Bạn đang xem bài viết Xem Ngày Tốt Bốc Bát Hương 2023 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ban thờ, bát hương chính là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Nơi đây cũng là nơi thể hiện sự trân trọng của người còn sống đối với người đã khuất. Xem ngày tốt bốc bát hương đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt từ xa xưa. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả người sống và người đã đi xa. Vậy ngày đẹp bốc bát hương năm 2023 gồm những ngày nào, trong tháng nào và bốc bát hương mới thắp hương bao nhiêu ngày với cách lễ 100 ngày bốc bát hương chuẩn xác sẽ được chuyên gia phân tích ngay sau đây.
Theo phong tục của tổ tiên ngàn đời bát hương là một vật vô cùng linh thiêng dùng để thờ cúng những người đã khuất trong gia đình. Con cháu với bàn thờ và bát hương để cầu mong sự yên bình, thể hiện lòng hiếu thuận với tổ tiên, các vị thần linh. Người Việt ta thường có tục thay bát hương cũ, bốc bát hương mới để chào đón một năm mới. Điều này thể hiện sự tôn trọng với bề trên, sửa sang bát hương với hy vọng tổ tiên được mát mẻ phù hộ cho con cháu ăn nên làm gia, gia đạo yên bình.
Khi bốc bát hương gia chủ cần lựa chọn ngày tốt, giờ đẹp để mọi công việc được tiến hành suôn sẻ. Đồng thời đón cát trạch, tránh hung trạch, rước tài lộc về với gia đình trong dịp năm mới. Cụ thể hãy xem ngày đẹp bốc bát hương năm 2023 gồm những ngày gì và
Đặc điểm của các ngày đẹp bốc bát hương đó là ngày đó phải có sao tốt hội chiếu như các ngày: Đại An, Tiểu Cát và Tốc Kỷ. Khi bốc bát hương vào ngày tốt lành, hợp với gia chủ thì quý bạn sẽ nhận được nhiều tài lộc, quý nhân phù trợ.
Các ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không vong là những ngày cấm kỵ bốc bát hương bởi nếu phạm gia chủ sẽ gặp những điều xui xẻo.
Ngoài việc lựa chọn ngày tốt bốc bát hương năm 2023 thì giờ hoàng đạo sẽ giúp mọi việc được viên mãn, gia chủ nhận được nguồn tài lộc dồi dào. Trong trường hợp quý bạn không chọn được ngày đẹp bốc bát hương năm 2023 thì có thể chọn giờ hoàng đạo để bốc bát hương.
” “
Tâm lý người còn sống được thoải mái bởi chọn ngày tốt bốc bát hương để linh hồn của người khuất được mát mẻ, giống như việc chọn một không gian mới khang trang hơn.
Cụ thể khi xem ngày tốt bốc bát hương năm 2023: Gia chủ nhận được nhiều tài lộc và được sự phù hộ từ tổ tiên. Ngày tốt bốc bát hương là ngày có sự giao thoa của những năng lượng tốt. Linh hồn của tổ tiên sẽ cảm nhận được sự hiếu thuận của con cháu, ở thế giới bên kia họ sẽ phù hộ cho toàn gia trung được an lành và gặp nhiều may mắn.
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm 2023 Bốc bát hương mới thắp hương bao nhiêu ngày?Sau khi bốc bát hương mới, bạn cần thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày, sáng thắp 1 nén, đốt nến và rót một chén nước nhỏ, tối lại thắp hương trước khi đi ngủ
Xem Ngày Tốt Bốc Lại Bát Hương Cuối Năm
hay còn gọi bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, Bát hương bát hương là biểu hiện Tâm linh trên bàn thờ. Đó là nơi mà mỗi khi thắp hương để tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay người thắp hương gửi lòng thành kính vào cõi tâm linh vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào. Theo phong tục tập quán người Việt Nam ta từ xưa cho đến nay, cứ mỗi dịp vào cuối năm, mọi người thường xem ngày bốc lại bát hương để nhằm cầu mong cho gia đình mình sang năm mới luôn gặp may mắn và thành công.
Bát hương là vật linh thiêng trong thờ cúng
Xem ngày tốt bốc lại bát hương để thể hiện lòng hiếu thuận của con cháuDịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào những ngày cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lại bát hương.
Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đổi bát hương cho đồng bộ…
Bốc bát hương không hẳn phải là người cao minh
Nhiều người thường nghĩ người bốc bát hương phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.
Bát hương là nơi con cháu cầu mong bình an, tỏ lòng hiểu thuận
Xem ngày, chọn ngày tốt, giờ tốt bốc bát hươngVề chọn xem ngày để bốc bát hương thì tùy theo tâm niệm của mỗi người mà cần hay không việc xem ngày tốt, đối với những người tin vào việc có ngày tốt xấu thì các bạn có thể tham khảo một số giờ thích hợp gần đây để bốc bát hương ví dụ như là: 8h ngày 10/12 âm lịch (thứ 5), 14h ngày 14/12 âm lịch (thứ 2), 14h ngày 16/12 âm lịch (thứ 4), 16h ngày 17/12 âm lịch (thứ 5), 12h ngày 20/12 âm lịch (chủ nhật), và 8h 21/12 âm lịch (thứ 2).
Xem van han 2023 và cách cúng sao giải hạn năm 2023
Quy trình bốc bát hương sau khi đã xem ngàySau khi đã chọn và chọn được ngày bốc bát hương xong thì đợi đến ngày đã định là có thể bốc bát hương. Chúng tôi xin đưa ra quy trình bốc bát hương như sau:
1. Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.
2. Nên: Có cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh… vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).
– Không nên: Cho giấy trang kim, hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù… của đạo gia, mật tông… vào bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.
3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.
Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số “sinh”.
Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)”.
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.
4. Bốc xong đặt bát hương lên bàn thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
5. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.
6. Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
Chú ý khi xem ngày bốc bát hươngCách Xem Ngày Bốc Bát Hương Cuối Năm 2023
Xem Ngày Bốc Bát Hương Có Thực Sự Cần Thiết
Trong quan niệm của Phật Giáo cũng như các nghi thức thờ cúng lâu đời của người Việt Nam ta cho tới nay đều cho rằng, bát hương trên ban thờ có vai trò kết nối và gắn kết giữa thế giới của con cháu tại dương gian và thế giới của Thần Linh gia tiên.
Vậy nên đứng trước thủ tục bốc bát hương thay mới hay bốc bát hương cuối năm, dựa vào tâm niệm cần thiết của mỗi người. Tuy nhiên với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc thờ cúng có đến nơi đến chốn và đầu xuôi đuôi lọt cần ứng dụng việc xem ngày đại cát để mọi việc đều được tiến hành thuận lợi và suôn sẻ nhất!
Cách Lưu Ý Khi Xem Ngày Bốc Bát Hương Lựa Chọn Ngày ĐẹpCác chuyên gia phong thủy hàng đầu Việt Nam đều khuyên rằng, các gia chủ khi bốc bát hương nên chọn lựa vào các ngày sau: Tốc Hỷ, Đại Cát và . Ngoài ra tránh thực hiện vào các ngày như: Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Không Vong, Sát Chủ, …
Ngoài ra lựa chọn ngày tốt phù hợp với tuổi của bản gia chủ sẽ càng hỗ trợ việc bốc bát hương của ngày hôm được cát vượng và nhiều may mắn.
Lựa Chọn Giờ ĐẹpNgoài xác định bốc bát hương vào ngày cát, việc chọn lựa giờ cũng quan trọng không kém. Nếu gia chủ thực hiện thủ tục vào giờ hoàng đạo, việc thờ cúng sau này không chỉ trọn vẹn, viên mãn, đầu xuôi đuôi lọt, mà tài lộc cũng được kích hoạt trở nên dồi dào.
Đặc biệt trên hết, ngoài ngày và giờ đẹp, thời điểm gia chủ được cho là nên tiến hành bốc bát hương chính là vào tầm cuối năm mà xưa kia dân gian có truyền nhau rằng: ” Xuân thu nhị kỳ “. Chính quan điểm này, mà mùa xuân thường được chọn để tiến hành nhiều nghi thức nghi lễ nhất trong một năm, vì đó là thời điểm “vượng âm” và “thiếu dương” giao thao trong trời đất.
Người Nên Thực Hiện Bốc Bát HươngPhong Thủy Phùng Gia nhấn mạnh rằng, bản thân gia chủ là người trực tiếp thờ cúng nhang khói bát hương mỗi ngày và thường xuyên nhất nên người thích hợp để bốc bát hương không ai khác chính là gia chủ.
Ngoài ra trong một số trường hợp bất khả kháng khác mới có thể nhờ đến bậc cha mẹ trong gia đạo hoặc mang lên chùa cúng dường nhờ cao tặng chỉ điểm giúp đỡ.
Lời KếtViệc chọn lựa xem ngày bốc bát hương vô cùng quan trọng cũng như cần thiết, chính vì thế bản thân gia chủ không được nên qua loa hay tránh mắc phải các sơ suất mà thực hiện vào ngày không lành.
Xem Ngày Tốt Bốc Bát Hương Cuối Năm 2023 Để Không…
Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm 2023 để không phạm đại kỵ
Cuối năm 2023 ngày nào tốt để bốc bát hương, có nhất thiết phải bốc mới bát hương cuối năm, quy trình bốc bát hương cuối năm thế nào… Những thắc mắc này được chúng tôi giải đáp chi tiết phía dưới.
1. Xem ngày tốt bốc lại bát hương cui năm 2023
– Những loại bát hương trn bàn thờ
Trong quan niệm Phật giáo, bát hương (bát nhang) được coi là vật linh thiêng, dùng để thờ cúng trong gia đình.
Đây cũng chính là nơi để con cháu hướng về tổ tiên, nguồn cội, các vị thần linh để bày tỏ lòng hiếu thuận cũng như cầu mong sự bình an, thanh thản tâm hồn.
Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương mới là đúng, thông thường gồm các loại bát hương trên bàn thờ gia tiên:
+ Bát hương thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
+ Bát hương thờ Thần: Thờ Thổ công, long mạch, Thần Tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
+ Bát hương thờ gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.
– Xem ngày tốt bốc bát hương cui năm 2023
Tại thời điểm cuối năm năm Mậu Tu ất 2023, các ngày tốt để tiến hà nh bốc bát hương cuối năm gồm:
– Ngày 26/1/2023 dương lịch (tức 21 tháng Chạp năm Mậu Tuất) – Ngày 29/1/2023 dương lịch (tức 24 tháng Chạp năm Mậu Tuất) – Ngày 30/1/2023 dương lịch (tức 25 tháng Chạp năm Mậu Tuất) – Ngày 2/2/2023 dương lịch (tức 28 tháng Chạp năm Mậu Tuất) – Ngày 3/2/2023 dương lịch (tức 29 tháng Chạp năm Mậu Tuất)
Vào những ngày trên có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên, tỉa chân nhang, bốc lại bát hương.
Lưu ý: Để cẩn thận hơn nữa, các gia đình nên nhờ thầy chọn ngày giờ đẹp, hợp tuổi hợp mệnh gia chủ để tiến hành bốc lại bát hương.
2. Có nhất thiết phải bốc mới bát hương cuối năm?
Không ít người có quan niệm rằng, bát hương càng đầy chân hương, thậm chí càng um tùm thì càng linh thiêng, càng nhiều tài lộc. Họ không có thói quen rút tỉa chân hương định kỳ mà để chúng um tùm, chân hương sau cắm lên chân hương trước thành tầng tầng lớp lớp, năm này qua năm khác. Tuy nhiên, quan niệm trên chỉ là suy đoán, không hề có căn cứ.
Tỉa chân nhang hay bốc bát hương là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng.
Việc không tỉa chân hương, để bát hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy việc thắp hương sẽ không còn ý nghĩa.
Hơn thế, bát hương mà có chân hương cao sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên, cũng giống như ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Tỉa chân hương và bốc lại bát hương là 2 việc hon toàn khác nhau
Hiện nay không ít gia đình nghĩ rằng việc thay, tỉa chân hương với bốc lại bát hương là một. Nhưng đây là hai việc khác nhau.
Bốc lại bát hương là tro cốt của bát hương đổ hết ra rồi rửa sạch bát hương hoặc mua mới để bốc lại. Còn thay chân hương là trong năm thắp hương hàng ngày làm bát hương đầy, tàn hương rơi xuống làm bụi bẩn bàn thờ. Lúc này sẽ tiến hành tỉa bớt chân hương, bỏ đi phần tro đầy và cho thêm tro mới còn cốt vẫn giữ.
Nên hay không lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo?
Không ít người cho rằng, chỉ sau khi tiễn ông Công ông Táo chầu trời (tức sau ngày 23 tháng Chạp) mới được phép lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang, còn trước đó tuyệt đối không được động vào bát hương, bài vị thờ cúng vì sợ động, khiến gia đạo bất hòa, việc làm ăn khó khăn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc bao sái bàn thờ không chỉ thực hiện ở dịp Tết mà cần sạch sẽ quanh năm. Bất cứ lúc nào thấy bàn thờ chưa sạch cần khởi tâm xin phép lau dọn ngay hoặc thực hiện bao sái định kỳ.
Có những gia đình vì sợ “mất lộc” mà không tỉa chân hương, cứ để cho hương đầy đặn hết năm này qua năm khác. Họ nghĩ rằng, bát hương càng đầy chân và tàn hương rủ càng đẹp sẽ càng linh và có lộc. Điều này là rất sai lầm. Việc để như vậy, bàn thờ sẽ không được sạch sẽ. Thậm chí, bát hương quá đầy mà vẫn cắm thêm đôi khi vô tình lại làm đổ bát hương, cháy bát hương, điều này không tốt hơn nhiều cho gia chủ.
Nếu có điều kiện, các gia đình cần thực hiện mỗi ngày đều phải lau dọn bàn thờ, giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ, thanh tịnh trang nghiêm. Khi bao sái bàn thờ nên chú ý tỉa chân nhang để bàn thờ trông thoáng đãng, sạch sẽ, bát hương thanh tịnh.
Hết sức lưu ý, trong việc thờ cúng Phật và gia tiên, quan trọng là sự thanh sạch của lễ phẩm và tâm thành kính của gia chủ mới tạo nên giao cảm thiêng liêng và được ơn trên gia hộ.
3. Chọn người bốc bát hương cui năm 2023
Mọi người thường nghĩ rằng, những ai phải cao minh như các bậc thầy hoặc pháp sư mới có thể bốc bát hương. Nhưng trên thực tế, ai cũng có thể thực hiện hành động này miễn là có tấm lòng chân thành. Tốt nhất là đích thân chủ nhân ngôi nhà bốc bát hương.
4. Quy trình bốc bát hương cuối năm chi tiết
Sắm lễ bốc bát hương cui năm 2023
Gia chủ có thể sắm lễ tùy theo điều kiện gia đình hoặc phong tục của từng vùng miền, về cơ bản, lễ vật sẽ gồm:
– 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt – 1 đĩa hoa quả theo mùa – 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ – 3 chén rượu nhỏ – 1 tách nước sôi để nguội – 3 lễ tiền vàng – 2 lọ hoa hai bên
Về quy trình tiến hành bốc bát hương (bát nhang), sẽ có các bước như sau:
– Chuẩn bị bát hương, lau rửa sạch: Tùy theo nhu cầu mà mỗi gia đình có thể lựa chọn các loại bát hương bằng gốm sứ hoặc chất liệu với mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Sau khi mua bát hương về cần phải lau rửa sạch. Có thể dùng gừng giã nhỏ cho vào rượu trắng hoặc cho vào nước rồi đun sôi lên để lau rửa bát hương. Dùng khăn sạch nhúng vào đó và lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương. Lau xong để ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.
– Việc chuẩn bị tro: Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Còn hiện nay, loại tro này được bán ngay tại các cửa hàng mã. Ngoài tro, cần chuẩn bị một trong thất bảo của nhà Phật bao gồm: vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô… Tối thiểu có ba thứ là vàng, bạc, ngọc ( ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh,… vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý). Không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa,… bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù,… của Đạo gia, Mật tông,… vào vì gây ra trường khí âm bất lợi.
– Quá trình bốc: Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”. Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
– Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ: Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Ở ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ, nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn. Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối. Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.
– Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 5 chân nhang.
– Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã,… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
5. Văn khấn bốc bát hương cuối năm
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Ngọc Hân/Th!
Quy Trình Và Ngày Giờ Tốt Bốc Bát Hương Cuối Năm
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mọi sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc bát hương. Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đồi bát hương cho đồng bộ…
Bốc bát hương bát nhang nói chungĐầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất.
Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình… nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.
Đại đức Thích Tâm Kiên cũng cho hay, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ hoặc chồng hay bố mẹ, ông bà. Tuy nhiên, hiện nay, do một số điều kiện nên không ít gia đình lên chùa nhờ chính các nhà sư hay một số pháp sư bốc cho. Dù là ai thì người bốc cũng phải là người thành tâm và khi bốc chân tay phải sạch sẽ. Có người cẩn thận còn phải tắm rửa sau đó, rửa bằng nước gừng để tẩy uế tạp.
Quy trình bốc bát hương bát nhangCác công đoạn và quy trình thực hiện cần làm từng bước một với lòng thành tâm kính khẩn như sau:
Chuẩn bị bát hương, lau rửa sạchTùy theo nhu cầu mà mỗi gia đình có thể lựa chọn các loại bát hương bằng gốm sứ hoặc chất liệu với mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Sau khi mua bát hương về cần phải lau rửa sạch. Có thể dùng gừng giã nhỏ cho và rượu trắng hoặc cho vào nước rồi đun sôi lên để lau rửa bát hương. Dùng khăn sạch nhúng vào đó và lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương. Lau xong để ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.
Việc chuẩn bị troĐối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Còn hiện nay, loại tro này được bán ngay tại các cửa hàng mã.
Ngoài tro, cần chuẩn bị một trong thất bảo của nhà Phật bao gồm: vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô… Tối thiểu có ba thứ là vàng, bạc, ngọc ( ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh,… vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).
Không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa,… bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù,… của Đạo gia, Mật tông,… vào vì gây ra trường khí âm bất lợi.
Thực hiện bốc bát hương bát nhangRửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”.
Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.
Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn.
Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
Ở ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ, nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn. Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân.
Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối. Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.
Sắm lễ cúngHoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 5 chân nhang.
Bố trí bát hương bát nhangBát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã,… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
Văn khấn bốc bát hương bát nhangNam mô A di đà Phật!
Kính lạy: Chư Phật mười phương, thần Thổ địa, gia tiên họ………… , bà cô, ông mãnh, chư vị tiên linh.
Hôm nay ngày tháng …. năm……………………
Chúng con là:……………………………………….
Trú tại:……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính mời thần thổ địa, gia tiên họ….,bà cô giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ Xin thần linh Thổ địa, gia tiên,bà cô yên vị để gia đình thờ phụng.
Xin chư vị minh thần độ cho gia quyến khỏe mạnh, làm ăn tiến tới, vạn điều tốt lành, cả nhà bình an, sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang.
Chúng con người trần, nhân vô thập toàn, có gì sơ suất, xin được lượng thứ..
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Ngày đẹp giờ tốt bốc bát hương thay chân nhang cuối năm Ất MùiTử vi số mệnh đã lựa chọn những ngày giờ tốt trong tháng 12 âm lịch năm Ất Mùi, để quý vị tham khảo cho việc bốc lại bát hương, thay chân nhang trong nhà mình:
15/12/2023 âm lịch, Giờ tốt trong ngày: 7h-9h
18/12/2023 âm lịch, Giờ tốt trong ngày: 7h-9h; 15h-17h
19/12/2023 âm lịch, Giờ tốt trong ngày: 13h-15h
26/12/2023 âm lịch, Giờ tốt trong ngày: 9h- 11h
28/12/2023 âm lịch, Giờ tốt trong ngày: 15h- 17h
(theo Tử Vi Số Mệnh)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Hương Giang (XemTuong.net)
Bốc Bát Hương Vào Tháng Nào Là Tốt Nhất?
Bốc bát hương vào dịp cuối năm?
Nhiều địa phương thường có phong tục bốc bát hương vào dịp cuối năm vì đây cũng là dịp mọi người thay chân nhang để đón năm mới.
Với quan niệm này, ngày bốc bát hương tốt nhất trong năm thường số đông mọi người chọn ngày 23 tháng Chạp, vì ngày này mọi nhà thường dọn dẹp bàn thờ và cúng Ông Táo về trời. Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thể còn nhiều ngày tốt khác như ngày 24, 26, 27 âm lịch hoặc tự lựa chọn ngày nào phù hợp với tuổi mình nhất. Tuy nhiên, các gia đình vẫn tránh chọn ngày xung với tuổi để tránh gặp phải những khó khăn, trắc trở, kém may mắn.
Bốc bát hương vào mùa nào tốt nhất?Theo quan niệm các cụ xưa thì thời điểm bốc bát hương tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Xưa có câu ”Xuân thu nhị kì”, là nói về việc ngày xưa ở bất kì một làng xóm cổ nào trong một năm đều có hai dịp tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng rãi. Đó là tổ chức hội làng vào mùa xuân (xuân hội), và tổ chức lễ tế thần, rước thần thành hoàng làng vào mùa thu (thu tế). Theo quan điểm triết học của phương đông cổ, mùa xuân thuộc thời ”thiếu dương”, mùa thu thuộc thời ”thiếu âm”. Đây là hai thời có sự giao hòa trời đất, mà trời đất có giao hòa thì vạn vật trong vũ trụ mới sinh trưởng được.
Vào thời thiếu dương ”mùa xuân”, âm dương tương cầu, tương ứng, chính vì thế vạn vật đua nhau đâm chồi nảy lộc, sinh trưởng. Ở thời này, sự tương cầu, tương ứng của âm dương biểu hiện hài hòa: Thần tiên xuống trần gian ăn tết, vui xuân (tượng trưng bằng cành đào, hoa đào, quả đào), còn con người cũng muốn có cuộc sống giống như thần tiên (tượng trưng bằng những ngày vui hội làng). Vì thế, người ta mới gọi là xuân hội.
Còn như vào thời thiếu âm (mùa thu) thì sự giao hòa của trời đất, âm dương chỉ còn là con người hướng tới cõi thần, ngưỡng mộ cõi thần. Vì vậy mới có tục ”vào đám” tế thần, rước thần thành hoàng, trong đó chủ yếu là phần đạo phần tế, nên người ta gọi là ”thu tế” tức”tế thần mùa thu”.
Đất trời giao hoà, âm dương tương cầu chính là lý do tại sao các thầy hay chọn mùa xuân và mùa thu để bốc bát nhang.
Có cần chọn ngày để bốc bát nhang không?Việc xem ngày tốt bốc bát hương có quan trọng hay không? Điều này tùy thuộc vào tâm niệm của mỗi người. Thế nhưng, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Hơn nữa, đây chính là một công việc tâm linh, nên chúng ta cần chọn ngày tốt, ngày đẹp, để có thể tiến hành mọi công việc được suôn sẻ, thuận lợi. Đồng thời đón cát trạch, tránh hung trạch, rước tài lộc về với gia đình trong dịp năm mới.
Để chọn ngày tốt bạn cần đảm bảo 3 yếu tố sau:
Ngày đẹp bốc bát hương
Các ngày đẹp phải là có các sao tốt hội chiếu, các ngày đó sẽ là các ngày: Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ.
Tránh bốc bát hương vào các ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không vong (Đặc biệt không bốc bát hương.
Ngày tốt phải hợp với tuổi gia chủ, là ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của gia chủ
Giờ đẹp bốc bát hương
Nên chọn giờ hoàng đạo trong ngày.
Nếu bạn bốc bát hương vào giờ hoàng đạo thì càng viên mãn, tài lộc dồi dào. Nếu quý bạn không chọn được ngày tốt bốc bát hương thì có thể chọn giờ hoàng đạo trong ngày để bốc.
(Chú ý sau khi bốc bát hương không được đập vỡ, sử dụng làm vật dụng mà đem thả trôi sông cùng chân nhang mà bạn tỉa. )
Tự bốc bát hương có được không?Theo quan điểm của Phật giáo thì chúng ta hoàn toàn có thể tự bốc bát nhang tại nhà mà không cần nhờ thầy. Tuy nhiên, bốc bát hương là việc tâm linh rất quan trọng đối với người Việt nên đa số mọi người thường nhờ nhà chùa hoặc các thầy đức độ bốc giúp.
Nếu có điều kiện các gia đình cũng nên nhờ nhà sư, các thầy đồng… đạo hạnh cao và đức độ làm lễ bốc bát hương giúp vì sau khi bốc còn khá nhiều nghi lễ tâm linh để khai quang, an vị và gia trì..bát hương mà bình thường chúng ta không thể biết để tự làm.
Đặt bát hương lên bàn thờ
Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay. Nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Đa số ngoài Bắc mọi nhà đều phải thắp hương trọn 100 ngày đầu để bát hương thêm linh khí.
Đồ lễ có hay không, nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề là phải có tâm thành. Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối vẫn phải thay nước và lễ cầu một lần.
Nếu bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Bát hương trên bàn thờ trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn.
Bát hương thờ Thần linh Thổ công phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được. Vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương. Không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ vất vả mối khi thắp hương.
Lưu ý khi bát hương đã bốc xong– Sau khi bốc bát hương, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ gia tiên (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát hương, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.
– Khi vệ sinh bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
– Đồng thời, khi chân hương quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đốt rồi thả tro xuống sông suối.
– Bát hương bỏ đi (ví dụ bát hương của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Những người xử lý bát hương bỏ đi không đúng sẽ gặp sự không may.
– Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần linh, Tổ tiên mình thỉnh cầu.
– Khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn. Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hoả.
– Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm (bị ẩm) thì cần phân biệt:
Tamlinh.org (tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Xem Ngày Tốt Bốc Bát Hương 2023 trên website Hartford-institute.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!