Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Và Cách Thỉnh Phật Bà Quan Âm Về Nhà Đúng Chuẩn được cập nhật mới nhất trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phật bà Quan Âm được xem là người có sức mạnh và thần lực cao nhất trong các vị Bồ Tát, có dân gian thường nói bà chỉ đứng sau Phật tổ. Đối với người Việt cũng như các nước Châu Á hình tượng Quan Âm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo dân gian, phong thủy và tín ngưỡng thờ cúng Phật, Quân Âm là vị Bồ Tát mang đến bình an, phổ độ chúng sinh. Tại bài viết sau đây cửa hàng gốm sứ đại việt sẽ cung cấp cách thỉnh Phật bà Quan âm về nhà thờ cúng đến quý vị và các bạn.
Cách thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà thờ tại gia
Phật bà Quan Âm hay còn được biết đến với các tên gọi như Quan Thế Âm Bồ Tát, Quán Âm, Bồ Tát Quán Thế Âm, Quán Thế Âm,… Đây là vị Bồ Tát được người dân các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,… tôn sùng, thờ phụng. Quan Âm nổi tiếng với việc phù độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn, được tạc tượng, thờ phụng trang trọng tại các ngôi chùa cũng như gia đình tại Châu Á. Tại Việt Nam có rất nhiều gia đình thờ phụng tượng Quan Âm nhầm cầu xin may mắn, bình an, sức khỏe và an yên.
Có nhiều câu chuyện và truyền thuyết kể về nguồn gốc của Phật bà Quan Âm. Trong đó người xưa kể lại rằng Quan Âm là công chúa của một nước nhưng vẫn nhất tâm tu hành. Vua cha tức giận đã mang nàng công chúa ra chém đầu, Diêm vương nhốt nàng trong ngục tối, nhưng nàng lại biến nhà tù thành nơi tu tịnh. Nàng luôn giúp đỡ mọi người, sau đó được Diêm vương hồi sinh, tu hành tại núi Phổ đà, bà tiếp tục phổ độ chúng sinh cứu vớt ngư dân, phụ nữ, trẻ em. Cũng chính vì vậy mà nhiều gia đình tại Việt Nam tôn thờ Quan Âm.
Thờ cúng Phật cũng như Quan Âm trở thành phong tục tín ngưỡng được nhiều người Việt lựa chọn. Tuy nhiên trước khi thực hiện thờ cúng, thờ phụng tượng Quan Âm tại nhà gia chủ cần lưu ý thực hiện nghi lễ thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà. Cụ thể gia chủ nên chuẩn bị trước các vật phẩm sau đây:
Tiến khi tiến hành thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà gia chủ cần chuẩn bị trước bàn thờ để bà ngự. Bàn thờ cần có các vật phẩm cơ bản như hoa tươi, bát hương, kỷ chén,…. Bàn thờ Phật phải được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất của gia đình, phải đặt cao hơn bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần linh. Bởi theo tín ngưỡng tâm linh thì Phật là đấng bề trên.
Gia chủ lựa chọn tượng Phật bà Quan Âm có kích thước phù hợp với bàn thờ nhà mình. Nên lựa chọn các cơ sở sản xuất, cung cấp tượng Phật uy tín chất lượng. Gia chủ có thể chọn tượng làm từ các chất liệu khác như như: Gỗ, đồng, đá,… tuy nhiên tốt nhất vẫn nên chọn tượng Phật Quan Âm bằng sứ cao cấp.
Đối với các vật phẩm phong thủy như Tượng Quan Âm gia chủ nên thực hiện nghi lễ khai quang điểm nhãn trước khi tiến hành thờ cúng. Đây là thủ tục giúp bức tượng vô tri, vô giác trở nên có hồn phách, linh khí và phát huy được hết công dụng của mình. Gia chủ nên mang tượng lên chùa để được các sư thầy khai quang, làm phép, tụng kinh. Hoặc gia chủ có thể mời thầy về làm lễ tại nhà.
Sau khi đã tiến hành nghi lễ khai quang điểm nhãn, tượng Phật bà Quan Âm gia chủ có thể chọn ngày lành tháng tốt, giờ Hoàng đạo để an vị bà trên bàn thờ đã được chuẩn vị sẵn. Vị Gia chủ tiến hành thắp nhang thờ cúng, dâng lễ vật, giữ cho bàn thờ Phật bà luôn được sạch sẽ, thanh tịnh. Hàng ngày nên thắp hương vào lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ. Vào các ngày lễ, Tết, ngày rằm, mùng 1, nên dâng hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, cỗ chay lên Bồ Tát.
Văn khấn thỉnh Phật bà Quan Âm chuẩn
Chọn ngày lành tháng tốt để thỉnh Phật bà Quan Âm
Người Việt có thói quen xem ngày và chọn ngày lành tháng tốt trước khi làm bất cứ một công việc hệ trọng nào. Đây là một phong tục tín ngưỡng tâm linh được người Việt truyền từ đời này sang đời khác. Việc chọn ngày nhằm cầu mong chọn được ngày đẹp, mọi việc tiến hành trong ngày hôm đó được thuận lợi. Đối với việc thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà các gia đình cũng cần lưu ý lựa chọn ngày đẹp nhằm mang đến may mắn và suôn sẻ.
Để chọn được ngày tốt gia chủ có thể tìm các thầy phong thủy, thầy xem ngày, thầy bói hay các vị thầy sư để tham khảo ý kiến. Hoặc gia chủ có thể dựa vào tuổi, cung mệnh, tử vi để lựa chọn được ngày tốt. Sau khi thỉnh Phật bà về gia chủ còn cần lưu ý lựa chọn ngày tốt để thực hiện nghi lễ khai quang điểm nhãn. Trong tháng thường sẽ những ngày tốt có thể thực hiện các nghi thức quan trọng như cưới hỏi, mua xe, xây nhà, thỉnh Phật,… Ngược lại trong tháng cũng có những ngày đại kỵ không nên thực hiện các nghi lễ. Gia chủ cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn ngày nào. Một lưu ý là gia chủ không nên thỉnh tượng Phật bà Quan Âm vào tháng 7 Âm lịch.
Một số lưu ý khi thỉnh tượng Phật bà Quan Âm Bồ Tát về nhà
Để việc thờ cúng Phật Bà Quan Âm phát huy công dụng như mong muốn các gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Chuẩn bị bàn thờ, hướng thờ, kích thước, vị trí an vị bàn thờ Phật bà phù hợp. Nên lựa chọn kích thước bàn thờ vừa phải, đủ để đặt tượng, các vật phẩm thờ cúng và lễ vật. Đặt tượng và bàn thờ có kích thước hài hòa. Vị trí đặt bàn thờ Phật bà phải ở trên cao, bên trên bàn thờ Gia tiên và Thần linh. Nên lựa chọn các hướng đặt bàn thờ hợp với cung mệnh của gia chủ trong nhà.
Tượng Phật bà Quan Âm Bồ Tát và vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ nên chọn chất liệu sứ. Có thể chọn tượng Phật bà tay cầm hoa sen hoặc bình nước cam lộ, Tượng Quan Âm nghìn mắt-nghìn tay, Tượng Quan Âm bế đứa trẻ,… theo mong muốn và nguyện vọng của gia đình. Bát hương, bình hoa, kỷ chén, mâm bồng nên chọn chất liệu sứ có vẽ họa tiết hoa sen.
Trước khi thờ cúng cần thực hiện nghi lễ khai quang điểm nhãn cho tượng. Có thể thực hiện nghi lễ này tại nhà hoặc tại chùa, sau đó chọn giờ đẹp để an vị tượng tại vị trí đã chọn sẵn. Nghi thức điểm nhãn nên do chính gia chủ thực hiện.
Hàng ngày nên thực hiện hương khói vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ theo đúng nghi thức thờ cúng nhà Phật. Có thể đọc văn khấn cầu nguyện, sám hối hàng ngày để tăng lòng thành kính.
Dâng hoa nên chọn các loài hoa mang ý nghĩa tốt, mùi hương thơm như: Mẫu đơn, cúc vàng, hoa sen, hoa hồng,… Trái cây nên chọn những loại có độ tươi lâu, màu sắc đẹp như: Bưởi, phật thủ, cam, táo, dưa hấu, thanh long, chuối,…
Vào ngày rằm, mùng 1, lễ Phật đản, Tết, các ngày lễ,… nên dâng hương, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, đèn nến, nước,… Có thể làm mâm cỗ, tuy nhiên gia chủ lưu ý chỉ cúng lễ chay, không được cúng lễ mặn, vì như vậy là vi phạm các điều của nhà Phật.
Để bàn thờ Phật bà luôn sạch sẽ, gọn gàng, thanh tịnh, thường xuyên lau dọn. Không nên di chuyển bát hương, tượng hay đồ thờ cúng trên bàn thờ. Nên thực hiện thay chân hương khi bát hương đầy.
Gốm Đại Việt vừa cung cấp cách thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà đến quý vị và các bạn. Để mua các sản phẩm tượng Phật bà Quân Âm, tượng phong thủy, linh vật phong thủy từ gốm sứ Bát Tràng bạn có thể yên tâm lựa chọn Gốm Đại Việt. Mọi thông tin vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Văn Khấn Lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà Quan Âm) Ở Chùa
Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.
Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày rằm, mồng một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới hữu bình này mà còn cầu cho người thân của mình ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy thể hiện qua các bài văn khấn.
Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như tron khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại bàn thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi Chùa.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chỉ đặt ở bàn thờ Thần linh, Thánh Mẫu hay bàn thờ Đức Ông.
Tiền giấy âm phủ hay vàng mã kiêng đặt ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.
Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
Trước ngày dâng hương lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,….
Tại Chùa, cứ đến rằm tháng bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ…nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngô, bánh đa, khoai…Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp bán khoán hay làm lễ cầu siêu thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.
2. Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự lễ như sau
Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ bàn thờ Đức Ông trước.
Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
Sau khi lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
3. Văn khấn lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà Quan Âm)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Văn khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát Văn khấn cúng lễ Đức Ông tại Chùa
Hướng Dẫn Chi Tiết Nhất Cách Thờ Tượng Phật Bà Quan Âm Trong Nhà
Thờ tượng Phật bà Quan Âm trong nhà mang đến may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kĩ cách thờ tượng Phật bà Quan Âm đúng phong thuỷ để tránh ảnh hưởng xấu đến gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Sự tích Phật Quan âm Bồ tát
Trong kinh Bi Hoa, bổn sư Thích ca Mâu ni Phật truyền rằng đức Quán Thế Âm bồ tát là thế tử con vua Vô Tránh Niệm tên là Bất Huyền Thái Tử. Vua và Thái tử đều theo Phật và tu hành theo con đường Bồ Tát. Sau khi công đức viên mãn, Thái Tử về cõi cực lạc và trở thành Bồ Tát – hiệu là Quán Thế Âm.
Từ đó, Tượng Quan Thế Âm bồ tát được nhân gian lập nên và thờ cúng khắp nơi với mong muốn được Ngài mang đến may mắn và bình an.
Sự tích Quan Âm bồ tát được nhắc đến khá nhiều trong kinh Phật (1), trong khi đó Phật giáo Trung Hoa lại ghi lại truyền thuyết về Ngài như sau: Quan thế âm bồ tát chính là hiện thân của công chúa Diệu Thiện sau khi tu thành chính quả.
Tương truyền vào thời Nam Bắc Triều, vua Diệu Trang Vương có 3 người con gái cực kì xinh đẹp là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Công chúa Diệu Thiện có dung nhan ” Hoa nhường nguyệt thẹn ” và vô cùng thông minh, nhân hậu nên được vua hết mực yêu thương. Tuy nhiên, khi đến tuổi kết hôn, công chúa Diệu Thiện lại kiên quyết từ chối hôn sự và chỉ muốn làm bạn với thanh đăng cửa phật.
Quyết định của công chúa Diệu Thiện khiến vua Trang Tông vô cùng tức giận. Vua đưa ra lời thách đố: “Bây giờ là tháng chạp, nếu con có thể trồng hoa tươi nở khắp trên núi, ta sẽ cho phép con tu hành”. Công chúa Diệu Thiện một mình lên núi tuyết dày, vừa trồng hoa vừa thành tâm niệm Phật. Không ngờ giữa trời đông giá lạnh, hoa nở rực rỡ khắp một vùng – Ngọn núi này về sau được đặt tên là Tháp Hoa Lĩnh.
Sau đó công chúa tu nhập Phật Môn tại chùa Bạch Tước, vua Trang Tông nhiều lần gây khó dễ nhưng công chúa đều có thể vượt qua. Cuối cùng, công chúa tu hành tại một hang đá ở Đại Hương Sơn và tu thành chính quả. Sau khi thành Quan Thế Âm bồ tát, công chúa mang thần thái vừa trang nghiêm vừa từ bi, đi khắp nơi cứu độ chúng sinh.
Tuy nhiên, hình ảnh Quan Âm bồ tát được biết đến nhiều nhất là hình ảnh người phụ nữ với vẻ mặt hiền từ và phúc hậu. Tượng gỗ Phật Bà Quan Âm cũng được điêu khắc dưới hình dạng nữ thể hiện sự từ bi, luôn an ủi và cứu giúp chúng sinh. Nơi nào có khổ ải, can qua thì nơi đó có Phật mẹ Quan Âm hiện thân giúp đỡ.
Quan hay quán mang nghĩa là quan sát khắp phương và phân biệt thiện ác. Thế là cõi đời, con người nơi trần thế, nhân gian.
Âm là âm thanh con người chốn nhân gian, có hạnh phúc, có buồn khổ, có cầu cứu, có oán niệm.
Bồ tát là con đường tu đạo trong Phật học. Đồng thời, bồ tát cũng mang nghĩa giác ngộ, cứu thoát chúng sinh khỏi khổ đau, tai nạn trong cuộc sống.
Như vậy, tên gọi Quan thế âm bồ tát hay Quán thế âm bồ tát mang ý nghĩa là vị Phật luôn quan sát, lắng nghe mọi âm thanh trong cõi trần thế và sẵn sàng giúp đỡ nhân loại khi cần thiết. Đức Phật Bà Quan Thế Âm bồ tát là hiện thân của sự từ bi vô hạn, cứu rỗi chúng sinh khỏi đau khổ trong cuộc sống.
Phật bà Quan thế âm có thần lực chỉ đứng sau Phật tổ và luôn hiện thân dưới nhiều hình dáng khác nhau để cứu giúp nhân loại. Việc thờ cúng tượng gỗ Phật bà quan âm tại nhà mang ý nghĩa sau:
Phật bà quan âm bằng gỗ mang đến may mắn, sức khoẻ cho gia đình. Phật quan âm với lòng từ bi bác ái sẽ che chở cho gia chủ và mọi thành viên trong gia đình khỏi nạn tai, mọi việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Hình ảnh Phật quan âm với gương mặt hiền từ, nhân hậu nhắc nhở con người hướng tới điều thiện và sống từ bi hơn. Khi nhìn vào gương mặt từ bi của Phật sẽ giúp tâm hồn thanh thảng và giải toả được nhiều phiền lo trong cuộc sống.
Thờ Quan thế âm bồ tát tại nhà còn thể hiện nét đẹp trong văn hoá dân tộc và phục vụ đời sống tâm linh của con người Việt.
Tượng Phật bà Quan Âm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, tượng Quan Âm bồ tát bằng gỗ được ưa chuộng hơn hẳn. Tượng gỗ Quan Âm đẹp và sống mãi với thời gian. Tượng gỗ Quan Âm Bồ tát bằng gỗ quý được điêu khắc tinh xảo, mang hương thơm thoang thoảng đặc biệt của gỗ tạo không khí thư thái cho ngôi nhà.
Cũng giống như các pho tượng gỗ phong thuỷ khác, vị trí đặt tượng Phật bà Quan Âm rất cần được coi trọng. Để việc thờ cúng Phật Quan Âm mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình thì gia chủ nên tìm hiểu kĩ cách đặt tượng Phật bà đúng chuẩn phong thuỷ. Đặc biệt, cần tránh những điều kiêng kị khi đặt tượng Phật tại nhà để không ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
Trước khi thỉnh Phật mẹ Quan Âm bồ tát về nhà gia chủ nên chuẩn bị thật kĩ nơi đặt và bàn thờ để đặt tượng. Bài trí lư hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ và trang nghiêm. Khi cúng Phật Quan Âm chỉ nên cúng các đồ chay như hoa quả và hoa tươi, tuyệt đối không được cúng đồ mặn.
Khi chọn mua tượng Phật bà Quan Thế Âm bồ tát nên chọn nơi uy tín, sau khi mua có thể mang thẳng về nhà hoặc gửi ở chùa để sư thầy làm phép.
Không nên đặt tượng gỗ Quan Âm cùng các tượng thần phật khác. Ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng thờ Thần Phật chung trên một bàn thờ để tiết kiệm diện tích ngôi nhà. Tuy nhiên, việc thờ cúng như vậy sẽ không mang lại may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Do Phật bà Quan Âm bồ tát là vị Phật địa diện cho sự thanh khiết, thanh tịnh và chỉ nên thờ cúng riêng.
Về hướng đặt tượng Quan Âm đúng chuẩn phong thủy thì phải tránh tuyệt đối không được tượng quay mặt vào tường hoặc hướng về các nơi riêng tư như: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Bởi theo quan điểm phong thủy thì những hướng này thường không được thanh tịnh.
Khi đặt bàn thờ tượng Quan Âm bồ tát nên đặt nơi thật nghiêm trang và hợp lý. Vị trí đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm tốt nhất là nên đặt tại giữa nhà, để có thể bày tỏ lòng thành kính của mình đối với đức Phật từ bi.
Trước khi quyết định thờ Phật Quan Âm tại nhà, gia chủ nên tìm hiểu xem tuổi mình có thích hợp để thờ hay không. Sau đó tìm đến cơ sở tượng Phật uy tín và chất lượng để có thể mua tượng gỗ Quan Âm đẹp và bền nhất.
Hiện nay, để đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu của người mê gỗ, các nghệ nhân không ngừng sáng tạo và điêu khắc ra những mẫu tượng Quan Âm bằng gỗ đẹp với nhiều kích thước khác nhau. Do đó, khi chọn mua tượng gỗ Quan Âm, gia chủ nên lựa chọn mẫu tượng có kích thước phù hợp với bàn thờ và không gian ngôi nhà. Đảm bảo sự cân đối giữa pho tượng và bàn thờ tượng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Đặc biệt, thờ tượng gỗ Quan Âm bồ tát khác hẳn với việc thờ các tượng gỗ phong thủy khác. Nếu việc thờ tượng gỗ phong thủy mang tính chất làm đẹp hoặc say mê gỗ thì thờ Phật Quân Âm lại thiêng về tâm linh. Vì vậy, điều quan trọng khi thờ cúng tượng Phật bà Quan Âm chính là sự thành tâm của gia chủ. Gia chủ thể hiện thành tâm và tôn kính với Phật để nhận được nhiều may mắn và bình an nhất.
Nếu gia chủ kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống thì không nên đặt tượng gỗ Quan Âm tại đó. Bởi vì, Phật bà Quan Thế Âm đại diện cho sự thanh tịnh và mang ý nghĩa bảo vệ bình an cho gia chủ nhiều hơn là mang đến tài lộc.
Vậy, cách thờ tượng Phật bà Quan Âm bồ tát đúng cách mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Do đó, trước khi thờ tượng hoặc tranh ảnh Phật Bà Quan Âm, gia chủ nên tìm hiểu kĩ về ý nghĩa, cách bài trí để đảm bảo không phạm vào điều cấm kị mang đến tai họa cho gia đình.
Thỉnh Mẹ Quan Âm Ngày Nào Tốt? Xem Ngày Tốt Thỉnh Mẹ Quan Âm 2022?
Hiện nay có rất nhiều người cần thay tượng Phật Quan Âm mới cho gia đình, nhưng vẫn chưa biết thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt để không phạm vào những đại kỵ, ngày xấu ảnh hưởng đến phong thủy.
Vì sao mỗi nhà cần có 1 bàn thờ Phật Quan Âm?
Người thờ Phật Quan Âm thường mong muốn sự bình an, viên mãn. Mọi người thường cung một tượng Phật Bà Quan Âm, ảnh Phật Bà Quan Âm trên bàn thờ cùng với nhang đèn.
Bàn thờ Phật Quan Âm thường sử dụng những đồ chay như hoa tươi, quả tươi, xôi chè, không dùng các đồ mặn như thịt, cá và không bày các lễ cúng như tiền, vàng mã.
Những loài hoa bạn nên dung khi dâng phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa lan,… Không nên dùng hoa giả, hoa dại, các loại hoa phức tạp với nhau.
Việc thờ phụng Phật Bà Quan Âm cần phải thành tâm, làm nhiều việc thiện sẽ tích được nhiều âm đức, có lợi cho cuộc sống, đường công danh và bình an cho các thành viên trong gia đình.
[Giải đáp] Thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt? Xem ngày tốt thỉnh mẹ Quan Âm 2020?
Những ai thường xuyên đi chùa, theo dõi ngày tháng tốt sẽ dễ dàng chọn được ngày đẹp để thỉnh mẹ Quan Âm về. Nhưng thực tế, chúng ta cần một người cao tay ấn để đọc kinh, khai quang Ngài trước khi đưa về nhà. Đó là nhờ các sư thầy, Trụ trì của chùa.
Các Thầy sẽ xem được thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt, ngày đại kỵ để gia chủ có thể an tâm thỉnh Ngài về ngự trị tại bàn thờ ở nhà.
Tuyệt đối không lấy đại ngày, nghe “xúi dại” không rõ căn cứ. Vì Ngài là Thần Phật nếu làm không đúng sẽ phạm đại kỵ và bị quở trách.
Mua tượng Phật Quan Âm ở đâu linh thiêng?
Một điều quan trọng nhất trong việc thờ cúng Phật Quan Âm chính là chọn mua tượng. Không nên mua hàng trôi nổi, mua lề đường sẽ không linh và chúng ta cũng không biết rõ tượng làm từ chất liệu gì, có gây ảnh hưởng đến phong thủy thờ cúng hay không.
Mọi lo lắng về vấn nạn: hàng kém chất lượng, hàng đã sử dụng, giá thành cao,… sẽ được loại bỏ hoàn toàn khi bạn ghé đến Không Gian Gốm Bát Tràng. Được người tiêu dùng đánh giá là cửa hàng bán tượng Phật Quan Âm cao cấp uy tín và đẹp nhất tại chúng tôi
Như đã nói trên, thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt cũng được xem trọng và mua tượng cũng cần phải lưu ý rất nhiều. Để mua được tượng Quan Âm đẹp và linh thiêng thì bạn hãy ghé đến cửa hàng KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG.
Là cửa hàng chuyên bán các sản phẩm đồ gốm sứ Bát Tràng nói chung và đồ thờ sứ Bát Tràng nói riêng với showroom mở ra trên toàn quốc. Nếu bạn muốn mua được các bức tượng Quan Âm đẹp thì hãy ghé đến các địa chỉ sau:
Showroom 1: 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, HCM Showroom 2: 130 Cộng Hòa, Phường, Quận Tân Bình, Tp HCM Showroom 3: Số 2-4-6 Chế Lan Viên, Phường tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. HCM Showroom 4: 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7 – Tp HCM Showroom 5: 351 Bạch Đằng, F15, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM Showroom 6: 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, chúng tôi
Nhân viên luôn sẵn lòng đón tiếp và tư vấn quý khách chi tiết, cặn kẽ nhất. Đồng thời quý khách sẽ được tham khảo rất nhiều mẫu tượng Phật Quan Âm, tượng thờ Phong Thủy, tượng Thần Tài – Thổ Địa cực kỳ đẹp mắt, được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công nên có cái HỒN và THẦN THÁI không lẫn vào đâu.
Cung cấp tất cả mẫu tượng Phật sứ được khách hàng đánh giá cao nhất
Chúng tôi tự tin có thể mang đến tượng Phật có chất lượng vượt trội, được gia công kỹ lưỡng với mức giá tốt nhất đến với tất cả quý khách hàng. Đặc biệt, khi khách hàng đến đây sẽ được các chuyên gia phong thủy tư vấn cách bài trí tượng Phật bà quan âm tại gia theo đúng cách thức, đúng nghi lễ giúp gia chủ nhận được nhiều tài lộc và may mắn nhất.
Thêm vào đó, KHÔNG GIAN GỐM luôn là sự lựa chọn nhiều nhất của khách hàng Việt vì là đơn vị bán tượng Phật có giá phải chăng và cam kết chất lượng tốt nhất thị trường.
Bất kỳ khách hàng nào đã và đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi đều cảm thấy hài lòng và quay lại mua thêm nhiều đồ gốm sứ khác nữa. Đó là lý do vì sao quý khách có thể an tâm lựa chọn sản phẩm của chúng tôi.
Khi thờ Phật Quan Âm cần lưu ý những gì?
Không chỉ quan tâm đến thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt mà khi thờ Phật tại nhà thì các gia chủ nên tìm hiểu xem tuổi mình có thích hợp để thờ hay không. Sau đó tìm đến cơ sở tượng Phật uy tín và chất lượng để có thể mua tượng gỗ Quan Âm đẹp và bền nhất.
Hiện nay, để đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu của người mê gỗ, các nghệ nhân của KHÔNG GIAN GỐM không ngừng sáng tạo và điêu khắc ra những mẫu tượng Quan Âm bằng sứ đẹp với nhiều kích thước khác nhau.
Do đó, khi chọn mua tượng sứ Quan Âm, gia chủ nên lựa chọn mẫu tượng có kích thước phù hợp với bàn thờ và không gian ngôi nhà. Đảm bảo sự cân đối giữa pho tượng và bàn thờ tượng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Điều quan trọng khi thờ cúng tượng Phật bà Quan Âm chính là sự thành tâm của gia chủ. Gia chủ thể hiện thành tâm và tôn kính với Phật để nhận được nhiều may mắn và bình an nhất.
Nếu gia chủ kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống thì không nên đặt tượng sứ Phật. Bởi vì, Phật bà Quan Thế Âm đại diện cho sự thanh tịnh và mang ý nghĩa bảo vệ bình an cho gia chủ nhiều hơn là mang đến tài lộc. Mà bạn nên thờ tượng Thần Tài – Thổ Địa sẽ phù hợp hơn.
Việc thờ cúng tượng Phật Quan Âm bồ tát mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Do đó, trước khi thờ tượng hoặc tranh ảnh Phật Bà Quan Âm, gia chủ nên tìm hiểu kĩ về ý nghĩa, cách bài trí để đảm bảo không phạm vào điều cấm kị mang đến tai họa cho gia đình.
Mua đồ thờ Gia Tiên lẻ – nguyên bộ cao cấp tại TPHCM
Không chỉ bàn thờ Phật, bàn thờ Quan Âm mà bàn thờ gia tiên cũng được người Việt chú tâm thờ cúng. Đặc biệt vào mỗi dịp Tết, đây là thời điểm mọi người tiến hành lau dọn, tân trang và thay thế những vật phẩm thờ cúng cũ bị hư hỏng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Và Cách Thỉnh Phật Bà Quan Âm Về Nhà Đúng Chuẩn trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!