TRÁN NGẮN LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Tỉ lệ khuôn mặt được xem là chuẩn khi chiều cao của trán chiếm 1/3 chiều dài khuôn mặt, chiều rộng của trán gấp đôi chiều cao. Nếu phần trán thấp hơn tỉ lệ này thì được xem là vầng trán ngắn.
Trán ngắn có đặc điểm là khoảng cách từ vị trí chân tóc đến mép lông mày hẹp hơn bình thường dẫn đến khuôn mặt thiếu đi sự cân đối, hài hòa.
Có 2 kiểu trán ngắn đó là:
Trán ngắn hẹp: chiều rộng của trán ngắn, có xu hướng hẹp nhiều sang 2 bên tạo cảm giác như 2 bên bị móp vào.
Trán ngắn rộng: độ rộng của toàn bộ vùng trán tương xứng nhau, vùng góc trán giáp thái dương nhỏ lại nhưng không nhiều so với chính giữa trán.
Tuy nhiên, dù là trán ngắn hẹp hay rộng thì xét về mặt thẩm mỹ cũng không được đánh giá cao bởi khiến khuôn mặt ngắn lại và thiếu đi sự cân đối.
TRÁN NGẮN NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
Trán ngắn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn mang những yếu tố khác nhau đối với nhân tướng học.
Tướng số đàn ông trán ngắn
Đàn ông sở hữu tướng trán ngắn thường có tính cách hướng nội, thường để cảm xúc chi phối đến công việc vì thế mà công việc thường xuyên bị bỏ dở, không giải quyết được triệt để mọi việc dẫn đến nhiều phát sinh tồn đọng không đáng có.
Hơn thế nữa, khi gặp phải khó khăn, nam trán ngắn không tự tìm cách tháo gỡ mà thường hay đổ lỗi cho người khác, chỉ biết oán trách nên lận đận trong chuyện tình cảm, khó tìm được một nửa phù hợp lâu dài.
Tướng số phụ nữ trán ngắn
Những phụ nữ có tướng trán ngắn thường là người đa sầu đa cảm, khó kiểm soát trong lời nói và hành động.
Về đường công danh và sự nghiệp thì nữ giới trán ngắn dễ gặp nhiều khó khăn, không được thuận lợi, dù cơ hội đến khá nhiều lần nhưng lại không biết nắm bắt và tận dụng.
Đường tình duyên của phụ nữ tướng trán ngắn cũng không khá khẩm hơn, thường sống cô độc 1 mình, nếu có kết hôn cũng dễ lỡ dỡ, nhiều lần li tán.
TRÁN NGẮN PHẢI LÀM SAO?
Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp thẩm mỹ việc khắc phục đặc điểm trán ngắn trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, phương pháp độn trán khắc phục trán ngắn hiệu quả
Độn trán là phương pháp thẩm mỹ nhằm khắc phục toàn diện mọi vấn đề về vùng trán thấp, lõm, bằng cách sử dụng chất liệu độn silicon, tiêm chất làm đầy hoặc cấy ghép mỡ tự thân. Giúp bạn sở hữu vùng trán đầy đặn, cân đối hơn, mang đến nét trẻ trung, tươi tắn cho gương mặt.
Tùy thuộc vào tình trạng và đặc điểm khuôn mặt của mỗi khách hàng mà lựa chọn phương pháp phù hợp để nâng cao và lấp đầy phần trán bị hõm. Đồng thời căn chỉnh tỉ lệ với các vùng khác như trán, mũi, cằm sao cho cân đối và mang lại nét hài hòa cho gương mặt.
3 phương pháp độn trán phổ biến hiện nay
Phẫu thuật độn trán bằng chất liệu silicon
Bác sĩ thực hiện đưa chất liệu độn vào bên trong vùng trán đã xác định kích thước trước đó. Đây là tiểu phẫu đơn giản bằng cách rạch một đường rất nhỏ tại chân tóc cho miếng độn vào và cố định tại vị trí cần thiết để làm đầy vùng trán.
Độn trán bằng cấy mỡ tự thân
Phương pháp này lấy một phần mỡ từ vùng bụng, đùi hoặc mông tiến hành xử lý ly tâm sau đó cấy vào để làm vùng trán trở nên đầy đặn hơn. Do mỡ được lấy tự thân nên hoàn toàn tương thích với cơ thể, có độ an toàn cao. Độn trán bằng mỡ tự thân có thời gian duy trì lâu hơn việc tiêm filler, thường giữ được đến vài năm.
Độn trán bằng tiêm filler
Đây được xem phương pháp khá được ưa chuộng hiện nay, sử dụng chất làm đầy (filler) tiêm trực tiếp vào vùng trán hóp lõm để lấp đầy ngay tức thì mà không cần phẫu thuật can thiệp.
Filler là những hạt ngậm nước được cấu tạo từ Axit Hyaluronic, hợp chất này có cấu trúc phân tử tương tự như một axit amin trong cơ thể, nên đảm bảo sự tương thích tuyệt đối. Vì vậy phương pháp tiêm filler được các chuyên gia đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Kết quả tiêm filler thường có thời gian duy trì khoảng 9-12 tháng. Sau thời gian này, vùng tiêm filler sẽ trở lại trạng thái ban đầu, bạn cần phải tiếp tục tiêm filler nếu còn muốn làm đẹp.