Mỗi bộ phận trên gương mặt người có thể hé lộ rất nhiều về tích cách hay vận mệnh của họ. Người xưa đã có câu “Tướng đàn bà con gái thường hiển lộ, tướng đàn ông con trai thường ẩn tàng”. Nghĩa là trên khuôn mặt phụ nữ, hình thể mặt, mũi, lông mày… đều hiện rõ vận mệnh, tính cách của họ.
Trong cổ tướng học, Trán là bộ vị cực kỳ trọng yếu của việc xem tướng nhân luận lục thân ở đây, công danh sự nghiệp ở đây, tài cao trí cả ở đây, sinh tử cũng ở đây. Tướng trán đại biểu cho tiền vận từ 15 đến 30 tuổi thuộc Ly cung nam phương hỏa địa.
Trán chia thành 5 bộ vị quan trọng: Thiên Trung, Thiên Đình, Tư không, Trung chính, Ấn Đường. Trong đó, Ấn đường ( nằm giữa 2 lông mày) được gọi là cung mệnh, thể hiện sự thành bại cuộc đời. 4 bộ vị còn lại là cung quan lộc, thể hiện sự thuận lợi về công danh
Thông thường Trán cao rông, đầy đặn và ngay ngắn là biểu thị của trí tuệ cao thâm vì khái quát lực, thống nhất lực và quan sát lực phát triển mạnh mẽ khiến người ta dễ dàng quyết đoán kịp thời và chuẩn xác. Thành công và đắc lợi là ở chỗ đó. Trái lại, kẻ đầu óc trì độn hay do dự bất quyết hoặc nhận định thiếu sót thường bỏ phí nhiều cơ may vận tốt. Do đó về mặt mang vận, tướng học cổ điển xem tướng trán là xem Quan lộc cũng thật là có ý nghĩa. Trán rộng và cao thì đường công danh rạng rỡ, còn hẹp và thấp thì Quan lộc diên tri và trí tuệ bất túc.
Những người có tướng trán rộng hay cao, hẹp hay thấp là do sự cấu tạo tiên thiên, không do cá nhân quyết định, may mắn thì được trán tốt, tức là bẩm thụ được trí tuệ cao viễn, chẳng may thì ngược lại. Bởi vậy trán còn biểu thị cung Phúc đức của một cá nhân, Phúc đức rộng hay hẹp, dày hay mỏng có thể do trán thể hiện một phần lớn.
Cách xem tướng trán: tướng trán được phân ra các khu vực quan trọng: Thiên trung, Thiên đình, Tư không, Trung chính thuộc cung quan lộc và Ấn đường ( ở giữa 2 lông mày) thuộc Mệnh cung. Những khu vực này xương cốt và khí sắc ảnh hưởng đến vận mệnh rất nhiều. Trong đoạn dạng thức của trán, chúng ta có suy diễn những ý nghĩa thuộc về tính tình và trí tuệ. Thật ra, trán không phải chỉ có hai ý nghĩa đó mà còn có nhiều ý nghĩa vận mệnh rất phong phú. Vận mệnh con người trên trán đã được khảo sát trong các chương nói về Thiên Đình, nói về các bộ vị ở Thiên Đình như Thiên Trung, Thiên Đình, Trung Chính nói về cung Quan Lộc, cung Thiên Di.
Về phương diện cấu tạo cơ quan bộ vị, Lông mày tướng được cổ tướng học gọi là Bảo thọ quan. Đem chiêm tinh thuật ứng dụng vào tướng số thì tướng lông Mày phải được mệnh danh là Kế Đô, Lông Mày trái được gọi là La Hầu. Trong phép đoán lưu niên vận hạn dựa vào các bộ vị trên mặt Mày trái được gọi là Thái Hà, Mày phải là Phồn Hà.
Căn cứ vào cốt cách con người để định Thanh Trọc (qua việc phân bố một số bộ vị thành nhiều học đường) Lông Mày được gọi là Ban duẩn học đường.
Xem tướng lông mày tượng trưng cho vận mệnh cát hung của bố mẹ và quan hệ tốt xấu với bố mẹ, biểu thị đặc trưng thiên tư, tính cách, xem lông mày đoán tướng số biểu thị số lượng anh chị em và quan hệ cát hung của anh chị em, biểu thị tuổi thọ cũng như ảnh hưởng xu hướng giàu nghèo, quan lộc, vận mệnh.
Tướng lông mày luận đoán tính cách như thế nào:Chúng ta thường có những câu nói như: mặt mày hớn hở, mặt mày ủ rũ, mày dựng ngược, mày xếch, v.v… để diễn tả tâm trạng con người. Điều đó chứng tỏ hình dáng lông mày nói lên lòng chân thành của con người. Vạy tướng lông mày kết hợp các diễn biến là mẫu hình để diễn tả tâm trạng con người.
Không những thế, trong y học còn nói tướng lông mày thể hiện hệ thống nội tiết, hệ thống gan thận của con người đó. Mà gan và nội tiết lại là những nhân tố sinh lý chủ yếu nhất ảnh hưởng đến tính tình con người. Do đó ta có thể biết được tính tình con người qua hình dáng lông mày.
Mỗi kiểu mày đều thể hiện phong cách cá tính của con người. Lông mày ngắn, có thần khí, gây cho người ta có cảm giác khí thế, nho nhã, văn vẻ. Lông mày dài thẳng đuỗn, như thanh kiếm, chứng tỏ con người này nóng nảy, cục cằn, hiếu thắng, thích tranh cãi, luôn luôn tự khuấy đảo không để mình được yên, nếu lông mày ngắn cũn cỡn, lộ xương mày dỡ lên, thiếu sinh khí, gây cho người ta ấn tượng nhạt nhẽo, không có cảm giác thoải mái.
Đôi mắt được ví như “cửa sổ tâm hồn” bởi đó là nơi biểu lộ những tâm tư, suy nghĩa, tình cảm mỗi người. Bằng kinh nghiệm thực tế cũng như thông qua nhân tướng học, người ta có thể xem tướng mắt của người phụ nữ và đoán biết vận mệnh của người đó.
Đặc điểm của mắt phượng là mảnh, nhỏ, đẹp, lòng đen hơi ẩn trên mí trên và có những vệt sóng dài trên mí. Mắt phượng được coi là đôi mắt đẹp chuẩn của người phụ nữ.
Mắt khỉ có đặc điểm là lòng đen hướng lên trên, ánh mắt có nhiều tia. Mắt màu hơi nâu vàng, phần mí dưới uốn cong, mắt luôn hấp háy thể hiện sự linh hoạt, tinh ranh.
Người phụ nữ sở hữu mắt khỉ cùng với cặp mày ngắn, mọc ở vị trí cao hơn nhiều so với mắt thường là người tinh tế, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, kiểu người có mắt khỉ có số khắc chồng và hiếu dâm. Mặc dù giỏi nhưng số vất vả trong việc tạo dựng sự nghiệp. Đặc biệt nếu mắt và mày bị triết đoạn thì sách tướng khuyên nên sống cuộc đời ẩn dật như vậy mới tránh bạo tử.
Ngưởi có mắt rắn theo sách tướng là người được hưởng phú quý nhưng chỉ ở mức tiểu quý hoặc trung quý. Tuy nhiên tâm tính độc ác về già sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Người sở hữu mắt tượng là người có số giàu sang, phú quý, đặc biệt là sống rất thọ.
Mắt quy là đôi mắt tròn và có khí chất và trong mắt có những đường gợn nhỏ. Người sở hữu đôi mắt này là người có khỏe mạnh tốt, sống lâu. Cuộc sống tuy không quá giàu sang nhưng khá đầy đủ, ăn no mặc ấm, đồng thời để lại nhiều phúc đức cho con cháu về sau.
Nhưng với những người mắt nhỏ mà không lộ thần sẵn thì người đó lại là người có tính tình cẩn thận, tỉ mỉ và sẽ rất thành công trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc tài chính.
Người có đôi mắt này nếu làm quan sẽ là vị quan thanh liêm chính trực, dễ thăng tiến, đạt được vinh hoa phú quý. Có phúc tướng sức khỏe dồi dào, trường thọ.
Trong Nhân tướng học, tai con người có thể chia thành 3 phần lần lượt là: Thượng luân, Trung luân và Hạ luân. Trong sách nhân tướng học cổ, 3 phần này còn được gọi là Thiên luân, Nhân luân và Địa luân.
Thượng luân (Phần cao nhất của tai): Đại diện cho tinh thần và lí trí. Người có Thượng luân to, phát triển thường lanh lợi, nhạy bén và có chỉ số IQ rất cao.
Trung luân (Phần giữa tai): Đại diện cho năng lượng hành động. Người có Trung luân phát triển thường tràn đầy sức sống, thái độ sống tích cực và làm việc quyết đoán.
Hạ luân (Phần dái tai thấp nhất): Đại diện cho dục vọng về vật chất. Người có tướng tai mà Hạ luân phát triển nhất thường biết cách hưởng thụ cuộc sống vật chất, thích sống an nhàn, sống thực tế và khá thực dụng.
Tướng tai nhỏ, vành tai lộn ra ngoàiNữ giới có tướng tai nhỏ, vành tai lộn ra ngoài thường có cuộc sống bần hạn, cơ cực. Trong sách Nhân tướng học cổ đại có ghi, tai đại diện cho thể chất của con người. Qua hình dáng và màu sắc đôi tai có thể phán đoán sơ bộ sức khỏe của chủ nhân.
Tai nhỏ, thể chất yếu đuối, sức khỏe kém. Tai nhỏ, thêm vành tai lộn ra ngoài báo hiệu chủ nhân tướng tai này có tài vận không tốt, không giữ được tiền của. Đời sống hôn nhân của người này cũng gặp nhiều trắc trở.
Đây là tướng tai có phúc. Tuy nhiên, tình cảm của người này thường thay đổi nhanh chóng. Chỉ cần là người họ thích, họ sẵn sàng bất chấp tất cả để chiếm được trái tim người đó. Do đó, họ thường bị tổn thương về tinh thần. Tuy nhiên, đời sống vật chất khá ổn định và sung túc.
Tai lật ngửa tức nhìn từ phía trước theo phương thẳng thì không nhìn thấy tai đâu. Nữ giới có tướng tai này tính cách hiếu thắng, ương bướng, làm việc gì cũng cho mình là nhất, ưa sĩ diện. Do đó, trong phương diện tình cảm, người này dễ bị lừa dối hoặc lợi dụng.
Nữ giới tai to, sắc tai hồng hào thường có sức khỏe tốt, thể lực và tinh thần luôn ổn định. Họ làm việc cẩn trọng, ít bị sai sót nên khá thành công trong sự nghiệp. Tài vận người này tốt, được hưởng phú quý và có danh tiếng trong thiên hạ.
Phần nhô cao nhất của tai vừa nhọn và mỏng, cho thấy người phụ nữ này dễ phá nát sản nghiệp của cha ông để lại. Cho dù họ được thừa kế số tài sản lớn từ tổ tiên, nhưng mọi thứ đều tan tành khi rơi vào tay người này. Dù lấy được người chồng giàu có, nhưng mọi của cải của vợ chồng đều tiêu tán nhanh chóng, đời con đời cháu không được thừa hưởng bất cứ tài sản gì.
Hai tai mỏng vểnh về đằng trướcTrong sách Nhân tướng học cổ, tướng tai này gọi là Chiêu phong nhĩ tức tai đón gió. Đây là tướng tai phá hoại, bán sạch nhà cửa ruộng vườn. Dù là con nhà gia thế, nhưng mọi của cải rơi vào tay người này đều sẽ cạn kiệt. Cuộc sống hôn nhân của người này cũng theo đó mà trục trặc, mâu thuẫn, khó hòa hợp.
Về phương diện tác dụng của Ngũ Quan, Mũi chủ về phân biệt mùi vị nên được gọi là Thẩm biện quan . Trong số bốn cơ quan thâu nạp ngoại vật du nhập vào con người (thực phẩm, hình ảnh, mùi vị và âm thanh) thì mũi được mệnh danh là Tế Đậu (dòng sông có bến). Muốn đóng trọn vai trò của Tế đậu thì Mũi phải ngay thẳng, lỗ mũi phải thẳng và được che lấp gọi là dòng sông đầy nước. Ngược lại sống mũi xẹp gãy, lỗ mũi rộng trông rõ bên trong thì được vì như dòng sông cạn nước trông rõ cả tới đáy.
Về mặt Ngũ Nhạc, nhân tướng học về mũi thì mũi giữ vai trò trung ương, làm chủ bốn núi còn lại. Muốn là chủ được bốn núi thì Trung Nhạc phải cao, dày, vững vàng và phối hợp nhịp nhàng với hình thể của Đông Tây Nam Bắc Nhạc. Quá cao và nhọn trong khi bốn Nhạc kia quá thấp và lệch thì gọi là cô phong, núi đứng trơ trọi một mình thì chủ về thành bại thất thường. Quá thấp hoặc lệch hãm thì gọi Trung Nhạc liệt thế, khiến cho tất cả các Nhạc lâm vào cảnh Quần sơn vô chủ chủ về số phận lênh đênh kết quả không ra gì.
Các loại tướng mũi trong nhân tướng học:Về các loại tướng mũi thì chia làm 2 loại: Thượng cách và hạ cách
Thượng cách chia làm 3 dạng:
Thiên tướng: Thiện nhân (phẩm cách): Người thiện không nhất định phải giàu nhưng suốt đời vui sướng, đến khi chết cũng an toàn.
Quý tướng: Quý nhân (phẩm cách): Người quý đã giàu, người giàu không chắc đã thiện.
Phú tướng: Phú nhân (tài phú)
Trong đời chỉ có tướng mũi vừa thiện vừa quý nhưng không bao giờ có tướng mũi vừa thiện, vừa quý lại vừa phú. Quý dễ đi đôi với phú có thể đi đôi với thiện nhưng ít khi phú đi đôi với thiện.
Tướng ác của mũi cũng chia thành 3 dạng: Ác, tiện, Bần. Trong đó tướng mũi ác là tối kỵ.
Theo tướng học phần môi được giới hạn bởi hai đường Lăng và Giác. Lăng là đường ranh giới giữa môi nổi cao lên với miệng. Trái lại Giác là đường thẳng nằm ngang giữa hai môi khi mím lại tự nhiên chay thẳng ra khóe miệng. Khi quan sát về tướng môi phải chú đến bốn điểm như sau: Độ dày, trạng thái, văn môi và màu sắc.
– Trường hợp hai môi có độ dày bằng nhau, đều đặn và cân xứng thì tốt.
– Hai môi đều mỏng là người thiếu điềm tĩnh, phản ứng nhanh lẹ với ngoại cảnh, về tình cảm thiếu thủy chung, chân thật.
– Môi dày là người phản ứng chậm chạp chân chất, nhưng dễ thuyết phục người nghe, trung tín, ít đổi thay.
– Môi trên dày hơn môi dưới, tài sản khó vững bền.
– Môi trên mỏng hơn môi dưới khó tạo niềm tin, do lời nói không thật thà.
– Môi dưới trùm lên môi trên là số khắc chồng. Trái lại môi trên trùm lên môi dưới là số khó thành đạt.
– Môi cong lên là tướng cô khắc chồng con.
– Môi trề khó cầm giữ được tài sản làm ra.
– Môi dúm nhiều vân là tướng phá bại, nghèo khó.
– Môi ngậm lại mà không che hết răng là lộ sỉ dễ gặp nạn tai bệnh tật.
– Môi khuyết hãm khó thành đạt.
– Chưa nói mà môi đã vọng động là tướng tà dâm
– Môi tự nhiên thường mím chặc là người hung dữ, khó tính.
– Môi không có văn, trơn lán mọng lên là người kiêu kăng tự mãn, sự nghiệp không bền.
– Môi có văn đều đẹp là số giàu phú quý.
– Hai môi khép lại có khóe miệng hướng lên là người thánh đạt yêu đời, an nhàn vào cuối đời.
– Hai môi khép lại, khóe miệng hướng xuống, khó cầm giữ sự nghiệp.
– Môi có màu hồng nhuận yêu đời sức khỏe tốt dễ thành đạt nhất là tình yêu.
– Màu xám, xanh đen, vàng là dấu hiệu của bệnh tật. Màu đỏ quá thì bạc mệnh, màu trắng bệch nhát gan và yểu số.
Tướng cằm (thuật ngữ Trung Hoa về tướng gọi là Địa Các) là khuyết tận cùng của khuôn mặt tính từ trán trở xuống trong trường hợp ta nhìn chính diện. Nếu ta nhìn nghiêng và chia phần bán diện làm đôi thì phần trước thuộc Cằm, phần sau kề từ phía dưới hai Tai trở xuống thuộc về Mang Tai (Tai cốt). Thông thường hai phần Địa Các và Tai cốt liên hệ mật thiết với nhau về cách cấu tạo, nên kết hợp khá chặt chẽ về mặt mang vận và cá tính đối với từng cá nhân một.
Xem tướng cằm mang vận mệnh tổng quát:Địa Các chủ về hậu vận (tức là khoảng 50 tuổi trở đi) Địa Các nảy nỡ, vuông vức, Sắc thái tươi tắn là dấu hiệu càng về già thì số vận càng tốt. Trái lại Cằm thon nhọn thì vãn thiên thường cô đơn bần bách.
Cằm không thuộc ngũ quan trong nhân tướng mặt nhưng cũng có ý nghĩa riêng. Theo từng đặc điểm của tướng cằm cũng có thể xem được phần nào vận mệnh cuộc đời. Xét về tướng cằm, về phương diện tổng quan, xem tướng cằm là môi trường tìm hiểu khả năng trí thức cũng như sự tinh khôn của mỗi người.
Xem tướng cằm chịu ảnh hưởng của của tướng học Nhật bản cho rằng vì tiểu não bộ và Địa Các có liên hệ tương hổ đặt biệt nên khi nghiên cứu về Địa Các đã đề ra, số ý nghĩa thực chất sau này.