Chú Nguyện Nhập Thần cho tượng Ông Địa – Thần Tài

Để chu tất về phần tâm linh, sau khi mua tượng Ông Địa – Thần Tài, các gia chủ không nên thỉnh tượng về nhà ngay mà cần thiên di tượng vào chùa, nhờ các Sư Thầy tiến hành nghi thức “chú nguyện nhập Thần” cho tượng. Sau đó, nhờ Sư Thầy tư vấn lựa ngày cát lành nhất để có thể thỉnh tượng về (như nội dung ” Xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài ” đã trình bày ở trên).

Lựa Cung Vị, Hướng Đặt Ban Ông Địa – Thần Tài Hợp Phong Thủy

Việc lựa đặt ban thờ thuận tâm linh, tối ưu về phong thủy là khía cạnh vô cùng quan trọng để việc thờ cúng Ông Địa – Thần Tài được chu tất. Khía cạnh này đã được Phong Thủy Phùng Gia đề cập chi tiết, các bạn vui lòng nhấn theo liên kết sau để nắm được nội dung cụ thể.

Các nguyên tắc khái lược nhất khi lựa cung vị, hướng đặt ban Ông Địa – Thần Tài hợp phong thủy sẽ nhấn vào các điểm như:

Ban Thần Tài cần dựa chắc chắn vào tường. Sẽ rất kỵ khi điểm tựa của ban thờ lại là cửa sổ, còn vết đóng đinh hay lỗ khoan; theo quan niệm, điều đó sẽ đưa tới sự thất thoát tài khí, thoái tài – một đại kỵ với gia chủ làm kinh doanh, buôn bán.

Bố trí ban Ông Địa – Thần Tài ở các nơi thuận cho việc các Vị bao quát được người ra vào, chiêu tài vận, đồng thời ngăn được những nhân tố tiêu cực (ma, quỷ) có thể gây bất lợi cho gia chủ.

Tránh đặt ban thờ Ông Địa ở các cung vị, hướng bất lợi (treo trên cao, quay lưng ra cửa, đối diện gương, trực xung toilet hay nhà vệ sinh…).

Tịnh Sái Ban Thờ – Thanh Tẩy Tượng Ông Địa, Thần Tài

Đây là nghi thức xem như “tẩy uế” để việc thờ cúng ban Ông Địa – Thần Tài được chu toàn, tối hảo và thu hút nhiều sinh khí nhất cho chủ nhân.

Thông thường, các gia chủ cần chuẩn bị nước Ngũ vị hay nước thơm (nước vỏ bưởi) để thực hiện việc tịnh sái ban thờ và thanh tẩy tượng Ông Địa – Thần Tài được chu đáo nhất.

Lên Hương, Thờ Cúng Ban Ông Địa – Thần Tài

Việc lên hương, cúng ban Ông Địa – Thần Tài cần được các gia chủ tiến hành hàng ngày với sự cẩn trọng, trang nghiêm, thành kính. Đặc biệt cần chú ý đến cách vận trang phục hay ngôn từ, không dùng từ ngữ mạo phạm, dung tục…trước, trong và sau khi lên hương.

Không phải ngẫu nhiên mà Phong thủy học có quan niệm: “Tâm bất thiện, Phong thủy vô ích”!

Các Lưu Ý Khi Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài

Đặc biệt tránh việc thỉnh đặt Ông Địa – Thần Tài vào các ngày Nguyệt kỵ, Nguyệt tận hay thời điểm Tháng Cô hồn (tháng 7 Âm lịch).

Nhất thiết cần thanh tẩy tượng Ông Địa – Thần Tài trước khi an vị, thờ cúng.

Không đặt ban Ông Địa – Thần Tài vào các hướng xấu, đại kỵ: đối diện toilet, nhà vệ sinh; đối diện gương; thiếu điểm tựa hay dựa vào cửa sổ; treo trên cao hay ngay dưới bóng đèn chiếu sáng; đặt nơi ẩm thấp, tối tăm…hay rơi vào các cung Ngũ quỷ, Lục sát, Họa hại…

Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả.

Khăn tịnh sái ban thờ là khăn chuyên dụng cho việc làm sạch ban thờ. Tuyệt đối không dùng lẫn hay sử dụng các mục đích khác.

Khuyến nghị dùng nến (đèn cầy) hay đèn dầu. Tránh dùng đèn điện nhấp nháy. Theo quan niệm, đèn điện hay đèn nhấp nháy khiến Dương khí quá thịnh, không thực tối ưu cho ban thờ Tài thần (thuộc Âm).

Kiêng tán lộc cho người ngoài: Tán lộc sau khi hạ lễ từ ban Thần Tài được quan niệm là hành vi tán tài, không lợi cho gia chủ, cần hết sức tránh.

Tránh để vật nuôi hay thú cưng (như chó, mèo…) quậy phá ban thờ.

Lưu ý việc đặt ban Ông Địa – Thần Tài theo tuổi, hợp mệnh để tránh những phát sinh ngoài ý muốn.

Kết Luận

Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858.111.999

Thỉnh Mẹ Quan Âm Ngày Nào Tốt? Xem Ngày Tốt Thỉnh Mẹ Quan Âm 2023?

Hiện nay có rất nhiều người cần thay tượng Phật Quan Âm mới cho gia đình, nhưng vẫn chưa biết thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt để không phạm vào những đại kỵ, ngày xấu ảnh hưởng đến phong thủy.

Vì sao mỗi nhà cần có 1 bàn thờ Phật Quan Âm?

Người thờ Phật Quan Âm thường mong muốn sự bình an, viên mãn. Mọi người thường cung một tượng Phật Bà Quan Âm, ảnh Phật Bà Quan Âm trên bàn thờ cùng với nhang đèn.

Bàn thờ Phật Quan Âm thường sử dụng những đồ chay như hoa tươi, quả tươi, xôi chè, không dùng các đồ mặn như thịt, cá và không bày các lễ cúng như tiền, vàng mã.

Những loài hoa bạn nên dung khi dâng phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa lan,… Không nên dùng hoa giả, hoa dại, các loại hoa phức tạp với nhau.

Việc thờ phụng Phật Bà Quan Âm cần phải thành tâm, làm nhiều việc thiện sẽ tích được nhiều âm đức, có lợi cho cuộc sống, đường công danh và bình an cho các thành viên trong gia đình.

[Giải đáp] Thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt? Xem ngày tốt thỉnh mẹ Quan Âm 2023?

Những ai thường xuyên đi chùa, theo dõi ngày tháng tốt sẽ dễ dàng chọn được ngày đẹp để thỉnh mẹ Quan Âm về. Nhưng thực tế, chúng ta cần một người cao tay ấn để đọc kinh, khai quang Ngài trước khi đưa về nhà. Đó là nhờ các sư thầy, Trụ trì của chùa.

Các Thầy sẽ xem được thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt, ngày đại kỵ để gia chủ có thể an tâm thỉnh Ngài về ngự trị tại bàn thờ ở nhà.

Tuyệt đối không lấy đại ngày, nghe “xúi dại” không rõ căn cứ. Vì Ngài là Thần Phật nếu làm không đúng sẽ phạm đại kỵ và bị quở trách.

Mua tượng Phật Quan Âm ở đâu linh thiêng?

Một điều quan trọng nhất trong việc thờ cúng Phật Quan Âm chính là chọn mua tượng. Không nên mua hàng trôi nổi, mua lề đường sẽ không linh và chúng ta cũng không biết rõ tượng làm từ chất liệu gì, có gây ảnh hưởng đến phong thủy thờ cúng hay không.

Mọi lo lắng về vấn nạn: hàng kém chất lượng, hàng đã sử dụng, giá thành cao,… sẽ được loại bỏ hoàn toàn khi bạn ghé đến Không Gian Gốm Bát Tràng. Được người tiêu dùng đánh giá là cửa hàng bán tượng Phật Quan Âm cao cấp uy tín và đẹp nhất tại chúng tôi

Như đã nói trên, thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt cũng được xem trọng và mua tượng cũng cần phải lưu ý rất nhiều. Để mua được tượng Quan Âm đẹp và linh thiêng thì bạn hãy ghé đến cửa hàng KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG.

Là cửa hàng chuyên bán các sản phẩm đồ gốm sứ Bát Tràng nói chung và đồ thờ sứ Bát Tràng nói riêng với showroom mở ra trên toàn quốc. Nếu bạn muốn mua được các bức tượng Quan Âm đẹp thì hãy ghé đến các địa chỉ sau:

Showroom 1: 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, HCM Showroom 2: 130 Cộng Hòa, Phường, Quận Tân Bình, Tp HCM Showroom 3: Số 2-4-6 Chế Lan Viên, Phường tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. HCM Showroom 4: 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7 – Tp HCM Showroom 5: 351 Bạch Đằng, F15, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM Showroom 6: 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, chúng tôi

Nhân viên luôn sẵn lòng đón tiếp và tư vấn quý khách chi tiết, cặn kẽ nhất. Đồng thời quý khách sẽ được tham khảo rất nhiều mẫu tượng Phật Quan Âm, tượng thờ Phong Thủy, tượng Thần Tài – Thổ Địa cực kỳ đẹp mắt, được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công nên có cái HỒN và THẦN THÁI không lẫn vào đâu.

Cung cấp tất cả mẫu tượng Phật sứ được khách hàng đánh giá cao nhất

Chúng tôi tự tin có thể mang đến tượng Phật có chất lượng vượt trội, được gia công kỹ lưỡng với mức giá tốt nhất đến với tất cả quý khách hàng. Đặc biệt, khi khách hàng đến đây sẽ được các chuyên gia phong thủy tư vấn cách bài trí tượng Phật bà quan âm tại gia theo đúng cách thức, đúng nghi lễ giúp gia chủ nhận được nhiều tài lộc và may mắn nhất.

Thêm vào đó, KHÔNG GIAN GỐM luôn là sự lựa chọn nhiều nhất của khách hàng Việt vì là đơn vị bán tượng Phật có giá phải chăng và cam kết chất lượng tốt nhất thị trường.

Bất kỳ khách hàng nào đã và đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi đều cảm thấy hài lòng và quay lại mua thêm nhiều đồ gốm sứ khác nữa. Đó là lý do vì sao quý khách có thể an tâm lựa chọn sản phẩm của chúng tôi.

Khi thờ Phật Quan Âm cần lưu ý những gì?

Không chỉ quan tâm đến thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt mà khi thờ Phật tại nhà thì các gia chủ nên tìm hiểu xem tuổi mình có thích hợp để thờ hay không. Sau đó tìm đến cơ sở tượng Phật uy tín và chất lượng để có thể mua tượng gỗ Quan Âm đẹp và bền nhất.

Hiện nay, để đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu của người mê gỗ, các nghệ nhân của KHÔNG GIAN GỐM không ngừng sáng tạo và điêu khắc ra những mẫu tượng Quan Âm bằng sứ đẹp với nhiều kích thước khác nhau.

Do đó, khi chọn mua tượng sứ Quan Âm, gia chủ nên lựa chọn mẫu tượng có kích thước phù hợp với bàn thờ và không gian ngôi nhà. Đảm bảo sự cân đối giữa pho tượng và bàn thờ tượng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Điều quan trọng khi thờ cúng tượng Phật bà Quan Âm chính là sự thành tâm của gia chủ. Gia chủ thể hiện thành tâm và tôn kính với Phật để nhận được nhiều may mắn và bình an nhất.

Nếu gia chủ kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống thì không nên đặt tượng sứ Phật. Bởi vì, Phật bà Quan Thế Âm đại diện cho sự thanh tịnh và mang ý nghĩa bảo vệ bình an cho gia chủ nhiều hơn là mang đến tài lộc. Mà bạn nên thờ tượng Thần Tài – Thổ Địa sẽ phù hợp hơn.

Việc thờ cúng tượng Phật Quan Âm bồ tát mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Do đó, trước khi thờ tượng hoặc tranh ảnh Phật Bà Quan Âm, gia chủ nên tìm hiểu kĩ về ý nghĩa, cách bài trí để đảm bảo không phạm vào điều cấm kị mang đến tai họa cho gia đình.

Mua đồ thờ Gia Tiên lẻ – nguyên bộ cao cấp tại TPHCM

Không chỉ bàn thờ Phật, bàn thờ Quan Âm mà bàn thờ gia tiên cũng được người Việt chú tâm thờ cúng. Đặc biệt vào mỗi dịp Tết, đây là thời điểm mọi người tiến hành lau dọn, tân trang và thay thế những vật phẩm thờ cúng cũ bị hư hỏng.

Phật Tử Phải Nắm Rõ 7 Lưu Ý Thỉnh Tượng Phật Này Để Không Mắc Phải Những Điều Kiêng Kỵ

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc rước, thỉnh tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử. Thờ tượng Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương. Phật và ý nghĩa của việc thờ Phật:

Phật là trạng thái đạt tới trạng thái giác ngộ rốt ráo, rạng ngời của những thiên linh, sinh linh và nhiều sinh thể khác trong đó có con người trên con đường tu học. Thành tựu ấy có được là do tu thân (sửa mình) mà thành.

Có rất nhiều bậc Phật khác nhau tương ứng với thành tựu tu tập, mỗi bậc Phật cũng thực hiện các hoạt động giáo hoá, phổ độ chúng sinh khác nhau, nên có các danh hiệu Phật khác nhau.

Bởi vậy, những người có nội tâm cân bằng và hài hoà sẽ khởi lòng tôn kính và biết ơn, vì người ấy có năng lực tự chứng nhận năng lượng sáng tạo.

Mặt khác họ truyền dạy kiến thức ấy cho những chúng sinh và cho người chưa biết, chưa hiểu nhằm tỉnh thức họ.

Phần lớn chúng ta chưa hiểu biết là do bản ngã còn lớn, vô minh còn dày, nên dựa vào lời khuyên ấy mà tôn kính, mà tu, mà học hỏi, tránh coi thường, xúc phạm các bậc thầy cao cả vì đó là bậc thầy của mỗi chúng ta.

Chính nhờ đức tin và nhờ các trải nghiệm mà sau đó, chúng ta có thể tích lũy đủ năng lượng tình yêu, đủ nội lực để giác ngộ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cái “Ngã” còn lớn, có tầm nhìn chủ quan hạn hẹp nên coi thường kiến thức tự nhiên.

Thậm chí họ còn phỉ báng, cố tình phá hỏng các hình tượng Phật, coi cái gì mình hiểu mới là đúng nhất.

Các vị Phật từ bi không trừng phạt ai cả, nhưng ý thức và hành động vô ý thức ấy là phạm vào luật nhân quả.

Với những người này, bản thân chúng ta nên biết cẩn thận, tu nhân tích đức trước tiên phải làm tròn đạo làm người đầu tiên.

Trong cuộc sống hàng ngày và cũng là đạo làm người, các cụ khuyên con cháu là tôn kính, bảo vệ, không làm hư hại tranh tượng Phật và các đấng cao cả.

Với người bình thường, không có tà tâm, ý nghĩ trong sáng thì có ý thức cẩn thận, nên nếu do tự nhiên khách quan mà phần vật chất bị xước, hỏng thì có thể sửa chữa, khắc phục.

Việc rước, thỉnh tượng Phật về thờ không phải là việc ngẫu hứng, thích là làm được mà cần xuất phát từ sự thành tâm của mỗi người.

Người có tâm hướng Phật, muốn thờ Phật mới nên thỉnh tượng Phật về để thờ tại gia.

Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật là để cầu ban phước, trừ họa, che dấu để làm điều bất lương nhưng ý nghĩa này hoàn toàn sai.

Thờ Phật giúp con người ta hướng tâm, soi rọi tâm hồn, biết điều gì đúng điều gì sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.

Cách thỉnh tượng Phật về thờ – 7 lưu ý khi rước, thỉnh tượng Phật:

Ngày tốt thỉnh tượng Phật thường được chọn là những ngày vía Phật Bà Quan Âm như : 19/02 là ngày Đản Sanh, 19/06 là ngày thành đạo, 19/09 là ngày xuất gia. Nhưng theo thực tế, việc thỉnh tượng Phật ngày nào không quá quan trọng, chủ yếu là Phật tử đã chuẩn bị nơi bài trí nghiêm trang và thành tâm đón Phật là được.

Khi rước, thỉnh tượng Phật ra khỏi cửa hàng, cơ sở sản xuất tượng… Phật tử đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi thỉnh Phật về nhà lập tức thượng an vị tượng Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế. Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.

Thờ tượng Phật thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường.

Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một- mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.

Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tôn tượng Phật bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.

Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Phật. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”.

Nếu muốn thỉnh về thờ Phật tại gia, gia chủ chỉ cần tới chùa để các thầy hướng dẫn cách chọn tượng cho phù hợp với từng mục đích thờ cúng của mình và gia đình. Tượng Phật có nhiều loại như: tượng Bổn Sư Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát… tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa composite, gỗ, đá, gốm sứ hoặc bằng đồng,… Nếu nhà chật có thể thay thế tượng bằng tranh Phật cũng được.

Thờ tượng Phật phải thành tâm, gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

Rất nhiều quý Phật tử thưởng gửi tượng Phật vào chùa để cúng dường và góp phần công đức vào việc xây dựng nhà chùa.

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở buôn bán và cung cấp tượng Phật các loại tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của tượng Phật thì tốt nhất mỗi Phật tử nên đặt chế tác tượng mới theo yêu cầu thay vì mua hàng bán sẵn để đảm bảo tôn tượng luôn mới nhất và hoàn hảo nhất.

Rước, thỉnh tượng Phật ở đâu ?

Tại cơ sở điêu khắc Trần Gia (cơ sở chuyên tôn tạo, đúc tượng nổi tiếng tại Việt Nam) có trực tiếp nhận tạc tượng Phật theo yêu cầu của Phật tử, đảm bảo tượng Phật được kiểm soát từ nguyên liệu, thiết kế và các yếu tố tâm linh.

Với những thông tin ý nghĩa, những lưu ý và lời khuyên chi tiết về việc thỉnh tượng Phật về thờ tại gia hoặc tại các chùa, hy vọng quý Phật tử có thể rước, thỉnh tượng Phật về thờ theo đúng tinh thần nhà Phật.

Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi tôn tượng Phật đẹp do Trần Gia sản xuất.

Điêu khắc Trần Gia muốn gửi gắm vào đó sự an lạc đến với quý Phật tử khi các rước, thỉnh tôn tượng Phật về thờ tại gia.

Điêu khắc Trần Gia tự tin khẳng định có thể phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của quý Phật tử trên con đường hoằng pháp.

Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp tượng Phật đẹp, chất lượng cao, thể hiện thần thái Đức Phật chắc chắn sẽ khiến quý Phật tử hài lòng.

Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng hình ảnh những tượng Phật đẹp nhất 2023 do cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tôn tạo:

Chị Rita Nhung (Phật tử – USA): Công ty Trần Gia tạo tượng Phật rất đẹp, rất có hồn và có thần thái. Giá cả tốt, phục vụ tận tâm, chất lượng cao.

Chú Nghiệp (Phật tử – USA): Chú có thể nói gì hơn là 2 chữ HOÀN HẢO 100 điểm. Đóng gói tuyệt hảo luôn. Cám ơn Trần Gia.

Cô Pepe TD Vo (Phật tử – USA): Trần Gia điêu khắc là công ty tạo mẫu các bức tượng mà tôi yêu cầu. Tạo khung hình đẹp và hiệu quả theo yêu cầu của khách hàng cũng như bổ sung các hiệu ứng độc đáo để làm sinh động cho bức tượng. Tôi và thầy trụ trì cùng chư tăng bổn tự rất thích. Mong rằng trong tương lai sẽ có thể đặt thêm các tượng khác của Trần Gia điêu khắc.

Sư cô Huệ Liên (Bến Tre): Tuy chỉ biết Trần Gia qua mạng, chưa từng gặp mặt nhưng niềm tin dành cho Trần Gia ngay từ lần đầu trò chuyện và Trần Gia đã không phụ lòng tin ấy của cô, cụ thể là hôm nay tượng Phật cô nhìn rất hoan hỷ, cảm ơn điêu khắc Trần Gia.

Thầy Thích Đồng Trình (Quãng Ngãi): Tượng rất đẹp, chất lượng thì không chê vào đâu được, cách phục vụ của Trần Gia rất nhiệt tình. Nói chung là rất OK.

Chú Thuận (Phật tử – Sài gòn): Cách giao tiếp, phục vụ bên Trần Gia rất tốt. Mẫu mã đẹp nhưng chưa đa dạng.

Chị Thúy Hiền ( Phật tử, Nam Định): Tượng bên Trần Gia đẹp, khuôn mặt từ bi tươi sáng, đúng mẫu, phục vụ nhiệt tình. Mong rằng cơ sở các em luôn giữ được tay nghề và con người như bây giờ và tốt hơn nữa vì khi nhìn vào bức tượng ai cũng phát tâm hoan hỷ, Chị cũng mong rằng mình càng ngày càng có điều kiện hơn cùng với mọi người mang được những bức tượng do các em làm đến được với bà con cô bác nơi thiếu thốn điều kiện tâm linh. Cám ơn các em nhiều.

Chị Dương Thúy Hiền ( Phật tử, Sài Gòn): Tượng đẹp, khắc khéo lắm. Chị cảm ơn Trần Gia nhiều. Em cũng được phước khi chọn công việc này, mang lại niềm tin, bình an và hạnh phúc cho mọi người.

Cô Châu (Phật tử – Long An) : tượng Phật của Trần Gia rất đẹp, mọi người tấm tắc khen rất nhiều.

Thầy Tâm (Bến Tre): Bản thân thầy chưa có kinh nghiệm bên mỹ thuật. Cá nhân thấy rất hài lòng về những bức tượng cơ sở Trần Gia đã làm cho chùa thầy.

Anh Đương (Phật tử – Cà Mau): Chất lượng của tượng đúng theo hợp đồng, mẫu rất đẹp, Trần Gia phục vụ tốt, ok.

Chị Hương (Phật tử – Gia Lai): lời chân tình của chị là rất hài lòng, tất cả đều rất tốt. Chị muốn Trần Gia sẽ làm tượng tiếp cho chị.

* Thời gian hoàn thiện tôn tượng từ 5 -30 ngày kể từ ngày quý khách đặt hàng tùy theo mẫu và số lượng đơn hàng vào thời điểm đó Trần Gia đã nhận.

* Đối với tôn tượng tạo mẫu mới, thời gian dao động từ 1-3 tháng tùy vào kích thước và số lượng tôn tượng.

Mọi chi tiết quý Sư Thầy, cô chú thắc mắc xin liên hệ cơ sở điêu khắc Trần Gia để được sắp xếp lịch sản xuất phù hợp nhất:

Cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia nhận tôn tạo các mẫu tượng Phật ( số lượng 5-10 mẫu / tháng tùy vào kích thước ) theo yêu cầu của quý khách.

Nhận thi công trên nhiều chất liệu: nhựa composite , gỗ, đá , đồng , xi măng…

Tượng được sản xuất theo đơn đặt hàng ( cơ sở chỉ sản xuất khoảng 50 tượng / tháng ) quý khách vui lòng liên hệ để được sắp xếp thời gian sản xuất phù hợp nhất.

Tượng có thể sơn vẽ theo ý thích của quý khách: sơn một màu, sơn vẽ nhiều màu, dát vàng, giả đồng, giả đá, giả gỗ…

Bao bọc và đóng kiện gỗ cẩn thận , đảm bảo trong quá trình vận chuyển đi nước ngoài và trong nước.

Hỗ trợ vận chuyển miễn phí tại Việt Nam.

Hotline : 0931.47.07.26 ( zalo ,viber )

Email : [email protected]

Chi nhánh 1 : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP.HCM.

Chi nhánh 2 : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng.