Tử Vi Tướng Pháp : Xem Tướng Đàn Bà

1. Diện sắc hữu xích bạc như hoả giả mệnh đoản tất vong ( mặt lúc nào cũng đỏ rực như lữa, chết bất đắc kỳ tử )-2. Diện sắc nộ biến thanh lam, giả độc hại chi nhân ( Khi giận mà mặt dổi xanh xám là tướng cực ác, tâm địa gian hiểm )-3. Diện sắc trần ai bần hạ yểu tử ( Mặt lúc nào cũng như đưa đám, tướng bần tiện yểu tử )

Ngoài ra đàn bà có đào hoa sắc hay đào hoa nhãn thì rất xấu nhưng đàn ông thấy là khoái lắm. Vậy mới có câu:

Hồng diện đa dâm thuỷ-Mi nùng đa âm mao

Nói chung đàn bà mặt mũi lúc nào cũng nên tươi tắn sáng sủa, và vui vẽ cũng như nói năng ôn hoà dịu dàng thì tốt chúng tôi các nhà tướng học thì khi xem tướng cho các bà thì trước tiên coi tướng mũi vì tướng mũi là cung Phu tinh chỉ về chồng, đại khái là mũi tốt thì tốt thì có chồng giỏi, mũi tốt thì phải có thế vững vàng ngay thẳng, tròn trịa và phối hộ đắc cách với trán + lưỡng quyền + cằm , nếu mà đắc cách như thế là rất tốt , vừa phúc hậu, vừa vượng phu ích tử, nếu mắt có liêm quang nữa thì sẽ rất nổi tiếng …

. Nhãn quang như thuỷ, nam nữ đa dâm ( mắt lúc nào cũng ướt, rất dâm )-2. Mục hồng ngữ kết hiếu sắc vô cùng ( mắt pha màu hồng , hiếu sắc )-3. Viên tiểu đoản thâm, kỳ tướng bất thiện ( mắt tròn và nhỏ, xấu, là tâm đia không tốt )-4. Đoản tiểu chủ ngu tiện ( mắt ngắn mà nhỏ, chủ hèn đần )-5. Xích Ngân xâm đồng, quan sự trùng trùng ( mắt nhiều tia đỏ, dể vướng vào lao lý )-6. Mục vĩ tương thuỳ , phu thê tương ly ( đuôi mắt cụp xuống, vợ chồng xung khắc , phân ly ) 7. Mục xích tinh hoàng, tất chủ yểu vong ( mắt đỏ , con ngươi có sắc vàng , chết yểu )-8. Nhãn thâm định, thị phiếm tư lương, đới khấp phương phu tử bất cương ( mắt lúc nào cũng thâm quần lại ướt, làm khổ chồng con )-9. Lưỡng nhãn phù quang, song luân phún hoả, hung ác đại gian chi đồ ( mắt đỏ lại sáng quắc, háo sát tàn nhẫn, lạnh máu )-10. Thượng bạch đa tất gian, hạ bạch đa tất hình ( thượng ha tam bạch đều là mắt xấu, vừa dâm vừa gian và dể bị tù tội )-11. Nhãn nội đa mạch, nữ sát phu ( mắt bình thường có nhiều gân máu là tướng sát phu )

1. Khẩu dốc như cung, vị chí tam công (Góc miệng uốn cong lên như hai đầu cung, cực tốt ) 2. Khẩu như hàm đan, bất thụ cơ hàn (Miệng đỏ như son một cách tự nhiên, phú quý )-3. Khẩu phương tứ tự, tín nghi chân ( Miệng như chữ Tứ, góc cạnh đều đặn đẹp, trung nghĩa và giàu )-4. Khẩu như súc năng, như suy hoả, tiêm nhi, phản tiêm nhị bạc hữu văn lý nhập khẩu( Miệng lúc nào cũng chu ra như đang thổi hơi , miệng dẩu ra, nghiêng lệch , chủ bần tiện )-5. Tung lý nhập khẩu ngã tử . ( nhiều văn nhập vào miệng, nghèo hèn )-Hai đường pháp lệnh chạy cong vào hai khoé miệng, đói khổ , chết vì đói )-6. Khẩu như suy hoả, cơ hàn độc toạ ( Miệng như thổi lữa chủ cơ hàn và cô độc )-7. Khẩu ư lộ sĩ ( miệng ráng ngậm mà vẫn thấy răng, bần tiện )-8. Thượng thần cai hạ, thần pháp bần hàn ( Trên dày , dưới mõng chủ bần hàn ) Hạ thần qua thượng, dả dối trá kiêu căng ( Dưới dày trên mõng, dối trá, gian sảo )-9 Vi tiếu khẩu ( miệng lúc nào cũng như có vẽ cười ) chủ ôn hậu-10. Chấn tĩnh chi khẩu ( Miệng lúc nào cũng như mím chặt ) chủ cương quyết-11. Lãnh tiếu chi khẩu ( Cười lạnh nhạt, nhếch mép ) thâm độc, ác tâm .

:1. Mấn phát can táo ưu sầu chi lão ( Tóc khô là tướng u sầu suốt đời )-2. Mấn phát thô sơ tài thực vô sơ ( Tóc khô mà thưa thì tiền bạc suốt đời chẳng dư )-3. Nhĩ biên vô phát tâm hoài độc ( Tóc mai không có thì tâm địa không tốt )-4. Hắc như ti vinh quí chi tư ( Tóc óng mượt mềm mại như nhung và đen tuyền là phú quý )-5. Mấn phát loạn sinh giảo trá nhân tăng ( Tóc xấu mà lại rối lung tung tính tình sảo trá gian hiểm )-6. Phát trung xíng lý tất chư binh tử ( Tóc có vết đỏ một cách không bình thường là chết bất đắc kỳ tử ) 7. Vị cập tứ thập nhi phát bạch, huyết suy nhi mệnh đoản ( Đàn bà mà tóc bạc sớm khi chưa qua khỏi tuổi 40 là huyết suy, yểu tử )-8. Phát phồn đa nhi khí sú giả chuân chuyên nhi bần tiện, phát như bồng quyền giả tính giảo nhi bần khổ( Tóc mà dựng đứng, tướng chỉ bần tiện chi nhân , tóc rậm mà còn có mùi hôi tự nhiên là tướng vừa hèn hạ vừa gian hiểm )

Tướng Cổ :Cổ của đàn bà cần phải hội đủ các điều kiện sau đây Tướng pháp Phụ Nữ (Phần 1) hong : đều đặn trước sau-Viên : Tròn trặn ( Giàu )-Kiên : Cứng cáp vừa đủ-Thực : Chắc chắn vững vàng.Sách Tướng Lý Hành Chân ” viết :

1. Phì nhân cảnh đoản sưu nhân trường, Tự đắc thanh danh phan tứ phương (Người mập và thấp nười thì cổ ngắn mới hợp cách )-2. Cảnh tiểu ưng tri niên thọ tróc, túng nhiên phú quí mạc thương lượng (nếu mập mà cổ nhỏ thì yểu tử và nghèo hèn)-3. Đống lương bất chính tính tình thiên, phiêu bạt vô y tại vãn niên , Bỉ lận kinh doanh hưu vấn phúc, Tổng bả âm công tác phúc cơ ( Cổ cong queo , số khổ cực gian nan, phiêu bạt trôi nỗi , tính lại nhỏ nhen biển lận).-4. Xà cảnh đoan nhiên thị tiểu nhân, Khả lân nhất thế chí nan thân, Tương phùng phú giá đê đầu sàm, Trắc lập ân cần tiếu ngữ thân( Cổ rắn lắc lư không yên, tính dâm loạn, tiểu nhân, nịnh bợ, hay thấy sang bắt quàng làm họ ) 5. Thân trường cảnh đoản bất vi cao, Điểu vũ yên năng tác phượng mao ( Mình dài cổ ngắn là tiện nhân, chẳng khác nào lấy chân chim sẽ gắn vào thân Phượng Hoàng.

TƯỚNG CHÂN CỦA ĐÀN BÀ KỴ 8 ĐIỀU SAU ĐÂY :

1. CHẮC là đi đứng cứng ngắt – ngang bướng , nghèo hèn-2. KHÔ da thịt khô khan, mốc meo, – bất nhân , không có tín nghĩa-3. THÔ xương lộ – bần hàn 4. BẠC nhỏ bé khẳng khiu, dáng người yếu đuối – không thẻ giàu sang được-5. ĐOẢN là ngắn ngũi, chân ngắn hơn thân người – dâm và nghèo-6. TIÊU là yếu, đi như không vững – không chí khí, tính nhu nhược 7. SƯU là chân ốm nheo như chỉ xương với da – lao khổ suốt đời-8. TIÊM nhỏ nhọn, đầu xương nhọn và lồi ra – vừa ác vừa đần

1. Túc bối bạc nhi quang trụ, bôn khổ kham ta (chân mỏng như không có bụng chân, ống quyển lại bóng, lao đao khổ sở) 2. Cốt lộ cân phù lục thân hà năng ỷ kháo (Xương lộ gân lộ, lăng loàn trắc nết, bất hiếu bất nhân) 3. Túc bạc thủ đoạn định thị cường ngoạn chi lưu (khẳng khiu lại ngắn, dâm và ngang bướng) 4. Nhục khô bì sáp nhất sinh an vọng hiển vinh (Da khô mà nháp, suốt đời đừng mơ chuyện hiển vinh) 5. Cước bối hậu hưởng phúc bất tận ( Bàn chân dày đẹp thanh tú, phúc lộc dồi dào) 6. Túc đế hắc chí, tương lai phú quý miên trường ( gan bàn chân có nốt ruồi – giàu, sinh quý tử, nếu có 7 nốt ruồi mọc thành chùm là cực tốt, nhất túc đạp thất tinh là sinh con có chân mạng đế vương ) 7. Tất viên như đẩu nhất thế bình an (Đùi đẹp, chân dài, đầu gối đẹp cân xứng – suốt đời sung sướng ) 8. Thoái đại tất tiểu bán sinh quan tụng (Đùi to mà đầu gối quá nhỏ, hay mă’c quan tụng, thua thiệt ) 9. Tất thượng sinh cân nhất thế bôn tẩu ( Đầu gối nổi gân có vòng, suốt đời bôn tẩu, lao đao) 10. Tất tiểu vô cốt chủ tảo vong (Gối nhỏ, đùi ngắn, – bần tiện, yểu tử) 11. Tất tiêm thoái hiểu vi hạc tất chư hạ tiện (Đầu gối quá nhỏ, chân lại khẳng khiu yếu đuối như không xương, – yểu bần) 12. Thoái tất như sài lão vô kết quả (Da khô đầu gối nhỏ xương so với đùi – đến già vẫn chưa làm nên chuyện gì như ý)

YÊU TƯỚNG VÀ ĐIẾN TƯỚNG ( tướng eo và mông )

1. Yêu nghi đoan viên hề nãi vi bối chi nghi biểu ( Eo tròn trịa, ngay thẳng, có nghi biểu tốt, – phú quý ) 2. Phú quý khả suy hề nãi phì viên nhi vi nhiễu ( Eo tròn trịa đầy đặn, giàu ) 3. Dâm tiện đa tà kiêu hề, bần ngu hề đa hiệp tiêu ( Eo lệch và hẹp mõng , dâm tiện và ngu đần ) 4. Yêu tế điến cao hề phá gia đô vi kỳ kiểu ( Mông lớn cong cớn, eo nhỏ, dâm tiện , phá sản ) 5. Yến thể phong yêu hề tính mệnh như hà bất yểu ( Mình én mà eo ong, dâm tiện và yểu tử ) 6. Sưu nhân vô điến, đa học thiểu thành nhất sinh khốn đốn ( người gầy mà không có mông, học nhiều nhưng cũng không làm được gì lớn lao cả ) 7. Phì nhân vô điến, hữu phu vô tử, cô độc cùng khốn ( người mập mà không có mông thì hiếm con hoặc không con, cô độc nghèo khổ ) 8. Còn trẻ mà mông teo, cuộc đời lao khổ . 9. Mông lớn tròn trịa cân xứng và rắn chắc, vừa đẹp và vừa đam mê luyến ái, chí tình, hào phóng và rất độ lượng, vượng tử . 10. Mông nhỏ vừa đủ nhưng chắc và cân xứng với eo, dâm nhưng kém phúc lộc . Ngọc đới yêu vi : Quanh bụng có lằn thịt nỗi rõ ràng đẹp như cái đai ngọc, tướng vượng phu ích tử ( giúp chồng thành đạt, sinh con quý tử )

Chú ý : Cổ tướng thư có câu : Đàn bà thắt đáy lưng ong chỉ nên cưới làm thiếp chứ không nên cưới làm vợ, nghĩa là đàn bà mà lưng cong và dày, eo nhỏ , mông lớn, chân dài , thì không nên cưới làm vợ vì rất dâm đảng, nếu không thì sẽ nuôi con của hàng xóm hay bạn thân của mình …

1. Phù nhũ giả , vận huyết mạch chi tinh hoa liệt tâm hung chi tả hựu Nhũ hữu thất khiếu vi tiên thiên chi nguyên khí, nữ tử chi mệnh cung, tinh huyết hội tụ chi sở ( Tinh hoa vận chuyển huyết nơi đây, phải trái tâm hung chia tỏ bày . Bãy lỗ tiên thiên cung mệnh nữ, là khu nguyên khí tụ nơi này ) 2. Nhũ đầu đại nhi hắc giả hiền năng đa nhi tử ( Nhủ hoa lớn, nhủ đầu đen đẹp, giỏi giang, hiền năng và sinh nhiều con ) 3. Nhũ đầu như chu sa, Sinh quí tử ( Nhũ hoa đẹp, nhủ đầu đỏ như chu sa, sinh con quý tử ) 4. Nhũ đầu tiểu bạch nhu nhược vô năng nhi thiểu tử ( Nhủ đầu nhỏ và trắng bệch, vụng về , vô tài, hiếm muộn ) 5. Nhũ đầu hồng nộn giả đa vi dung bộc ( Nhũ đầu có màu hồng non, có mùi hôi hám, thân phận làm nô tỳ ) 6. Nhũ bạc nhi vô nhục y thực bất túc ( Nhủ hoa nhỏ và mõng , nghèo hèn ) 7. Nhủ tiểu tuy khoan bất túc giai, hữu tiền vô lượng tính tình quai ( vòm ngực lớn nhưng mà nhủ hoa quá nhỏ, cũng khá giả nhưng tính tình kỳ cục không theo bình thường )

Xem Tướng Mệnh – Xem Bói – Xem Tử Vi

Về sự nghiệp nữ tuổi này có thể hoàn thành từ năm 40 tuổi trở lên. Năm 38 tuổi, sự nghiệp có triển vọng tốt đẹp. Tiền bạc đầy đủ, có cơ hội phát triển nhất vào mùa Đông khi ở 38 tuổi. Trước tuổi 38, vấn đề tiền bạc có nhiều lo lắng.

5. ĐƯỜNG VỢ CHỒNG HÔN NHÂN NỮ KỶ TỴ TUỔI 1989 

Con gái sinh Kỷ Tỵ 1989 nên lựa chọn những người có tuổi hợp với số tuổi mình thì cuộc sống phát triển và cuộc đời sẽ không bao giờ gặp những thất bại, không chỉ có cuộc sống đầy đủ, sung túc mà còn có gia đình hạnh phúc, nên chọn các tuổi sau để kết duyên : Bính Tý, Nhâm Thân, Ất Hợi.

Nữ tuổi Kỷ Tỵ kết hôn với nam tuổi Nhâm Thân sẽ tạo ra được nhiều tiền bạc, cuộc sống được đầy đủ, cuộc đời yên ấm và tốt đẹp.

Nữ tuổi Kỷ Tỵ kết hôn với nam tuổi Ất Hợi, số giàu sang rất dễ tạo được cho cuộc đời lấy nhiều triển vọng tốt đẹp.

Nữ tuổi Kỷ Tỵ kết hôn với nam tuổi Bính Tý, mọi việc đều như ý.

Nếu kết hôn với những tuổi sau, nữ tuổi Kỷ Tỵ chỉ tạo được cho mình một cuộc sống trung bình. Vì các tuổi sau chỉ hợp nhau về chuyện tình duyên mà lại không hợp nhau về tài lộc, nếu bạn kết duyên thì cuộc đời bạn sẽ tạo được một cuộc sống ở mức độ đủ ăn, đủ mặc, đó là các tuổi sau: Giáp Tuất, Bính Tuất, Canh Thìn, Mậu Thìn.

Nếu kết hôn với người có tuổi nằm trong những tuổi sau, cuộc sống của bạn không những không tạo cho mình được một sự nghiệp hay tiền tài mà còn không bảo đảm được một cuộc đời như ý muốn, do những tuổi sau chẳng những không hợp với tuổi Kỷ Tỵ về đường tình duyên mà còn cả về đường tài lộc, đó là những tuổi sa: Đinh Sửu, Tân Mùi, Quý Mùi.

Nếu kết hôn vào những năm sau, bạn phải đối mặt với sự xa cách lâu dài hay có nhiều ưu phiền về gia đình, đó là những năm sau: 20, 26, 32, 38 và 44 tuổi.

Nếu bạn sinh ra vào những tháng sau, bạn sẽ lấy nhiều chồng hay cũng gặp nhiều sự đau khổ về chuyện lấy chồng, đó là những tháng: 4, 5, 7 và 8 Âm lịch.

6. Vận mệnh Nữ  tuổi  KỶ TỴ theo từng năm

Từ năm 18 đến 25 tuổi: khi 18 tuổi, tài lộc và tình cảm đều tốt do đó có thể làm ăn được, tài lộc tốt, tạo được công danh sự nghiệp năm này thì có thể tạo dựng được một cuộc sống sung sướng đến suốt đời. Năm 19 tuổi là năm có may mắn vào các tháng 1, 4 và 7 Âm lịch, ngoài ra các tháng khác thì trung bình. Năm 20 tuổi kỵ các tháng 4 và 7 còn các tháng khác đều làm ăn được. Năm 21 tuổi mọi việc đều hanh thông. Tuổi này năm 22 tuổi làm việc gì cũng có thể thu được thắng lợi, sẽ có nhiều tài lộc và tình cảm phát triển rất tốt. Năm 23 tuổi bạn được may mắn, công việc làm ăn trôi chảy, tạo lập sự nghiệp năm này thì nhiều may mắn và thành công một cách hoàn toàn. Năm 24 tuổi, tài lộc có, tình cảm thì bình thường, gia đạo được yên vui. Năm 25 tuổi là năm mọi việc hoàn toàn êm đẹp và sẽ không có gì quan trọng xảy đến với bạn trong suốt cả năm.

Từ năm 26 đến 30 tuổi: vào tuổi 26 tuổi, bạn sẽ có nhiều êm đẹp trong các tháng đầu năm, nhưng các tháng cuối năm lại gặp xui xẻo, giữa năm thì được trung bình. Năm 27 tuổi, năm này không được tốt đẹp, nên cẩn thận đề phòng tai nạn hay bênh tật, cẩn trọng vào mùa Xuân, không nên làm ăn hay tiến hành giao dịch tiền bạc. Năm 28 tuổi, các tháng 4, 6, 8 và 12 Âm lịch hay gặp xui xẻo, làm ăn không được như ý, nên cẩn thận nhất là về tiền bạc. Năm 29 tuổi cuộc sống khá đủ đầy và dễ làm nên được sự nghiệp, vấn đề tiền tài được dễ dàng,thuận lợi trong vấn đề làm ăn. Năm 30 tuổi, bạn phải cẩn thận đề phòng bệnh tật, đặc biệt đại kỵ vào các tháng 6 và 8 Âm lịch.

Từ năm 31 đến 35 tuổi: năm 31 tuổi là năm  không được tốt, bản mạng bị suy yếu, việc làm ăn xảy ra trục trặc, tình cảm xuất hiện nhiều bê bối trong gia đình. Năm 32 tuổi khó khăn nạm sẽ không tạo được nhiều cơ hội về vấn đề tiền bạc cũng như mặt tình cảm. Năm 33 tuổi bạn gặp hạn xung, do đó cần tránh đi xa giao dịch, cẩn thận việc sẽ có hao tài tốn của xảy ra. Năm 34 tuổi sẽ gặp may mắn vào tháng 4, các tháng còn lại đều bình thường. Năm 35 tuổi việc làm ăn trở nên khó khăn. Những tháng 8 và 10, bạn tránh việc phải đi xa, có bệnh nhỏ.

7. NHỮNG NĂM KHÓ KHĂN NHẤT VỚI NỮ TUỔI KỶ TỴ  1989 .

Người Kỷ Tỵ cũng trải qua những năm khó khăn nhất, việc làm ăn sẽ gặp nhiều trở ngại, công việc thì không tiến triển được nhiều còn về cuộc sống không có nhiều may mắn , đó là những năm bạn tuổi: 24, 28, 34 và 37 tuổi. Trong những năm trên, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong chuyện làm ăn.

8. NGÀY GIỜ XUẤT HÀNH HỢP NHẤT Tuổi Kỷ Tỵ có những ngày, giờ xuất hành hợp nhất, xuất hành đúng việc làm ăn được nhiều phát đạt, sẽ có cơ hội phát triển hơn về nghề nghiệp, về tiền bạc được thu được nhiều thắng lợi, đó là các ngày lẻ, giờ lẻ và tháng lẻ. Những ngày, giờ và tháng trên bạn xuất hành ắt gặp nhiều may mắn mà không sợ bị thất bại, dù bất cứ việc gì, vì là những ngày, giờ và tháng đại lợi do đó bạn phải ghi nhớ kĩ những ngày, giờ trên để áp dụng cho suốt cuộc đời của mình.

9. TUỔI XUNG KHẮC VỚI TUỔI KỶ TỴ ?

Bạn kết duyên với các tuổi sau, hay hợp tác làm ăn hoặc bất cứ công việc nào khác đi nữa, cuộc đời bạn sẽ có thể lâm vào tình cảnh biệt ly hay mất mạng giữa cuộc đời, vì những tuổi sau là những tuổi đại kỵ và xung khắc, đó là các tuổi: Quý Dậu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Ất Dậu, Đinh Mão.

Bạn nếu gặp tuổi kỵ trong vấn tình duyên thì bạn nên kết hôn âm thầm, cần tránh làm lễ hôn nhân ra mắt bà con họ hàng. Trong việc làm ăn, bạn không nên thực hiện các giao dịch về tiền bạc. Trong gia đình, bạn nên xem sao hạn của con cái mỗi tuổi hằng năm mà cúng lễ giải hạn, thì sẽ có thể giải hạn ngay.

Tử Vi Số Mệnh: Xem Tướng Trán

Nhưng trán rộng hay cao, hẹp hay thấp là do sự cấu tạo tiên thiên, không do cá nhân quyết định, may mắn thì được trán tốt, tức là bẩm thụ được trí tuệ cao viễn, chẳng may thì ngược lại . Bởi vậy trán còn biểu thị cung Phúc đức của môt cá nhân, Phúc đức rộng hay hẹp , dày hay mỏng có thể do trán thể hiện một phần lớn.

CÁC HÌNH THỨC CỦA TRÁN

Nếu ta gọi AC là chiều dài khuôn mặt và MN là bề ngang rộng nhất của trán thì ta sẽ có một tiêu chuẩn để định trán cao hay thấp và rông hẹp như sâu (H.1)

Nhìn một cáh tổng quát ta phân biệt được trán cao và rộng, trán thấp và trán hẹp, trán lồi và Trán vắt v.v…Trên thực tế các loại trên lại pha trộn với nhau tạo thành muôn vàng hình dáng dị biệt. Trước khi đi sâu vào chi tiết cần phải phân biệt thế nào là dài và rộng.

Thông thường, bề ngang khuôn mặt bằng chiều dài tính từ khỏng giữa 2 đầu lông mày tới cằm . Qua tiêu chuẩn mẫu đó thì coi là rộng, dưới tiêu chuẩn đó bị coi là hẹp. Về chiều cao của trán, đối với người thanh niên và không sói đầu quá sớm thì bằng một nữa chiều dài từ khoảng giữa 2 đầu lông mày tới cằm. trên mức độ đó là cao, dưới mức độ đó coi là thấp.

Bề ngang rộng, phẳng, có bề cao trung bình biểu thị đặc tính bị động củ trí tuệ. Người có trán rộng mà thấp là kẻ có trí nhớ dai, khả năng ghi nhận các sự kiện cụ thể rất mạnh, nhưng óc phân đoán không hoàn hảo. Họ chỉ suy luận và phán đoán một cách cụ thể. Óc tưởng tượng của họ chỉ lập lại các hoàn cảnh đã trải qua chứ không kết hợp được để sáng tạo ra những hình ảnh mới . Nói một cách tổng quát, đối với một người có trán trung bình hoặc hơi thiếu bề cao, mà lại rất rộng bề ngang thì có thể quyết đoán rằng người đó có khả năng phát triển kiến thức về chiều rộng nhưng không đủ khả năng phát tiển về chiều sâu . Nếu phần dưới của trán, giáp ranh với lông mày, lại bằng phẳng và chiếm phần trội yếu thì kẻ đó thiếu hẳn trí tượng cần thiết để có thể tiên liệu được các hậu quả sẽ xảy tới trong tương lai do việc làm hiện tại của mình. Ngược lại nếu phần trên cảu trán quá rộng so với toàn bộ trán thì kẻ đó quá thiên về tưởng tượng, mơ mộng, thiếu thực tế .

Trán chỉ có bề cao mà bề ngang xấp xỉ ở mức trung bình thì đặc điểm của trí tuệ sẽ là sự phát tiển của óc phán đoán, tập trung tư tưởng dễ và có khả năng sáng tạo (óc tưởng tượng khá dồi dào). bề ngang càng thu hẹp ở khu vực qunh mi-cốt đi đôi với sự phát triển quá đáng của phần trên sẽ là dấu hiệu của sự tưởng tượng xa với thực tế, sự lĩnh hội chỉ ở trong lĩnh vực siêu hình hoặc không tưởng.

Nếu Trán được phát triển cả bề ngang lẫn chiều cao thì thường thường là kẻ đó được thiên phú trí tuệ thâm viễn và hoàn hảo: óc quan sát khả năng lĩnh hội và trí tưởng tượng sáng tạo phong phú dễ thích ứng với hoàn cảnh thực tại. Tuy nhiên, các đức tính trên muốn được phát huy và trở thành hữu dụng lại còn phải tùy thuộc phần lớn vào cách cấu tạo chung của khuôn mặt, sự cân xứng của các bộ vị và nhất là đặc tính về phẩm chất của các bộ vị căn bản. Sự rộng hẹp cao thấp chỉ là dấu hiệu về lượng chưa đủ để xác định rõ ràng.

Ngược lại, nếu kẻ mà Trán vừa hẹp, vừa thấp là kẻ trí tuệ bị giối hạn tới mức tối đa. Mọi khả năng quan sát, lĩnh hội và phán đoán đều ở mức dưới trung bình. Các nhận xét của họ hoàn toàn dựa vào các sự quan sát nhãn tiền về các sự vật cụ thể hữu hình. Ngoài 4 trạng thái: cao, thấp, rộng, hẹp, Trán còn có thể có một trong các hình dạng sau đây tùy theo cách phối trí của chân tóc.

Trán có hình thể vuông vức là dấu hiệu bề ngoài của sự trọng thực tiễn. Vuông cạnh mà cao rộng là đặc tính của tinh thần thực tiển và có khả năng thực hiện các quan niệm của mình. Phần lớn các khoa học gia, kinh tế gia, thực nghiệp gia đều có loại Trán kể trên .

Nếu Trán thấp hẹp mà lại có góc cạnh vuông thì trỏ óc trọng thực tiễn hoặc chỉ nhận thức được những điều thực tiễn nãng tiền nhỏ hẹp .

Hai góc trên của Trán nẩy nở và không có tóc tạo thành hai góc tròn khá rộng khiến phần Trán tiếp giáp với chân tóc trông giống chữ M

Loại Trán này nếu cao rộng là đặc tính của khả năng văn học, nghệ thuật thiên bẩm. Đối với các hoạt động vật chất thường nhật loại người có Trán như trwn thường có ý coi rẻ nên không thích ứng với các nghề thực dụng. Ở những người Trán thấp hoặc hẹp, dạng thức trên của Trán trỏ khía cạnh tiêu cực của khả năng thẩm mỹ và nghệ thuật : cảm thấy được cái đẹp nhưng không có khả năng diển đạt hoặc thực hiện.

Trán gồ lên ở phần giữa mà toàn bộ Trán lại thấp (tức là dưới mức trung bình) hẳn thực tế. Loại người này không bao giờ vạch ra được một kế hoạch khả dĩ thực hành được .

Trán hình dạng này biểu thị trí tuệ bất túc trong nhiều trường hợp, khả năng trí tuệ dễ dàng hướng dẫn hành đọng trong lãnh vực thực tiễn quen thuộc, nhưng nếu một nghịch cảnh xảy ra, người đó sẽ không biết phản ứng thích nghi với hoàn cảnh mới và sẻ lúng túng không tiìm được cách giải quyết ổn thỏa tinh thần luôn luôn bị ám ảnh.

Nếu phần lọm ở giữa Trán chỉ vừa phải, phần gồ trên dưới cũng ở mức vừa phải thì sự lúng túng sẽ có thể vượt qua sau một thời gian nghiền ngẫm. Qúa nổi bật, thì sự lúng túng đó đưa đến sự bất quyết, bần thần và có thể là sự ù lì.

Thông thường, nếu Trán ở mức trên trung bình về cả cao lẫn rộng, dấu hiệu này cho biết là kẻ đó có óc thông minh dựa trên dữ kiện do tất cả mọi cơ năng đem lai và dùng làm nền tảng tiến khới cho các hoạt động. Kẻ đó không thích đi sâu vào chi tiết và không trọng khuôn sáo (non conjormisie).

Nếu phần này đi đôi với phần mi-cốt nẩy nở đều và cao vừa phải, chủ về cá tính rất mạnh nhưng kém phần hàm dưỡng: Tính bạo tháo, dám nói dám làm những điều mới lạ độc đáo. Đi đôi với Trán cao rộng và vát về sau, kẻ đó rất tự tin, thích hành động mạo hiểm, nên cổ tướng pháp mệnh danh là “Bất năng tòng tục, dũng cảm, háo vi phi : Không thể sống theo thói thường, có tính dũng cảm, thích làm những gì tự cho là hợp đạo lý khi cần bất tuân luật lệ triều đình”.

Cao mà tròn, đầy đặn và điều hòa là kẻ đầu óc thông tuệ. Phụ nữ mà có loại trán này thì đối với vấn đề hôn nhân đòi hỏi một mối tình lý tưởng nên khó được mãn nguyện. Do đó sau khi kết hôn dễ làm cảnh chia ly.

Đàn ông chủ về tự tư, tư lợi quá đáng, khó sống chung với thân tộc cho nên ly hương lập nghiệp mới dễ phát huy được tài năng, toàn diện.

Trán thu hẹp dần cả về bề ngang lẫn bề cao tính từ mi-cốt trở lên. Theo nhận xét các nhà tướng học Nhật Bản hiện nay là Thạch Long tử Thi trong cuốn Quan tướng học đại ý thì chính vì não bộ thiếu phát triển nên xương sọ cũng bị thiếu tăng trưởng mà thành ra hình dạng như trên.

Trán lẹm là dấu hiệu bề ngoài của trí tuệ và tình cảm thô lậu, nên hành động, ngôn ngữ không hơn gì người man dã dù rằng có được giáo hoá cũng bằng vô ích, vì những kiếm khuyết trí tuệ có tính cách tiên thiên nói trên.

Trán thì khi nhìn thẳng thì thấy cân xứng, nhìn nghiên thì thấy hơi lõm là dấu hiệu rõ rệt nhất của sự nổ lực trí tuệ. sự nổ lực đó rất dễ dàng nếu sự sai biệt giữa các phần lồi lõm đó hào hợp thích đáng và nếu sự kiện trên phối hợp với trán cao, rộng ta có thể tiên đoán rằng đó là một cá nhân thông minh một cách tế nhị, nhớ lâu những điều cần nhớ, có thứ tự về tư tưởng, óc suy luận và tập trung tư tưởng chính chắn nên phán đoán chuẩn sát hơn người thường.

Về lĩnh vực quan sát, người đó lưu ý đến hình dạng, vị trí cách phối trí và sự cân xứng hơn là về màu sắc của sự vật . Họ có khuynh hướng trừu tự hóa, suy quả cầu nhân, có khả năng tổng quát háo và hệ thống háo việc giải thích sự vật cụ thể cũng như siêu hình.

Ngược lại, Trán chỉ cao rộgn nhưng phẳng lì như mặt bàn chứ không có sự lồi lõm tối hiểu để có thể nhìn thấy từ xa một cách hòa hợp là dấu hiệu của sự hời hợt, thiếu hẳn sự sâu sắc, tư tưởng khó có thể tập trung vào một số trọng điểm cần thiết. Do đó sự phán đoán thường thiên lệch vì thiếu dữ kiện cần thiết.

Trong đoạn dạng thức cảu trán, chúng ta có suy diễn những ý nghĩa thuộc về tính tình và trí tuệ . Thật ra, trán không phải chỉ có hai ý nghĩa đó mà còn có nhiều ý nghĩa vận mệnh rất phong phú. Vận mệnh con người trên trán đã được khảo sát trong các chương nói về Thiên Đình, nói về các bộ vị ở Thiên đình như Thiên Trung , Thiên đình, trung chính nói về cung Quan Lộc, cung thiên di. Tác giả không nhắc lại ở đây để tránh sự trùnh dụng và rườm rà.

Các nếp nhăn trên trán chỉ có tính cách phụ đới và không mấy ý nghĩa về phưưong diện mạng vận khi quá tuổi trung niên.

Nhưng nếu trong tuổi thanh niên mà nếp nhăn trên trán xuất hiện rõ rệt thì đó lại là điềm đáng lưu ý. Do đó những vằn trán nói ở đoạn này chỉ có nghĩa nhiều đối với tuổi thanh xuân mà thôi

Đứng về phương diện quan sát phổ thông, đại đa số ngươì Á-Đông thường có 3 nếp nhăn trên trán và tướng học khi khảo cứu về vằn trán đã dựa vào đa số kể trên. Ba nếp nhăn trên trán tính từ trên xuống dưới là : Thiên văn, Nhân văn, Địa văn với các ý nghĩa tương tự như sau :

– Thiên văn : chủ về tôn trưởng, người trên

– Nhân văn : chủ về bản thân

– Địa văn : chủ về thuộc hạ, những người dưới mình.

Bởi vậy theo tướng học Á-Đông, 3 nếp nhăn trên trán xuất hiện rõ ràng không đứt đoạn tưưong xứng đoạn tương xứng và có chiều hướng đi lên được coi là các tướng vì dung hòa được cả 3 yếu tố: sự nổ lực của bản thân, giúp đỡ của người trên, kẻ dưới (H11-1). Trường hợp 3 vạch ngang không bình thường lên cũng được xem là cát tướng nhưng thứ bậc kém hơn (H11-2).

Bất cứ đường nào thuộc về Thiên văn, Nhân văn, Địa văn đều phải dài, rõ, không đứt đoạn và vắt ngang trán mới được xem là hợp cách.Thiên văn rõ ràng tươi đẹp chứng tỏ mạng vận lúc nhỏ thường được tôn trưởng, thương yêu giúp đỡ, ra đời được thượng cấp quí mến. Nhân văn hợp cách trong một khuôn khổ chung hoàn hảo của trán, biểu thị vận mạng, công danh của người đó đều do dự họ khai sáng, không nhờ cậy vào ai. Địa văn rõ ràng và dài hợp cách chủ về kẻ đó được những người dưới tay tận tâm giúp đỡ mà nên sự nghiệp.

Ngươc lại thiên văn không rõ ràng là kẻ không được người trên hổ trợ, Nhân văn không rõ ràng hoặc đứt đoạn là kẻ tính tình cáu kỉnh, hay gây gổ, Địa văn không ra gì thì kẻ đó khó cùng người dưới hợp tác chân thành.

– Có đủ cả ba đường nhưng hoặc Thiên văn hay Nhân văn hay Địa văn không song hành (H11-3 và H11-4) thì kẻ đó sẽ gặp hoặc người trên hoặc kẻ dưới không giúp ích gì được cho mình, đôi khi còn gây rắc rối nữa.

– Cả ba đường đó rõ, hợp cách nhưng có một đường thẳng từ Ấn đường chạy lên cắt đứt như hình chữ vương (H11-5) được coi là một dấu hiệu tốt chủ về trí tuệ thông minh khoát đạt, ý trí kiên cường, nhưng đứng về mặt vợ chồng: bất hòa dễ đưa đến đổ vở vì Nhân văn tạo thành với đường thẳng đó một hình chữ thập, tượng trưng cho sự phu thê ly tán.

– Chỉ có đường Nhân văn rất dài, sâu mà không có Thiên và Địa văn : Chủ về huynh đệ bất hòa, ở chung một mái nhà dễ gây xung đột, đối với vợ, kẻ đó cũng thường hay gây gổ. Nếu cả hai vợ chồng đều có loại vằn trán này thật là đại bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi (H11-6)

– Chỉ có Thiên, Địa văn mà không có Nhân văn hay có mà quá mờ lạt, ngắn : chủ về kẻ đó dễ bị những người xung quanh chi phối (H11-7)

– Nếp nhăn trên trán như vết rắn bò (xà hành) có thể liền (H11-8) hoặc đứt đoạn chủ về tuổi ấu thơ bị nhiều nghịch cảnh, không được hóa thuận với tôn trưởng, thân thể suy nhược, tư tưởng bi quan. Đối với đàn bà, chỉ dấu trên càng có ý nghĩa sâu sắc hơn.

– Nếp nhăn trên trán hình hạc (H11-9) vì trông tương tự như chim hạc đang bay là dấu hiệu của kẻ lãnh đạm với danh lợi vật chất, chỉ thích suy nghĩ, thần kinh suy nhược, kém giao tế. Trong nhãn quan của nữ giới, đàn ông có vằn trán hình hạc là kẻ rất lãnh đạm với thú vui chăn gối.

Xem Tướng Trẻ Em – Kênh Tử Vi

Đoán tướng tiểu nhi – xem tướng trẻ em

Tất cả các bậc cha mẹ trên thế gian đều mong muốn con cái mình thông minh tài giỏi, mở mặt với đời. Nhưng một người có thể có con cháu đầy đàn, an hưởng tuổi già được hay không, còn chịu ảnh hưởng bởi vận con cái.Và trẻ mới sinh ra cũng đã có số mệnh riêng của mình.

Xem tướng trẻ em là gì ?

Trong nhân tướng học, tướng mạo của một đứa trẻ thông minh sẽ mang lại vượng khí tốt, thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. Có trẻ trời sinh thông minh, có trẻ ngu dốt nghịch ngợm, quan sát ánh mắt và tướng mạo có thể đoán biết được.

Mặt khác, quan sát tướng mặt của một người, cũng có thể phán đoán được người đó về già có được con cháu hiếu thảo phụng dưỡng hay không.

Đoán tướng tiểu nhi – tướng trẻ em chúng ta chỉ nhận định qua thần khí chứ chưa thể luận như những người trưởng thành được vì trẻ em chưa phát triển và hoàn thiện hết cơ thể.

1.Tướng trẻ em ngốc nghếch bẩm sinh?

Rất nhiều người không hiểu tại sao con mình và con của người khác cùng học một lớp, cùng do một giáo viên giảng dạy, nhưng con của người khác luôn luôn học nhanh, học tốt hơn con của mình. Bạn bèn đổ lỗi cho con của mình lười học, không tập trung, nhưng làm như vậy là sự không đúng. Chúng ta không nên gia tăng thêm áp lực cho con cái, vì mỗi đứa trẻ lại có một tư chất bẩm sinh khác nhau.

Vị trí Văn học đường nằm trước lỗ tai. Nếu vị trí này đầy đặn, sáng trơn bóng, chứng tỏ người này có tài văn xuất chúng có danh vọng; nếu mờ toi như bụi phủ cho thấy bẩm sinh không có tài văn chương. Người lông mày thô, dày, rậm, tính cách lỗ mãng, cũng không phải người có năng lực hoc tập. Những người có lỗ tai rộnglớn, bẩm sinh thông minh, trí nhớ tốt, vì vậy rất dễ trở thành học sinh giỏi.

Nếu con bạn không có học lực xuất sắc, hãy biết tranh thủ thời gian khai thác ưu thế khác của trẻ, như vậy, vẫn có thể làm cho trẻ trở thành nhân tài ưu tú như thường.

2.Xem tướng trẻ em – Tướng mắt

Dân gian có câu ngạn ngữ “Ba tuổi thấy già”, ý nói là từ thần thái của một đứa trẻ ba tuổi thì có thể thấy tương lai của trẻ sẽ có tiền đồ, có phúc khí hay không. Trong thuyết xem tướng, quan sát ánh mắt của trẻ cũng có thể biết trước tương lai của chúng.

Nếu trẻ hai mắt sáng, đen nhánh, khi tiếp xúc luôn nhìn thẳng, và thi thoảng mắt chuyển động một cách tinh nhanh thì đứa trẻ này thần dồi dào, sức khoẻ tốt, đầu óc thông minh. Vì vậy việc học tập sẽ có thành tựu, giỏi sáng tạo và linh hoạt, dễ có được thành tích ở lĩnh vực yêu thích của mình. Ngoài ra, chúng thông minh hiếu động, kết giao rộng rãi, trong công việc hoặc cuộc sống nếu gặp phải trở ngại thường được quý nhân giúp đỡ, dễ dàng vượt qua khó khăn.

Nếu trẻ hai mắt vô thần, hay nhìn xéo người khác, ánh mắt chậm chạp lờ đờ thì dễ có vấn đề về sức khoẻ, não phản ứng chậm. Sau này lớn lên, bất luận là công việc hay là kết bạn đều không thuận lợi, thường đưa bản thân rơi vào cục diện bế tắc.

Mọi người đều hy vọng con mình có tương lai tốt đẹp. Vì vậy, thân là bố mẹ, hoặc người sắp trở thành bố mẹ nhất định nên coi trọng chế độ dinh dưỡng và giáo dục giai đoạn đầu của trẻ, giúp trẻ xây dựng được những phẩm chất tốt đẹp, sức khoẻ dồi dào, để vui vẻ trưởng thành.

3.Tướng trẻ em khiến bố mẹ đau đầu

Có một số trẻ bản tính nghịch ngợm, lại hay chống đối, khiến cho bố mẹ cảm thấy rất đau đầu. Làm thế nào để nhận dạng được những đứa trẻ này thông qua ngoại hình?

Lông mày mọc ngược cho thấy tính cách bướng bỉnh,có chủ kiến, rất ngỗ ngược. Trẻ có lông mày kiểu này hay cãi lại bố mẹ. Nếu thêm vào vành tai nhô ra, đó là đứa trẻ rất ngỗ ngược, thậm chí coi việc làm cho bố mẹ giận dữ là thú vui.

Khi bạn sai bảo chúng làm việc gì đó, cho dù việc đó có thể dễ dàng làm được, nhưng chúng thường không nghe theo lời bạn, thậm chí còn cố ý làm ngược lại. Nhìn thấy bạn giận dữ, trẻ sẽ rất vui.

Trẻ mũi nhô cao tính cách mạnh mẽ độc lập, tư tưởng sớm trưởng thành, thì cũng sớm kiên trì ý kiến của mình, không dễ nghe ý kiến của bố mẹ. Tuy nhiên so với mẫu trẻ đã nói ở trên, thì loại trẻ này tuy có ít nhiều tính chống đốì, nhưng không đến nỗi ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh.

4.Tướng trẻ em thần đồng bẩm sinh?

Tướng mặt của trẻ không dễ nắm bắt bởi vì trẻ trưởng thành rất nhanh, sự biến đổi về ngoại hình là khá lớn. Nhưng thần đồng luôn có điểm đặc biệt của thần đồng, trẻ thông minh nhất định sẽ có một số đặc trưng tướng mặt đặc biệt dễ khiến người khác yêu thích. Vậy con của bạn có thông minh không? Thông minh ở phương diện nào?

Thiên đình đầy đặn là tướng quý. Từ xưa tới nay, thuật xem tướng luôn xem “Thiên đình đầy đặn” là tướng phúc. Trên thực tế cũng có không ít người sự nghiệp thành công, công thành danh tựu đều có tướng Thiên đình đầy đặn, còn người thành công mà có mặt mày xấu xí tính cách giảo hoạt rất hiếm thấy.

Thông thường, phần trên của trán quản về suy luận, phần giữa quản về trí nhớ, phần dưới quản về trực quan.Trán đầy đặn, chứng tỏ trí lực phát triển, có nền tảng sinh lý rất tốt.

Mắt là cửa sổ của tâm hồn, người mắt to và sángtình cảm phong phú, tinh tế, thông minh lanh lợi, dó sức quan sát và năng lực biểu đạt rất tốt, thích hợp phát triển sở trường trên phương diện nghệ thuật, sáng tác văn học.

Sách tướng có nói: “Tai cao hơn lông mày là quý, mày cao một tấc đại quý, mày caọ ba tấc là tướng vương hầu” . Người có vành tai cao hơn lông mày nhất định sẽ đại phú đại quý.

Mắt nhỏ, nhưng con ngươi và mắt đen trắng rõ ràng, chứng tỏ trẻ đầu óc linh hoạt, thông minh xảo quyệt, giỏi về phân tích vấn đề, chúng rất có hứng thú đối với con số, nếu có thể bồi dưỡng tốt, có thể trở thành nhân tài khoa học.

5.Tướng trẻ em học hành tốt ?

Trẻ trán rộng và nhô cao lên khá thông minh, tư duy nhanh nhẹn, dễ có được thành tựu trong học tập. Nếu trán lồi lõm không đều, thể hiện sự nghiệp học tập của trẻ trước ba mươi tuổi sẽ khá lận đận.

Trẻ lông mày rủ xuống thiếu tự tin, năng lực hoạt động kém, thành tích học tập rất khó nâng cao. Nếu muốn có cặp lông mày đẹp, trong tương lai có sự nghiệp thành công, thì thời thiếu niên nên bồi dưỡng năng lực hoạt động, dám nghĩ dám làm, cố gắng học hành, rèn luyện tính độc lập. Như vậy, mới không làm cho lông mày rủ xuống.

Người mắt to nhỏ không đều, thông thường đều sẽvì bố mẹ ly dị hoặc vì vấn đề gia đình mà trì hoãn việc học. Nếu mắt trẻ sáng và tròn trịa, thì tinh lực đầy đủ, có thể chuyên tâm học tập.

6.Tướng trẻ em có tướng “đầu rồng mắt phượng”?

Tướng đầu rồng mắt phượng là chỉ hình dạng gương mặt giống như đầu rồng, xương Ngọc chẩm đầy đặn và đẹp, đôi mắt có đầu mắt tròn, đuôi mắt kéo dài giống như mắt phượng. Người có tướng này tài văn chương nổi tiếng thiên hạ, làm quan có thể thăng đến chức cao.

Xương Ngọc chẩm ở sau đầu, nếu ở phía dưới quan cao lộc hậu, nếu ở phía trên thì là dân thường nhưng cũng sẽ có vận thế giàu có may mắn.

Tương truyền, Phòng Huyền Linh đời Đường có tướng “đầu rồng mắt phượng”, có người xem tướng cho ông đã nói rằng ông nhất định sẽ làm quan đến công khanh. Sau này, Phòng Huyền Linh lần lượt phụ tá Đường Thái Tông vá Đường Cao Tông, nắm giữ triều chính, làm quan đến Tể tướng.

7.Tướng trẻ em không hiếu thuận?

Nói chung, tướng mặt nếu được đầy đặn, thần khí đầy đủ là quý. Nếu tướng mặt nhọn hẹp thấp lõm, cho thấy người này gặp nhiều tai hoạ nguy khốn, là tướng mệnh hèn mọn.

Trong tướng mặt tồn tại thuyết “tam tiêm” (ba nhọn), tức đầu nhọn, miệng nhọn và cằm nhọn, ba thứ nhọn này đều là tượng trưng cho mệnh cách không tốt. Trong đó, đầu nhọn cho thấy người này không được sự giúp đỡ của bố mẹ, bản thân cũng sẽ không hiếu thuận.

Miệng nhọn cho thấy người này không tích khẩu đức, khó mà sống an lành. Người cằm nhọn không thể tích tụ tài phú, khó có sản nghiệp. Nếu ba nhọn đều xuất hiện, như vậy người này vận thế rất kém, khó tránh khỏi bất đắc kỳ tử.

8.Trướng trẻ em trở thành nhà văn nổi tiếng?

Những người có tài văn chương thông thường sẽ có răng trắng bóng, lưỡi dài, môi đỏ hồng. Người lưỡi dài có tài có đức, nói chuyện dí dỏm, văn chương nổi tiếng khắp thiên hạ. Người răng trắng bóng, không chỉ có tài văn chương xuất chúng, mà còn trường thọ. Người có tướng mặt sẽ trở thành nhân tài của đất nước.

Tương truyền, Tư Mã Thiên răng trắng bóng như vỏ sò. Dưới thời Tây Hán Vũ Đế, ông được nhiệm chức Thái sử lệnh, bộ “Sử ký Tư Mã Thiên” do ông soạn thảotổng cộng một trăm ba mươi quyển có thể gọi một trước tác lừng danh thiên cổ.

Văn nhân nhã sĩ thông thường sẽ có răng trăngbóng, lưỡi dài, môi đỏ hồng, người như thế là cao quy, sẽ trở thành nhằn tài của quốc gia.

9.Tướng trẻ sơ sinh dễ nuôi

Hầu hết trẻ em dễ nuôi và sống đến tuổi thành niên, trong hoàn cảnh bình thường đều có bảy nét tướng chính yếu sau:

–  Mới sinh ra tóc dài tới sát lông mày

–  Đầu tròn trịa, da hồng hoặc ngăm đen

–  Lỗ mũi khi thở phát ra hơi đều và mạnh, lúc ngủ ngậm miệng

–  Mắt có thần, khi cất tiếng khóc mới đầu giọng cao, tiếng lớn có âm lượng.

–  Con trai, hai trứng dái (âm nang) đàn hồi và có nhiều nếp xếp

–  Tai và miệng lớn

–  Mũi cao, môi hồng và dầy cân xứng

10.Tướng trẻ sơ sinh khó nuôi

– Da đầu trông có vẻ quá mỏng và căng

– Lông mày quá lớn so với Đầu và mũi quá thấp đường chỉ thấy có phần chuẩn đầu

– Mắt thay vì có màu đen bóng như hạt huyền lại có màu lạt như đậu đỏ

– Khuôn mặt tròn như mắt gà

– Tai nhỏ và mềm như bún

– Không có bắp chân

– Khi cất tiếng khóc mới đầu rất lớn, về sau nhỏ dần

– Thịt nhiều, bệu, xương quá ít

– Môi mỏng như giấy và phía sau tai không có nhĩ căn nổi rõ

– Đầu lớn, cổ quá nhỏ

– Hai mắt lờ đờ không thần

– Mắt lúc nào cũng ướt như khóc

– Đầu nhỏ, nhọn

– Bụng lớn, rốn nhỏ

– Tóc vàng khè và thưa, ngắn

– Chưa tới sáu tháng mà đã sớm mọc răng trong khi lông mày hầu như không có

Sự dễ nuôi và có khả năng sống đến tuổi thành niên hay khó nuôi hoặc yểu tử còn có thể căn cứ vào xương đầu để đoán định. Trong phần xương đầu của tiểu nhi ta cần đặc biệt lưu ý mấy khu vực sau đây:

– Xương chẩm (phía sau đầu, trên xương gáy)

– Sơn căn

– Tỵ lương (Sống mũi)

Xương chẩm nổi rõ và rộng, Sơn căn có bề ngang và cao hơn mặt phẳng của lưỡng quyền, sống mũi ở ngay giữa khuôn mặt và không lệch là dấu hiệu bề ngoài về mặt hình thể cho biết đó là cát tướng. Ngược lại là yểu tướng.

11.Tướng trẻ em phúc hậu

Từ khi bắt đầu biết đi đến 5 tuổi muốn biết phúc phận trẻ em dầy mỏng ra sao thì coi thần khí. Thần khí nói ở đây bao gồm tọa thần, ngọa thần và mục thần nghĩa là ánh mắt hoà ái, nói năng thong thả trong trẻo, đi đứng nằm ngồi có vẻ nhàn hạ là tướng phúc hậu. Sau 6 tuổi coi thêm Nam, Trung và Bắc nhạc. Nam nhạc cao rộng đúng cách chủ về sơ vận phúc lộc tốt,

Trung nhạc đắc thế thì trung vận khá giả, Bắc nhạc đầy đặn cân xứng thi vãn vận hưởng phúc. Tóm lại cuộc đời về sau của trẻ em có thể biết trước được một cách khái quát ngay từ khi chúng còn thơ ấu.

12.Tướng trẻ em tương lai nghèo hèn

Lúc còn nằm trong nôi mà tiếng khóc không trong trẻo chủ về lớn lên vừa nghèo khổ vừa khó nên người, tiếng khóc mà âm thanh tản mát, lớn lên thì vô tài bất tướng. Thần khí bất túc, biết đi quá sớm cũng cùng một ý nghĩa như trên.

Từ 3, 4 tuổi trở lên không thích quần áo sang trọng, không phân biệt sạch bẩn Nam, Trung và Bắc nhạc lệch hãm ….đều là dấu hiệu báo trước rằng khi lớn lên khó có thể khá giả.

13.Tướng trẻ em mang trong bệnh

Góc trán có sắc xanh xám, hai mắt thất thần, Thiên thương và ấn đường sắc đỏ, môi miệng xám đen. Khi thấy có những màu sắc trên bắt đầu xuất hiện là phải đề phòng trọng bệnh.

Khi bị bệnh nặng, nếu thấy Sơn căn, Tỵ lương, môi, miệng đều xám xanh một lúc là dấu hiệu sẽ chết trong vòng năm, bảy ngày tới. Các bộ vị trên đều từ xám xanh chuyển dần sang màu vàng nghệ thì khoảng ba bốn ngày khó tránh khỏi tuyệt mạng.

Nếu mắt lộ phù quang, gián đài, đình uý khô cằn, chuẩn đầu đen, môi miệng vàng là dấu hiệu sắp chết nội trong ngày.

Ngược lại, bệnh dù nặng, nhưng màu đỏ của ấn đừơng biến dần sang màu vàng, môi miệng từ đen xạm sang hồng lạt là dấu hiệu nội tại cho biết bệnh tạng bắt đầu thuyên giảm, sinh mạng không có gì nguy hiểm.

14.Tướng trẻ em trai khắc cha

– Phía trán bên trái thấp, lõm hoặc bị tật nệnh bẩm sinh hoặc khu vực trán có nhiều lông tơ nhỏ và rậm đen khác thường

– Lông mày trái bất thường tỷ như nửa phần rủ xuống, nửa phần hướng lên, sợi lông thô, mọc dựng đứng

– Thân mũi lệch về bên trái hoặc một trong các bộ vị bên trái của mũi bị khuyết hãm

– Quyền trái lộ

– Tai trái thấp hơn tai phải hoặc hình thái có Luân Quách đảo ngược

– Nhân trung lệch về bên trái

– Khoé miệng lệch về trái. Môi trên dài hơn môi dưới quá đáng

Có từ hai dấu hiệu trên trở lên có thể coi như tướng khắc cha. Càng nhiều hơn thì sự khắc phá càng nặng. Nếu có đủ tất cả có thể quả quyết là cha sẽ chết trước mẹ, hoặc người cha sẽ khốn khổ vì đứa con đó

15.Tướng trẻ em trai khắc mẹ

– Nguyệt giác thấp, lệch, lẹm có lông măng quá đậm

– Lông mày phải có lông mọc ngược hoặc thẳng đứng, trái lẽ thường trong khi phía trái bình thường

– Sống mũi lệch về phải, các bộ vị phía phải của mũi có hình dạng bất thường

– Quyền phải lệch, lộ, nhọn

– Tai phải thấp, nhọn, khuyết

– Nhân trung lệch về bên phải

– Môi dưới dài hơn môi trên, hoặc khoé miệng phải lệch

Nói chung, khuôn mặt bên phải chủ về mẹ. Nếu các bộ vị bên trái bình thường mà ít nhất hai hay nhiều bộ vị bên phải có các dấu hiệu trên thì có thể tiên đoán được đứa trẻ đó khắc mẹ. Nhẹ thì mẹ con bất hoà, tính tình xung khắc, nặng thì có thể vì sinh đứa con đó mà chết trước chồng.

Xem Tướng Số, Tử Vi Có Đúng Không?

Chắc hẳn rất nhiều người đều băn khoăn Những người xem bói, xem tướng có câu: “Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”, nghĩa là tướng từ tâm mà ra. Trong lòng mình thế nào, tâm tính ra sao sẽ lộ một phần tư cách của con người qua tướng mạo (khuôn mặt), tướng người (dáng đứng, dáng đi …). Bởi vậy người Việt mới có câu: “Trông mặt mà bắt hình dong.” xem tướng có đúng không? Dựa vào cái gì để phán đoán? Chúng ta có nên tin không? Bài viết này sẽ mạn đàm về việc xem tướng, nguồn cơ, căn cứ, quan điểm về thực hư của xem tướng. Tại sao xem tướng lại đoán được lòng người?

Xem tướng có đúng không?

Người xưa có câu: “Giàu ba mươi tuổi chớ mừng, khó ba mươi tuổi chớ đừng vội lo”. Còn Khổng Tử thì lại nói: “Tam thập nhi lập” – Ba mươi tuổi đã nhi lập mà cuộc đời còn bấp bênh chưa biết tương lai sẽ thế nào hỏi sao không e ngại.

Qua kinh nghiệm sống, con người nhận thấy không phải cứ cố gắng mà đạt được điều mình muốn. Cuộc đời thăng trầm nhiều khi dồn con người vào cảnh không phương xoay xở khiến ta phải tin rằng có cái được gọi là vận số. Nói vận sổ là bởi vì người ta không lí giải được nguyên nhân từ đâu.

Có rất nhiều người đã tự than vãn rằng tại sao có những người học hành chẳng ra gì mà cuộc đời luôn được thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, lại có những người trông vẻ bên ngoài tầm thường nhưng lại giữ uy quyền muôn mặt…

Người ta vẫn nói “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa…” – Thế nhưng ta lại thấy chỉ những người giàu không phải lo lắng bon chen với cơm áo gạo tiền mới có thể ngủ muộn, hay như người ta vẫn có câu: “Những người đói rách tả tơi, của Trời chớ phụ đừng ăn chơi quá nhiều” – Điều này thật sự trái với lẽ thường tình, bởi xét trong thực tế thì thường những kẻ thừa ăn thừa mặc mới phụ của, chứ kẻ đói rách thì làm gì có của mà phụ.

Có câu nói “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện” – về mặt nào đó khuyên răn con người ta phải biết tiết kiệm, nhất là khi có của ăn của để, để dành những lúc nhỡ nhàng trong cuộc sống đầy biến cố, lúc có để lo cho lúc chẳng may, đừng vung tay quá trán. Tuy nhiên, nếu cho ràng đời người đã được phận số định sẵn làm sao “Có chí thì nên” và cứ vin vào vận số hanh thông của mình thì sẽ làm thui chột tinh thần và ý chí tiến thủ trong cuộc sống.

Nói về phương diện tâm tính dân gian ta có câu: “Những người lúa đụn tiền kho, ruột bằng sợi chi miệng to bằng lưỡi”. Thực ra mà nói thì những người nghèo hèn, tuy có lòng rộng rãi đấy nhưng lấy gì mà cho, cái rộng rãi của họ bị bó trong cảnh nghèo của chính mình. Hơn nữa, thực tế cho thấy, chỉ những người giàu có mới giúp được những người nghèo vì người đã nghèo thì chẳng có nên dù lòng muốn nhưng chính mình chưa lo nổi cho mình làm sao có thể giúp người.

Tuy nhiên, có những nhận xét về tướng diện con người nơi tục ngữ, ca dao dựa trên những gì nhìn thấy theo vẻ bên ngoài “Khôn ngoan hiện ra mặt, què quặt hiện chân tay”. Những nhận xét tướng diện dựa trên kinh nghiệm chi được phần nào áp dụng cho bản thân, và đồng thời được lồng trong khung cảnh kinh tế xã hội Việt qua nhiều thế hệ.

Dĩ nhiên, mặc dầu nói tổng quan về tướng diện nhưng không được coi là những định luật bất di bất dịch mà bao gồm nhiều loại trừ. Trên thực tế tướng diện bị ảnh hưởng bởi cái nhìn bề ngoài trong khi con người còn có ẩn tướng mà đã là ẩn tướng ai có thể nhìn thấy ngoại trừ chính người mang nó nhận ra hay không. Hơn nữa, nếu xét theo tướng học thì sự ảnh hưởng nơi người cha cũng góp phàn vào vận số của người con vì cũng người đàn bà có số sinh con làm tướng nhưng gặp ông chồng Sống thất đức, phá tướng, sẽ sinh con tướng cướp. Cùng là tướng nhưng quý tướng và phá tướng chắc chắn không thể giống nhau.

Xét tướng diện không phải là xem số hay xem bói. Xem bói toán, vận số tùy thuộc vào những điều người ta không thể kiểm chứng, số mạng của người này có thể trùng với số mạng của người kia theo một quy luật cửng ngắc bất di dịch của lá số, của lời giải đoán… Thế nên mới nói “Tử vi xem số cho người, số mình thì để cho ruồi nó bâu”. Tướng diện qua kinh nghiệm thấy sao nói lên vậy: “Nhân hiền tại mạo, trắng gạo ngon cơm” chứ không phải rập khuôn theo những kinh nghiệm vô căn cử.

Tướng diện được diễn tả qua tục ngữ, ca dao chỉ nói lên phần nào cá tính, tâm tính con người được thể hiện qua diện mạo bên ngoài và kinh nghiệm truyền lại bằng những câu nói ngắn gọn hoặc thêm phần sắp xếp cho có vần điệu. Phần diện mạo dựa trên cách đi đứng, ăn nói, tóc tai: “Cái răng cái tóc là góc con người” hoặc dáng dấp, hình thái kèm theo lối so sánh: “Cây khô không lộc, người độc không con”. Tuy nhiên, sự suy diễn, giải nghĩa tướng diện nơi tục ngữ, ca dao thật ra không theo nghĩa đen mà thường tùy thuộc vào lối ám chỉ, nghĩa bóng.

Xem tướng diện là bởi vì một phần tư cách con người được thể hiện qua phong thái, hình dáng là những nét bề ngoài mọi người có thể nhìn thấy.

Trước hết, hình thái phong cách nói lên một phần nào tâm tính con người do đó tướng diện bị lệ thuộc vào tâm đửc cá nhân. Tướng số có câu: “Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Dĩ nhiên, ai cũng đều nhận ra những người ngay thẳng, chính trực không thể có cặp mắt láo liên hoặc lời ăn tiếng nói đặt điều xằng bậy. Tâm đức tạo nên phong thái bên ngoài cũng như giá trị con người, đó có thể là lý do tại sao “Cái đức bức cái tướng”. Cái đức nói theo kiểu bình dân ở đây cũng mang nghĩa thay đổi tướng diện, phong thái một người. Cũng qua kinh nghiệm tướng số, “Đức năng thắng số” đã trở thành châm ngôn cho người người cải thiện lối sống ngày một tốt lành hơn.

Tướng mặt phát từ tâm hồn con người và coi tướng diện để tự sửa đổi chính mình, nói theo Khổng Tử đó là tu thân. Muốn tu thân cần hiểu chính mình và xem tướng diện để tự tìm hiểu chính mình. Thành ngữ có câu: “Người ba đấng, của ba loài” – cuộc đời có kẻ thế này, người thế khác cũng như đồ vật, có thứ tốt, thứ xấu chứ không phải tất cả mọi người đều có tâm tính giống nhau, hay mọi vật đều giống nhau. Những người khôn thì chóng già vì tâm tính hay suy nghĩ, còn những người có tăm tiếng phần nhiều là người có tài, tuy nhiên, cũng có trường họp gian ngoa độc ác chuyên dùng mưu mô chước quỷ hại người khác để bước lên đài danh vọng. Nhìn vào tướng diện, ta cũng dễ dàng nhận ra loại người này.

Dân gian có câu “Nhất lé nhì lùn tam hô tứ lộ”. Nếu xét theo tướng học thì lé có nghĩa là: “Lưỡng mục bất đồng, tâm can bất chính”, nhưng cũng không hẳn là những người hai con mắt không ngay ngắn như nhau luôn luôn là bất chính.

Nếu nói rằng người lùn hay có tính kiêu căng bởi tâm tính thường hay đối nghịch với hình dáng bên ngoài nên lùn được xếp hạng thứ nhì thì càng hái ngược, nhưng trên thực tế thì có rất nhiều người lùn nhã nhặn, khoan hòa. Có điều, theo kinh nghiệm cho thấy một số người không được cao cho lắm rất khôn ngoan lại lắm mưu mô xảo quyệt cho nên tướng lùn được xếp vào một trong bốn loại dẫn đầu của tướng diện chăng. Còn răng hô được xếp hàng thứ ba cần phải kèm theo điều kiện môi cong bởi theo sách tướng: “Xỉ lộ thần hân tu phòng dã tử” – răng lộ môi cong đề phòng chết đường.

Có sách lại chép khác: “Nhất lé nhì lùn, tam hô tứ sún”. Có thể sún được xếp hàng thứ tư do không để ý chăm sóc cơ thể, gặp gì ăn nấy, có thể nói tham ăn nên răng bị hại. Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng đoán vô căn cứ, biết bao người sún nên làm răng giả nào ai biết đâu. Chẳng lẽ tướng diện bị lệ thuộc nét sửa đổi và nếu như thế, đâu còn gì là tướng diện, mà tâm sinh do sửa hình dáng. Kiếm người làm nhất là trong giới nông nghiệp người ta thường có câu “Khô chân gân mặt đắt mấy cũng mua”. Người chân khô không bị bệnh tê thấp, ảnh hưởng do sự thay đổi thời tiết không tác dụng nên sức khỏe đều đặn, dù nắng mưa, sương gió không cản trở công việc làm cùa họ nên mướn được người khô chân giúp, công việc mình không bị đình trệ.

Những người có đường gân máu nổi lên ở mặt chịu đựng cực khổ dẻo dai. Dùng người khô chân gân mặt để làm việc cho mình thì thật đáng đồng tiền bát gạo. Xét chung, sách tướng có câu: “Ăn nhanh đi chậm là tướng quý nhân”. Ản nhanh nhưng gọn gàng, cử điệu, thái độ chững chạc, không ngồm ngoàm, nhỏ nhặt như chuột, dáng đi khoan thai, đĩnh đạc, lưng thẳng, gót chân đặt xuống đất… mang phần quý tướng. Tuy nhiên, không phải quý tướng là bất cứ chi cũng quý bởi còn bị ảnh hưởng do các tướng khác nhất là tâm đức.

Những người lam lũ cực khổ thường có dáng đi này: “Cái đầu đi trước, gặp nhiều bước khó khăn”. Người khó tính, mặt hay cau có, khi giận thì làm gì cũng hỏng, ít có kết quả như mong muốn, cũng tương đồng với câu “Mặt khó đăm đăm, tát nước đầm không cạn”. Khi ữong lòng có chuyện âu lo tất nhiên người ta hay thở dài, những người hay thở dài thường có nội tâm âu sầu thiếu đường giải thoát: “Những người chép miệng thở dài, chỉ là sầu khổ bằng ai bao giờ”. Trái ngược với chép miệng thở dài là vui tươi cởi mở: “Hay cười như thể đười ươi, làm ai cũng tưởng là người vô lo”. Tuy nhiên, người thâm ừầm chín chắn, dẫu trong cảnh âu lo vẫn không lộ nét ưu tư sầu khổ. Sự khác biệt giữa nét vui tươi, không ưu phiền lo lắng được thể hiện bởi nét cười là nét vô duyên: “Vô duyên chưa nói đã cười”. Vô duyên ở đây bao gồm nhiều khía cạnh qua cái cười: cười cầu tài, nịnh hót, lẳng lơ, khinh thị…

Tướng diện bao gồm toàn bộ con người từ hình dáng, cách đi đứng, sự cân đối, ưu điểm hoặc khuyết điểm được thể hiện qua diện mạo bên ngoài. Theo Việt Nam từ điển “Mía đõn đầu là mía sâu, người đõn đầu là người ngốc”. Kinh nghiệm cho biết, người nào có cái đầu ngắn mà bằng phăng ở trên là người không khôn cũng ví như cây mía nào mà lá ngọn còi là cây mía sâu nõn.

Trong dân gian còn có lối nói tắt như “mặt thịt” – mặt thịt dĩ nhiên là nhiều thịt hoặc nhìn thấy như nhiều thịt hơn xương. Mặt thịt còn được gọi là mặt nạc, mặt thịt mà dài được gọi là mặt mo vì thịt vun lên giống như chiếc mo cau khô úp vào “Những người phình phình mặt mo, chân đi chữ bát có cho chẳng màng”. Mặt thịt, mặt nạc, mặt mo biểu hiện thiếu khôn ngoan, ngu đần.

Mặt thịt kèm theo môi dày lại càng tệ “Những người mặt nạc môi dày, mịt mù trời đất biết ngày nào khôn”. Theo Vũ Tài Lục “môi thật dày không có khía môi, môi luôn luôn động là mã khẩu, chỉ sự bần tiện”.

Đàn bà tóc nhiều và dài thì tốt, thuộc tướng sang. Như thế, tướng sang của một người tự bẩm sinh chứ không phải cứ học tập kiểu cách phải thế này phải thế kia mà có thể sang được. Người đã không có tướng sang thì có “học làm sang” cũng không che dấu nổi nét tầm thường của mình. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân cho câu “Trưởng giả học làm sang”.

Trái lại, người đã được sinh ra với cốt cách sang trọng, dù có bị sinh trưởng từ gia đình thuộc lớp nghèo hèn, bình dân, tự bản chất đã mang vẻ tướng của mình. Tuy nhiên, xét theo tướng diện, nếu đàn bà tóc rậm, óng mượt, dài, thuộc cốt cách sang trọng thì đàn ông với cái đầu rậm tóc chẳng lợi lộc gì: “Đàn bà tóc rậm thì sang, đàn ông rậm tóc chỉ mang nặng đầu”. Đàn ông, trên đầu không nên nhiều tóc thì dưới cằm lại cần râu. Đàn ông không râu thuộc loại tối kỵ, người không râu mà lại mặt trắng (bạch diện).

Sách tướng nói: “Bạch diện vô tu chung thân phá bại”. Mặt trắng không râu về già tán gia bại sản. “Đàn ông không râu mất nghi, đàn bà không vú lấy gì nuôi con”. Tuy nhiên, nếu đàn ông mà râu rậm hon lông mày lại đi kèm với cặp mắt sâu sẽ là người nham hiểm đáng sợ, thuộc tướng diện “Rậm râu sâu mắt”. Theo Vũ Tài Lục, râu rậm hay thưa phải tùy thuộc lông mày mới đúng cách. Phần trên cằm là miệng, ngoài miệng có môi. Đôi môi một người nói lên nhiều cá tính theo con mắt tướng diện. Môi cần che kín răng bởi “Môi hở răng lạnh”. Môi là cửa ngõ của miệng lưỡi nên tướng miệng đi kèm với môi. Ca dao nói lên: “Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn, dày môi ăn vụng…” và đồng thời “Môi thâm hiểm độc trong lòng”.

Dầu tướng miệng tùy thuộc rất nhiều vào môi nhưng vẫn có những kiểu cách riêng. Thành ngữ dùng câu: “Miệng ngậm hạt thị” chỉ người ăn nói không ra lời, lúng búng trong miệng. Lời nói con người được thoát ra từ cửa miệng nên miệng còn được hiểu theo nghĩa bóng chỉ tâm tính chẳng hạn như là: “Miệng hùm gan sứa”. Người to giọng ra vẻ ta đây thường chính là kẻ nhát gan nhất. Đặc tính này thường ở nơi người hay làm oai bắt nạt hoặc thích kiếm chuyện gây khó dễ cho người khác. Một đặc tính của miệng thuộc tướng tốt nơi đàn ông thì lại không tốt nơi đàn bà: “Đàn ông rộng miệng thì tài, đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng”. Chẳng những thế, miệng rộng nơi đàn bà còn mang thiệt hại nơi gia đình: “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà”. Có lẽ đàn bà miệng rộng thường là người tiêu xài không tính toán nên gây ra lắm cảnh thiếu hụt. Miệng không phải chỉ được dùng để nói mà còn để ăn thế nên mới có câu “Miệng gàu dai (dây) nhai hết sự nghiệp”, hay như “Miệng ống nhổ ăn đổ hết cửa nhà”.

Trên miệng là nhân trung và mũi. Người có nhân trung dài sống lâu: “Nhân trung dài sống dai như ông bành tổ”. Nói về sống như thế nào lại tùy thuộc về cái mũi bởi “Những người lỗ mũi hếch lên, của xe chất đống một bên cũng nghèo”. Hơn nữa, chẳng may ai có “Nốt ruồi trên mũi hay tủi tấm thân”. Bộ phận ảnh hưởng đến mũi nặng nề nhất là cặp mắt và đồng thời cũng là bộ vị quan trọng nhất của nhân thân.

Những người thành công đều có cặp mắt tốt kèm theo mũi ngay ngắn trường nhuận. Nhìn vào màu sắc của mắt, người xưa nói: “Người khôn con mắt đen sì, kẻ dại con mắt nửa chì nửa than”. Mắt còn nói lên cá tính hoặc sự khắc thuận của một người thế nào: “Những người con mắt ốc nhồi, trai thời đánh vợ gái thời sát phu”. Mắt trắng dã đi kèm với môi thâm chứng tỏ con người bạc bẽo, hiểm độc… thuộc tướng xấu: “Môi thâm mắt trắng”. Xét riêng về tướng đàn ông, thành ngữ có câu khá thâm thúy: “Xấu mặt dễ sai, đẹp trai khó khiến”. Điều này không lạ gì bởi cái đẹp bề ngoài đối với con mắt bình thường khác hẳn nét đẹp của tướng diện. Dĩ nhiên, những người đàn ông mặt hoa da phấn thường hay có số đào hoa. Người mang số đào hoa dễ coi thường những người phụ nữ theo đuổi nên sinh ra bất cần, khó khiến… Chắc chắn một điều, người có số đào hoa chưa chắc đã mặt hoa da phấn nhưng bình thường, nữ giới cũng như nam giới, ai không mang sẵn cá tính bẩm sinh yêu nghệ thuật, ai không dễ xiêu lòng với nét đẹp hợp nhãn…

Đàn ông có một điều tối kỵ đó là lông mọc nơi thân mình: “Mèo vằn chó vá đừng nuôi, râu ria lông ngực là tôi phản thần”. Người râu ria rậm rạp kèm theo lông ngực thuộc loại hay thay lòng đổi dạ. Lông bụng tự mình nó đã chứng tỏ con người giảo hoạt, nhỏ mọn, không chí lớn: “Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng” hoặc “Cá khôn cá lội ra khơi, những người lông bụng chớ chơi mà lầm”. Ca dao có câu: “Người quân tử đắc ý rung đùi, kẻ tiểu nhân đắc ý gẩy đàn môi” nhưng thực tế mà nói thì tướng rung đùi lại là tướng xấu: “Đàn ông ngồi hay nhịp cẳng là sẵn tính phá sản”.

Dân gian cũng có câu: “Xem bếp biết nết đàn bà” điều này chẳng lạ gì vì đối với xã hội Việt Nam, đàn bà là nội tướng chuyên lo việc chăm sóc con cái, cơm nước trong gia đình. Dĩ nhiên, “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, bếp núc gọn gàng… phải là kết quả do sự làm việc của người nội trợ.

Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh có nói: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” ám chì những người có tài thường hay bị gian truân lận đận… Đối với khách hồng nhan cũng thế: “Hồng nhan đa truân” những người đàn bà đẹp theo lối nhìn bình thường của nhân gian thường gặp lắm cảnh trớ trêu.

Tục ngữ có câu: “Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”.

Trước hét, không ai dùng tiếng mua vợ hoặc mua vợ cho con mà cưới vợ hay dựng vợ gả chồng cho con cái. Ngược lại, người ta chỉ dùng tiếng mua hầu thiếp, đôi khi lịch sự văn vẻ hơn thì mới nói “cưới nàng hầu” trong thời kỳ xã hội Việt Nam còn chấp nhận “Trai năm thê bảy thiếp…”. Hơn nữa, ca dao có câu lục bát nói về con mắt lá khoai, một loại mắt có hình dạng dài gần giống lá răm: “Những người con mắt lá khoai, liếc chồng, chồng chết, liếc trai, trai mù”. Phụ nữ đoan chính không thể bị ghép chữ “liếc trai” mà những hạng “liếc trai, trai mù” thì thuộc loại đa dâm. Thế nên những người “Con mắt lá răm, lông mày lá liễu” là người đa dâm, không thể là vợ một ai mà chỉ đáng nàng hầu nếu không nói đa số là kỹ nữ.

Câu tục ngữ dùng chữ ngược nghĩa “Đáng trăm quan tiền”. Tướng đa dâm nơi nữ giới còn bao gồm: trường túc, trường mi, xích diện và làn thu thủy. Người đàn bà phần chân dài hơn thân mình, lông mày dài và thẳng, mặt lúc nào cũng hồng đôi má và kèm theo cặp mắt ướt như luôn luôn đọng nước… tướng kỹ nữ hồng trần. Xét về hình dạng, lông mày phái nữ nên hơi cong theo vòng mí mắt; những chị em trang điểm vô tình không để ý thường hay phạm phải điều kỵ này nơi tướng diện.

“Những người béo trục béo tròn, ăn vụng bằng chớp đánh con cả ngày”. Lý do thật khó hiểu bởi đâu thiếu gì những bà vợ có da có thịt một chút chăm sóc chồng con cẩn thận… lại thuộc người vượng phu ích tử. Đâu phải cứ béo là hay ăn vụng mà người đã không được gầy cho lắm dẫu có cố gắng ăn ít vẫn cứ lên cân… rồi lại còn “đánh con cả ngày” càng thấy không hợp lý hợp tình tí nào.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những người mập thường là những người có tính vui vẻ, bởi lẽ nếu người mập không vui vẻ cởi mở mà luôn cau có, khó tính, dễ bị bệnh áp huyết cao và chết bất đắc kỳ tử. Có thể rằng câu ca dao này bị giới hạn bởi kinh nghiệm riêng tư nào chăng. Ngược lại với hình tướng béo trục béo tròn là tướng thắt đáy lưng ong, eo con kiến: “Những người thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”. Tướng nhiều con của người đàn bà là “Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm”. Người có lưng hơi cong về phía trước, cặp vú ngang hơi thòng xuống sẽ có nhiều con cái. Ngày xưa, trong thời kỳ ấu thơ con cái được nuôi bằng sữa mẹ khác hẳn với ngày nay nên thường có quan niệm: “Cả vú bụ con” – hàm ý muốn nói vú lớn nhiều sữa cho con bú nên con bụ bẫm.

Sách tướng còn chia ra: nhất thanh, nhị sắc, tam hình. Chuông trống, dụng cụ âm nhạc làm bằng đồ tốt thì âm thanh tốt. Con người cũng thế “Tiếng cả nhà thanh” – người có tiếng nói âm hưởng lan rộng và ngân là quý tướng.

Âm thanh tiếng nói theo tướng diện khác với lời nói “Vàng thì thử lửa thử than, chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”. Lời nói phát tự tâm, tiếng nói thuộc về âm thanh, được xếp vào hàng diện mạo. Theo tướng học, tâm đoan chính, âm thanh tiếng nói biểu hiệu chất hào sảng: “Người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Tiếng nói có âm thanh ữầm ấm, âm điệu đĩnh đạc, hơi dài là tốt, là thanh. Trái ngược với thanh là tục: líu lo, láu táu, thều thào, lí nhí, nói ngắn là xấu, là tục. “Lầm bầm như chó ăn vụng bột” – ý chỉ những kẻ vừa nói nhò, vừa cúi đầu là kẻ gian hoạt, thâm hiểm. Âm thanh tiếng nói hoặc kiểu cách nói của phụ nữ biểu hiện một vài đặc tính của tướng diện. Điểm tối kỵ của phụ nữ về âm thanh giọng nói là lanh lảnh ré lên như tiếng kèn đồng hoặc tiếng lụa xé, đôi khi được gọi sắc như chẻ tre hoặc sắc như dao chém nước: “Đàn bà lanh lảnh tiếng đồng, một tướng sát chồng hai tướng hại con”.

Theo Vũ Tài Lục “Đàn bà chỉ cần một tiếng nói sang cũng đủ làm mệnh phụ phu nhân”.

Sách tướng có câu: “Nữ hữu nam thanh tất hình phu khắc tử; nam hữu nữ thanh tất tiện bần”. Coi tướng âm thanh lại cần phải liên kết với thái độ của người nói chuyện. Nếu cười nói tự nhiên là người có tướng về âm thanh tốt. Nói chưa ra lời mà đã cười mang tướng xấu: “Vô duyên chưa nói đã cười, có duyên gọi chín mười lời không thưa”. Ca dao là thế nhưng gọi chín mười lời không thưa chưa chắc đã có duyên… Tuy nhiên, chắc chắn rằng chưa nói đã cười lại kèm thêm “đi như chạy” sẽ là người vô duyên: “Những người chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là người vô duyên”. Ngoài ra lời ăn tiếng nói của người nữ giới cũng còn lệ thuộc vào tướng môi: “Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn, dề môi ăn vụng”. Trong thơ văn, thi sĩ hay dùng tiếng “gót son” để chỉ dáng mảnh mai tơ liễu của tướng đàn bà, tướng quý. Người xưa kinh nghiệm, những người đàn bà có gót chân đỏ sẽ được nhờ cậy nơi con cái sau này: “Những người gót đỏ như son, tướng xuất như vậy có con mà nhờ”. Qua cơ cấu gia đình Việt, danh phận người đàn bà lệ thuộc vào danh phận chồng. Ngược lại, theo tướng học, người vợ và người chồng ảnh hưởng lẫn nhau về phận số. Tướng đàn bà cổ cao, ba ngấn sẽ có chồng danh tiếng: “Hỡi cô má đỏ hồng hồng, cổ cao ba ngấn lấy chồng cao sang”. Một đặc tính thường có nơi đàn bà đó là ghen, lẽ thường vì thế mới có câu nói: “Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái không hay ghen chồng”. Nhất là đàn bà có tóc trán quăn là người ghen ghê gớm”. “Đàn bà tóc trán quăn quăn, như vậy mới biết người ghen quá chừng”.

Phần lớn những người lẹm cằm đều là những người vô ăn vô lo, Sống không cần biết đến ngày mai. Theo tướng diện, người lẹm cằm mang tướng xấu. cằm được gọi là “địa các” thuộc cung “bắc nhạc” chủ vê hậu vận. Thê nên “Thà răng chịu lạnh năm không, còn hơn lấy gái lẹm cằm răng hô”. Tướng đàn bà bất lợi cho đàn ông là tướng lưỡng quyền cao: “Đàn bà lưỡng quyền cao chỉ mưu mô hiếp chồng”. Ngược lại, ưên mặt có nốt ruồi nơi rãnh nước mắt sẽ khổ đau về đường chồng con: “Nốt ruồi dưới mắt sẽ nhắc khóc chồng”.

Người xưa có câu: “Ở hiền gặp lành” – Ở hiền tất nhiên tạo tâm đức. Xét như vậy, phận số con người không phải đã được an bài từ trước mặc dầu ai cũng tin rằng “Cha mẹ hiền lành để đức cho con” – cha mẹ hiền lành, con cái hưởng phần phúc đức, nhưng nếu con cái không biết lo sống đức độ mà dam mê chạy theo những ham muốn xẩu, tất nhiên tự mình phá đổ phần phúc đức, tự mình gieo tai họa cho mình bởi tướng tùy tâm diệt và số tòng tâm. Nghĩ như thế, thưởng phạt một phần nào cũng có ngay trong cuộc sống và do chính mình tạo ra, theo thuyết của nhà Phật thì cái này gọi là “Luật nhân quả”.

Lẽ đương nhiên, không ai kết án con người mà chỉ kết án hành động của con người. Hành động có nhiều cách, nhiều lối từ lời nói đến mưu mô hoặc thực hành sự việc… Một lời nói thất đức, hại đến danh dự hay dèm pha xúi bẩy tạo cho người khác đi vào ngả chẳng nên có khi gây tổn hại gấp trăm ngàn lần những lỗi lầm vô ý. Ngược lại cũng một lời nói giúp cho người khác thăng tiến, sống tốt lành hom, gây dựng đường tâm đức cho chính mình. Bình tâm nhận xét, tướng diện học có mục đích giúp mình tự nhận thấy những gì thiếu sót để làm sao sống tốt lành hơn để tạo thêm tâm đức.