Bạn đang xem bài viết Tuổi Kim Lâu Có Thực Sự Đáng Sợ Như Điều Các Cặp Đôi Lo Lắng? được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Lấy vợ xem tuổi đàn bà, xây nhà xem tuổi đàn ông”. Câu nói này ngụ ý về việc những việc quan trọng trong cuộc đời nam nữ đều có một cơ sở để dựa vào mà tính toán và xem bói cho chính xác nhất.
Theo câu nói trên, thì việc lấy vợ gả chồng chắc chắn là phải được dựa trên tuổi và năm sinh của người con gái để tìm ra một ngày tháng thích hợp nhất, đẹp nhất để tổ chức. Chứ không thể lấy tuổi người con trai ra để mà xem xét được.
Và với tuổi của người con gái khi tìm hiểu để quyết định ngày kết hôn đón dâu cũng phải căn cứ vào nhiều điều : năm sinh, tháng xung tháng hợp, năm tuổi..
Có những năm tháng mà xung với tuổi của cô dâu thì cũng không thể lựa chọn được, và cũng có những điều cấm kị đối với việc tổ chức đám cưới, các cụ từ xưa gọi đó là tuổi Kim lâu?
“1,3,6,8 ,Kim lâu, dựng nhà lấy vợ tậu trâu thì đừng”. Đây là câu ví rõ nhất cho cái tuổi Kim lâu mà các cụ từ xưa đến nay vẫn luôn muốn tránh làm việc lớn. Vậy Kim lâu rốt cuộc là gì? Nó có thực sự đáng sợ như điều các cặp đôi lo lắng?
“Kim lâu” thực chất là tên gọi cho một số tuổi của cô dâu mà theo người phương Đông từ xưa quan niệm cần phải tránh, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hạnh phúc của bản thân người đó.
Những tuổi mà cô dâu được coi là phạm vào tuổi Kim lâu là có đuôi : 1,3,6,8. ( ví dụ cô dâu vào năm 26 tuổi thì sẽ không được kết hôn).
Với suy nghĩ là nếu cô gái nào đó cưới phạm vào năm tuổi Kim lâu, thì đầu tiên sẽ là bản thân cô gái đó có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, sau đó là ảnh hưởng không tốt đến con cái, và cuối cùng là không may mắn cho cả gia súc cây trồng.
Ngoài ra, còn có những quan niệm từ thời phong kiến về tuổi Kim lâu này, theo chữ Hán thì “kim” – là vàng, ” lâu” – là nhà. Vậy “kim lâu” tức là nhà vàng, lầu vàng. Và điều này chỉ phù hợp với con gái vua chúa quý tộc, xuất thân cao sang nếu kết hôn với nhau.
Còn với người dân thường nếu tổ chức kết hôn vào những tuổi này thì sẽ bị quan trên đánh giá là muốn đổi vận, tranh cướp chức quyền, nên những gia đình dân thường đó sau khi kết hôn sẽ bị cướp hết vàng bạc trang sức.
Đó cũng được coi là lí do mà các cụ từ xưa luôn quan niệm” con gái phải tránh lấy chồng năm tuổi Kim lâu”, nếu muốn được sống yên ổn.
II. Cách tính tuổi Kim lâu như thế nào?
Từ xưa đến nay, mọi người luôn truyền nhau cách tính tuổi Kim lâu chính là tuổi của người con gái có dự định kết hôn, cộng thêm cả tuổi mụ. Nếu hàng đơn vị của tuổi cô gái đó rơi vào các sô : 1,3,6,8 thì tức là đã phạm tuổi Kim lâu.
Dư 1 là phạm Kim Lâu Thân : đen đủi cho bản thân người chủ.
Dư 3 là phạm Kim Lâu Thê : đen đủi cho vợ người chủ.
Dư 6 là phạm Kim Lâu Tử : đen đủi cho con người chủ.
Dư 8 là phạm Kim Lâu Súc : đen đủi cho vật nuôi trong nhà.
Có thể thấy, dù tính theo cách nào thì các con số trong số tuổi cần tránh ở hàng đơn vị là 1,3,6,8. Cụ thể là nếu tính tuổi kết hôn thì các bạn nữ cần tránh những tuổi sau đây : 18,21,23,26,28,31,33,36,38,41,43,46,48,51,53,56,58…
III. Tuổi Kim lâu có thực sự đáng lo và không có cách hóa giải?
Theo những điều kém may mắn mà chúng ta vừa đọc ở trên về tuổi Kim Lâu, quả thực việc các cô gái tránh những năm tuổi này và không kết hôn là cần thiết, vì quan niệm ” có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Và bản thân chúng ta là người dương, chẳng thế biết trước được những vấn đề thuộc vào phạm vi tâm linh. Bên cạnh đó việc dựng vợ gả chồng là việc cả đời, nếu các cụ từ xưa đã đưa ra yêu cầu như thế, tốt nhất là nên tránh để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của mình. Hay ít ra trong lòng sẽ cảm thấy yên ổn nhẹ nhõm hơn.
Tuy nhiên, không phải cô dâu nào cũng có thể vô tư thoải mái mà tránh năm tuổi Kim lâu ấy được. Có rất nhiều lí do và hoàn cảnh bắt buộc trong năm Kim lâu ấy, họ vẫn phải kết hôn. Nhưng tâm lý vẫn là muốn tránh né được tối đa vận xui, nên họ sẽ tìm những cách hóa giải hoặc làm nhẹ bớt năm tuổi ấy đi.
IV. Vậy cách hóa giải tuổi Kim lâu là gì?
Mình sẽ trả lời giúp các bạn câu hỏi này.
Cách “mượn tuổi” này tức là thay vì dùng tuổi của người chủ thực sự để làm các nghi lễ động thổ, lấy xe.. họ sẽ nhờ người có tuổi đẹp của năm đó để đứng tên và tuổi hộ. Việc này sẽ giúp những người tuổi Kim Lâu tránh được vận xui mang lại cho mình.
– Với con gái khi bắt buộc phải làm đám cưới năm Kim Lâu, thì sẽ có hai cách :
Một là, cô dâu ấy sẽ phải “rước râu hai lần”, theo ý nghĩa là tránh đứt gánh giữa đường trong cuộc hôn nhân ấy.
Hai là, sẽ chọn ngày cưới sau ngày sinh nhật cô dâu hoặc ngày Đông chí ( những ngày cuối của tháng 12 âm lịch) – theo quan niệm tâm linh thì khi bước qua những ngày này tức là đã hết tuổi Kim lâu.
Kì thực, để trả lời câu hỏi ” Kim lâu có thực sự đáng lo?” rất khó. Vì những quan niệm và yếu tố rủi ro mà các cụ nói về tuổi Kim lâu này cũng đều là do dân gian lưu truyền lại, và chưa hề có một ai chứng minh được việc đúng sai của vấn đề này.
Chỉ là người Việt Nam ta luôn sống và có đặt nặng vấn đề âm – dương, nên bản thân mỗi người luôn muốn “kiêng” và “thờ” thật cẩn thận. Mặc dù có thể miệng nói là không tin đấy, nhưng khi làm việc lớn lại vẫn luôn đi xem xét và tính toán kĩ càng.
Hiện nay, đa số các bạn trẻ đã có sự du nhập về quan niệm chọn ngày cưới và suy nghĩ của phương tây. Cũng như họ không quá quan trọng ngày tổ chức đám cưới bằng việc hai con người bước vào cuộc sống hôn nhân đối xử yêu thương nhau như thế nào? Đó mới là cái họ quan tâm nhất!
Ta có thể nghĩ thoáng ra thế này, Kim lâu thực ra cũng chẳng phải là trở ngại hay điều gì quá đáng ngại. Nếu những cặp đôi cưới vào những năm tuổi này thì hãy coi đó là sự thử thách và phép thử cho cuộc hôn nhân của họ. Nếu cả hai cùng ” thuận vợ thuận chồng”, yêu thương nhau thực sự thì mọi thứ trở ngại hay khó khăn đều chẳng là vấn đề nữa rồi, không phải sao?
Hi vọng qua bài viết mà ảnh viện áo cưới Ely Wedding chia sẻ các cặp đôi có thể hiểu được điều gì mới thực sự là ” kim chỉ nan” trong cuộc sống vợ chồng.
Trân trọng!
Kim Lâu Là Gì? Cách Tính Tuổi Kim Lâu Như Thế Nào?
Kim Lâu là gì, có cách tính như thế nào? Tuổi Kim Lâu có thực sự đáng sợ đến mức phải tránh đi như vậy hay không? Nếu có thì cách hóa giải của nó là gì?
“Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Con gái lấy chồng theo quan niệm dân gian không được tổ chức cưới vào năm tuổi Kim Lâu. Vậy tuổi Kim Lâu là gì, quan niệm này từ đâu mà có, nó có thực sự chính xác hay không?
Theo phong tục cưới hỏi của Việt Nam, khi quyết định chuyện hôn nhân, hai bên gia đình sẽ tùy theo tuổi người con gái mà lựa chọn năm để tổ chức đám cưới. Có tuổi được xem là đẹp để kết hôn, có tuổi lại bị cho là phải kiêng kị, tránh phạm phải.
“1, 3, 6, 8 Kim Lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng”. Các cụ từ xa xưa đã đúc kết nên câu nói này từ bao đời nay. Dựng vợ gả chồng là chuyện cả đời người, càng phải cân nhắc kĩ lưỡng. Theo quan niệm dân gian, con gái đến tuổi Kim Lâu thì nên tránh chuyện ăn hỏi, cưới xin.
Vậy tại sao lại có quan niệm như vậy? Kim Lâu là gì, có cách tính như thế nào? Tuổi Kim Lâu có thực sự đáng sợ đến mức phải tránh đi như vậy hay không? Nếu có thì cách hóa giải của nó là gì? Hôm nay, SKVTY sẽ giải đáp hết các câu hỏi trên, hy vọng giúp được độc giả phần nào khi bàn tính chuyện trăm năm hạnh phúc.
1. Kim Lâu là gì?
Tuổi Kim Lâu ban đầu được khoa học cổ Phương Đông tổng kết để phục vụ cho chuyện lứa đôi, cưới xin thế nào cho hạnh phúc bền lâu.
Người ta cho rằng, nếu kết hôn vào tuổi Kim Lâu thì sẽ có hại đến bản thân mình trước tiên, sau đó là ảnh hưởng đến nửa kia và con cái của mình, có hại cho cây trồng vật nuôi trong nhà.
Dân gian cho rằng Kim Lâu gồm có:
1. Kim Lâu Thân: kị bản thân mình. 2. Kim Lâu Thê: kị vợ. 3. Kim Lâu Tử: kị con. 4. Kim Lâu Súc: kị chăn nuôi gia súc. Với người không theo nghề chăn nuôi thì vẫn có thể làm nhà vào năm này.
Cũng có nhiều cách hiểu khác về tuổi Kim Lâu và quan niệm tránh kết hôn vào tuổi này. Người ta cho rằng Kim Lâu đơn giản được hiểu là nhà vàng, lầu vàng (Kim là vàng, Lâu là nhà).
Trước đây con gái vua chúa, quý tộc khi kết hôn sẽ chọn tổ chức cưới vào tuổi Kim Lâu, ý nghĩa là cuộc sống sau này sẽ giàu sang sung túc, được ở lầu vàng điện ngọc.
Ngược lại, con nhà thường dân bị ép không được cưới xin vào tuổi này vì giới quý tộc lo sợ họ sẽ đổi vận, lên làm vua quan và cướp mất tài sản của mình.
Lâu dần, suy nghĩ này ăn sâu vào quan niệm dân gian, biến mất ý nghĩa ban đầu và trở thành mặc định “Con gái lấy chồng phải tránh tuổi Kim Lâu”.
2. Cách tính tuổi Kim Lâu
Tuổi Kim Lâu dựng vợ gả chồng
“1, 3, 6, 8 Kim Lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng!” Theo các cụ truyền lại, tính tuổi cưới phải xem tuổi mụ của người con gái và tuổi Kim Lâu cần tránh là các tuổi có số hàng đơn vị là 1, 3, 6 và 8. Cách tính này được truyền miệng từ đời này sang đời khác và được áp dụng trong hầu hết các đám cưới ở Việt Nam.
Dân gian còn có một cách tính khác, đó là lấy các con số trong tuổi mụ của người con gái cộng lại với nhau cho đến khi ra số cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng 9. Kết quả cuối cùng không phải là 1, 3, 6 hoặc 8 thì tức là không phạm Kim Lâu.
Ví dụ, người con gái sinh năm 1990, năm 2017 tuổi mụ là 28, lấy 2 + 8 = 10, 1 + 0 = 1. Với cách tính như trong sách Thông Thư, nếu lấy 28 : 9 = 3, dư 1. Cả hai cách tính đều cho ra kết quả năm tuổi mụ 28 là tuổi Kim Lâu.
Theo sách Thông Thư của Trung Hoa cổ đại thì làm nhà hay dựng vợ gả chồng nên tránh tuổi Kim Lâu, Hoang Ốc và Tam Tai. Tuổi Kim Lâu ở đây được tính theo tuổi mụ của người trụ cột trong nhà.
Cách tính tuổi Kim Lâu được đề cập đến trong sách này cụ thể như sau:
Lấy tuổi mụ của người trụ cột trong gia đình chia hết cho 9 và xem kết quả:
1. Nếu dư 1 thì phạm Kim Lâu Thân: Tai họa cho bản thân người chủ. 2. Nếu dư 3 thì phạm Kim Lâu Thê: Tai họa cho vợ của người chủ. 3. Nếu dư 6 thì phạm Kim Lâu Tử: Tai họa cho con của người chủ. 4. Nếu dư 8 là Phạm Kim Lâu Súc (Kim Lâu lục súc): Tai họa cho vật nuôi trong nhà (Hao tiền tốn của). 5. Nếu chia hết hoặc có các số dư khác ngoài 1, 3, 6, 8 thì tốt, không phạm Kim Lâu, là tuổi đẹp để làm nhà hoặc kết hôn.
Tóm lại, các tuổi Kim Lâu cần tránh ở đây là: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Tuổi Kim Lâu cất nhà dựng cửa
Ngoài ra, người ta cũng tính tuổi Kim Lâu dựa vào Hậu thiên bát quái và Bản đồ Lạc thư cửu cung theo nguyên lý Dịch học. Cách tính này có thể nhẩm ra theo các đốt trên bàn tay, dùng để tính tuổi xây nhà.
Nếu tuổi thuộc 5 cung Khảm, Ly, Chấn, Đoài và Trung cung thì thuận cho việc xây nhà. Nếu phạm 4 cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn thì kiêng kị chuyện xây dựng nhà cửa.
Cách tính cụ thể như sau:
10 tuổi khởi tại cung Khôn. 20 tuổi khởi tại cung Đoài. 30 tuổi khởi tại cung Càn. 40 tuổi khởi tại cung Khảm. 50 tuổi khởi tại Trung cung. 60 tuổi khởi tại cung Cấn. 70 tuổi khởi tại cung Chấn. 80 tuổi khởi tại cung Tốn. 90 tuổi khởi tại cung Ly.
Theo quy luật chuyển cung Bát quái thuận theo chiều kim đồng hồ, cứ cách một cung phạm Kim Lâu thì một cung không phạm. Riêng đến tuổi 50 thì phải nhập Trung cung do quy tắc Ngũ thập nhập Trung cung.
Như vậy, ta có người 28 tuổi âm lịch, muốn xem có thuận để làm nhà hay không thì tính như sau. 20 tuổi khởi từ cung Đoài, theo chiều kim đồng hồ đi từ Đoài đến Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và kết thúc ở Đoài là 28 tuổi. Kết luận: người này làm nhà vào năm 28 tuổi âm thì được.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu người chủ/chồng của gia đình đó không còn thì lấy tuổi con trai, không có con trai thì lấy tuổi vợ để tính thời điểm xây nhà.
3. Cách hóa giải hạn Kim Lâu
Theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian, gặp năm Kim Lâu thì chớ bàn chuyện dựng nhà hay cưới gả. Song để giải tỏa tâm lý cho gia chủ và linh hoạt hơn trong xử lý những chuyện đại sự cả đời, cũng có rất nhiều cách để hóa giải hạn Kim Lâu. Ví dụ như làm nhà gặp Kim Lâu thì gia chủ có thể “mượn tuổi”, tức nhờ người khác không phạm vận hạn gì đứng ra thực hiện cho.
Với chuyện cưới xin, dân gian có lệ “xin dâu hai lần” để hóa giải hạn “đứt gánh giữa đường”. Cũng có nơi chọn ngày cưới sau ngày Đông chí hoặc ngày sinh nhật của cô dâu, coi như khi đó là cô dâu đã sang tuổi mới, hết hạn Kim Lâu.
4. Tại sao trong năm Kim Lâu kiêng kị cưới hỏi? Kim Lâu có thực sự đáng sợ như vậy không?
Kim Lâu là gì mà con gái phạm tuổi này thì không nên lấy chồng? Như đã nói ở trên, người xưa quan niệm rằng nếu cưới xin phạm tuổi Kim Lâu thì chẳng những hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người mình kết hôn, con cái hay gia súc (tức tiền của trong nhà).
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chuyện cả đời người nên chẳng ai dám phạm phải, lỡ có chuyện gì không may thì hối cũng không kịp.
Do đó mà mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh nhưng qua nhiều lời các cụ xưa kể lại, con cháu cũng chẳng dám trái lời mà phạm phải tai ương.
Thường thì người miền Bắc hay xem trọng Kim Lâu hơn khi xem ngày cưới. Mà cách tính Kim Lâu của các miền thì không hoàn toàn giống nhau nên nếu đám cưới giữa hai miền mà không có sự thỏa thuận giữa hai gia đình thì dễ xảy ra xung đột.
Theo nhiều nguồn sách vở thì thực ra Kim Lâu là cách tính được áp dụng cho việc xây cất nhà cửa chứ không hẳn cho việc dựng vợ gả chồng.
Cũng có ý kiến cho rằng, Kim Lâu trong việc cưới xin không quan trọng bằng việc chọn được ngày giờ tốt, hợp tuổi hai vợ chồng mà không phạm Tam Tai.
Cũng không rõ những quan điểm, cách nghĩ trên là do thời hiện đại, người ta muốn giảm bớt mức độ nghiêm trọng cho Kim Lâu mà nhiều cách hóa giải được đưa ra và được đông đảo mọi người hưởng ứng. Bởi dù sao thì cả quan niệm Kim Lâu và những cách hóa giải trên theo cơ sở khoa học thì chưa chắc đã hợp lý.
Suy cho cùng thì cưới xin là việc trọng đại cả đời, sự cẩn trọng trong việc định ngày luôn là điều cần thiết với mong muốn đôi trẻ nên duyên lành, được trời tác thành hợp ý, gặp nhiều điều may mắn, được hưởng hạnh phúc bền lâu.
Dù lựa chọn theo cách nào thì vẫn cần có sự chia sẻ, bàn bạc và đồng thuận giữa hai bên gia đình để tránh những hệ lụy không hay về sau này. Định ngày kết hôn không chỉ nên căn cứ theo sách vở hay chăm chăm làm theo lời thầy phán mà cũng nên xem xét đến các yếu tố khác cũng như điều kiện thực tế cho phép.
Có người nói vui rằng, Kim Lâu không bằng ế lâu, “so bó đũa chọn cột cờ”, không tránh được tuổi xấu thì chọn ngày giờ không tương khắc. Dù sao đi chăng nữa, đó chỉ là bước đầu khi đôi trẻ chuẩn bị bước chân vào cuộc sống mới. Gia đình hạnh phúc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần sự yêu thương san sẻ giữa hai vợ chồng. Đừng để Kim Lâu biến chuyện vui thành nỗi bất hạnh.
Nhìn ở một góc độ khác thì chuyện Kim Lâu không phải là trở ngại không thể vượt qua cho các cặp đôi khi chuẩn bị làm lễ cưới. Có thể coi nó đơn giản như một phép thử cho tình yêu, cho sự linh hoạt, khéo léo trong cách vận dụng để đối nhân xử thế cũng như sự cảm thông, chia sẻ và hòa hợp giữa hai người. “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”, mong rằng những người yêu nhau hiểu được điều này và giữ hạnh phúc gia đình mãi mãi bền lâu.
An An/LNT!
Kim Lâu Là Gì? Tuổi Kim Lâu Có Cưới Được Không?
Khi làm một công việc trọng đại, các cụ ngày xưa thường tính rất kỹ về ngày lành tháng tốt, năm thuận lợi với mong muốn loại bỏ tai ương, tìm kiếm vận may cho gia đình. Bên cạnh việc lựa chọn ngày lành tháng tốt, việc chọn tuổi để tính toán xem tuổi đó có phù hợp với việc cưới hỏi hay xây nhà cũng rất quan trọng. Nếu như tuổi đó phạm phải Kim lâu thì hầu hết mọi người sẽ tránh đi.
Một quan niệm khác ở Phương Đông cho rằng: Nếu phụ nữ kết hôn vào tuổi kim lâu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà sẽ ảnh hưởng nhiều đến chồng con. Nếu như đen đủi hơn thì sẽ ảnh hưởng đến cả vật nuôi, cây cối trong nhà và làm cho gia đình không phất lên được.
Tuy nhiên cũng có quan niệm cho rằng tuổi Kim lâu là tuổi rất đẹp để cưới xin vì Kim là Vàng, Lâu là nhà. Hiểu đơn giản hơn sẽ là nhà vàng. Vì vậy, con cái của vua chúa thời xưa sẽ chọn tuổi này để cưới hỏi, mong muốn mang đến sự giàu sang, sung túc đến cuối đời. Ngược lại, nếu là dân thường khi cưới hỏi vào tuổi Kim lâu sẽ bị coi là cướp đoạt châu báu, vinh hoa của nhà vua. Chính vì thế, mỗi khi mỗi khi cưới, người con gái phải tránh tuổi Kim Lâu.
Vậy Kim lâu là gì? Kim Lâu là những năm xấu, gây bất lợi cho những mưu tính công việc, đặc biệt là những việc trọng đại như cưới hỏi, xây dựng nhà cửa hay làm ăn… Nếu như cố tình làm những công việc trọng đại trong tuổi Kim lâu thì sẽ liên tiếp gặp những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Tuy nhiên, Kim lâu là hạn có thể tránh nếu bạn biết cách tính tuổi để tránh tuổi phạm Kim lâu nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Kim lâu thân: Kị chính bản thân mình
Kim lâu thê: Kị vợ
Kim lâu tử: Kị con
Kim lâu súc: Kị chăn nuôi gia súc (Những người không chăn nuôi gia súc thì vẫn có thể làm nhà vào năm này)
Khi đã biết Kim lâu là gì thì chúng ta cần phải biết đến cách tính tuổi Kim lâu. Tuổi Kim lâu được tính như sau:
Lấy tuổi mụ của người trụ cột chính trong gia đình rồi chia hết cho 9, sau đó xem kết quả và tính tiếp như sau:
– Nếu dư một thì phạm phải Kim lâu thân: Tai họa này sẽ gây ra cho bản thân người trụ cột gia đình
– Nếu dư 8 thì phạm phải Kim lâu súc: Tai họa đến vật nuôi trong gia đình (hao tổn tiền bạc, của cải)
– Nếu choa hết hoặc có các số dư khác ngoài những số kể trên thì là tuổi tốt, không phạm Kim lâu. Đây sẽ là những tuổi đẹp để cưới hỏi, xây nhà và làm những việc trọng đại khác.
Nhiều người thường hay thắc mắc Kim lâu có tính tuổi mụ không? Câu trả lời là có. Hạn Kim lâu sẽ bắt đầu tính từ tuổi mụ của gia chủ.
Như đã nói ở trên, khi gặp tuổi hạn Kim lâu thì nên tránh cưới hỏi, xây dựng và làm những công việc trọng đại. Theo nhiều nguồn sách vở để lại thì Kim lâu không hẳn là cách tính để áp dụng cho việc cưới xin mà là cho việc cất đất xây dựng nhà cửa. Mặt khác, có nhiều nguồn thông tin khác lại cho rằng cưới hỏi quan trọng nhất là chọn ngày cưới tốt, hợp với cả tuổi vợ chồng, không phạm Tam tai, còm Kim lâu không quan trọng.
Cưới xin là việc trọng đại, vì thế cần sự cẩn trọng trọng việc định ngày. Đây là điều cần thiết mặc dù quan niệm của mỗi gia đình, mỗi vùng miền khác nhau.
Nếu người phạm Kim lâu là nữ mà không thể dời sang năm khác thì bạn có thể áp dụng cách sau đây:
– Cưới 2 lần, xin dâu 2 lần: Việc làm này sẽ giúp bạn hóa giải được việc đứt gánh giữa đường, hóa giải những điều không tốt gây ra việc bất hòa trong các mối quan hệ hôn nhân.
– Chờ qua ngày đông chí: Nếu năm đó là năm xấu, không được tuổi cưới hỏi thì bạn có thể chờ qua ngày đông chí. Đó là ngày Vô sư vô sách – quỷ thần bất trách, có thể tiến hành hôn lễ, cưới hỏi.
– Nếu nữ chủ phạm Kim lâu thì hãy chờ qua sinh nhật âm của năm đó.
Hoang ốc là gì? Cách tính hoang ốc và Hạn hoang ốc bạn nên biết Các hóa giải hướng nhà xấu (Ngũ Qủy, Tuyệt Mệnh, Họa Hại) đơn giản
Đôi Mắt Ốc Nhồi Có Thực Sự Là Tướng Vũ Phu, Sát Chồng?
Theo Nhân tướng học, mắt là bộ phận có chức năng quan sát. Bởi vậy, Đôi mắt thể hiện nhân sinh quan, cách nhìn cuộc sống của một người. Đi sâu hơn, độ nông sâu của mắt thể hiện mức độ cảm xúc, suy nghĩ của một người trong cuộc sống.
Ta vẫn thường nghe câu ca dao:
“Những người con mắt ốc lồi, Trai thời đánh vợ, gái thời sát phu”
Cùng với nhận định của người xưa về gò má cao ở phụ nữ, con mắt ốc lồi cũng là một đặc điểm được các cụ cho rằng thuộc vào “tướng xấu”, tướng sát phu.
Tuy nhiên, theo Nhân tướng học dưới góc nhìn của SEE, những người sở hữu đôi mắt ốc nhồi thường là những người rất dễ bộc lộ cảm xúc. Họ rất khó để che giấu cảm xúc của mình, thậm chí đôi khi còn có xu hướng làm phóng đại, nổi bật điều đó.
Khi bắt gặp một tình huống đặc biệt nào đó, những người có đặc điểm này thể hiện cảm xúc và quan điểm cá nhân gần như ngay lập tức, và cách thể hiện cũng vô cùng mạnh mẽ, mãnh liệt.
Những người nam đôi mắt ốc nhồi khi gặp chuyện không vừa ý thường khó giữ được bình tĩnh, điềm đạm. Họ thường có xu hướng “nổi trận lôi đình” và khiến cho đối phương sợ hãi.
Những người nữ có đôi mắt ốc nhồi thường dễ xúc động, dễ vui, buồn trước một sự việc nào đó.
Tuy nhiên, họ lại chính là những người dễ bị tổn thương do cảm xúc của họ thường bị đẩy lên cao trào. Khi cơn nóng giận qua đi, họ mới chính là người cần sự an ủi, cần sự sẻ chia và thấu hiểu. Họ trở nên yếu đuối hơn bao giờ hết.
Có lẽ vậy, đặc điểm đôi mắt ốc lồi khiến người sở hữu nó đôi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong chuyện tình cảm. Việc không kìm chế được cảm xúc của mình nhưng lại có một tâm hồn mỏng manh dễ vỡ khiến cho họ rất khó để có thể tìm thấy một người phù hợp. Nửa kia của “đôi mắt ốc nhồi” phải đủ bao dung để chịu đựng sự nổi nóng và đủ tinh tế để bao bọc sự tổn thương.
Chính bởi vậy mà đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến xưa, khi mà “gia quy”, đạo nghĩa phu thê, tư tưởng “một điều nhịn chín điều lành”,… được đề cao giúp gia đình êm ấm, thì những người có đôi mắt ốc nhồi thường không được đánh giá là đối tượng lý tưởng để kết hôn.
Ngày nay, khi xã hội đã phát triển hơn, cái tôi của mỗi người được đề cao hơn, thì cái nhìn dành cho những người có đôi mắt lồi liệu có cởi mở hơn? Và những người sở hữu đặc điểm này liệu có thể xây dựng được cho mình những mối quan hệ tốt đẹp.
Có lẽ, mỗi ngườ i khi nhận định, phán đoán về ai đó, cần phải hiểu rõ gốc rễ, căn nguyên của vấn đề và đặt vào hoàn cảnh, thời kỳ cụ thể thì mới có thể đưa ra những nhận định chính xác nhất.
Đội ngũ SEE
Cập nhật thông tin chi tiết về Tuổi Kim Lâu Có Thực Sự Đáng Sợ Như Điều Các Cặp Đôi Lo Lắng? trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!