Nhân Viên Và Sếp Có Cần Hợp Tuổi Nhau Không?

Trong làm ăn, kinh doanh, buôn bán, chọn được người cộng tác tin cẩn là rất quan trọng. Bởi trong công việc rất cần sự bàn bạc, chia sẻ. Vì vậy, người cộng sự của sếp thường là nắm được rất nhiều thông tin, kể cả những bí mật, bí quyết của công ty. Lại còn những chuyện “nội tình”, những mối quan hệ tế nhị nhưng hết sức quan trọng nhiều khi sếp cũng cần người bàn bạc và thực hiện. Không những thế, những điểm mạnh, điểm yếu hay kế hoạch, đường đi nước bước của doanh nghiệp mà nếu lộ ra đối thủ có thể lợi dụng để kiềm chế, thậm chí triệt hạ nhau đều là những thông tin mà không phải chỉ có mình sếp biết. Vì vậy, việc lựa chọn người tin cậy là tối quan trọng đối với chủ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong một doanh nghiệp có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, chục nghìn người làm việc thì làm sao sếp có thể chọn được tất cả đều là người… hợp với sếp. Ngay như đội ngũ quản lý cũng hết sức đông đúc thì phải làm thế nào?

Câu trả lời ở đây, cả theo phong thủy và trên thực tế là sếp chỉ cần chọn một số người thân tín, cộng sự đắc lực, gần gũi mình cả trong công việc và cuộc sống là được. Đó là những người giúp việc thân cận nhất, là cán bộ ở những vị trí then chốt, quan trọng của doanh nghiệp, nắm những thông tin, bí mật mang tính sống còn đối với công ty.

Trên thực tế ta cũng thấy, đối với cơ quan nhà nước thì đó là trợ lý, thư ký của sếp, rồi người phụ trách nhân sự và tài chính. Và một nhân vật tưởng như “không là gì” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là… người cầm lái. Đối với lĩnh vực kinh tế cũng thế, ngoài những nhân sự trên thì còn kể đến người nắm lĩnh vực phát triển thị trường, xây dựng kế hoạch, trong đó có các ý tưởng…

Xét về khía cạnh phong thủy thì sự hòa hợp hay xung khắc chỉ bộc lộ khi các yếu tố tương tác với nhau. Những nhân vật giữ vị trí then chốt ngoài việc nắm những vấn đề quan trọng thì cũng là người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với sếp nên sự hòa hợp là hết sức cần thiết.

Còn trên thực tế, những người nắm giữ cương vị chủ chốt nếu phản bội lại ông chủ thì không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, tài chính có thể đong đếm được mà còn có những thiệt hại vô hình không dễ gì bù đắp.

Đó là việc sếp chọn cộng sự. Còn chiều ngược lại, đối với nhân viên thì sao? Tốt nhất bạn cũng cần có sự hòa hợp với sếp, nhưng là sếp trực tiếp phụ trách, còn sếp cấp cao hơn nếu hợp thì tốt, còn không cũng chẳng ảnh hưởng gì lớn vì “gần lửa” mới “rát mặt”. Cái quan trọng hơn là sự hòa hợp với những đồng nghiệp cùng cấp với mình. Bởi đây mới là người có lợi ích, mục tiêu, mục đích giống nhau nên mới có sự cạnh tranh, đôi khi đến khốc liệt. Tuy nhiên không phải ở đâu, lúc nào cũng chọn được tất cả các đồng nghiệp hợp nhau. Vấn đề mấu chốt ở đây là khi biết không hợp tuổi nhau thì phải có cách ứng xử khéo léo, tránh va chạm để không bùng nổ mâu thuẫn là được.

Còn đối với nhân viên thì để… sếp trên lo

Qua phân tích ở trên thì bạn cũng đã thấy, chọn người cộng tác hợp nhau là cần thiết, nhưng không phải là chọn tất cả mọi người, mà chỉ cần chọn người ở những vị trí quan trọng. Ngoài ra, nếu là người hợp tuổi thì tốt, còn không cũng không phải là vấn đề gì lớn. Cụ thể là đối với người lãnh đạo, chỉ cần chú ý chọn đến tầng thứ hai, trong tầng thứ hai cũng chỉ cần chú ý đến một số vị trí chủ chốt là đủ. Vì vậy, có không ít sếp giao hẳn tầng thứ ba cho cán bộ tầng thứ hai chọn, bởi đó chính là nhân sự có quan hệ, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến nhau trong công việc và cuộc sống hằng ngày, và chính họ mới cần có sự hòa hợp với nhau hơn là với sếp.

Từ quan hệ đó suy ngược lại, nhân viên cũng không cần quan tâm đến việc có hợp hay không hợp với sếp sòng. Bởi đối với đơn vị lớn, nhân sự đông, thậm chí đến tên nhân viên hay phòng ban nhân viên đó làm việc, sếp nhiều khi còn chẳng biết, chẳng nhớ thì làm sao mà còn phải lo hợp hay không hợp. Mặt khác, sếp mới sợ tay chân phản bội, chứ nhân viên có gì để sếp… phản bội đâu, có chăng cùng lắm cũng chỉ là sự hứa rồi để đấy, hoặc thiếu ưu ái, không quan tâm một chút mà thôi. Bạn hãy để thời gian quan tâm đến cách ứng xử với đồng nghiệp, rồi đến sếp trực tiếp, còn sếp trên nữa thì để sếp trực tiếp của mình… lo./.

Bạn đang đọc bài viết Nhân viên và sếp có cần hợp tuổi nhau không? tại chuyên mục Kiến trúc – Quy hoạch của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư [email protected]

Sếp Và Nhân Viên Cùng 1001 Câu Chuyện Muôn Thuở

Ở đây, ta khoan bàn tới kỹ năng quản trị/quản lý hay sự chuyên nghiệp nơi công sở của nhân viên. Bất cứ việc gì khi được đúc kết thành lý thuyết đều có vẻ rõ ràng & mạch lạc. Chỉ khi bạn va chạm thực tế, bạn mới hiểu rằng, mọi vấn đề vẫn diễn ra đều đặn & bạn vẫn phải tìm cách đối phó với chúng ngày qua ngày kể cả khi bạn đã thuộc lòng mọi cuốn sách. Chủ yếu là ta cần tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết của chính vấn đề ta đang gặp phải.

Nguyên nhân sếp và nhân viên xích mích là gì?

Có một thực tế là những người có khả năng làm quản lý và những nhân viên giỏi lại đều là những người nóng tính và quyết liệt. Bởi vậy, khi đã có mâu thuẫn, họ thường rất khó đối thoại với nhau. Tùy vào cá tính và cách phản ứng của từng đối tượng mà sự mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên có hai biểu hiện: ngấm ngầm hay bùng nổ.

Sự khó chịu ngấm ngầm thường không tạo ra căng thẳng nhưng khiến cho không khí giữa hai bên, thậm chí là không khí của những người xung quanh hết sức khó chịu, mất đi cảm giác thoải mái trong công việc. Trong khi đó, mâu thuẫn trực diện và những cú bùng nổ của một trong hai bên lại rất dễ tạo ra tổn thương, gây xước xát đến mức không thể hàn gắn.

Nguyên nhân của vấn đề thì nhiều. Nói vui thì như kiểu, nhân viên quá giỏi nên không hiểu sao sếp lại được làm sếp còn mình lại phải làm nhân viên. Sếp quá giỏi nên nhân viên nghe không hiểu, trả lời câu hỏi không được, cãi không trôi, trình bày không đạt… Cũng có khi chỉ là do nhân viên quá nhanh nhẹn khiến sếp cảm thấy mình già cỗi, hay ngược lại, sếp quá khỏe khiến nhân viên làm việc muốn tắt thở mà không biết vì sao. Ở một số môi trường, vấn đề nằm ở chỗ nhân viên đã lớn tuổi, giàu kinh nghiệm trong khi sếp quá trẻ, nhiều kỹ năng những kinh nghiệm chưa nhiều, tạo ra đố kỵ và hoài nghi.

Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của vấn đề, nguyên nhân chính yếu chỉ là do một trong hai bên hoặc cả hai bên còn giữ cái tôi của mình, chưa chịu lắng nghe nhau & chưa hướng đến một mục đích chung nhất là lợi ích của tổ chức.

Cách giải quyết mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên là gì?

Mọi người thường lấy chức danh “sếp” và thân phận “nhân viên” rồi đứng ở đúng vị trí mình đang có để nhìn vào mâu thuẫn hoặc xích mích mà quên mất rằng, mọi mâu thuẫn chỉ nằm ở quan điểm nhìn nhận về một khúc mắc nào đó giữa hai con người. Bởi vậy, khi muốn giải quyết, trước hết, ta nên tạm thời gạt bỏ hai danh phận mình đang có để đối thoại với nhau và với chính mình.

Bạn cảm thấy sếp không ưa mình, cảm thấy bị đối xử bất công? Bạn nghĩ là nhân viên đang chống đối hoặc coi thường mình? Bạn nghe người khác nói lại rằng vì bạn… nên họ (sếp hoặc nhân viên) đã…

Tất cả những điều này đểu không giúp bạn xử lý vấn đề tận gốc. Cách tốt nhất là hãy tự mình tìm ra bản chất của vấn đề bạn đang gặp. Bạn không thể trị bệnh nếu không biết mình mắc bệnh gì và mọi thứ thuốc

giảm đau hay kháng sinh chỉ giúp bạn chữa trị triệu chứng của bệnh. Vì thế, hãy xác nhận một cách tỉnh táo, khôn ngoan đúng khúc mắc mình đang gặp phải và tìm cho ra nguyên nhân cốt lõi của nó.

Thẳng thắn đối diện với vấn đề & thành thật đối thoại với đối phương.

Bạn cảm thấy sếp không ưa mình hay nhân viên đang chống đối mình? Hãy thử cách trò chuyện thẳng thắn với họ. Biết đâu, bạn chẳng cần tìm nguyên nhân cũng chẳng cần tìm cách giải quyết nào cả.

Chúng ta sống trong một thế giới của trí tuệ tầm cao với những cuốn sách dạy kỹ năng làm người quá lâu đến độ quên mất cả một việc căn bản nhất là hỏi khi cảm thấy thắc mắc và nói khi cảm thấy cần phải trình bày. Đối thoại chính là bước đầu tiên và cũng là bước cuối cùng giúp bạn giải quyết mọi thứ.

Phân biệt rõ giữa bảo vệ chính kiến & giữ cái tôi cá nhân.

Dù bạn làm việc trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào và dù bạn là sếp hay nhân viên thì có một nguyên tắc bạn luôn cần phải ghi nhớ: “Không có chữ TÔI mà chỉ có chữ CHÚNG TA trong công việc.”

Bạn có thể bày tỏ chính kiến cá nhân của mình trong cuộc họp, thể hiện tài năng cá nhân trong kế hoạch, file báo cáo hay bản thiết kế của mình. Bạn có thể tranh cãi với bất cứ ai, tranh luận về bất cứ vấn đề gì trong công việc của mình. Nhưng, bạn cần phải nhớ rằng mục tiêu của bạn phải là lợi ích của tổ chức & mục đích của mọi cuộc tranh cãi phải đưa bạn tới đúng hồng tâm này. Nếu không phải thế, tức là bạn đang lạc hướng sang cảm giác tự ái và chỉ muốn bảo vệ cái tôi của mình.

Khi học tiếng Anh, bạn sẽ gặp hai động từ “listen to” & “hear” đều có nghĩa là “nghe” nhưng một từ là “lắng nghe” & từ còn lại là “nghe thấy”. Khi gặp vấn đề với sếp và nhân viên của mình, trước khi bất mãn hoặc phản ứng, bạn hãy thử hỏi ngược lại xem, bản thân mình đã dùng đủ cả hai từ này chưa. Nói cách khác, bạn đã thực sự lắng nghe và nghe hiểu được những gì đối phương nói hay chưa.

Rất nhiều lúc, trong cuộc tranh luận hay trong một bất đồng nào đó, cái tôi hoặc cơn nóng giận khiến mọi người quên mất rằng cùng là một quan điểm nhưng có rất nhiều cách nhìn nhận. Và, thay vì ngồi xuống để lắng nghe quan điểm của đối phương, ta lại phản ứng bằng cách đưa ra quan điểm của mình. Hãy nhớ rằng, không có quan điểm đúng sai, chỉ có cách nhìn nhận phù hợp với thời điểm hiện tại hay chưa.

Nếu vẫn rơi vào bế tắc sau nhiều cố gắng hàn gắn?

Nếu tự nhận thấy chưa đủ cố gắng, bạn có thể tìm cách trau dồi thêm, đi học một khóa học quản lý hoặc đi học nâng cao chuyên môn, kỹ năng nào đó của mình còn thiếu chẳng hạn. Thời đại 4.0, những lớp học đa hình thức, đa thể loại có ở khắp nơi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Nếu tự nhận thấy mình đã cố gắng hết mức có thể hoặc chỉ đơn thuần là không thể cố gắng được nữa thì hãy chấm dứt mối quan hệ đau khổ đó bằng cách nào phù hợp với mình. Dù bạn là nhân viên hay sếp thì bạn cũng không phải cái cây. Bạn có quyền chọn nơi mình muốn tới, làm việc với người mình cảm thấy phù hợp và tận hưởng cảm giác cùng ai đó cống hiến hết mình, đẩy cỗ xe sự nghiệp tới thành công.

Sếp và nhân viên vốn chung một thuyền, nếu hai người chèo theo hai hướng thì cái thuyền đương nhiên chìm. Vậy nên, khi không thể tiếp tục, đơn giản là ngừng lại!

Mách 12 Con Giáp Chọn Sếp Và Nhân Viên Hợp Tuổi, Làm Là “Phất”

Ngoài ra, người tuổi Tý cũng thuộc bộ tam hợp Thân – Tý – Thìn nên nhân viên tuổi rồng, tuổi khỉ, tốt nhất cũng nên “về dưới trướng” bậc anh hào này. Chỉ cần chăm chỉ, cần cù, bạn sẽ được đền đáp đúng đắn, lương không lo thiếu, tiền luôn đủ tiêu.

Người tuổi Sửu lại nằm trong tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu nên dễ mà hiểu rằng, người tuổi rắn, tuổi gà, cũng chẳng có lý do gì mà không “yêu lấy” sếp trâu của mình. Miễn là bạn thật thà, chịu khó, làm lâu rồi cũng sẽ lên lương, lên thưởng đều đều. Nếu là người nhanh nhẹn giỏi giang, chưa đến 30, bạn sẽ có khả năng được đề bạt lên một chức vụ đáng gờm.

3. Với lãnh đạo tuổi Dần:

Tuổi Dần cực hợp với tuổi Hợi, người cầm tinh con lợn đầu quân dưới trướng lãnh đạo tuổi hổ là vô cùng đúng đắn. Anh ta sẽ luôn được mặc sức tung hoành, thi triển tài năng và gặt hái thành công.

Người tuổi Mão lại rất “hạp” các cá nhân cấp dưới tuổi Tuất, bạn sẽ có cơ hội phát huy sở trường, đập tan sở đoản và hưởng lộc lá vô biên. 4. Với lãnh đạo tuổi Mão:

Thật lạ là người tuổi Mão lại rất “hạp” các cá nhân cấp dưới tuổi Tuất. Đừng ngại đi theo họ, dù có gặp phải vị sếp khó ưa, cáu kỉnh, kĩ tính đến mấy, bạn sẽ chẳng bao giờ phải chịu thiệt đâu.

5. Với lãnh đạo tuổi Thìn:

Khuyên thật lòng người tuổi Dậu nên tìm ngay cho mình vị sếp tuổi Thìn, vì sao ư, Thìn – Dậu hỗ trợ nhau vô cùng. Bạn sẽ được sếp tin tưởng, quý mến, giao phó cho những công việc thưởng cao, lương dầy, tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định, dễ khẳng định bản thân.

Nếu bạn là người tuổi Thân hoặc tuổi Tý đang nhăm nhe nhảy việc đổi chỗ làm, tốt nhất nên khéo léo hỏi tuổi sếp cấp trên, anh/cô ấy mà tuổi Thìn thì đừng lăn tăn nữa, Thân – Tý – Thìn, tam hợp đại hỉ!

6. Với lãnh đạo tuổi Tị:

Sếp mà tuổi Tị thì nhân viên điểm 10 sẽ người tuổi Thân, Thân – Tị hợp nhau vô cùng. Bạn sẽ được sếp truyền dạy cho mọi bí quyết ngón nghề, làm đâu được đấy, học 1 biết 10, giỏi lên trông thấy chỉ trong thời gian ngắn mà thôi.

Tuổi Ngọ đi với tuổi Mùi là điểm 10 cho chất lượng, vì 2 tuổi này đi với nhau, kinh doanh, buôn bán làm ăn đều “đắt hàng, được lộc” vô cùng 7. Với lãnh đạo tuổi Ngọ:

Tuổi Ngọ đi với tuổi Mùi là điểm 10 cho chất lượng, điều này khá giống với nguyên tắc chọn vợ chọn chồng của ông cha ta. Dễ hiểu thôi, vì 2 tuổi này đi với nhau, kinh doanh, buôn bán làm ăn đều “đắt hàng, được lộc” vô cùng.

Ngoài ra, các cá nhân tuổi Dần, tuổi Tuất cũng thuộc hàng nhân viên ưu ái của sếp tuổi Ngọ đấy. Bạn không tin ư, đó là bởi, sếp tuổi Ngọ thuộc tam hợp Dần – Ngọ – Tuất đây mà!

8. Với lãnh đạo tuổi Mùi:

Tương tự với lý do trên, nhân viên tuổi Ngọ sẽ cực hợp với sếp tuổi Mùi. Họ phối hợp với nhau làm một cặp thì khác nào “song kiếm hợp bích, trăm trận trăm thắng”, đánh đến đâu, chiến lợi phẩm thu về ào ào đến đó. Tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, không lo chết đói cũng chẳng sợ thiếu hư danh.

Còn nếu bạn tuổi Hợi, tuổi Mão, thì lại càng cần một người sếp tuổi Mùi. Rõ ràng, vì cả ba sẽ tạo nên tam hợp Hợi – Mão – Mùi lừng danh thiên hạ!

9. Với lãnh đạo tuổi Thân:

Đừng chê sếp tuổi khỉ khó gần, đáng ghét, nếu bạn tuổi Tị, anh/cô ấy là lựa chọn hoàn hảo nhất bạn có thể mơ ước đến. Vì sao ư, vì anh ấy luôn nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực, biệt tài của bạn. Bạn sẽ nhờ vậy mà được nắm giữ một chức vụ đáng tự hào dù tuổi đời còn khá non trẻ.

Làm việc cho người tuổi Dậu, các nhân viên tuổi Thìn sẽ luôn được đền đáp xứng đáng với công sức mình bỏ ra, luôn được cấp trên trọng dụng và thăng chức ngay khi có cơ hội 10. Với lãnh đạo tuổi Dậu:

Tuổi Thìn “hạp” nhất làm nhân viên của sếp nào? Sếp tuổi Dậu chứ còn ai vào đây nữa! Làm việc cho người tuổi này, bạn sẽ luôn được đền đáp xứng đáng với công sức mình bỏ ra, luôn được cấp trên trọng dụng và thăng chức ngay khi có cơ hội với nguồn thu nhập đáng kinh ngạc.

12. Với lãnh đạo tuổi Hợi:

Sếp tuổi Hợi cực kỳ hợp với nhân viên tuổi Dần. Chỉ cần nghe lời, lanh lợi mà lại được việc, cần cù thì bạn sẽ luôn ghi điểm tối đa trong mắt sếp. Lương thưởng và mọi khoản “ngoài luồng” cùng các cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn vừa nhanh lại lâu bền.

Mách nhỏ cho các cá nhân tuổi Mão, tuổi Mùi, nếu đang định tìm công ty mới dịp cuối năm, hãy đừng chần chừ mà chọn sếp tuổi Hợi. Bạn sẽ tìm được địa chỉ đúng đắn giúp làm dầy hầu bao cho bản thân rồi đấy.

Khánh Nguyên (Dịch theo Ixiumei.com) (Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Cách Chọn Nhân Viên Hợp Tuổi Với Sếp, Cùng Nhau Hợp Tác Làm Là Phất

1. Với sếp đạo tuổi Tý:

Sếp tuổi Tý hợp nhân viên tuổi Sửu thế nên phàm là những người cầm tinh con trâu, tốt nhất nên khéo léo lựa chọn các sếp nam, nữ hơn mình 1 hay 13, 25 tuổi để nương nhờ. Sếp sẽ luôn cưng quý, ưu ái, mạnh dạn đề bạt, giúp bạn có được công việc đúng sở trường, sớm bộc lộ khả năng, phát huy thế mạnh. Ngoài ra, người tuổi Tý cũng thuộc bộ tam hợp Thân – Tý – Thìn nên nhân viên tuổi rồng, tuổi khỉ, tốt nhất cũng nên “về dưới trướng” bậc anh hào này. Chỉ cần chăm chỉ, cần cù, bạn sẽ được đền đáp đúng đắn, lương không lo thiếu, tiền luôn đủ tiêu.

2. Với sếp đạo tuổi Sửu: 3. Với sếp tuổi Dần: Tam hợp tuổi Dần 4. Với lãnh đạo tuổi Mão: Tam hợp tuổi Mão 5. Sếp tuổi Thìn nên chọn nhân viên hợp tuổi là tuổi Dậu

Khuyên thật lòng người tuổi Dậu nên tìm ngay cho mình vị sếp tuổi Thìn, vì sao ư, Thìn – Dậu hỗ trợ nhau vô cùng. Bạn sẽ được sếp tin tưởng, quý mến, giao phó cho những công việc thưởng cao, lương dầy, tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định, dễ khẳng định bản thân. Nếu bạn là người tuổi Thân hoặc tuổi Tý đang nhăm nhe nhảy việc đổi chỗ làm, tốt nhất nên khéo léo hỏi tuổi sếp cấp trên, anh/cô ấy mà tuổi Thìn thì đừng lăn tăn nữa, Thân – Tý – Thìn, tam hợp đại hỉ!

6. Với lãnh đạo tuổi Tị: 7. Với sếp tuổi Ngọ nên lựa chọn nhân viên hợp tuổi là tuổi Mùi

Tuổi Ngọ đi với tuổi Mùi là điểm 10 cho chất lượng, điều này khá giống với nguyên tắc chọn vợ chọn chồng của ông cha ta. Dễ hiểu thôi, vì 2 tuổi này đi với nhau, kinh doanh, buôn bán làm ăn đều “đắt hàng, được lộc” vô cùng. Ngoài ra, các cá nhân tuổi Dần, tuổi Tuất cũng thuộc hàng nhân viên ưu ái của sếp tuổi Ngọ đấy. Bạn không tin ư, đó là bởi, sếp tuổi Ngọ thuộc tam hợp Dần – Ngọ – Tuất đây mà!

8. Với lãnh đạo tuổi Mùi:

Tương tự với lý do trên, nhân viên tuổi Ngọ sẽ cực hợp với sếp tuổi Mùi. Họ phối hợp với nhau làm một cặp thì khác nào “song kiếm hợp bích, trăm trận trăm thắng”, đánh đến đâu, chiến lợi phẩm thu về ào ào đến đó. Tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, không lo chết đói cũng chẳng sợ thiếu hư danh. Còn nếu bạn tuổi Hợi, tuổi Mão, thì lại càng cần một người sếp tuổi Mùi. Rõ ràng, vì cả ba sẽ tạo nên tam hợp Hợi – Mão – Mùi lừng danh thiên hạ!

9. Với lãnh đạo tuổi Thân: 10. Với sếp tuổi Dậu nên lựa chon nhân viên hợp tuổi là tuổi Thìn 11. Với lãnh đạo tuổi Tuất: 12. Với lãnh đạo tuổi Hợi:

Sếp tuổi Hợi cực kỳ hợp với nhân viên tuổi Dần. Chỉ cần nghe lời, lanh lợi mà lại được việc, cần cù thì bạn sẽ luôn ghi điểm tối đa trong mắt sếp. Lương thưởng và mọi khoản “ngoài luồng” cùng các cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn vừa nhanh lại lâu bền. Mách nhỏ cho các cá nhân tuổi Mão, tuổi Mùi, nếu đang định tìm công ty mới dịp cuối năm, hãy đừng chần chừ mà chọn sếp tuổi Hợi. Bạn sẽ tìm được địa chỉ đúng đắn giúp làm dầy hầu bao cho bản thân rồi đấy. Dấu hiệu trước khi chia tay của 12 cung hoàng đạo Hôn lễ trong mơ của 12 cung Hoàng đạo nữ diễn ra thế nào

Khánh Nguyên

(Dịch theo Ixiumei.com) Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Xem Tuổi Cưới Vợ Gả Chồng Để Hôn Nhân Viên Mãn

Sau quá trình yêu đương tìm hiểu, đôi nam nữ nào cũng muốn hướng tới hôn nhân. Đây là việc vô cùng quan trọng. Do vậy, phải cẩn thận xem tuổi cưới vợ gả chồng. Có như vậy, cuộc sống hôn nhân mới tốt đẹp.

Vì sao phải chọn tuổi kết hôn?

Từ xưa, khi tiến hành các công việc quan trọng bao giờ cũng phải xem tuổi. Đặc biệt là hôn nhân. Đây được coi là dấu mốc bắt đầu một cánh cửa mới của cuộc đời. Ai cũng muốn chọn được ý trung nhân phù hợp. Có như vậy, cuộc sống hôn nhân mới viên mãn. Khi xem tuổi kết hôn, bạn có thể biết được mình hợp với tuổi nào. Từ đó, đưa ra quyết định hôn nhân để mang đến may mắn, hạnh phúc cho cả hai.

Đồng thời, trong trường hợp đối tượng kết hôn không hợp tuổi. Bạn sẽ có sự chuẩn bị về mặt tâm lý. Từ đó, tìm cách hóa giải và cải thiện cuộc sống hôn nhân sau này.

Các yếu tố để xem tuổi cưới hỏi

Để xem tuổi dựng vợ gả chồng, có nhiều yếu tố phải xem xét. Bao gồm: cung mệnh, thiên can và quẻ dịch. Cần đảm bảo các yếu tố này hòa hợp thì việc kết hôn mới thuận lợi và bền lâu.

Cung mệnh

Từ năm sinh, có thể biết được cung mệnh của bản thân. Từ đó, dựa theo quy luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành sẽ biết hai bạn có hợp nhau không. Nếu mệnh tương sinh thì có nghĩa là nên đi đến hôn nhân. Bởi sau này hai người có thể hỗ trợ, mang lại may mắn cho nhau. Ngược lại, mệnh khắc thì không tốt. Điều này gây nên những trắc trở, xung đột trong quá trình chung sống.

Thiên can, địa chi

Thiên can và địa chi là những yếu tố phản ánh số phận của mỗi người. Do đó dựa vào đây bạn có thể chọn được tuổi tương hóa với bản thân. Có như thế thì cuộc sống hôn nhân của bạn mới tốt đẹp. Hai người có thể giúp đỡ nhau, thăng tiến trong cuộc sống. Những tuổi không nên kết duyên là tuổi có thiên can và địa chi tương khắc. Nếu lấy nhau, sẽ gặp nhiều khó khăn, mâu thuẫn.

Quẻ dịch

Từ quẻ dịch cùng với ngày tháng năm sinh hai người sẽ cho ra 1 quẻ dịch. Ý nghĩa quẻ dịch sẽ giải thích mức độ tương hợp giữa hai người. Quẻ dịch đẹp có nghĩa là rất tốt để kết hôn. Cuộc sống sau này sẽ rất thuận lợi, bền chặt. Nếu không may gặp quẻ xấu thì nên có sự đề phòng và tìm cách khắc phục. Tránh gặp nhiều bất trắc trong hôn nhân.

Từ khóa : bói tuổi kết hôn, bói tuổi kết hôn qua ngày sinh, chọn tuổi kết hôn, xem hợp tuổi kết hôn, xem năm cưới, xem năm kết hôn, xem tuổi cưới hỏi, xem tuổi cưới vợ, xem tuổi cưới vợ gả chồng, xem tuổi hợp nhau để cưới, xem tuổi kết hôn, xem tuổi kết hôn theo ngày tháng năm sinh, xem tuổi lấy chồng, xem tuổi lấy vợ, xem tuổi vợ chồng, xem tuổi vợ chồng kết hôn, xem tuổi vợ chồng tốt xấu.