Xu Hướng 11/2023 # Tránh Những Điều Kiêng Kỵ Không Lành # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tránh Những Điều Kiêng Kỵ Không Lành được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với người dân Việt Nam từ xưa đến nay những đồ vật tâm linh , không gian thờ cúng là những vật vô cùng chú tâm và linh thiêng, bởi vậy khi chuyển tới nơi ở mới, hoặc di chuyển vị trí, thì ông cha ta phải lựa chọn một ngày phù hợp để di chuyển bàn thờ sang một vị trí phù hợp . Việc Xem ngày tốt chuyển Bàn Thờ Gia Tiên và lựa chọn vị trí đặt bàn thờ  sao cho phù hợp với nét đẹp tâm linh , mang lại nhiều may mắn , tài lộc .

I – Những điều cần chú ý khi chuyển bàn thờ gia tiên

Vì sao cần phải xem ngày và giờ khi di chuyển bàn thờ sang vị trí mới ?

Với việc thờ cúng từ bao đời nay luôn gìn giữ một nét đẹp tâm linh của người Việt Nam ta . Tốt phong thủy ở đây là mong muốn cho gia chủ có những điều may mắn , gần gũi và giản dị Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, việc chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà hay chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới là việc khó có thể tránh khỏi. Trong khi đó Bát Hương, Bàn Thờ là những vật linh thiêng để thờ cúng Thần Linh, Tổ Tiên của gia đình, khi di chuyển chúng, thì cũng chính di chuyển ngôi nhà của các vị sang một vị trí khác. Vậy nên chúng ta cần phải xem ngày chuyển bàn thờ tốt để có thể kích tài vận và đón thêm nhiều tài lộc về với gia đình của mình.

II – Lựa chọn ngày giờ đặt bàn thờ sao cho phù hợp ?

      Việc lựa chọn Xem ngày tốt chuyển Bàn Thờ Gia Tiên hay xem ngày đặt bàn thờ được thuận lợi, may mắn, đồng thời giúp kích Phong Thủy, đón Tài Vận về với mình và gia đình thì quý bạn cần đặc biệt lưu ý các điều sau đây:

1 – Trong năm quyết định chuyển bàn thờ sang vị trí mới thì Quý Gia Chủ không được phạm phải hạn tam tai:

– Hạn tam tai chính là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi tuổi. Tam có nghĩa là Ba, số 3, thứ ba. Còn “Tai” nghĩa là tai họa, họa hại. Và trong một đời người như vậy cứ sau 12 năm thì lại gặp hạn tam tai một lần. Tức là cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai. Điều này xảy ra được xem như là một quy luật. một vòng tuần hoàn

Bảng tính tuổi hạn tam tai Quý Gia Chủ tham khảo là:

 Những người tuổi Thân, Tý, Thìn phạm hạn tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn.

 Những người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu phạm tam tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu.

 Những người tuổi Hợi, Mão, Mùi sẽ phạm tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi.

 Những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất sẽ phạm tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất.

2 – Chọn ngày tháng tốt đặt bàn thờ đối với tuổi của gia chủ:

      Trong những tháng hợp với tuổi của gia chủ sẽ giúp mọi việc đều được Hanh Thông, Suôn Sẻ hơn. Qua đó , trong những tháng này cũng sẽ làm cho những khó khăn, vận đen bị hạn chế. Làm vậy sẽ giảm thiểu những điều dữ, vận hung và gia chủ sẽ đón Tài Lộc, Cát Trạch về với gia đình Quý Gia Chủ.

3 – Ngày như thế nào được xem là ngày tốt  để lựa chọn di chuyển bàn thờ :

      Khi xem ngày chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà hay chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới thì cách chọn ngày tốt cũng có những điều đặc biệt, không chỉ đơn thuần là những ngày tốt bình thường.

Ngày tốt để chuyển bàn thờ cần phải thỏa mãn các yếu tố:

 Là một ngày tốt

 Ngày tốt ngày không xung với tuổi của gia chủ.

 Ngày tốt không phải là ngày Thiên Cẩu.

 Không phải là ngày Sát Sư: ngày này phụ thuộc vào người thầy làm lễ, bởi mỗi một thầy sẽ có ngày sát sư khác nhau, đây là những ngày “vạn sự không thành” của họ.

 Đồng thời, ngày tốt cũng sẽ là ngày mà các vị thần đang ở dưới trần gian, như vậy việc cúng bái, cầu xin với linh thiêng. Còn những ngày các vị thần không ở thế gian thì việc cúng bái sẽ không tốt, không linh thiêng.

4 – Chuyển bàn thờ vào một khung giờ Hoàng Đạo:

      Khi Quý Gia Chủ đã lựa chọn được một ngày phù hợp để thực hiện công việc chuyển bàn thờ. Thì công việc này nên được tiến hành vào một khung giờ Hoàng Đạo trong ngày, như vậy sẽ giúp gia chủ công việc càng suôn sẻ, viên mãn và thành công.

III – Thủ tục chuyển bàn thờ và thủ tục chuyển bát hương

Lưu ý: Công việc chuyển bàn thờ gồm có 2 dạng khác nhau, nên thủ tục để tiến hành cũng sẽ là khác nhau, Quý Gia Chủ chú ý không nên áp dụng các phương pháp này cho nhau.

1 – Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới:

      Khi quý bạn đã chọn được ngày tốt để tiến hành chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới. Đến ngày để thực hiện công việc, quý bạn cần chuẩn bị mâm lễ đầy đủ như sau:

 Bình hoa tươi, một đĩa hoa quả tùy tâm.

 Mâm lễ mặn với đầy đủ gà luộc, thịt lợn luộc, xôi trắng,…

 Hương vàng, trầu cau, muối, gạo, rượu, nước,…

    Cho tới khi vào khung giờ Hoàng Đạo, Quý Gia Chủ đọc Văn Khấn để kính cáo tới thần linh, gia tiên chứng giám và xin được chuyển dời bát hương sang nhà mới.

     Quý Gia Chủ thỉnh cho tới khi gần hết hương thì có thể hóa vàng, sau đó chuyển bàn thờ sang nhà mới.

     Sang đến nhà mới thì lại tiếp tục làm lễ báo cáo Thần Linh và gia tiên về việc kê, đặt bàn thờ tại nhà mới.

    Công việc và thủ tục chuyển bàn thờ chỉ có vậy, nhưng khi tiến hành nên cẩn thận, tránh thiếu xót, để mong thần linh và gia tiên phù hộ độ trì cho gia đình.

Lưu ý: khi tiến hành thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới, thì chỉ nên chuyển bát hương của gia tiên, còn bát hương của thổ công, thổ địa thì nên bốc bát hương mới.

2 – Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà:

      Việc chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà đơn giản hơn so với chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới:

 Quý Gia Chủ vẫn lựa chọn một ngày tốt và đặt mâm lễ như bình thường.

 Khi tới khung giờ Hoàng Đạo cũng tiến hành đọc văn khấn báo cáo Thần Linh, Gia Tiên xin chuyển bàn thờ.

 Khi hương sắp tàn, Quý Gia Chủ lễ tạ, sau đó hóa vàng và dời bàn thờ sang vị trí khác trong nhà mà không cần làm lễ cũng như không phải bốc lại bát hương của thổ công, thổ địa nữa.

Chú ý: ngoài việc phải xem ngày chuyển bàn thờ thì Quý gia chủ cũng cần phải xem

hướng đặt bàn thờ hợp tuổi của mình

. Có như vậy phong thủy ngôi nhà với được hòa hợp, kích công danh, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ.

Vị trí đặt bàn thờ chuẩn phong thủy 

Những Kiêng Kỵ Cần Tránh Trong Lễ Rước Dâu Không Thể Bỏ Qua

Ông bà ta thường nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu không thể bỏ qua được bài viết giới thiệu có thể giúp các cặp đôi có được lễ rước dâu suôn sẻ và thuận lợi hơn, có được cuộc sống vợ chồng viên mãn và hạnh phúc trọn vẹn.

Những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu nên được chú ý quan tâm để thực hiện đúng mực, tránh phạm phải điều kỵ sẽ khiến đôi bên gia đình khó xử. Về vấn đề rước dâu, hai bên gia đình nên có sự bàn bạc và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

Lễ rước dâu là gì?

Tùy vào mỗi vùng miền mà phong tục rước dâu sẽ có một chút khác biệt nhưng buổi lễ này vẫn có một ý nghĩa chung đó là chính thức đưa cô dâu chú rể ra mắt hai bên gia đình, khách mời và đưa cô dâu về nhà chồng.

Lễ rước dâu là thủ tục để cô dâu chính thức tạm biệt bố mẹ đẻ của mình để theo đoàn xin dâu của nhà trai về bên chồng, hứa hẹn toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhà chồng. Lễ rước dâu là một phong tục độc đáo trong cưới hỏi của người Việt mà vẫn còn được lưu truyền và giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Hiện nay, ở nhiều nơi và nhiều gia đình, phong tục rước dâu được đơn giản ít nhiều để tiện hơn cho hai bên gia đình. Tuy nhiên, những kiêng kỵ thì vẫn còn được xem trọng bởi theo quan niệm của người lớn trong gia đình, lễ rước dâu mà quá sơ sài và phạm nhiều điều xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc hôn nhân đôi trẻ. Để tránh phạm điều kỵ khi rước dâu, các cặp đôi cùng hai bên gia đình nên tìm hiểu kỹ những điều cần tránh trong buổi lễ quan trọng này.

#1 Kiêng đón dâu lệch giờ Hoàng Đạo

Giờ Hoàng Đạo là giờ tốt trong ngày, rất có lợi cho việc cưới xin. Trong ngày diễn ra lễ rước dâu cần có nhiều giờ tốt để chú rể xuất hành đi đón dâu, giờ tốt để bước vào nhà gái và cũng cần có giờ tốt để đưa cô dâu về nhà chồng. Vì thếm khoảng thời gian được các bên gia đình tính toán rất kỹ để không bị trễ giờ Hoàng Đạo.

Tuy nhiên, vì một số lý do bất khả kháng như trời đột nhiên mưa lớn, bão,…thì có thể nhà trai đến muộn giờ Hoàng Đạo. Lúc này, nên có cách xử lý khôn khéo để không làm hai bên gia đình và quan khách dự lễ cảm thấy lo lắng, đồng thời không làm ảnh hưởng ngày vui của đôi trẻ.

#2 Kiêng kỵ việc nàng dâu tự ý xuất hiện

Một trong những kiêng kỵ cần tránh trong lễ rước dâu không thể bỏ qua chính là việc nàng dâu tự ý xuất hiện. Lúc này, nàng dâu được đánh giá là kém duyên, người lớn sẽ cảm thấy không hài lòng.

Dù có tò mò và nôn nóng thế nào về buổi lễ bên ngoài, nàng dâu cũng nên từ tốn và chuẩn bị kỹ về trang phục, làm tóc, trang điểm và chờ trong phòng riêng đến khi bố hoặc người thân như chú bác, một số nơi sẽ là chú rể sẽ trực tiếp vào phòng đưa cô dâu ra bên ngoài giới thiệu với đôi bên gia đình.

#3 Kiêng kỵ mẹ chồng có mặt trong đoàn rước dâu

Ở nhiều vùng miền, việc mẹ chồng có mặt trong đoàn rước dâu được xem là việc xấu, ảnh hưởng đến sự êm ấm của gia đình và mẹ chồng – nàng dâu sau này dễ sinh bất hòa. Do đó, đoàn đón dâu không nên có mặt mẹ chồng mà mẹ chồng sẽ ở lại nhà chuẩn bị hôn lễ, chuẩn bị đoàn đưa dâu về đến nhà sẽ ra nghênh đón.

#4 Mẹ đẻ không nên có mặt trong đoàn đưa dâu

Đoàn đưa dâu từ nhà gái sang nhà trai không nên có mặt của mẹ đẻ mà lúc này, mẹ đẻ cô dâu sẽ đi trên một xe khác. Quan niệm của ông bà ta cho rằng, mẹ đẻ đưa dâu sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng cô dâu, đồng thời có thể tạo được áp lực khiến nàng dâu lấn át mẹ chồng sau này.

Do đó, ở nhiều nơi thì kiêng kỵ việc mẹ đẻ không đi chung với đoàn đưa dâu. Đồng thời cũng kiêng luôn việc cô dâu trong buổi lễ đưa dâu cứ ngoái đầu nhìn lại vì quan niệm cho rằng việc ngoái nhìn lại khiến cô dâu mãi lưu luyến, không thể toàn tâm với nhà chồng.

#5 Tục lệ kiêng việc sơ sài trong chuẩn bị bàn thờ gia tiên

Dù là ở lễ rước dâu của bất cứ vùng miền nào, bàn thờ gia tiên cũng đặc biệt được xem trọng. Cưới xin là việc quan trọng, con cháu cần cầu xin tổ tiên minh chứng và phù hộ cho cuộc hôn nhân được hạnh phúc viên mãn. Do đó, chuẩn bị bàn thờ gia tiên rất chú trọng các chi tiết, cần lau dọn sạch sẽ và bày biện hoa quả, bánh trái đầy đủ.

Chuẩn bị bàn thờ sơ sài được xem là việc kiêng kỵ, không xem trọng ông bà tổ tiên sẽ không được thuận lợi trong hôn nhân sau này.

Cưới hỏi là tục lệ đẹp đẽ của người Việt Nam và những cặp đôi, hai bên gia đình cũng nên chú ý để không phạm điều kỵ, để cuộc hôn nhân sau này hòa thuận, may mắn, hạnh phúc hơn.

Nếu cặp đôi chưa chụp ảnh cưới cho mình, hãy liên hệ cùng Rabbit Studio ngay hôm nay để được tư vấn, báo giá chụp ảnh cưới từ A-Z giá tốt nhất, đội ngũ có tâm và làm việc cực kỳ chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ cặp đôi.

Liên hệ cùng Rabbit Studio ngay hôm nay để sở hữu album cưới xinh đẹp lưu giữ khoảng thời thanh xuân rực rỡ:

Những Điều Tối Kỵ Phải Tránh

Không cần phải là biệt thự hoặc những ngôi nhà cao tầng, xây dựng nhà một tầng (hay còn gọi là nhà cấp 4) cũng có khá nhiều cấm kỵ trong phong thủy mà gia chủ cần lưu ý.

Phong thủy nhà cấp 4 Những lưu ý phong thủy cho nhà cấp 4

– Xây nhà ở cấp 4 trên lưng núi hay cửa ra vào của khe núi là điều kỵ theo phong thủy. Phàm là những ngôi nhà phạm vào thế địa này, gia chủ và các thành viên trong gia đình dễ mắc bệnh tật. – Xây nhà ở cấp 4 vị trí tận cùng trong ngõ cụt chẳng những không có lợi mà còn mang tới đến thiên tai cũng như điều xấu đến tài lộc của gia chủ. – Ở vị trí đối diện với cửa chính căn nhà tránh trồng cây đại thụ. Bởi không chỉ cản trở dương khí mà những vật này còn là nơi tích khí âm. Trên góc độ khoa học, trồng cây lớn ngay trước cửa nhà vừa gây nguy hiểm cho mọi người vì là vật hút sấm sét, mùa thu lá rụng nhiều khiến chủ nhà phải quét dọn thường xuyên hơn nữa việc ra vào nhà cũng trở nên bất tiện hơn. – Trước cửa không trồng cây khô. Bởi trong phong thủy, cây khô là đại diện cho sự tàn úa, suy kiệt dẫn đến cảnh nghèo khó nên dù là cây nhỏ, cây đứng thẳng hay bị đổ xuống đất thì cũng không nên trồng cây khô. – Nếu hướng Tây Bắc của nhà có cây cổ thụ lại là điềm rất tốt giúp bảo vệ và mang lại hạnh phúc cho gia đình. Tuy nhiên, nếu không biết mà chặt cây đi thì gia chủ có thể sẽ vướng vào cảnh tuyệt tôn tuyệt tự. – Không xây nhà cấp 4 quá cao so với những nhà xung quanh bởi nó dễ ảnh hưởng đến đường tài vận của gia chủ. Nói về thực tế, ở nhà cao dễ gặp nhiều nguy hiểm bởi phàm vật gì quá nổi trội sẽ phải đứng mũi chịu sào, vừa dễ gặp hỏa hoạn, tai nạn bão gió lại vừa chịu nhiều nhất ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào làm mất đi sự cân bằng âm dương trong nhà từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

– Không xây nhà ở trong sân nhà của bố mẹ, ngoại trừ người con trưởng bởi điều này sẽ gây cảnh suy yếu mọi bề trong gia đình. – Trong nhà có người mang bầu, kỵ nhất động thổ xây dựng hay sửa sang nhà cửa. Nếu phạm phải người phụ nữ rất dễ bị sinh non. – Nền móng nhà thấp trước cao sau, gia đình gặp nhiều may mắn nhưng nếu là trường hợp ngược lại là điềm xấu. – Nếu thiếu hụt hay sứt mẻ phần nền móng ở hướng Tây Nam sức khỏe gia chủ cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt, dễ mắc bệnh về tiêu hóa, ngược lại thì sẽ có lợi cho đường công danh thăng tiến, lương bổng, địa vị của các thành viên trong nhà. – Móng nhà hướng Đông Nam bị sứt mẻ trong phong thủy là điều bất lợi cho đường con cái. – Móng nhà hướng Đông bắc bị thiếu hụt hoặc cửa lớn xây theo hướng này đều không tốt đến sức khỏe của những người sống bên trong. Nên mời các bậc thầy phong thủy về hóa giải.

– Nhà cấp 4 bên trái hẹp, bên phải rộng hay hẹp phải rộng trái, con trai trong nhà nghèo hèn, cô độc. – Móng nhà hoặc rộng trước, hẹp sau giống hình cái thang, nhân khẩu trong nhà suy giảm, tài vận thất thoát. – Nếu hình dáng của nhà hẹp trước rộng sau giống hình cái thang thì chủ nhà không chỉ có phúc trạch viên mãn mà còn vô cùng cao sang, địa vị thanh thế lẫy lừng trong xã hội. – Căn nhà có nền móng hình tam giác, nhọn trước rộng sau trong phong thủy được gọi là Điền Bút. Người sống bên trong không chỉ bị tao hổn tiền tài mà người phụ nữ trong nhà thường xuyên gặp nạn. Thế sao hỏa vẫy đuôi hay nhà nhọn sau rộng trước người trong nhà dễ bị bệnh nan y, yểu mệnh vì tai nạn, – Nếu móng nhà hoặc hình dạng căn nhà cấp 4 là bên trái dài, bên phải ngắn thì vợ và các con của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng.

Công ty cổ phần Kiến trúc & Xây dựng Green House Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Green House Việt Nam – Liền kề 4B – Lô 8 – Khu tái định cư – Mỗ Lao – Hà Đông, Hà Nội Tel/Fax: 043 3 120 987 Mobile: 0948 932 555 Email: [email protected] Website: http://www.kientrucnha.net

Phong Thủy Bếp Và Những Điều Kiêng Kỵ

Theo phong thủy nhà ở, nhà bếp là trái tim của cả căn nhà, nơi khởi tạo ra nguồn năng lượng hỏa, có thể tiêu diệt các năng lượng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không đặt bếp đúng vị trí phù hợp với phong thủy chung của ngôi nhà, thì năng lượng, sinh khí cũng như vượng khí của ngôi nhà sẽ bị phá hủy. Chính vì vậy, gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến bố cục phong thủy bếp để lưu giữ tài vận cho gia đình.

Những chất liệu và vật dụng kiêng kỵ trong phong thủy bếp

Theo quan niệm Ngũ hành, phong thủy nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa. Đặc điểm của Hỏa là mang lại năng lượng tích cực, tiêu biểu như ánh sáng, hạnh phúc hoặc cảm xúc mạnh mẽ, sự bùng nổ và bạo tàn. Mặt trái của Hỏa là tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh. Chính vì thế, nếu bếp mang tính Hỏa quá mạnh sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hòa khí gia đình.

Không ít người ưa thích việc trang trí bếp bằng tranh ảnh, cây cối, nội thất bằng gỗ… Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc này có thể làm tăng ngũ hành Hỏa quá mức, vô tình tạo điều kiện cho các cuộc cãi vả, sứt mẻ tình cảm, rạn nút mối quan hệ trong gia đình. Theo mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, Hỏa được sinh ra do Mộc. Hãy nhớ kỹ câu này: “Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ”, không nên sử dụng quá nhiều vật dụng, nội thất bếp có chất liệu gỗ để làm tăng tính Hỏa. Thay vào đó, gia chủ nên sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác nhau để vượng hòa khí, kìm hãm sự bộc phát của Hỏa.

Hướng đặt nhà bếp theo phong thủy bếp

Theo “Bát trạch minh kính” – bộ sách cổ rất nổi tiếng về phong thủy: “bếp đặt lên mệnh Mộc hướng dữ thì lành, đặt lên mệnh Mộc hướng lành thì dữ”. Ngoài ra, theo một số quan niệm phong thủy xưa, thì phong thủy nhà bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung, hướng cát”, nghĩa là đặt bếp ở hướng dữ nhìn về hướng lành là tốt. Như đã nói ở trên, nhà bếp thuộc Hỏa, nên nếu đặt bếp ở hướng “hung” sẽ có tác dụng trấn áp năng lương tiêu cực, mang sinh khí đến cho ngôi nhà, đúng như ý lâu nay dân gian ta thường nói: “gặp dữ hóa lành”.

Hỏa khí từ nhà bếp có thể áp chế những luồng khí không tốt đến từ bên ngoài, đồng thời cũng có tác dụng điều hòa những luồng khí tốt nhằm cải thiện khí vận toàn căn nhà một cách hiệu quả. Theo thuyết phong thủy nhà ở, Hỏa khí có thể xua tan mọi thứ xấu và chỉ để lại những điều tốt đẹp.

Phong thủy bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”

Trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông là hướng tốt nhất cho phong thủy bếp. Bên cạnh đó, còn có các hướng như Đông Bắc, hướng Nam và chính Tây. Các hướng ngoảnh lưng lại với hướng chính căn nhà được xem là hướng tối kỵ để đặt bếp.

Ngoài ra, có một điều gia chủ cũng cần phải lưu ý để không áp dụng hướng bếp một cách máy móc:

Cửa phòng bếp phụ thuộc vào cửa chính của căn nhà (ví dụ như Đông cục hay Tây cục), do đó cửa nhà hướng nào thì đặt cửa bếp hướng nấy.

Hướng bếp là hướng lưng người nấu, người nấu sẽ quay lưng về hướng nào thì đó chính là hướng bếp. Người Đông mệnh thì bếp thuộc Đông hướng, người Tây mệnh thì bếp phải thuộc Tây hướng. Nếu làm ngược lại, người nấu sẽ hứng chịu sự xung khắc, dễ gặp bệnh tật, đau yếu…

Đặt nhà bếp hướng Đông

Các nhà phong thủy cho rằng, hướng Đông là hướng tốt nhất để đặt nhà bếp. Mặt trời mặt đằng Đông, vạn vật đều nhờ ánh nắng sớm để sinh sôi nảy nở. Đây là hướng đại cát, đại lợi. Đặt bếp ở hướng Đông, gia chủ hãy để khí vận nhà bếp thuận theo tự nhiên, tuy nhiên cần lưu ý về việc đặt các vật dụng trang trí, cũng như cây cảnh. Nếu lạm dụng, nhà bếp sẽ bị ngăn chặn luồng khí tốt từ bên ngoài vào, tạo ra bất lợi cho gia đình.

Đặt nhà bếp ở hướng Tây

Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, gia chủ không nên đặt bếp ở hướng Tây. Có 2 sự lý giải cho lời khuyên này, thứ nhất theo phong thủy nhà ở, hướng Tây thuộc Ngũ hành Kim, xung khắc với bếp vốn thuộc Ngũ hành Hỏa, không mang lại điều tốt lành cho gia chủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thứ hai, hướng Tây là hướng mặt trời lặn, vì vậy mỗi khi đến buổi chiều, ánh năng gay gắt sẽ chiếu vào căn bếp, biến khu vực bếp trở thành “một cái lò lửa” đúng nghĩa đen lẫn phong thủy.

Hỏa khí quá nhiều không những làm không khí oi bức, ngột ngạt, làm cho thức ăn dễ bị hư mà còn dẫn đến sự rối loạn trong việc cân bằng Ngũ hành và các dòng khí khiến gia đình dễ xảy ra xung đột.

Ánh sáng mặt trời lặn hướng Tây chiếu thẳng tạo thành thế “xuyên tâm sát” tối kỵ trong phong thủy bếp.

Cách hóa giải:

Nếu chẳng may phòng bếp nằm ở hướng Tây, có thể khắc phục bằng cách bày trí hoa thủy tiên hoặc các loại hoa màu vàng, đặt cạnh cửa sổ phòng bếp để ngăn chặn khí độc, ngăn cản sát khí và hút vượng khí vào nhà.

Hoặc có thể chọn một vị trí đặt bếp khác tối ưu hơn vì hướng Tây là một hướng phong thủy rất không tốt nếu đặt nhà bếp.

Đặt nhà bếp hướng Nam

Trong Ngũ hành, hướng Nam thuộc Ngũ hành Hỏa, chính vì thế nếu đặt bếp ở hướng Nam, Hỏa – Hỏa gặp nhau, Hỏa khí sẽ bị cộng dồn khiến không khí trở nên nóng bức. Điều này không đến điều tốt lành cho tài vận của gia chủ.

Cổ nhân có câu “lưỡng hỏa hỏa kiệt”, khi có hai “tinh anh” vô cùng mạnh trong nhà khiến các ngũ hành, thì dòng khí khác sẽ bị lu mờ và tan biến. Khi chỉ còn Ngũ hành Hỏa thì những bất lợi trong tài lộc, sức khỏe sẽ dần kéo đến. Đó là sự mất cân bằng, cũng là điều tối kỵ trong phong thủy bếp.

Mặt khác, quan niệm phong thủy còn cho rằng, hướng Nam sẽ khiến gia chủ bị tán lộc, tức là tiền đổ ra ngoài.

Bếp đặt hướng Nam sẽ tạo ra thế “hỏa hỏa lưỡng kiệt” làm mất cân bằng trong phong thủy bếp.Cách hóa giải:

Theo phong thủy nhà ở, gia chủ nên trồng các loại cây có nhiều lá, hoặc cây có tán lá to để che đi bớt ánh sáng, giảm sức nóng từ ánh năng chiếu vào. Qua đó giúp hóa giải thế Hỏa vượng khi bếp tọa hướng Nam. Song các loại cây này theo phong thủy còn có tác dụng lưu trữ tài lộc, ngăn chặn tình trạng hao hụt tiền tài.

Đặt nhà bếp hướng Bắc

Hướng Bắc thuộc Ngũ hành Thủy, mang đến luồng không khí mát lạnh. Nhiều người chọn cách đặt bếp ở hướng Bắc nhằm điều hòa không khí, lấy Thủy làm dịu Hỏa. Tuy nhiên, ở góc nhìn phong thủy bếp, đây là một quan niệm sai lầm. Hãy nhớ rằng, Hỏa vốn khắc Thủy, Thủy – Hỏa đi chung sẽ tạo ra sự xung đột lớn, khí vận không hài hòa, gây bất lợi cho gia chủ.

Nếu đặt bếp hướng Bắc, sự xung khắc giữa Thủy và Hỏa sẽ phá hủy khí vận của phong thủy bếp.Cách hóa giải:

Nếu gặp phải nhà bếp đặt ở hướng Bắc, gia chủ nên cân bằng lại phong thủy bếp bằng cách “nâng bên này giảm bên kia”, tức là làm tăng hỏa khí nhằm giảm bớt sự lạnh giá của thủy. Đặt thêm các chậu cây cảnh màu hồng, cam trên các tủ bếp hoặc trên bàn ăn,…

Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho phòng bếp để tránh cảm giác lạnh lẽo vì Thủy vốn tượng trưng cho phần âm.

Các vật dụng trong phòng bếp nên chọn những màu ấm áp, thuộc gam màu nóng để tăng sinh khi cho bếp.

Vị trí đặt nhà bếp cần tránh

Thông thường, tùy thuộc vào diện tích và cơ năng hoạt động của ngôi nhà mà gia chủ lựa chọn cách đặt bếp sao cho tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc bỏ qua các yếu tố phong thủy lại vô tình khiến gia chủ gặp trợ ngại, trắc trở trong cuộc sống.

Nhà bếp đặt ở vị trí trung tâm

Vị trí trung tâm của căn nhà theo phong thủy được gọi là Trung cung hoặc Thượng Tâm – nơi tập trung tất cả các nguồn năng lượng của ngôi nhà. Trung Cung là một cung bị động, cần có được sự ổn định và bình an của các luồng khí, trong khi nhà bếp là nơi có nhiều uế khí và tạp khí do chế biến thức ăn.

Việc đặt nhà bếp ở vị trí này khiến cho các dòng khi bị xáo trộn bởi hỏa khí, tạo nên những khó khăn triền miên cho gia chủ, đồng thời khiến sức khỏe yếu dần đi theo thời gian.

Đặt bếp ở vị trí trung tâm không phải là sự lựa chọn tốt cho phong thủy bếp.

Hơn nữa hai vị trí Trung Cung và Thượng Tâm cũng là nơi các dòng khí lưu chuyển qua lại với tần suất cao, vì vậy nên là nơi đặt phòng khách, nơi mà gia chủ cùng các thành viên trong gia đình lưu lại với thời gian nhiều nhất.

Hãy luôn nhớ một điều, nhà bếp không bao giờ “nên” đặt tại vị trí trung tâm.

Nếu gia chủ có điều kiện cùng diện tích nhà cho phép thì một căn bếp nên để sâu về phía sau, có tầm nhìn ra ban công hoặc các không gian phía sau nhà. Một mặt tạo nên không gian thoáng đãng khi nấu nướng, mặt khác đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Nhà bếp đặt đối diện nhà vệ sinh

Theo phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh là nơi chứa các dòng khí không tốt, từ khí độc đến khí có mùi, biểu tượng của điềm xấu. Vì vậy để nhà bếp gần nhà vệ sinh là điều tối kỵ mà bất kỳ gia chủ nào cũng phải để ý và tránh.

Đặt nhà bếp đối diện phòng ngủ

Nhà bếp thường là nơi nấu nướng nên thường có nhiều dầu mỡ, mùi thức ăn… trong khi phòng ngủ lại là nơi nghỉ ngơi, điều dưỡng sức khỏe. Ngoài ra, bếp còn phát ra năng lượng Hỏa, vậy nên nếu đặt bếp đối diện phòng ngủ sẽ tạo ra cảm giác ngột ngạt, khó chịu, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Phong thủy bếp rất kỵ việc đặt nhà bếp đối diện nhà vệ sinh.

Phong thủy bếp tốt nên được đặt xa phòng ngủ hoặc ít nhất là không đặt đối diện với cửa phòng ngủ.

Đặt bếp quá gần chậu nước, bồn rửa

Như đã đề cập ở trên, nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa, là nơi phát ra khí nóng. Trong khi đó, nước thuộc Ngũ hành thủy, phát ra khi lạnh. Thông thường, gia chủ sẽ khó có thể phát hiện việc Thủy – Hỏa xung khắc bằng trực giác nhưng về lâu dài các luồng năng lượng tiêu cực có thể làm suy giảm sức khỏe, hoặc phá hủy sự hòa thuận trong gia đình.

Đặc biệt, bếp bị kẹp giữa tủ lạnh và bồn rửa là điều kiêng kỵ nhất trong phong thủy bếp, vì nó tạo ra sự xung đột rất mạnh, không lối thoát cho bếp. Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, bếp và chậu rửa, bồn nước, tủ lạnh… nên được đặt cách nhau ít nhất 60cm để làm giảm xung đột.

Một số kiêng kỵ khác với vị trí đặt nhà bếp

Ngoài những vị trí cần tránh ở trên, thì gia chủ cần tránh thêm một số điều sau:

Tránh khoảng trống phía sau nhà bếp. Thuyết phong thủy cho rằng, bếp dựa tường sẽ tạo thành “thế tựa” vững chắc, thu hút tài lộc cho gia chủ.

Tránh đặt bếp trên rãnh mương, đường nước của căn nhà. Hãy luôn nhớ rằng, bếp thuộc Hỏa, nước thuộc Thủy, đời đời bất dung với nhau.

Tránh đặt bếp ở khu vực có nhiều gió.

Cổ nhân có câu “tàng phong tụ khí”, nên đặt bếp ở nơi tránh gió để có thể lưu lại các luồn khí tốt.

Ánh sáng theo phong thủy bếp

Luận về ánh sáng, trong phong thủy, ánh sáng kết nối con người vào các nguồn năng lượng. Ánh sáng cho phòng bếp nói riêng cũng như ánh sáng ngôi nhà nói chung đều có hai loại chính là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Theo phong thủy bếp, ánh sáng thiên nhiên là tinh túy của đất trời, giúp cho bếp trở nên thoáng đãng hơn.

Khu vực bếp thường được thiết kế không có nhiều cửa sổ nên ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào cũng hạn chế. Để tăng ánh sáng, gia chủ có thể thiết kế thêm “giếng trời” hoặc dùng các thiết bị tôn sáng như kính, kim loại…

Gia chủ nên chú ý cân bằng ánh sáng cho phong thủy bếp bằng các bóng đèn có ánh sáng trắng.

Có hai điều quan trọng nhất cho một nhà bếp đẹp và tốt đó là không gian và ánh sáng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là điều tốt nhất, tuy nhiên nếu không được hãy lựa chọn các nguồn ánh sáng nhân tạo cho phù hợp và phải lưu ý đến một số vấn đề như:

Tránh sử dụng ánh đèn mờ từ các bóng đèn màu, điều này sẽ gây khó chịu cho mắt trong quá trình nấu nướng.

Tránh dùng ánh sáng màu vàng, bởi vì màu vàng sẽ gợi cảm giác buồn ngủ khiến không khí khi nấu nướng sẽ trở nên nặng nề, mệt mỏi hơn.

Khu vực bếp vốn dĩ thiếu sự sống (nấu đồ sống thành đồ chính), gia chủ nên dùng ánh sáng có màu trắng để tăng sức sống cho bếp.

Việc sử dụng các bóng đèn huỳnh quang không tốt bằng việc sử dụng các bóng đèn tròn hoặc đèn chùm. Ánh sáng từ đèn chùm sẽ sáng và rõ ràng hơn, không bị lóa mắt.

Đi kèm với các loại đèn là dụng cụ để điều chỉnh mức độ sáng tối, việc này không những cho căn phòng ánh sáng phù hợp mà còn tiết kiệm tối đa được điện năng sử dụng.

Nếu căn bếp có cửa sổ quay về hướng Bắc sẽ nhận được nhiều ánh sáng từ mặt trời, do đó không nên bố trí thêm đèn để tránh tạo xung đột ánh sáng khiến không gian thêm căng thẳng.

Bạn vừa theo dõi bài biết “Phong thủy bếp và những điều kiêng kỵ”, Rever hy vọng rằng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn tạo ra được thế phong thủy bếp hoàn hảo, thu hút tài vận. Nếu bạn cần hỗ trợ về giao dịch bất động sản, thì hãy liên hệ ngay với Rever qua số Hotline: 1800 234 546 để được tư vấn trực tiếp.

6 Điều Kiêng Kỵ Cần Tránh Khi Đặt Tủ Lạnh

Thường xuyên làm sạch tủ lạnh

Trong phong thủy, tủ lạnh có mối quan hệ chặt chẽ đến sự may mắn thịnh vượng của các thành viên trong gia đình. Chính vì thế, để tránh sự ô uế và mang lại những điều may mắn nhất cho cả gia đình, bạn nên thường xuyên loại bỏ hết các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm ôi thiu. Một khi tủ lạnh đã gọn gàng, tài chính của gia đình sẽ khởi sắc.

Cấm để tủ lạnh đối diện cửa bếp

Cho dù vị trí bạn lựa chọn để đặt tủ lạnh ở phòng khách hay nhà bếp, thì tuyệt đối không nên để tủ lạnh đối mặt với cửa ra vào. Những dòng năng lượng sẽ đụng độ với nhau và có khả năng gây bất ổn, ảnh hưởng đến sự giàu có, thịnh vượng của cả gia đình bạn, thậm chí nó còn có nguy cơ dẫn đến phá sản.

Cấm đặt tủ lạnh gần bếp

Trong phong thủy, tủ lạnh thuộc yếu tố kim, bếp thuộc lửa. Theo thuyết ngũ hành thì hai yếu tố này kị nhau. Do đó, nếu đặt cạnh nhau sẽ gây ra tranh cãi, bất hòa giữa những thành viên trong gia đình. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đặt chúng càng xa nhau càng tốt.

Cấm đặt các thiết bị điện tử trên nóc tủ lạnh

Tuyệt đối không đặt bất cứ thiết bị điện tử nào trên nóc tủ lạnh, nhất là lò vi sóng, lò nướng, máy ép trái cây hoặc các thiết bị điện tử khác trên nóc tủ lạnh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của cả gia đình, các luồng không khí điện từ mạnh mẽ sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi thành viên.

Không đặt tủ lạnh trong phòng ngủ

Nhiều gia đình có thói quen đặt thêm một chiếc tủ lạnh mini trong phòng ngủ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng không nên để tụ lạnh trong phòng ngủ, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mọi người. Khi sức khỏe suy giảm khiến con người thay đổi tính cách, tư duy cực đoạn và có nhưng hành động kì lạ trong cuộc sống. Vì vậy, không nên để tủ lạnh trong phòng ngủ dù bất cứ lý do gì.

Cùng Danh Mục:

Bà Bầu Nên Làm Gì Khi Nhà Có Tang? Những Điều Kiêng Kỵ Cần Tránh

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ khi mang bầu thường rất nhạy cảm, bởi vậy mà trong dân gian xưa thường cấm kỵ phụ nữ mang thai không nên đi đám ma hoặc tránh gặp đám ma khi đi đường. Vậy bà bầu nên làm gì khi nhà có tang và nó có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và em bé sau này hay không. Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết này của chúng mình.

Bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? Tại sao bà bầu cần tránh đám tang?

Trong quá trình mang thai, phụ nữ mang bầu thường có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường vì vậy mà những người ở thế hệ trước thường lo lắng cho con cho cháu nên đôi khi bắt ép kiêng cữ nhiều giúp mẹ bầu tránh gặp phải điều không may.

Nhà có đám tang bà bầu kiêng gì? Theo quan niệm dân gian của người xưa, trong đám tang có nhiều nguồn âm khí lạnh, việc bà bầu đi viếng đám ma có thể bị ảnh hưởng bởi sức đề kháng của bà bầu kém.

Nhiều thông tin còn cho rằng bà bầu đi đám ma có thể khiến con trong bụng bị ” ma ám” hoặc người mẹ dễ bị ốm yếu, em bé ra đời không thông minh khỏe mạnh.

Không chỉ bà bầu, những người mang bệnh hiểm nghèo hay người già, trẻ em cũng kiêng kỵ đến viếng đám ma.

Việc nhà có tang mà bà bầu là thành viên trong gia đình thì theo dân gian thì người nhà nên đốt một lò than bên trong có vỏ bưởi, bồ kết để trừ uế khí, giảm đi cái lạnh âm khí trong nhà.

Người trong nhà cần cảm thông với phụ nữ mang thai, tránh để họ phải ngồi cạnh quan tài, nên để họ lánh lên lầu, tránh để họ tâm trạng quá u buồn sẽ ảnh hưởng đến con trong bụng.

Âm khí trong nhà có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy ngột ngạt, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu.

Bà bầu có nên để tang? Việc nhà có đám là điều không ai mong muốn xảy ra, vậy nên nếu thực sự bà bầu phải làm để tang thì cần mặc quần áo dài tay kín đáo, đi tất để tránh bị cảm lạnh.

Ngoài ra, luôn cần có người thân bên cạnh để giúp đỡ bà bầu khi cần khi lúc này tâm lý của người mang thai không được ổn định.

Bà bầu Nên và Không nên làm gì khi nhà có đám?

Theo các chuyên gia chưa có một minh chứng nào việc bà bầu đi đám ma con trong bụng bị ma ám, đây đều là những điều không có căn cứ. Tuy nhiên việc bà bầu tránh đi viếng đám ma hoặc tiếp xúc gần nhà có đám bởi theo các chuyên gia thì hơi lạnh ở đây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.

Trên thực tế hơi lạnh là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Từ thi thể người chết thường bốc lên một loại hàn khí rất dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, bà bầu nên lưu ý điều này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đặc biệt là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối mang thai.

Bên cạnh việc nhiễm lạnh, phụ nữ mang thai cũng không nên dự đám tang vì khi đi đám tang, thai phụ phải chứng kiến sự đau thương, mất mát… Đó có thể là cú sốc lớn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? Việc nhà có đám là điều khó tránh khỏi, chính vì thế bà bầu cần phải chủ động tự bảo vệ bản thân, giữ ấm cho cơ thể tránh bị cảm lạnh khi nhà đang có việc như vậy.

Ngoài ra, vợ có bầu chồng có nên đi đám ma không chỉ có bà bầu mà người thân cân như chồng đi đám ma cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với vợ bởi người chồng có thể mang trên người vi khuẩn gây bệnh cho mẹ bầu.

Trong nhà có tang thì nghĩa tử là nghĩa tận, vì thế bà bầu nên chọn thời gian thích hợp như 3 ngày, 49 ngày để viếng…Trong trường hợp bạn không thể vắng mặt được ở đám tang, bạn có thể ngậm gừng sống, uống rượu tỏi hoặc nước lá nhót trước và sau khi tới nhà tang lễ.

Đây cũng là những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bà bầu tăng cường sức khỏe sức đề kháng, chống lại cái lạnh.

Những lưu ý cho bà bầu khi nhà có đám

Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma? Vợ bạn mang bầu mà bạn phải đi đám ma thì nên thăm viếng lúc người mất vừa mất hoặc trước cũng như sau khâm liệm 6 giờ. Những khoảng thời gian sau bạn không nên tới bởi thời điểm này khí lạnh, vi khuẩn của người chết có thể ám lên người của bạn.

Bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? Bà bầu cần tránh xúc động quá mức để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu không nên ở lại đám quá lâu, tranh nơi tập trung đông người gây ngột ngạt, bí bách.

Khi về hoặc sau khi rời khỏi đám ma, bà bầu cũng như người thân cận khác cần phải vệ sinh tay chân, rửa mặt bằng nước lá bưởi hoặc dung dịch cồn rửa tay để loại bỏ mầu mống gây bệnh. Cần đốt chậu lửa trước khi vào nhà hơ nóng tay chân quần áo, tắm rửa sạch sẽ mới được tới gần bà bầu.

Qua những thông tin mà mình chia sẻ việc bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? các mẹ bầu có thể biết được việc mình có thể đi viếng đám ma được hay không. Tuy là vẫn có thể đi xong bà bầu cũng cần lưu ý những điều mà chúng mình tập hợp trên để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình mang thai của bản thân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tránh Những Điều Kiêng Kỵ Không Lành trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!