Bạn đang xem bài viết Tử Vi Là Gì? Nguồn Gốc Của Tử Vi Được Xuất Phát Từ Đâu? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tử vi là gì?
Tử vi hay còn được gọi là tử vi đẩu số đây là một hình thức dựa trên cơ sở bói toán vận mệnh con người trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch với các ngũ hành, can chi, âm dương, bát quái…Trên phương pháp lấy lá số tử vi với thiên bàn, các cung sao, địa bàn và theo âm lịch ngày, tháng, năm giới tính của con người để đoán diễn biến vạn vật của con người.
Bài viết hay :
Tử là tím còn vi là huyền diệu đây là tên của hoa màu tím bởi lễ từ xa xưa Khoa Chiêm Tinh Tướng mệnh Đông dùng loài hoa tím để chiêm bốc.Hiện nay tử vi cũng có thể nói là môn khoa học
Nguồn gốc khoa Tử Vi
Khoa tử vi bắt nguồn từ thời nào luôn là một cách mà mọi người điều bí ẩn cho tới hiện nay, người sáng lập là ai vẫn là một câu hỏi không có hồi đáp. Những từ thời nhà Gia Tĩnh thuộc Minh Triều của tiến sĩ La Hồng Tiên ban soạn mang tên là Tử Vi Đấu số Toàn thư của tác giả Hi Di Trần Đoàn. Các sách tử vi sau này cũng được thống nhất với tổng hợp thành môn bói này là Trần Đoàn Hi Di Lão Tổ ông sinh sống vào thời Bắc Tống, Trung Hoa. Trần Đoàn là một nhà thiên văn đa tài thời đường thời, người đất Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây huyện Hoa Âm ngày nay.Ông là người học văn không thông và học võ không đủ sức những cơ duyên ông lại viết nên cuốn Tử Vi số Toàn Thư này.
Bạn có thể xem video tử vi là gì :
Du nhập về Việt Nam
Tử Vi có nguồn gốc từ Trung Quốc những không lâu sau đó là cũng về Việt Nam là môn học nổi bật được rất nhiều những học giả người Việt ưa chuộng. Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn là một trong những học giả đã cống hiến rất nhiều trong môn học bói toán này. Cách tính an mệnh của tử vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần còn Trung Hoa bắt đầu từ cung Sửu.
Lá số tử vi là gì?
Lá số tử vi là một hệ thống cung với những sao và cung hiển thị các thông tin và mặt thành công hay thất bại, may mắn, rủi ro, hạnh phúc, bệnh tật…và những mối quan hệ xung quanh mỗi con người. Căn cứ vào lá số tử vi để suy đoán về tương lai vận mệnh của con người.
Trong lá số tử vi người ta phân chia ra làm 12 cung như sau:
Cung Thiên Di
Cung Tật Ách
Cung Tài Bạch
Cung Tử Tức
Cung Phu Thê
Cung Huynh Đệ (hay cung Bào)
Cung Mệnh và Thân
Cung Phụ Mẫu
Cung Phúc Đức
Cung Điền Trạch
Cung Quan Lộc
Cung Nô Bộc
Nhìn theo quy luật và các cung kết hợp để giải mã tử vi của mỗi con người có thể dự đoán đến mức chính xác.
Ứng dụng của tử vi trong cuộc sống?
Chọn ngày tốt
Trong việc chọn ngày tốt tử vi giúp con người chọn ngày lành tháng tốt để xây nhà, gả con, lấy vợ…để mang lại nhiều may mắn thuận lợi trong công việc.
Chọn nghề nghiệp
Tử vi giúp con người có số lá biểu thị nghề nghiệp qua các cung mệnh, thân, quan và taig để giúp tìm ra ưu thế trong công việc tốt nhất đối với lá số của con người
Bảo vệ sức khỏe
Khi xem bói tử vi bạn có thể dự đoán cho bạn biết rõ về sức khỏe dựa vào cung mệnh, thân, tật ách và cung hạn. Rất nhiều người đã suy đoán được luận đoán chính xác về mức độ mắc phải là kết hợp nặng nhẹ và thời gian phát bệnh của mỗi người trên các lá số. Cũng có nhiều người tìm ra được những phương pháp giúp cải thiện và phòng bệnh hỗ trợ điều trị thông qua dinh dưỡng và điều trị.
Hạn xảy ra trong đời
Tử vi được ứng dụng nhiều trong đời sống bởi lẽ tử vi có thể giúp con người đoán biết được vận mệnh tương lai để biết cách phòng tránh và hạn chế những nguy hiểm rủi ro trong cuộc sống. Từ đó con người có thể đối diện với vận hạn và chủ động để vượt qua đề phòng dễ dàng hơn.
Nguồn Gốc Và Cơ Sở Của Tử Vi Ở Đâu Mà Có?
Tử vi (hay còn gọi Số) là một hình thức bói toán luận giải về vận mệnh con người được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, can chi… bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, địa bàn và các cung sao, căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.
Tử vi là tên một loài hoa màu tím. Từ ngàn đời xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Ngoài ra Tử là Tím, còn Vi là Huyền Diệu. Cũng có người cho rằng tên gọi này được lấy từ sao Tử Vi, một ngôi sao quan trọng nhất trong môn bói toán này.
Thời nhà Tống, văn hóa Trung Hoa rất thịnh đạt về nhân học. Nhiều nhà triết gia, tâm học, đạo học chuyên nghiên cứu con người để tìm lời giải đáp cho cuộc sống, tìm quy tắc cho việc xử thế nhằm mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và tập thể. Nền triết học thời Tống ngày đó đã xuất hiện nhiều trường phái như Nông Gia, Pháp Gia, Âm Dương bên cạnh các học thuyết lớn như Nho Học, Đạo Học . Hầu hết các môn nhân vận chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc tu tâm, trị nước, xử thế…
Xét về mặt bói toán thì khoa Tử Vi xuất hiện tương đối chậm, khoa này đi sau khoa bói dịch, khoa nhân tướng, khoa độn giáp, khoa thiên văn… Nhưng Tử Vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống hóa được ngành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù vay mượn từ sở học của người thời đại nền tảng triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nhưng khoa Tử Vi vẫn giữ được nét độc đáo nhờ ở một đường lối khảo sát khác lạ, có thể xem như một cuộc cách mạng hoặc ít ra như một phát minh biệt lập trong phái học Tướng Số của thời đó, thủy tổ của Tử Vi học là một đạo sĩ biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống (Trung Hoa).
Đạo sĩ Trần Đoàn đã cố gắng bày ra cách xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên một mảnh giấy vỏn vẹn chỉ có một trang, nhưng có thể tổng kết hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những chi tiết về kiếp số của mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào một mảnh giấy một cách hệ thống hóa, đồ biểu hóa một cách khúc chiết. Mặc dù công trình này không tránh được vài sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng cho một bộ môn bói toán mà đến thế kỷ khoa học không gian ngay nay chúng vẫn được tôn sùng.
Khoa Tử vi bắt nguồn từ thời nào? Cho đến nay sách sử không nhận lại ai là người khai sáng ra nó. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử về khoa này vẫn còn mập mờ không rõ. Thậm chí có người còn nhầm lẫn khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường.
Đời nhà Gia Tĩnh thuộc Minh triều có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.
Bài tựa viết như sau: “Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vi ít ai biết cho tường tận để mà thuận thụ coi công danh phú quí trên đời đều có mệnh. Tôi vì muốn biết nên đã tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để chiêm bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh”.
Sau này, các sách viết về Tử vi cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.
Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu bệnh tật liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ lại không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.
Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh thì không một thư tịch nào ghi chép lại. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: “Ngô kim nhật thất thập hữu dư” nghĩa là “tôi năm nay trên bảy mươi tuổI “. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi .
“Tiên sinh 8 tuổi mà tính còn thơ dại. Lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo: “Con có thấy sao Tử Vi kia không?”. Đáp: “Thấy”. Lại chỉ lên sao Thiên Phủ mà hỏi: – “Con có thấy sao Thiên Phủ kia không?”. Đáp: “Thấy”. Thân phụ lại tiếp: “Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử Vi và Thiên Phủ là bao nhiêu?”. Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng trên nữa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà, tiên sinh đã chạy vào thưa: – Con đếm hết rồi. Đi sau sao sao, như vậy chòm sao Tử Vi có 6 sao. Đi sau sao Thiên Phủ là 7 sao, như vậy chòm Thiên phủ có 8 sao. Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa thiên văn và lịch số.”
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng Tử Vi không được nổi bật lắm so với các môn bói toán bấy giờ. Ngược lại khi Tử Vi du nhập vào Việt Nam, nó bỗng nhiên trở thành môn bói toán được ưa chuộng nhất. Có rất nhiều học giả Việt nam đã có những cống hiến thêm cho môn học này, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc.
Cách an mệnh của Tử Vi Việt nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi Trung Quốc bắt đầu từ cung Sửu.
Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt Nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem. Trong khi tuế hạn của Trung Quốc cố định.
Các dịch vụ cơ bản tại Keidi Horoscopes (ấn vào để tham khảo thông tin):
2. Tiếng Anh cho Doanh nhân & Người đi làm: BUSINESS ENGLISH COACHING
Thông tin liên hệ:
Nguồn Gốc Của Thuật Xem Tướng Tay
Ngoài ra, tại đảo Tasmania và vùng phía bắc Tây Ban Nha có một lượng lớn các hình vẽ bàn tay được khắc trên tường các hang động ở đây, cũng có rất nhiều đồ vật hình bàn tay được tìm thấy tại các địa điểm khai quật ở khớp nơi trên thế giới.
Thuật xem tướng tay của Trung Quốc cũng có lịch sử khá lâu đời. Vào thời Chu (cách đây khoảng 3000 năm), các quốc gia Trung Nguyên đã sớm thịnh hành thuật xem tướng. Theo lịch sử ghi chép, từ trước công nguyên, tại Trung Quốc và khu vự Địa Trung Hải đã rất thịnh hành nghiên cứu thuật xem tướng tay. phong thủy cá nhân
Thuật xem tướng tay của người Trung Quốc cổ đại đã hình thành một hệ thống, mới đầu chỉ là xem tướng tay (chân), rồi tới xem tướng lòng bạn tay (chân), tướng ngón tay (chân) và tiếp đến là tướng vân tay (chân), hình thành nên phương pháp xem tướng có hệ thống phân hoại hoàn chỉnh.
Các trước tác về xem tướng của người Trung Quốc cổ đại chứa đựng một nội dung vô cùng phong phú về tướng tay. Như thời Hán có tác phẩm “Cốt cách thiên” của Vương Sung, tiếp đến là “Liệt tướng thiên” của Vương Phù, hai tác phẩm này đều nghiên cứu khá chi tiết về tướng tay.
Thời Bắc Tống có tác phẩm “Ma Y thần tướng” của đạo sỹ Ma Y, thời Minh có “Liễu Trang thần tướng” của Viên Củng, thời Thanh có “Tướng lý hoành chân” của Trần Chiêu, tất cả những tác phẩm này đều nghiên cứu tướng tay một cách toàn diện và hệ thống.
Điều dễ nhận thấy nhất là hầu như trong mọi tác phẩm tướng thuật của người cổ đại Trung Quốc đều chú tâm tới việc nghiên cứu tướng tay, thậm chí có thời kỳ, xem tướng tay còn được coi là pháp thuật nhập môn cho những người muốn bước vào “vương quốc tướng học”. Từ xưa tới nay, trong kho tàng tướng học Trung Quốc có rất nhiều bộ sách quan trọng, trong đó đặc biệt kể đến 4 tác phẩm tướng thuật nổi tiếng được mệnh danh là “Trung Quốc tứ đại tướng thư” đó là “Ngọc quản chiếu thần cục”, “Nguyệt Ba động trung ký”, “Thái thanh thần giám” và “Nhân luân đại thống phú”. Trong đó, có rất nhiều chương trình bày, phân tích các cách xem tướng tay, chẳng hạn như “Thủ văn hình mô”, “71 chưởng pháp”.phong thủy cá nhân
Sau khi tiến hành điều tra thực tế, một người Anh tên là Noel Jackin đã tiến hành giải thích khá cụ thể về tướng tay. Một người Anh khác có tên Frank Katins đã biên soạn một tác phẩm về tướng tay của người phương Tây, phân chia thành 4 loại chính. Cách phân loại tướng tay của ông gần đây đã được đông đảo chuyên gia về tướng tay ứng dụng.
Biên soạn: Miu Decor
Nguồn Gốc Của Trả Nợ Tào Quan
Nhiều người biết đến việc trả nợ tào quan nhưng lại không hiểu được nguồn gốc của việc này là như thế nào.
Tào quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ. Trả nợ tào quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ.
Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ tào quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ. Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài ” Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”. Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy) những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt.
Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở (Kinh) và tiền ( tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv. Số tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như quy định ở Lục Thập Hoa Giáp ( áp dụng cho cả nam và nữ ). Ở đây nói thêm rằng : Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Chẳng hạn những học sinh độ tuổi 9 tuổi thì học lớp 4, 10 tuổi học lớp 5 ….Mỗi lớp có sách vở học tập khác nhau, tiền đóng học hành chi phí xây dựng trường lớp cũng khác nhau.
Nếu việc tu tập của vong linh nếu có sự tiến bộ, thành tựu, đắc quả, thì vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên coi như được xóa nợ.
Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm, thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Ở kiếp người thì số kinh phí được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan.
Nhưng cũng tùy trường hợp nợ phải trả và không phải trả.
Ví dụ :
– Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan.
Người kiếp này (hiện tại) nợ Tào Quan mà không trả sẽ xảy ra hai trường hợp:
1. Sau khi chết: vong tiếp tục được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập đắc thành quả, được lên cõi cao hơn thì nợ Tào Quan được xóa.
2. Sau khi chết: vong được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập không xong do nghiệp quả quá nặng mà phải quay lại cõi Nhân tái sanh làm người, thì do nợ Tào Quan quá nhiều, cộng với nghiệp quả đó nên sẽ phải bị phá sản, nhà tan, nghiệp đổ.
Lá Số Tử Vi Xuất Ngoại Là Gì? Khám Phá Ngay Lá Số Tử Vi Của Người Xuất Ngoại
Ngày nay, do quá trình giao lưu, trao đổi về kinh tế, thương mại, văn hóa nên nhu cầu xuất ngoại của con người ngày càng cao hơn. Đây là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế, tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Lá số Tử Vi xuất ngoại hay xem bói số đi nước ngoài có đặc điểm ra sao? Hoặc một người có triển vọng xuất ngoại hay không là điều mà rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Luận giải lá số tử vi xuất ngoại qua các ví dụ cụ thể Lá số tử vi xuất ngoại của Phan Bội ChâuTrước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu một lá số tử vi của người xuất ngoại điển hình như sau. Nam mệnh sinh giờ Sửu ngày 11. 05. Năm Đinh Mão âm lịch.
Xem bói số đi nước ngoài hay còn gọi lá số tử vi xuất ngoại
Lá số tử vi ngoại này có đặc điểm như sau:– Cung Mệnh lập tại Tị có các sao Cự Môn, Thiên Mã và nhiều cát tinh khác cùng tọa thủ, hội chiếu như Văn Khúc, Văn Xương, Hóa Khoa, Hóa Quyền, Lưu Niên Văn Tinh… Cung Thân cư Phúc Đức tại cung Mùi có các sao Thiên Lương, Kình Dương, Quan Phù, Thái Tuế, Thiên Khôi, Bạch Hổ, Long Trì, Phượng Các…
– Cung Mệnh và cung Thân đều hội chiếu nhiều cát tinh chủ về học vấn, khoa bảng nên đương số siêng năng, ham học, từng khoa cử đỗ đạt, học rộng tài cao, uyên bác cao minh, văn chương quán chúng.
– Cung Mệnh lập tại vị trí tứ mã gồm các cung Tị, cung Hợi, cung Dần, cung Thân và có sao Thiên Mã chủ về chủ số có cuộc sống bận rộn, thường bôn ba di chuyển nhiều nơi.
– Cung Mệnh có cát tinh chủ về học vấn và sao Cự Môn chủ về cơ duyên với người nước ngoài, ưa chuộng văn hóa viễn phương, giỏi ngoại ngữ, triển vọng đi ra nước ngoài cao.
– Lá số này chính là lá số của cụ Phan Bội Châu. Cụ đã sang Nhật và nhiều quốc gia khác, tổ chức nhiều thanh niên Việt Nam sang đó du học, làm việc, tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc trong thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX.
Ví dụ lá số tử vi của người xuất ngoại nam mạng 1994– Lá số này Mệnh lập tại cung Tị có Cự Môn và nhiều sao tọa thủ hội chiếu khác. Cung Thân cư Tài Bạch ở cung Sửu có Thiên Cơ tọa thủ và nhiều sao khác. Với đặc điểm này thì ứng nghiệm trong thực tiễn cuộc sống như sau
– Đương số học về lĩnh vực lập trình, kỹ thuật vi tính vì có bộ Thiên Cơ, Hỏa Tinh, Linh Tinh ứng với lĩnh vực kỹ thuật, máy móc. Sau khi tốt nghiệp thì đương số xuất ngoại sang Nhật Bản làm việc vào năm 2023.
Lá số tử vi xuất ngoại cần những đặc điểm gì?Căn cứ vào hai lá số tử vi của người xuất ngoại nói trên ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của lá số Tử Vi xuất ngoại như sau:
– Thứ nhất: Cung Mệnh hoặc cung Thân lập tại những cung tứ sinh hay tứ mã. Theo nhiều thư tịch cổ điển về Tử Vi thì những người có đặc điểm như vậy sẽ thường có cuộc sống bận rộn, thường xuyên phải di chuyển, đi lại. Trong bối cảnh xã hội hiện nay thì khác năng xuất ngoại của họ khá cao
– Thứ hai: Cung Thiên Di xuất ngoại của đương số chỉ môi trường bối cảnh bên ngoài và sự tương tác qua lại giữa đương số và ngoại cảnh. Có nhiều lá số cung Thiên Di cát lợi nên xuất ngoại dễ gặp quý nhân, được nhiều người giúp đỡ, thành công, nổi danh, chiêu tài tụ bảo. Ngược lại, nếu cung Thiên Di của đương số không cát lợi báo hiệu cơ hội xuất ngoại giảm đi, gặp nhiều gian lao, trắc trở, khó thích nghi với hoàn cảnh phương xa, cũng dễ bị tai nạn, bệnh tật, thất bại tại nơi xư người. Căn cứ vào hai l á số tử vi xuất ngoại ví dụ minh họa nói trên thì lá số cậu sinh năm 1994 cung Thiên Di xuất ngoại không cát lợi nên mục tiêu của cậu ta là xuất ngoại để làm việc, kiếm ít nhiều vốn liếng, kinh nghiệm sau đó về nước.
– Thứ ba: Ngoài vấn đề về cung thì vấn đề về sao cũng luôn phải coi trọng. Các sao hội tụ tạo nên cách cục xuất ngoại thường gặp như sau:
+ Tinh hệ Sát, Phá, Tham là tổ hợp các sao Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang. Mệnh cách của tinh hệ này có khí chất sáng tạo đột phá, thích khai sáng, tìm hiểu, cuộc sống biến động, xu hướng xuất ngoại để mở mang rất cao.
+ Sao Cự Môn: Xem bói số đi nước ngoài thì sao cự môn chủ về cơ duyên với người nước ngoài, đương số có xu hướng sùng bái văn hóa ngoại quốc, muốn học hỏi tinh hoa, cái hay, cái đẹp của nhân loại. Hơn nữa, Cự Môn là một sao hùng biện, ngôn ngữ, cách cục của sao này báo hiệu năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ, khả năng học ngoại ngữ và sử dụng kỹ năng này trong giao tiếp
+ Bộ sao Thái Dương, Thái Âm: Tổ hợp sao này chủ về dịch động. Sao Thái Dương chủ về sự thay đổi, biến động, khác biệt về thời gian. Sao Thái Âm chủ về biến động, thay đổi về mặt không gian, địa lý
+ Sao Thiên Mã: Sao này chủ về di chuyển, giao thông, đi lại nên ứng nghiệm là sự đi lại bôn ba tại những phương trời xa xôi
– Lá số tử vi của người xuất ngoại chia ra thành nhiều trường hợp
+ Có người đi du học
+ Có người kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, lao động ở nước ngoài
+ Nhiều trường hợp lưu vong chính trị
+ Có trường hợp xuất ngoại sẽ định cư và có trường hợp xuất ngoại một thời gian rồi hồi hương
Khi cung Điền Trạch của đương số vô chính diệu, gặp Tuần, Triệt và sát tinh thì báo hiệu khả năng không kế thừa tổ nghiệp hoặc bán đất đai cơ nghiệp của tổ tiên nên khả năng xuất ngoại định cư, tạo dựng cơ đồ ở nơi viễn xứ rất cao
Trường hợp cung Điền Trạch có chính diệu sáng sủa và Mệnh có sao Hóa Kỵ thì khả năng quy cố hương của người xuất ngoại tương đối cao.
Tổng kết lá số tử vi xuất ngoạiHiện nay, do sự chênh lệch tỷ giá giữa ngoại tệ và nội tệ trong nước cao nên rất nhiều người có nhu cầu xuất ngoại lao động. Mục tiêu của họ là lao động nhiều năm, tích lũy tiền tài, sau đó quy đổi sang nội tệ để thu được một tài sản lớn. Rồi tình trạng kết hôn với người ngoại quốc của nhiều cô gái trẻ cũng ngày càng cao (vì mong muốn không phải lao động vất vả mà được đổi đời)… Tuy nhiên, có người sẽ đạt được ước nguyện, có người gặp trắc trở gian lao. Trong nhiều hình thức xuất ngoại thì hình thức kết hôn với người nước ngoài để mong đổi đời là một hình thức xuất ngoại đáng xem thường nhất. Đứng về góc độ cá nhân thì những người lười lao động, ngại vất vả thì họ không xứng đáng được hưởng thụ thành quả tốt đẹp, kết quả bị cha đạp, coi rẻ là điều đương nhiên. Mặt khác, đứng về góc độ kinh tế vĩ mô thì việc đưa ngoại tệ về quy đổi sang nội tệ để hưởng chênh lệch gây hại cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ lạm phát, khó kiểm soát vì lượng tiền tệ và hàng hóa mất cân bằng
Việc nghiên cứu lá số Tử Vi của người xuất ngoại giúp chúng ta dự đoán, có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong dự đoán. Nếu đương số có triển vọng lập thân ở nơi xa xứ thì nên động viên, khích lệ, ngược lại thì nên nói thực tình hình, khuyên can khéo léo, tránh những bất lợi, tổn thất
Người ta có câu:
“Cây khô xuống nước vẫn khô
Số nghèo sang tận Liên Xô vẫn nghèo”
là hoàn toàn có nguyên nhân sâu xa bên trong.
Kinh Dịch Là Gì? Nguồn Gốc, Lịch Sử Hình Thành Đến Bói Mệnh, Phong Thủy
Kinh Dịch là bộ sách kinh điển của Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…
Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.
Dịch (易 yì) có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.
Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:
Bất dịch – bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không đổi theo không gian và thời gian.
Biến dịch – hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
Giản dịch – thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Vì biến dịch, cho nên có sự sống. Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống. Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.Truyền thuyết nói rằng Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét.
Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch, gọi là tám Quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là sáu mươi tư Quẻ (tức là quẻ kép). Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương Kinh Dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả.
Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v… Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ).
Rồi sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn…
Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng).
Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm, nhưng mỗi thứ có một tính cách.
Trình Di nói: Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau, xem sự hội thông, để thi hành điển lễ của nó, thì Lời không có cái gì không đủ. Cho nên kẻ khéo học dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh Dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở người.
Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch cách đoạn (-)
Tứ TượngTượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng là 4 tượng, bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm.
Quẻ đơn Quẻ képNếu có thể người ta chồng hai quẻ kép lên nhau sẽ được 64 x 64 quẻ nữa. Nhưng có lẽ trí tuệ của con người chưa thể hiểu được những Quẻ đó, vì vậy tạm dừng lại ở 64 quẻ kép. Tiêu Diên Thọ có sáng kiến chồng 64 thẻ lên nhau tạo thành 64×64=4096 quẻ (mỗi quẻ mới gồm 12 hào), như thế quá nhiều nên ít ai theo.
Các biểu tượng của Kinh Dịch là nằm trong tập hợp của 64 tổ hợp của các đường trừu tượng gọi là quẻ (卦 guà). Mỗi quẻ bao gồm 6 hào (爻 yáo) được biểu diễn dưới dạng các đoạn thẳng nằm ngang; mỗi hào này có thể là Dương (đường liền nét) hay Âm (đường đứt nét bao gồm hai đoạn thẳng cách nhau một khe nhỏ). Với sáu đoạn thẳng này được đặt lên nhau từ dưới lên trên trong mỗi quẻ suy ra có 2 6 hay 64 tổ hợp của hào và như vậy có 64 quẻ.
Mỗi quẻ được cho là tổ hợp của hai tập hợp con, mỗi tập con gồm ba đường gọi là quái (卦 guà). Như vậy có 2 3 hay 8 quái khác nhau.
Mỗi quẻ đại diện cho một trạng thái, tiến trình hay sự thay đổi có thể xảy ra. Khi quẻ được gieo bằng một trong những phương thức của bói toán bằng Kinh Dịch thì mỗi một đường (hào) có thể là tĩnh hoặc động. Hào động có thể có sự thay đổi từ Âm sang Dương hay ngược lại để tạo thành một quẻ khác, việc giải nghĩa của quẻ được gieo ban đầu dựa trên sự cân nhắc và xem xét các thay đổi đó.
Các phương pháp truyền thống để gieo quẻ sử dụng số ngẫu nhiên để sinh ra quẻ, vì thế 64 quẻ này là không đồng nhất xét về xác suất.
Có một số hình thức khác nhau sắp xếp quái và quẻ. Bát quái (八卦 bā gùa) là sự sắp xếp của các quái, thông thường là trên gương hoặc đĩa. Truyền thuyết cho rằng Phục Hi đã tìm thấy bát quái được viết trên mai rùa (Xem Hà Đồ). Kiểu sắp xếp tám quái dựa trên suy diễn này gọi là Tiên thiên bát quái.
Vạch liền là Dương, tượng của mặt trời. Vạch đứt là Âm, tượng của mặt trăng. Mỗi một vạch (liền hoặc đứt) là một hào. Các thành phần này được biểu diễn trong một biểu tượng hình tròn chung (☯), được biết đến như Thái Cực đồ (☯) (太極圖 taijitu), nhưng nói chung người ta gọi tắt là đồ Âm-Dương (陰陽 yin-yang), miêu tả quan hệ giữa hai trạng thái của mọi thay đổi, chuyển dịch: khi Dương đạt tới cực đỉnh thì Âm bắt đầu phát sinh và ngược lại. Thái Cực đồ cũng là nguyên lý phát sinh Âm-Dương.
Trong đó:
Vô Cực tương đương trong Lão giáo là Vô Vi – có thể coi là hư vô.
Thái Cực có thể tạm coi như trạng thái cân bằng khi vũ trụ hình thành.
Lưỡng Nghi là hai thành phần Âm và Dương.
Tứ Tượng là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm.
Có tám quái hay bát quái (八卦 bāguà) tạo thành do tổ hợp chập ba của Âm và/hoặc Dương:
Bát quái nạp vào Hà Đồ và 8 đường kinh nạp vào Hà Đồ theo tính chất ngũ hành tương ứng được minh họa như sau:
Biểu đồ các quái 64 quẻCác quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng Kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất) nên phần này đôi khi gọi là “đạo của Trời Đất”.
Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là Hạ Kinh, bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là “đạo của vợ chồng”.
Tên gọi các quẻ: tên gọi của mỗi quẻ gồm 3 phần, bắt đầu với tên của các quẻ đơn tạo nên nó, đầu tiên là ngoại quái rồi đến nội quái, phần cuối của tên chỉ ý nghĩa của quẻ. Ví dụ quẻ Thủy Hỏa Ký Tế:
thủy chỉ ngoại quái: Khảm (nước);
hỏa chỉ nội quái: Li (lửa);
ký tế chỉ ý nghĩa của quẻ: đã xong, đã hoàn thành, đã qua sông;
ví dụ khác là quẻ Địa Sơn Khiêm:
Cốt lõi của Kinh Dịch là gì?
Cốt lõi của Kinh Dịch là thuyết “Tam dịch” nổi tiếng, tức là: Giản dịch, biến dịch và bất dịch.
Giản dịch: là chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải và có khả năng xử lý được.
Biến dịch: là chỉ rằng, vạn sự vạn vật trên thế giới mỗi giờ mỗi khắc đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được.
Bất dịch: là chỉ rằng, dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, chính là cái có thể biến ra vạn vật là bất biến. Tức là nói quy luật vạn vật đều biến đổi là vĩnh viễn bất biến.
Cái gọi là Bất dịch, chính là cân bằng cơ bản. Biến dịch tức là phát triển biến hóa, tức là không cân bằng. Giản dịch tức là tất cả các sự vật phức tạp trên thế giới có thể dùng những phù hiệu đơn giản để khái quát. Phát triển biến hóa, không cân bằng là tuyệt đối, là vĩnh hằng. Cân bằng là tương đối, là tạm thời.
Kinh Dịch có tác dụng gì?
Kinh Dịch là bảo điển giải khai mật mã vũ trụ, hạnh phúc nhân sinh.
Chìa khóa vàng thứ 1 là “âm dương”, bất kỳ sự việc nào trên thế giới, cân bằng âm dương đạt được hài hòa, hài hòa thì có thể phát triển, tiến bộ.
Chìa khóa vàng thứ 2 là “ngũ hành”, vạn sự vạn vật đều không rời xa cái bóng của ngũ hành, mệnh lý học và vị lý học của phong thủy đều từ nó mà sinh ra.
Chìa khóa vàng thứ 3 là “bát quái”, bát quái phát triển thành “Văn Vương 64 quẻ”. Nó cho chúng ta biết 64 mật mã của vũ trụ, đại thiên thế giới cũng không ngoài mật mã này.
Nguồn gốc Kinh dịch đến từ đâu?Đây là câu hỏi mà rất nhiều học giả đã đưa ra khi nghiên cứu Kinh Dịch, rất nhiều công trình nghiên cứu đã viết về vấn đề này. Mỗi công trình đều cố đưa ra những luận cứ, diễn giải thuyết phục để chứng minh rằng Kinh Dịch là thuộc về quốc gia nào?
Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Theo sự hiểu biết của người viết, Kinh Dịch bắt đầu xuất hiện trước tất cả các nền văn minh trên Trái Đất này.
Nó là một di sản vỡ vụn của một nền văn minh cao cấp cổ xưa, và rải rác khắp nơi trên thế giới còn sót lại sau một thảm họa hủy diệt. Người Maya, người Ai Cập cổ đại, người Khmer, Ấn Độ cổ cũng đều có những phần tri thức tương tự như Kinh Dịch.
Người Trung Hoa và Việt Nam may mắn có được nhiều mảnh vụn hơn và may mắn nhất là Trung Hoa đã sinh ra một Khổng Tử và Chu Công để san định và chú giải Kinh Dịch có hệ thống, nên người ta mới luôn nghĩ rằng Trung Hoa là cái nôi của Kinh Dịch.
Tư liệu lịch sửTừ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.
Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy.
Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di.
Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.
Đánh giá từ các nhà nghiên cứuTrong vòng 60 năm trở lại đây một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã trực giác thấy rằng Kinh Dịch là tài sản của Việt Nam nhưng khi nói như thế họ vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết nên vẫn thừa nhận Phục Hy là nhân vật sáng tạo Kinh Dịch. Cho nên không tránh được mâu thuẫn.
Tuy nhiên, theo Wikipedia có viết tổ của đại tộc Bách Việt chính là Phục Hy. Vậy nên sự tồn tại và xuất hiện ở Việt Nam là điều dễ hiểu.
Ngày nay chúng ta có đầy đủ chứng lý để nói ngay rằng Kinh Dịch là sản phẩm của Việt Nam, do chính tổ tiên người Việt sáng tạo, trên chính quê hương Việt Nam với nhiều bằng chứng vật thể còn lưu dấu trên đồ gốm Phùng Nguyên, đồ đồng Đông Sơn. Phục Hy, Văn Vương chưa từng làm ra Dịch.
Kinh Dịch có phải dùng để bói mệnh, xem phong thủy?Kinh Dịch thật sự chính là một cỗ máy khổng lồ mô phỏng lại tất cả các dạng thức hoạt động và sự sống của vũ trụ, thời gian và không gian. Ví dụ gần nhất chính là các siêu máy tính lượng tử chuyên dùng để nghiên cứu và tính toán sự giãn nở của hệ ngân hà chúng ta.
Để có thể mô phỏng thì nó phải có cơ chế tính toán, vì thế trong Kinh Dịch có một phần có thể coi là “toán học”, hay chính xác hơn là “toán học vũ trụ” – một cơ chế tính toán hoàn hảo có thể tính hết mọi thứ từ quá khứ đến tương lai. Nhỏ thì có thể tính được số mệnh một người, lớn thì có thể thấy được vận mệnh của một quốc gia từ vài chục cho đến hàng ngàn năm sau. Biểu hiện đơn giản nhất của nó chỉ có 64 quẻ, nhưng lại bao hàm từ sinh mệnh của con người, vạn vật cho đến cả thiên thể vũ trụ.
Các sách kinh dịch nổi bật:
Kinh dịch trọn bộ – Ngô Tất Tố
Chu Dịch Vạn Xuân – Người Mới Và Kỷ Nguyên Mới
Ứng Dụng 64 Quẻ Kinh Dịch Trong Dự Báo, Dự Đoán
Sổ Tay Kinh Dịch
Dịch Kinh Tường Giải (Di Cảo): Quyển Thượng
Kinh Dịch Diễn Giải Và Diễn Ca
Nhân Mệnh Trong Kinh Dịch
Bí Ẩn Trên Bàn Tay
Dịch Lý Và Con Người
Thuật Số Chu Dịch
Cập nhật thông tin chi tiết về Tử Vi Là Gì? Nguồn Gốc Của Tử Vi Được Xuất Phát Từ Đâu? trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!